Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangLễ hội - Nghi lễMùng 3 Tết TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về ý nghĩa...

Mùng 3 Tết TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về ý nghĩa của sự sum vầy

-

Đến mùng 3 tết mà sân chùa Thiền Tôn Phật Quang vẫn đông nghịt người đến và đi. Ai cũng có những ước nguyện đầu năm thật tốt đẹp khi quỳ dưới chân Đức Phật. Mỗi ngày tết trôi qua, phật tử đến chùa lễ Phật, xin lộc, cầu an – cầu siêu, quy y Tam Bảo, nghe thuyết Pháp, tối đến thì tham dự buổi Pháp đàm của Chư Tăng Ni tại Bổn tự, thưởng thức vài tiết mục văn nghệ. Chùa tuyệt đối không có những dịch vụ đưa đến sự mê tín mà chuyển hóa người phật tử tu theo con đường chánh tín như Đức Phật đã dạy.

b7_07-02-2017

Như thường lệ, sáng mùng 3 tết, TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN đã thuyết giảng đề tài Ý NGHĨA CỦA SỰ SUM VẦY, với sự tham dự của hơn 6 nghìn phật tử xa gần. Bằng cách nói về đặc điểm, nguyên nhân hình thành sự cô độc, bài Pháp thoại đã giúp các phật tử thấy rõ được ý nghĩa sâu sắc của sự sum vầy. Từ đây, các phật tử biết trân trọng, yêu thương từng người trong gia đình, cũng như trong xã hội. Nhờ có họ mà cuộc sống của chúng ta không cô độc, lúc nào cũng đông vui, hạnh phúc.

Đi vào nội dung bài Pháp, Thượng tọa khẳng định cô độc, mồ côi, ít học, nghèo khổ, không có một mái nhà để ở cũng là một cái nghiệp. Những người bị cái nghiệp này rất dễ tủi thân khi nhìn thấy cảnh sum vầy, quây quần hạnh phúc của những gia đình khác. Nếu không kiềm chế được họ có thể tự tử. Tuy nhiên chết vẫn không phải là xong. Dù là ma thì cái nghiệp cô độc, buồn khổ vẫn đeo bám họ.

b24_07-02-2017

Ngược lại với những người cô độc đang cố gắng tìm chút tình thương giữa cuộc đời này, lại có những người luôn được yêu mến, hỗ trợ, chăm sóc, hạnh phúc tràn đầy đến mức dư thừa, thậm chí phải từ chối bớt, chẳng hạn như những ngôi sao ca nhạc phải né tránh sự bao quanh hâm mộ của các fan cuồng nhiệt.

Chúng ta đa số đang đứng lưng lửng ở giữa, nghĩa là ta không quá cô độc, cũng không quá được nhiều người hâm mộ. Đây chính là lúc ta đang gây nghiệp hay đang tạo phước. Nếu gây nghiệp, cuộc đời ta đi về hướng cô độc dần dần. Còn nếu tạo đúng cái phước thì dần dần ta được mọi người ủng hộ vây quanh.

Thượng tọa chỉ rằng có nhiều cách để đánh giá cái phước của một người. Có thể thông qua mức độ xinh đẹp, giàu sang, thông minh. Ngoài ra, còn một tiêu chuẩn để đánh giá nữa là sự yêu mến của những người xung quanh.

Tâm lí tự nhiên của con người là yêu thích sự đông vui, sum vầy, sợ sự cô độc. Thử tưởng tượng nếu có một người khi sinh ra đã không có ai để được chăm sóc, tiếp xúc thì người đó nếu may mắn sống sót, khi người đó lớn lên, chắc chắn sẽ không hình thành được nhân cách. Chúng sinh đó cứ lớn dần và dần trở nên như cây đá, chỉ vì không có giao tiếp.

b32_07-02-2017

Qua đó, chúng ta biết rằng sự giao tiếp rất quan trọng, nó là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của bộ não, định hình nhân cách, làm xuất hiện niềm vui trong cuộc sống. Không giao tiếp, bộ não không thể phát triển, nhân cách không thể hoàn thiện, niềm vui cũng không xuất hiện. Vậy nên, giao tiếp là một nhu cầu rất lớn của con người.

