Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích...

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng “Nói về Chúa” của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

-

Đêm 24/12/2014 (nhằm ngày 03/11/Giáp Ngọ), trong không khí giáng sinh rộn ràng khắp thế giới, và nơi Thiền Tôn Phật Quang núi đêm tịch mịch, Thầy trò vui cùng cái vui chung như bao người đón giáng sinh. Nhân đây, TT Thích Chân Quang đã tản mạn đôi điều về Chúa, tôn vinh Chúa, tức tôn vinh sự đoàn kết hòa hợp của con người. Buổi nói chuyện giúp cho chúng đệ tử hiểu thêm về đạo Ki tô, về Chúa, để thắt chặt hơn tình đoàn kết, yêu thương với mọi người dù cùng hay khác tôn giáo với mình. Đồng thời, củng cố niềm tin, xác định những hành động đúng đắn, phù hợp, góp phần xây dựng tôn giáo mà mình tin theo ngày càng phát triển, hưng thịnh.

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Hương trà mạn sen toả ra thơm ngát, trong cái lành lạnh của núi rừng, Thầy trò cùng hát hai bài Thánh ca đêm Noel, trong đó có bài CON SẼ NGỒI XUỐNG do TT Chân Quang phổ nhạc từ lời thơ của Linh mục Nguyễn Duy – Trưởng Thánh ca của Hội Thánh Việt Nam. Thượng tọa vừa hát, vừa phân tích ý nghĩa của từng câu, từng giai điệu, và giới thiệu về nguồn gốc của bài hát này, nguyên bản là bài thơ của ai đó, rất lạ, sau đó Cha Nguyễn Duy với vài người nữa sửa lại thành lời như bài hát đang có, và phổ thành nhạc, Linh mục cho rằng bài hát này có tư tưởng gần giống với đạo Phật. Riêng Thượng tọa sau khi được xem bài thơ này, Người cũng có cảm xúc nên xin phép được phổ nhạc, vì bài thơ này có nhiều ý hay, đây là sự sáng tạo trong giáo lý của Thiên chúa.

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật QuangBR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Bài hát được cất trong đêm, nhân thời khắc thiêng liêng của đêm Giáng sinh, khiến cho người nghe bất ngờ xúc động, cảm thấy ấm áp khi được thưởng thức khúc ca mừng đêm Thánh từ một tu sĩ Phật giáo phổ nhạc. Theo quan điểm của Thượng tọa, việc làm này không gì khác hơn là thể hiện sự tôn trọng niềm tin, tín ngưỡng, tình cảm với tôn giáo bạn. Ban đầu chỉ như vậy là có thể sống yên vui với nhau rồi. Tuy nhiên, Thượng tọa nhắc nhở mọi người rằng: Trước khi hòa vui với mọi người, chúng ta cần trang bị thêm cho mình tâm xả, sự cởi mở, phải hiểu rõ hai điều trên quan điểm:

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật QuangBR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Thứ nhất, chúng ta cần một xã hội hòa hợp, đoàn kết dù ta khác nhau về tôn giáo hay chúng tộc, ngôn ngữ, quan điểm. Với con người, sự yêu thương vẫn là điều quan trọng nhất. Điều này thực sự cần cho một quốc gia, dân tộc để có thể trường tồn và phát triển lâu dài. Người đứng đầu các tôn giáo càng phải hiểu rõ điều này khi lãnh đạo tôn giáo của mình và đó cũng là bổn phận của mỗi cá nhân chúng ta đối với quốc gia, dân tộc.

Trên bình diện giữa các tôn giáo với nhau, việc tôn trọng tôn giáo bạn cũng là một đạo đức tốt lành, vì tôn giáo là thuộc về niềm tin, tình cảm, không có lý giải, không có phân tích đúng sai, đã là niềm tin thì ta tôn trọng. Người biết tôn trọng tình cảm của người khác là người có đạo đức. Nên những vị chức sắc của các tôn giáo phải là người có đạo đức để gắn kết cả cộng đồng lại với nhau, dù giữa họ có những sự khác biệt về nhiều mặt.

