Trang ChủPhật QuangTin tức Phật QuangHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời...

Hà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh

-

Chiều ngày 23/07/2014, Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo Sen Hồng phối hợp với chùa Thiền Tôn Phật Quang ( Bà Rịa– Vũng Tàu) do TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN làm trưởng Đoàn đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà và giao lưu tại TrungTâm Nuôi Dưỡng Người Già và Trẻ Em Khuyết Tật thuộc xã Thị An, huyện Ba Vì, Hà Nội nhằm sẻ chia, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh.

Trung tâm Nuôi dưỡng Người già Neo đơn và Trẻ em Khuyết tật của xã Thị An trực thuộc thành phố Hà Nội. Trung tâm có những chức năng nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ em tàn tật và trẻ em bị bỏ rơi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay, Trung tâm đang nuôi dưỡng 330 đối tượng và có 83 Cán bộ CNV. Trong đó, 170 đối tượng là người già cô đơn và tàn tật; 30 đối tượng bị bại liệt không thể tự phục vụ; 145 trẻ tàn tật. Trẻ từ 2 đến 16 tuổi thì có 80 trẻ bị bại não và bị di chứng của căn bệnh này, rồi còn bệnh đown và các bệnh khác; 30 em bị bỏ rơi dưới 2 tuổi được tiếp nhận từ các Trạm xá, Bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhất là bệnh viện Phụ sản và bệnh viện Nhi trung ương.

Trung tâm đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của thành phố Hà Nội với nguồn kinh phí nuôi dưỡng đối với trẻ tàn tật là 875 ngàn/tháng; người già cô đơn, tàn tật là 700 ngàn/tháng. Tuy nhiên, giá cả leo thang cộng với việc nhiều người mắc bệnh nặng, tốn kém tiền thuốc men nên dù đã được hỗ trợ nhưng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc của Trung tâm còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với các trang thiết bị phục vụ và chế độ dinh dưỡng cho các cháu còn thiếu thốn. Do vậy, việc tổ chức trao quà của các nhà hảo tâm đến với những người kém may mắn ở Trung tâm trong thời điểm này là một việc làm hết sức đáng quý và kịp thời.

Tham gia buổi phát quà tại Trung tâm có đại diện của Chùa Phật Quang: TT Thích Chân Quang – Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang (tỉnh BRVT); Sư cô TN Tường Phổ – Tổng đạo tràng Phật Quang; cùng Chư tôn đức Tăng Ni của Bổn Tự; các Phật tử  đạo tràng Phật Hạnh (Hà Nội) và Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang Hà Nội.

Về phía Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo Sen Hồng có: Bà Tạ Thị Loan – Phó Giám đốc thường trực Quỹ hỗ trợ Nhân đạo Sen Hồng Việt Nam; Bác Nguyễn Văn Cừ – Phó Giám đốc cùng các Phật tử Hưng Yên đại diện là ông Bùi Đình Trung.

Đại diện của Trung tâm có: Ông Đỗ Đức Hồng – Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ em Khuyết tật Hà Nội. Ngoài ra còn có nhiều Cán bộ, Công Nhân Viên và những Cụ già, Em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm.

Mở đầu chương trình giao lưu là những tiết mụcvăn nghệ “Cây nhà lá vườn” đến từ Đạo tràng Phật Hạnh do Phật tử Thu Trang biểu diễn cùng với các em của Trung tâm. Các em dù với ngoại hình “lạ”, hay khuyết tật thì vẫn luôn sống rất lạc quan,cố gắng vượt qua mặc cảm khiếm khuyết để hòa nhập vào cộng đồng,  tự tin cất tiếng hát cho bao người nghe. Có em hát rất hay, bài hát GẶP MẸ TRONG MƠ, em hát bằng chính con tim, bằng chính nỗi nhớ da diết và ước mơ được gặp người mẹ đã rời xa em từ lâu lắm rồi, đã khiến người nghe đắng lòng “Thương quá! Những mãnh đời bất hạnh”.

Phần kế của chương trình giao lưu là phát biểu của ông Đỗ Đức Hồng – Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ em Khuyết tật Hà Nội, Ông đã thay mặt các cụ già, em nhỏ của Trung tâm chân thành gửi lời cảm ơn đến những nhà hảo tâm rằng “Hôm nay Trung tâm rất vui mừng được đón TT Thích Chân Quangcùng các Phật tử đến thăm và tặng quà. Đồng thời cũng vui mừng khi nhận được sự quan tâm từ quỹ Hỗ trợ Nhân đạo Sen Hồng. Trong chương trình này, các Phật tử Đạo tràng Phật Hạnh(thuộc Tổng Đạo Tràng Phật Quang) đã ủng hộ 20 triệu đồng.

Có mặt tại buổi Giao lưu, chứng kiến sự bất hạnh, sự khó khăn, thiếu thốn của các cụ già, các em nhỏ tại Tung tâm, TT Thích Chân Quang đã không khỏi xúc động và thốt lên rằng “Thế giới này thực sự bất toàn, không có hoàn hảo và chúng ta coi vậy chứ mình vẫn còn hạnh phúc”. Tại đây, Thượng tọa đã chia sẻ rất nhiều điều với những người hiện có mặt, nhất là với những nhà hảo tâm, với những người may mắn.