Tuy nhiên, khi loài người xuất hiện, tạo thành một cộng đồng thì ta giao tiếp như thế nào? Đây là một bài học lớn, một đạo lý lớn của nhân loại.

Trước hết, khi gặp một người đầu ta nghĩ gì? Miệng ta nói gì? Và tay ta làm gì?

Trước tiên, đầu ta nghĩ gì? Khi gặp mọi người trong cuộc đời này, cái tác ý đầu tiên trong ta là nguyện yêu thương, tôn trọng tất cả mọi người. Đây là tâm lí đầu tiên của đạo đức. Có những khi ta quá vô tâm, gặp nhau mà không khởi được tâm yêu thương, tôn trọng. Cái vô tâm này không phải là tự tại, thanh tịnh mà là sự vô trí, vô trách nhiệm. Gặp nhau không khởi được một tâm yêu thương, tôn trọng thì gặp cũng như không gặp. Ta không biết rằng đấy là cái nhân đầu tiên của sự cô độc, quả báo là sau này khiến ta không được gặp ai nữa. Ngoài ra, đó cũng là lí do khiến nhiều lúc ta cô đơn đến tột cùng. Ai gặp con người mà không biết tác ý yêu thương, tôn trọng, người đó sẽ có ngày sinh vào sa mạc quạnh hiu, vào rừng vắng cô đơn quạnh quẽ.

b35_07-02-2017

Sau khi cái đầu tác ý thì cái miệng bày tỏ sự quan tâm, yêu mến, tôn trọng. Và ta làm điều gì đó để chứng tỏ ta yêu quý nhau trên cuộc đời này. Nhiều người đã tạo ra những sai lầm trong giao tiếp khi miệng cười nói nhưng tâm lại khởi lên những câu chửi bậy. Dù câu nói lén khởi lên trong tâm không ai nghe cả, nhưng thật ra nó cũng hình thành quả báo cô độc. Hãy nhớ rằng từng ý nghĩ không ai biết nhưng vẫn tạo thành quả báo. Như có người than thở về đứa con đang học hành giỏi rồi tự nhiên phát điên. Họ không biết rằng đứa trẻ này điên vì những ý nghĩ bí mật của nó. Nó đã thường âm thầm chê bai người khác, thường xúc phạm thần thánh nhưng vì sợ cha mẹ rầy la nên không nói ra. Đến khi quả báo đã chín mùi thì phát điên. Vậy để có sự giao tiếp đẹp thì ý nghĩ của chúng ta phải đẹp trước, dù người khác không biết.

Nhiều người bị tâm lý thích chê bai. Nghe người ca sĩ hát; người cán bộ phát biểu phải chê vài câu, động thái đó giống như mình giỏi hơn người khác. Đâu biết rằng mỗi lời chê giống như một nhát búa đánh bức vào cái phước của mình. Rồi nếu cả một đời cứ chê bai thì công đức của chúng ta sụp đổ tất cả.

Và ý nghĩ chê bai thầm thầm, chửi bậy thầm thầm trong đầu phá hết mọi sự giao tiếp tốt đẹp trên cuộc đời này. Sau này tự nhiên ta rơi vào quả báo cô độc kì lạ. Có những người bị dồn vào sự cô độc tột cùng. Chúng ta thấy xót xa sao họ hẩm hiu đến vậy, tuy nhiên thật sự tất cả đều có nhân quả của nó. Ngày xưa họ đã từng phụ bạc tấm lòng của kẻ khác, kẻ khác đến với họ mà họ bày tỏ sự bất cần, hoặc trong đầu cứ chửi thầm. Sau này chắc chắn không ai đến với họ nữa.

b42_07-02-2017

Trong đạo, chùa nào mà ở đó Tăng Ni biết yêu thương từng người đến chùa, không phân biệt giàu sang hay nghèo khổ lếch thếch, khi thấy họ thấp thoáng từ xa đến là mừng rồi. Như vậy, chắc chắn chùa đó sẽ ngày càng có nhiều phật tử tìm đến. Nghĩa là ta yêu quý được từng người xung quanh, tạo nên được sự giao tiếp đẹp từ tâm hồn mình thì sau này sẽ được đông vui. Nhân quả là vậy.