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật QuangBR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Ngày nay, khi nhìn thế giới chiến tranh loạn lạc, còn có những người nhân danh tôn giáo để giết hại đồng bào, đồng loại của mình thì ta càng thấm thía ý nghĩa về tình người, tình nhân loại biết là bao. Chúng ta phải biết chấp nhận sự khác biệt để sống trong vui vẻ chứ đừng thù ghét. Mình không chỉ nói điều này với người Việt Nam, mà còn nói với cả bạn bè quốc tế rằng: “Maybe we are different from each other but we should not hate each other”, dịch cho gọn lại là “Being difference but without hate” (Chúng ta có thể khác nhau nhưng không được ghét nhau). Hãy để câu nói này trở thành phương châm sống của ta và cho con cháu mình được tận hưởng những điều đó.

Cái quan điểm sống là vậy, dù có khác biệt nhưng không được ghét nhau; chúng ta chưa nói phải thương nhau. Còn nếu tới mức độ có thể hiểu nhau, thương nhau thì đó là một bước tiến xa của nhân loại, một bước tiến xa trong đạo đức của loài người, và chúng ta cần điều này. Chúng ta có trách nhiệm vun đắp, bảo vệ, xây dựng yêu thương chứ đừng làm gì gây tổn hại đến thế giới. Chúng ta biết bỏ qua sự khác biệt, nhất là sự khác biệt về tôn giáo để hiểu, để yêu thương nhau là một điều thật đáng quý.

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật QuangBR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Thứ hai, Chúa Giesu thực sự vĩ đại. Gần đây có một số tin đồn xấu khiến cho những người theo đạo Ki tô trên thế giới giảm dần. Tuy nhiên, đó là âm mưu của những thế lực xấu, nhằm phá hoại các tôn giáo trên thế giới, giống như chúng đã và đang làm với đạo Phật của chúng ta. Nói trên phương diện xã hội, Chúa Giêsu là một nhà cải cách, vì thời đó đạo Do Thái họ trung thành với kinh Cựu ước, mà người Do Thái cực kì thông minh, và khi họ đã chấp rồi thì trời gỡ, đến bây giờ vẫn vậy. Đến bây giờ một đất nước khô cằn nhất thế giới mà nền nông nghiệp của họ lại nhất nhì thế giới. Tại đây, phép màu đã làm nở hoa giữa sa mạc, họ trồng trọt mà không cần đất và không cần nhiều nước. Đó là cái ngược đời nhất, tức họ kém ưu thế nhất mà vẫn làm trở thành ưu thế nổi trội so với thế giới. Sự thần kỳ là cách họ trữ nước và sử dụng nước. Ngoài ra, con những điều lạ lùng khác nữa, như việc chăn nuôi, tính cách, bản sắc văn hóa, nền kinh tế, chuyện người lãnh đạo, v.v… quả thật là lý thú và kỳ diệu. Thật sự, đất nước này, những con người nơi đây, họ xứng đáng cho chúng ta học hỏi, từ công việc nông nghiệp, cách dụng người tài, khả năng sáng tạo tuyệt đỉnh cho đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Còn ở những quốc gia mà mưa đầy đủ, đất mầu mỡ thì làm không lại họ, không đọ lại sự thông minh của họ. Nên người Do thái ôm giữ kinh Cựu ước là vì vậy. Nhân đây, Thượng tọa cũng giải thích Kinh Cựu ước – một bản kinh mà viết nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ là ý nghĩa như thế nào.

Lại nữa, theo truyền thuyết Chúa Giêsu từng qua Ấn Độ học đạo (Đạo Phật xuất hiện trước Chúa Giêsu 600 năm), nên Ngài ngộ được tâm linh của đạo Phật và Ngài đã dùng đạo lý đó để làm cuộc cách mạng đối với Do Thái để họ hiểu về Chúa cao siêu hơn, thánh thiện hơn xưa. Ngài không phủ nhận Thượng đế nhưng Ngài muốn người Do Thái hiểu về Thượng đế cao quý hơn chứ không trần tục. Chính điều này khiến ngài bị các giáo phái ở Do Thái thù ghét, chống đối và mưu hại, chỉ vì cái quan điểm đó đụng chạm rất lớn đối với các giáo phái sẵn có. Cho nên, việc Ngài bị đem đóng đinh lên cây thánh giá là điều tất yếu cuối cùng sẽ phải xảy ra khi chúng mua chuộc Radu để làm nhân chứng giả chống lại Ngài. Kết cục của Ngài là bi thảm nhất trong các nhà cải cách tôn giáo, nhưng người Thiên chúa biến đó thành một khúc hùng ca đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất.