Bằng cái nhìn nhân quả, Thượng tọa đã nói lên những nguyên nhân xuất hiện những mảnh đời bất hạnh. Người khẳng định một đứa trẻ bị bỏ rơi có 2 nguyên nhân chính: “Một là người cha mẹ đó sợ mình không nuôi nổi đành giao lại cho xã hội với hy vọng rằng một nơi nào đó tiếp nhận, chịu cực cái nỗi cực của mình. Hai là thấy đứa con này mình không có mặt mũi nào để nhìn, để nói chuyện với dòng họ, với hàng xóm nên trốn, quay lưng đi, để mặc nỗi đau này cho ai gánh giúp thì gánh”. Nếu nói theo nghiệp quả đạo Phật thì đây đúng là một quả báo gì đó từ kiếp trước để lại hết sức là cay đắng  mà hiện đời các em sinh ra với một thân hình như thế. Đồng thời, Người cũng khẳng định có 2 điều làm cho ta khốn đốn “Một là khi sinh ra bị mồ côi, không có người nuôi dưỡng, lúc đó ta bơ vơ, lạc lõng. Từng cái chân bước, từng thìa cơm, thậm chí từng hơi thở, giấc ngủ cũng cần được bao bọc, chứ ta không tự mình làm được. Vậy mà lúc đó ta không có người đáng lẽ là yêu thương ta nhất ở bên cạnh để hỗ trợ, giúp đỡ ta. Từ hơi thở đầu đời mà ta bị vắng thì nỗi đâu đó lớn lắm. Thứ hai, khi về già, ta yếu, ta bệnh thì đáng lẽ phải được những người mà ta từng yêu thương, đỡ đần chăm sóc ta nhưng mà lại không được. Đây cũng là một nỗi đau”.

Rồi rất nhiều lí do khiến trẻ em và người già bị bỏ rơi được Thượng tọa nêu ra. Trong đó có một lí do lớn nhất là sự vô trách nhiệm của chính người thân những người bị bỏ rơi. Qua đó, Người nhấn mạnh: “Như vậy trong xã hội này tồn tại một điều, có những người không tự lo cho mình được và không ai chịu lo cho mình. Và con người không thể sống trong một điều kiện như thế, thực sự ngay cả ta đang khỏe mạnh, đang tự lo được cho mình mà nếu ta cô độc giữa cuộc đời này, ta cũng cực kì khốn đốn không đủ ăn không đủ mặc.

Nên nhớ, xã hội chúng ta luôn luôn là một sự nương tựa, trong một cộng đồng người này làm việc này, người nọ làm việc kia thì tự nhiên tất cả đều no ấm, đó là quy luật của toán học, của logic xã hội. Ví dụ có người đi ra đồng bắt cá, người ở nhà nấu cơm thì một mái ấm đầy đủ, ai cũng có ăn có mặc cả. Do đó, quy luật của xã hội là càng nương tựa với nhau, càng phân công cho nhau thì người ta càng ấm no, càng hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần. Còn nếu tách một người ra khỏi cộng đồng, đứng một mình để tự lo thì tất cả đều đói và đều thiếu, kể cả khi người đó khỏe mạnh. Còn trường hợp những người mà không đủ sức để tự lo cho mình, không ai yêu thương mình thì ta nhớ có một điều chắc chắn là chỉ có khổ chồng thêm khổ.

Nhân đây, Thượng tọa đã thẳng thắn chỉ rõ trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội. Người phê bình rằng những ai không nhìn thấy trách nhiệm của mình với những hoàn cảnh bất hạnh này thì vẫn là người chưa có đạo đức. Đồng thời giải thích về mối liên hệ của mọi người trong xã hội với những số phận kém may mắn. Thượng tọa nói “Nếu một người đã biết đến chữ “Phúc” thì phải biết đến chữ “Tội”. Có hai điều quan trọng trong cuộc đời ta: hoặc là ta thêm được “Phúc”, hoặc là ta bớt được “Tội”. Trung tâm – nơi có những con người bất hạnh này là chỗ ta bớt được tội của mình. Ta phải nghĩ chắc chắn con người mình kiếp xưa đều đã từng tạo tội nên những nơi này chính là nơi làm ta bớt được tội và hai điều này quan trọng giống như nhau, tức ta đến cúng dường một bậc Thánh ta thêm được điều phúc nhưng ta đến giúp một người bất hạnh ta bớt được điều tội ở kiếp trước của mình là vậy.