Trong cuộc sống này cũng vậy. Mọi người đến với chúng ta có thể là người tốt, người xấu; có thể là người giàu, người khá giả, người nghèo. Nếu ta cứ so đo chọn người giàu kết bạn nhằm dựa dẫm, trục lợi thì dù đó chỉ là ý nghĩ trong đầu, cũng bị quả báo cô độc.

Chỉ người có đạo đức, biết trải lòng từ bi yêu thương tất cả chúng sinh thì mới vượt qua sự phân biệt này. Và họ sẽ thành tựu quả báo có thân quyến, có hội chúng đông vầy. Hãy nhớ rằng hội chúng của Bồ tát đông đến hàng vạn – hàng tỉ chúng sinh cũng vì tâm các Ngài vô phân biệt, các Ngài đã trải lòng từ bi đến tất cả chúng sinh.

Từ cái triết lý ấy, với tấm lòng từ bi cao cả của vị Thầy, Thượng tọa nhắc nhở mọi người: Chúng ta chưa đạt được cảnh giới của Phật, của Bồ tát nhưng bắt đầu từ đây hãy tu tập điều này, nhìn thấy mọi người trong  cuộc đời này dù sang dù hèn ta đều gửi đến cho họ một chút tình yêu mến, còn trong cách đối xử thì bình đẳng. Người xuất gia trong chùa cũng vậy. Dĩ nhiên ta không san bằng, không đối đãi với mọi người đều như nhau được, nhưng lòng ta phải mong sao ai đến chùa cũng đều cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương.

b39_07-02-2017

Đó là ngôi chùa vật chất. Còn trong tâm chúng ta, nếu trong tâm ta có Phật thì tâm mỗi người cũng là một ngôi chùa, một ngôi đền tâm linh. Và bổn phận của chúng ta là yêu quý từng người đặt chân đến đó. Bất cứ ai đến với cuộc đời mình đều được yêu quý, tôn trọng.

Trích dẫn một đoạn trong bài thơ về “Thân phận con người” của HT Thích Giác Toàn mà Thượng tọa cho rằng rất hay, đó là “Tôi đi qua vạn kiếp luân hồi, đi qua từng xứ sở, từng kiếp người và đi qua vạn trái tim của mọi người”, tức trong vô lượng kiếp luân hồi, chúng ta đã yêu thương người và cũng đã được người yêu thương. Không chỉ đi qua trái tim, chúng ta còn đi qua cả cuộc đời của nhau. Trong hành trình dài dằng dặc đó, nếu không để lại một dấu vết của duyên lành thì ta không còn duyên với nhau nữa. Đó cũng là cái nhân của sự cô độc. Ngược lại, nếu để lại một cái duyên, một tình yêu thương thì sau này ta sẽ gặp lại nhau để yêu mến, để cùng tu hành, cùng bước lên đài giác ngộ.

Một ngày nếu được đắc đạo, được trở thành vị Thánh thì cái hạnh phúc của chúng ta là gì? Là được rất nhiều chúng sinh vây quanh, ủng hộ lắng nghe để ta giáo hóa, đó cũng là sự thành công của một bậc Thánh khi đã nhiều kiếp gieo duyên lành với chúng sinh, nhiều kiếp tạo nên sự giao tiếp tốt đẹp với cộng đồng chung quanh.

Người cho rằng cái hạnh phúc nhất của chúng ta khi đắc đạo, trở thành một vị Thánh là được nhiều người vây quanh, ủng hộ, lắng nghe ta giáo hóa. Đây cũng là thành công của một bậc Thánh khi đã gieo duyên lành, tạo nên sự giao tiếp tốt đẹp với chúng sinh trong nhiều kiếp.

b41_07-02-2017

Do vậy, Thượng tọa khuyên các phật tử rằng: Khi có những người đến với cuộc đời ta, mang theo chủ ý xấu thì đừng để cái ghét khởi lên. Hãy cầu nguyện cho họ đừng xấu, đừng ác nữa. Đồng thời, ngăn cho họ không tạo nghiệp chứ đừng nuông chiều họ. Thật sự, trên đời này có những người phạm phải những lỗi lầm rất nặng nề, bị người khác nói rằng “đáng ghét”. Nguyên nhân thứ nhất là họ từng xúc phạm thần thánh, thứ hai là quá ghét người xấu. Hiểu được điều này ta mới mở lòng mình ra, không còn ghét họ nữa.