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Thật sự, Chúa rất nhân từ, hiền lành, đạo đức, trí tuệ. Những câu nói, bài giảng của Ngài rất ngắn gọn nhưng chứa đầy những ý nghĩa sâu xa, khiến chúng ta phải suy nghĩ, ví dụ như câu nói: “Hình của Caesar cứ trả về cho caerar”, tức Chúa nói cái gì của trần gian thì cứ trả về cho trần gian. Câu này trở thành một câu phương ngôn rất nổi tiếng mà biết bao nhiêu bài giảng đã khai thác, tức cái gì của trần gian, của trần tục, vật chất, cạn cợt này ta đừng có nuối tiếc, đừng có đắm đuối, hãy trả về; sự thật ta còn có thiên đường cao siêu hơn – ý là như vậy. 

Hoặc câu nói “Tâm hồn ta buồn rầu quá đổi”; “Xin Cha hãy cứu con, nhưng thôi hãy theo ý Cha chứ đừng theo ý con”; “Này Simon, hãy bỏ gươm xuống, vì kẻ nào dùng gươm sẽ phải chết gì gươm” (câu nói này rất là nhân quả), chính trên tinh thần này mà rất nhiều bộ phim của Hollyword họ làm theo ý này, làm cho ta có một cái kết cục rất công bằng. Hoặc câu nói “Nó tát ngươi bên má này thì hãy đưa luôn má kia cho người ta tát”, v.v… những câu nói ngắn ngắn vậy thôi mà làm Chúa Giêsu trở thành vĩ đại, bất tử, và lòng kính yêu của mọi người đối với chúa không ai làm lay động nổi. Với lối giải thích có chứng minh và đều lấy trong đời sống thực tế hằng ngày mà ai cũng cảm nhận được, Thượng tọa đã truyền đạt sâu sắc từ hình ảnh này đến hình ảnh khác mà nhiều người đã biết, để gởi mở cho họ hiểu được những tư tưởng cao siêu, làm cho người nghe hưng phấn chăm chú lắng nghe, và ai nấy như khám phá ra sự phong phú sâu sắc trong từng lời giáo huấn của Chúa.

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Thiết nghĩ, việc suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài. Mà khi nhắc lại cuộc đời của Chúa thì ta phải công nhận rằng Chúa thật sự vĩ đại, vì trong những tình huống khó xử lý nhất, Chúa đã xử lý rất thông minh và để lại những đạo lý, ngắn gọn mà cực đẹp, tạo thành niềm cảm hứng cho không biết bao nhiêu thế hệ. Và cái sức hấp dẫn đó kéo dài cho đến ngày một Hoàng đế La Mã phải gục ngã cúi đầu trước thánh giá. Người không ngoan, chấp nhận đầu tiên là Vua Congxtăngtinôp. Vị Vua này cũng chính là người lập ra tòa thánh Vatican, nơi sinh hoạt của những người theo Chúa. Ông cũng là người lấy Chúa để làm vũ khí, phục vụ cho mục đích chính trị của mình, giúp cho đất nước ông trở thành một quốc gia ngày càng hùng mạnh.

Chuyện về Chúa Giêsu thì dài lắm, theo Thượng tọa, người ta theo Chúa như thác lũ cũng là cái số, cái nhân quả, nhân duyên gì của Chúa, nhưng từ cái trí tuệ, đạo lý, đạo đức, lời dạy cực kỳ sắc bén, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu của Ngài mà họ cứ theo và tạo thành một niềm tin khủng khiếp. Lúc đó, đạo của Chúa Giêsu bùng phát lên luôn bởi quyền lực chính trị, đó là điều mà trong đạo Phật lâu lâu cũng có, thỉnh thoảng có vài vị Vua ủng hộ đạo Phật cũng phát triển mạnh như vậy. Nhưng ngày nay, khi khoa học phát triển, những điều được nói về Thượng đế trong kinh Cựu ước không còn phù hợp. Chúng ta thấy kinh Phật được công nhận là phù hợp với những kiến thức khoa học trong mọi thời đại, nhưng nó ngược hẵn với những điều trong kinh Cựu ước và Thượng tọa đã chứng minh điều này. Đó là lý do cứ khoa học tiến bộ là người ta bớt niềm tin đối với Thượng đế, đối với kinh Cựu ước và đạo Thiên chúa bị tuột giảm.