Trên tinh thần đó, Thượng tọa đánh động lương tâm của mọi người bằng một triết lý sống “Chúng ta hãy ráng yêu thương những người bất hạnh trong cuộc đời này, thấy họ bất hạnh đó kỳ thực họ là ân nhân của mình.Thấy họ bất hạnh tưởng họ là người đứng bên ngoài cuộc đời của mình, tưởng họ đứng ngoài xã hội này rồi, nhưng không, chính họ là ân của ta, họ chính là lương tâm của xã hội, và ta nhìn đất nước này ta hiểu đất nước sẽ đi về đâu khi nhìn những người bất hạnh đó. Nếu trong đất nước này thiếu những Trung tâm từ thiện như thế thì ta gọi là một đất nước thiếu lương tâm và cứ tin một điều đất nước đó sẽ gặp tai họa mãi. Nhưng nếu đất nước đó, nhà nước quan tâm tới những con người bất hạnh thì ta sẽ thấy một điều, đất nước sẽ ít gặp những tai ách vì có những Trung tâm này thay mặt làm điều bớt tội cho toàn dân ta.

Thật vậy, những Trung tâm này là nơi thay mặt cho lương tâm xã hội làm những việc mà ta phải làm, nhưng ta không chứng kiến, không quan tâm họ thay mặt xã hội giữ gìn lương tâm cho toàn đất nước ta.

Trong khi nói chuyện, Thượng tọa cũng tỏ rõ sự lo lắng về vấn đề chai lì trong tâm hồn của những Cán bộ chăm sóc. Do phải tiếp xúc với sự đau khổ của chúng sinh quá lâu hoặc do yêu thương quá lâu khiến con người sinh mệt mỏi, bực tức, cuối cùng thành độc ác. Thượng tọa đã nhắc nhở Trung tâm phải chú ý đề phòng căn bệnh này, đồng thời chỉ cho mọi người biết cách duy trì tình yêu thương dài lâu mà không bị chai lì trong tâm hồn.

Còn điều không kém quan trọng là đối với việc giáo dục và nâng cao giá trị của những người có số phận bất hạnh trong Trung tâm, Thượng tọa nhấn mạnh “Vấn đề giáo dục này còn quan trọng hơn là việc nuôi ăn, nuôi ở cho các em. Bởi vì  “Nuôi các em mà để các em tồn tại đau khổ thế này thì chúng ta chưa xong trách nhiệm, mãi mãi các em chỉ là kẻ được thương hại, mãi mãi các em không nhận được sự tôn trọng của người khác thì ta vẫn chưa tròn trách nhiệm. Chúng ta phải làm như thế nào để nâng giá trị của em lên. Nếu ở ban đầu ta nhận trách nhiệm hỗ trợ và chăm sóc các em, để các em không khốn đốn thì ta đã là một tiếng nói của lương tâm dân tộc, lương tâm nhân  loại. Nếu ta còn nghĩ cách để nâng giá trị của các em lên thì ta là đỉnh cao của đạo đức xã hội ”. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì phải nhờ đến tâm linh và sự kiên nhẫn của những Cán bộ – Công nhân viên trong Trung tâm.

Thấu hiểu và cảm động trước công việc cao đẹp của những Cán bộ, CNV trong Trung tâm, Thượng tọa đã chia sẻ rằng: “Ta không cô đơn, trái đất này, thế giới này cũng không cô đơn vì có rất nhiều trái tim vị tha, nhân ái, tử tế. Ta không cô đơn vì khi ta mãi chạy theo cuộc đời của mình thì ở nơi góc trời nào đó có những người thay mặt ta để chăm lo cho những điều bất hạnh trong cuộc đời này và ta biết ơn họ”.

Trước khi kết thúc buổi nói chuyện, bà Tạ Thị Loan – Phó giám đốc thường trực Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo Sen Hồng Việt Nam đã thay mặt cho Ban Lãnh Đạo khẳng định rằng: “Chúng ta muốn có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, chúng ta phải tự tạo cho mình những cơ hội kết nối yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhiều người. Chúng ta sẽ thấy vô cùng sung sướng, vô cùng tuyệt vời. Lúc nào trong Ban Lãnh Đạo Hỗ trợ Nhân đạo Sen Hồng chúng tôi cũng nhắc nhở mình càng phải có nhận thức rõ hơn, có trách nhiệm hơn về công việc thiện nguyện này. Chúng tôi luôn tự nói với nhau rằng:Chúng ta chỉ là những kẻ ăn xin cho những người kém may mắn, không hơn”.

Hy vọng chuyến thăm này sẽ mang lại cho những mảnh đời kém may mắn tại Trung tâm được niềm vui, niềm tin vào cuộc sống. Hy vọng họ cảm nhận được những quan tâm, tình yêu thương từ cộng đồng. Đồng thời nhận thấy Trung tâm cần lắm sự sẻ chia, cần những bàn tay nắm lấy bàn tay, giúp đỡ cho Trung tâm hoạt động tốt./.

Tuệ Đăng

Một số hình ảnh về chuyến viếng thăm Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn và trẻ em khuyết tật của Thượng tọa Thích Chân Quang:

Hà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnhHà Nội: Buổi giao lưu và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh

Thông báo

Tài khoản cúng dường Chùa Phật Quang

0
Kính gửi Quý Phật tử thông tin tài khoản cúng dường của TT. Thích Chân Quang - Viện chủ Chùa Phật Quang: 1. Vietcombank -...

Tin mới nhất