Trở lại vấn đề cô độc, Thượng tọa cho rằng nhiều người hiểu sai ý của Phật khi thấy Ngài ca ngợi những người sống độc cư, để rồi đi tìm một cuộc sống khép kín, không giao tiếp với ai. Điều này khiến ta mất duyên với chúng sinh, dù có tái sinh cũng làm người cô độc ở nhiều kiếp về sau.

Cuộc sống độc cư không phải là ở một mình hay cắt hết duyên lành với chúng sinh. Thực chất nó chỉ thử thách đạo lực tu hành của chúng ta. Ta biết rằng nếu không gặp ai, không nói chuyện cùng ai thì con người có thể tự tử bởi sự u uất. Vậy nên, sống độc cư là một thử thách rất lớn. Lại thêm, trong cuộc đời độc cư, đừng để nỗi buồn giằng xé nội tâm; trong hội chúng đông vui, đừng để cái vui làm xao động tâm trí. Tức là cô độc đừng để buồn, lúc đông đừng để mừng, đó là cái tâm của một bậc Thánh, cũng là đạo lí Phật dạy. Tu theo đạo Phật, chúng ta cũng phải cố gắng để đạt được sự vững vàng của nội tâm giống như vậy. Có thế, ta mới có thể kiên trì đi hết con đường tu hành đầy gian truân, thử thách này.

b46_07-02-2017

Thay vì nói trực tiếp, bài Pháp đã sử dụng cách nói ẩn dụ, mượn hình ảnh đối lập là sự cô độc để nói đến sự sum vầy. Cách nói này giúp cho bài Pháp trở nên sâu sắc, hấp dẫn, vừa giúp các phật tử thấy được ý nghĩa thiết thực của sự sum vầy, vừa biết rõ thêm về sự cô độc. Càng hiểu rõ về sự cô độc bao nhiêu, chúng ta càng thâm thía, trân trọng sự sum vầy bấy nhiêu. Chúng ta vô cùng biết ơn Thượng tọa, nếu không phải có tấm lòng từ bi luôn để tâm tới chúng sinh thì sao có thể có được sự sáng tạo không ngừng như vậy. Người sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, thể hiện thân tình, đạo vị trong từng lời nói đã sách tấn rất nhiều cho các phật tử đi vào cuộc sống đạo một cách vững chãi.

Lại thêm, mùa xuân là mùa của sum họp. Tuy nhiên, nhiều người vì mải mê kiếm tiền, hay chạy theo những thú vui khác nhau mà quên đi gia đình, quên rằng ở đâu đó còn có người mong ngóng ta trở về. Bài Pháp như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, thức tỉnh mọi người quên đi cái tôi cá nhân để có thể hòa cùng nhịp sống chung của cộng đồng, ngày tết là dịp trở về bên vòng tay của người thân để mùa xuân thêm trọn vẹn. Bởi Tết nào bằng Tết đoàn viên, niềm vui nào bằng gia đình sum họp./.

Tuệ Đăng

Những hình ảnh đẹp ngày mùng 3 tết tại Thiền tôn Phật Quang:

b2_07-02-2017 b4_07-02-2017 b5_07-02-2017 b6_07-02-2017 b7_07-02-2017 b8_07-02-2017 b9_07-02-2017 b12_07-02-2017 b14_07-02-2017 b15_07-02-2017 b18_07-02-2017 b19_07-02-2017 b19a_07-02-2017 b20_07-02-2017 b21_07-02-2017 b22_07-02-2017 b23_07-02-2017 b24_07-02-2017 b25_07-02-2017 b26_07-02-2017 b27_07-02-2017 b28_07-02-2017 b29_07-02-2017 b30_07-02-2017 b31_07-02-2017 b32_07-02-2017 b33_07-02-2017 b34_07-02-2017 b35_07-02-2017 b36_07-02-2017 b38_07-02-2017 b39_07-02-2017 b40_07-02-2017 b41_07-02-2017 b42_07-02-2017 b46_07-02-2017 b47_07-02-2017 b48_07-02-2017 b49_07-02-2017 b50_07-02-2017 b51_07-02-2017 b52_07-02-2017 b54_07-02-2017 b55_07-02-2017 b56_07-02-2017 b57_07-02-2017 b58_07-02-2017 b59_07-02-2017

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất