Các vị chức sắc lãnh đạo tôn giáo tại Ấn Độ đã được mời để cùng đến với nhau trong tình đạo vị và tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận, nhằm làm giảm bớt các vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến quốc gia dân tộc. Các chủ đề liên quan đến trao quyền cho phụ nữ, nâng cao nhận thức về môi trường, sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, các giá trị của con người trong hệ thống giáo dục, tội phạm tôn giáo, đánh giá lại các truyền thống tôn giáo và nghi lễ phù hợp với thời hiện đại.
|
Trên trang web Ngài Gyalwang Karmapa thứ 17 báo cáo rằng: “Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo hiện diện để chịu trách nhiệm mang lại hòa bình cho cộng đồng của mình. Ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cùng nhau làm việc để mang lại hiệu quả như vậy. Một số nhà Sử học thống kê với con số 200 triệu người đã bị giết trong thế trong thế kỷ XX, bởi hậu quả của chiến tranh và bạo lực gây ra. Thế kỷ XXI phải là thế kỷ của hòa bình”. Một đoạn trong bài phát biểu khai mạc của Ngài Karmapa.
Có sự hiện diện của các tôn giáo vào cuối tuần vừa qua tại Ấn Độ như: Ấn Độ giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Do Thái giáo, các Baha’i đức tin, và Zoroastrianism. . .
Ngài Gyalwang Karmapa thứ 17 nhấn mạnh: ”Mối quan hệ cá nhân giữa những người có mặt tại hội nghị. Chúng ta cần phải cải thiện các mối quan hệ trên mức độ cá nhân, không chỉ là những gì xuất hiện trước công chúng. Xây dựng niềm tin và sự hiểu biết là rất quan trọng”. Ngài nhắc lại mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo cộng đồng quan trọng hơn để đặt trên hình ảnh công cộng.
Ngài Gyalwang Karmapa cũng thể hiện quan điểm của mình về sự tách biệt tôn giáo và tâm linh: “Tôi nghĩ rằng tất cả tôn giáo bắt đầu từ tâm linh, bởi vì những người trở thành nhà sáng lập không chỉ có quan điểm triết học mà còn có kinh nghiệm sống thực tế. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải chú ý hơn đến kinh nghiệm thực tế là điều thiết thực nhất”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ yếu tham gia vào các cuộc đối thoại, Ngài dành thời gian ở mỗi cuộc thảo luận bàn tròn. Trong ngày thảo luận đầu tiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu rằng: “Bình đẳng giới là một khía cạnh quan trọng về cải cách và thực hành tâm linh cần được xem xét, đánh giá lại là việc cần thiết vì truyền thống liên quan đến hoàn cảnh văn hóa nên không còn áp dụng ngày hôm nay”.
Các cuộc họp hai ngày dẫn đến “Tuyên bố Delhi 2014” – Một tài liệu xác nhận cam kết của nhóm với các mục tiêu và mô tả các phương pháp thỏa thuận để đạt được kết quả chung.
Thích Vân Phong
phatgiao.org.vn