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Các thế lực chống phá cũng được đà, nói xấu Chúa nên người theo đạo Ki tô ngày càng ít. Để củng cố lại, Vatican đã làm hợp đồng với nhiều hãng phim, sản xuất nhiều bộ phim, qua đó khéo léo dựng lại hình ảnh của Thiên Chúa. lấy lại niềm tin của những con chiên, như gần đây nhất có một cuốn phim là Heaven is for real ( Thiên đường là có thật). Đây là bộ film dựa trên cuốn sách bán chạy nhất có cùng tên mà tác giả là bố của Colton Burpo, một Mục sư tại bang Nebraska đã bị chính trải nghiệm của cậu con trai nhỏ của mình (4 tuổi) trước ngưỡng cửa sinh tử mà làm thay đổi nhận thức về sự sống đời sau.

Đạo Phật không có điều kiện làm những bộ phim, những chương trình truyền hình như vậy, vì đạo Phật rất nghèo, những gì được cúng dường nếu không làm công việc phật sự thì lại đem đi ban bố cho những người khổ hạnh trong xã hội. Vì vậy, thật khó để tìm thấy những thước phim ca ngợi Đức Phật dù Ngài tồn tại, trí tuệ, đạo đức bậc nhất

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Tương tự, thấy người mà ngẫm đến ta, Thượng tọa chua xót khi nhận định “Những người theo đạo Phật cũng dễ bị mua chuộc dù họ đã từng có niềm tin nơi Đức Phật”. Rất nhiều thực tế cho ta thấy rằng: Niềm tin, tình cảm con người mà không được dẫn dắt bởi lý trí thì đó là sự phá hoại, sự tàn bạo đáng sợ. Con người được quyền có những tình cảm cao đẹp, nhưng tình cảm đó phải được soi sáng bởi lí trí, chứ đừng tình cảm một cách mù quáng, khiến mất đi tình yêu thương, sự tử tế, lòng lương thiện với con người.

Dù theo đạo nào, con người cũng cần tỉnh táo, lí trí để nhận ra cái đúng, cái sai, từ đó có những hành động cho đúng đắn. Tin và yêu tôn giáo của mình là một tình cảm rất đẹp, rất đáng trân trọng, nhưng ta cũng phải có trách nhiệm đóng góp cho nó ngày càng hưng thịnh bằng những hành động đúng, phù hợp. Ngoài ra, ta cũng phải biết tôn trọng và học hỏi những điều đúng đắn, tiến bộ trong các tôn giáo khác.

Thông quan những câu chuyện, sự ra đời và phát triển của Ki tô giáo, Thượng tọa cũng khéo léo nhắc đến Phật giáo. Nói về trách nhiệm của những con chiên, Người cũng nhắc nhở về trách nhiệm của các phật tử và của tất cả mọi người khác trên thế giới. Trước sự chống phá của các thế lực xấu thì các tôn giáo trên thế giới cần có sự nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại các tôn giáo khác. Một tôn giáo chỉ có thể phát triển bền vững khi có những cá nhân có tình cảm đúng đắn, hành động dựa trên lí trí. Các tôn giáo cũng phải biết được hạn chế, cái sai của mình để sửa đổi, không bảo thủ để rồi tự diệt mình.

BR-VT: Đêm 24 với bài giảng "Nói về Chúa" của TT. Thích Chân Quang tại Thiền tôn Phật Quang

Giờ này, ngoài kia, không khí giáng sinh đang ngập tràn trên khắp thế giới. Đây không chỉ là một ngày Lễ lớn của những người theo đạo Ki tô mà còn là cơ hội để mọi người hiểu hơn về một tôn giáo trên thế giới. Dù trải qua những thăng trầm trong quá trình phát triển nhưng nó vẫn đang có một ảnh hưởng nhất định đến cả thế giới này. Nhìn nhận một cách công bằng, nó có rất nhiều điều tốt đẹp mà các tôn giáo khác cần học tập. Vì vậy, tất cả chúng ta cần hiều về nó một cách rõ ràng để có thể lựa chọn những điều tốt đẹp học hỏi. Như vậy, mới là một cách học hỏi khôn ngoan, đúng đắn.

Một mùa Noel nữa lại đến, chúc cho tất cả mọi người trên khắp thế giới, dù là tôn giáo nào, dân tộc nào cũng có một mùa Lễ an lành, ấm áp và ngày càng yêu thương nhau. Chúc cho các vị Giáo chủ ngày càng tinh tấn, đạo đức, lý trí để lãnh đạo tôn giáo mình đúng đắn, góp phần xây dựng một hành tinh hòa bình, ổn định, phát triển, mang lại niềm hạnh phúc đúng nghĩa như lời dạy của đức Giêsu “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên chúa”./. 

Tuệ Đăng

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất