Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT...

BRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANG

-

Sáng ngày rằm tháng 7 năm Quý Tỵ, buổi lễ Vu Lan chính thức tại Thiền Tôn Phật Quang đã diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham dự của Chư tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và 15.700 đồng bào Phật tử từ các nơi tựu hội về.

Về tham dự và chứng minh buổi Lễ có: HT Thích Minh Đạt – nguyên Viện chủ Đại Tòng Lâm – nguyên Chánh Đại Diện PG huyện Châu Thành BRVT; TT Thích Tâm Đức – UV thường trực HĐTS GHPGVN TW – Phó Viện trưởng Học Viện PGVN TP HCM; TT Thích Thông Luận – Trưởng BTS PG huyện Đất Đỏ.

Ngoài ra còn có sự hiện diện của: TT Thích Minh Tiến, TT Thích Nhuận Thiền, TT Thích Chơn Chánh; ĐĐ Thích Tánh Hải; ĐĐ Thích Huệ Nghiêm; ĐĐ Thích Đức Huy; ĐĐ Thích Nguyên Thành: NS TN Thông Nguyện – Trụ trì tịnh thất Thông Nhiễu; NS TN Như Ý – Trụ trì chùa Bửu Lâm; NS TN Minh Nguyệt – Trụ trì tịnh thất Hoàng Mai; NS TN Hạnh Tấn, NS TN Đồng Liên; NS TN Tịnh Nhẫn; NS TN Diệu Bình, NS TN Tịnh Nhật; NS TN Định Đức; NS TN Thông Phước, v.v…

Mở đầu chương trình, sau khi ổn định trang nghiêm Đạo tràng, Chư tôn Thiền đức tiến hành nghi thức Niêm hương, bạch Phật với lời cảm niệm thật ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc. Đây là cách thể hiện tình cảm của người con Phật đối với cha mẹ, với Thấy tổ, đất nước và chúng sinh vạn loại nhân ngày lễ Vu lan Báo hiếu.

Tiếp theo, bài hát THEO MẸ LÊN NÚI – THEO CHA XUỐNG BIỂN vang vang trong không khí thiêng liêng với lòng thành kính biết ơn vô biên những người đã khuất. Qua bài hát, tác giả muốn truyền tải thông điệp về cái tình dân tộc ruột rà cùng với tình huyết thống máu mủ và lòng biết ơn của người con Phật nhân mùa Vu Lan. Nhớ ơn cha, nhớ ơn mẹ cũng chính là nhớ đến cha mẹ cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Kế đến, bài Pháp thoại dành cho các Phật tử luôn là một phần không thể thiếu trong các kỳ lễ của Phật giáo tại Thiền Tôn Phật Quang. Mùa Vu Lan năm nay TT.ThíchChân Quang chia sẻ đề tài QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA MỘT CON NGƯỜI. Đây là một quan điểm mà người đệ tử Phật phải thấy rõ, không để mập mờ.

Đạo Phật là một đạo xuất thế, hướng về giải thoát giác ngộ. Riêng ngày Vu Lan lại nêu bật tinh thần nhập thế của đạo Phật. Trong khía cạnh nhập thế đó,  đạo Phật đã mở ngõ đầu tiên bằng lòng hiếu đạo, tức là một người đệ tử Phật càng hướng về sự giải thoát, càng tu dưỡng đạo đức vô ngã thì lòng hiếu kính cha mẹ là điều không được quên. Trên tinh thần dấn thân, nhập thế đó,   người đệ tử Phật vừa đền đáp ân nghĩa, trả nợ cuộc đời vừa kết duyên lành với tất cả chúng sinh, đồng thời tích lũy công đức để chuẩn bị làm bệ phóng vượt lên, thăng hoa đi vào bầu trời giải thoát, vì chúng ta không thể giải thoát nếu thiếu phước, thiếu công đức. Cũng vậy, chúng ta không thể làm Thánh, tâm linh không thể khai mở nếu thiếu phước, thiếu công đức.

Tuy nhiên người tạo phước nhiều mà không tu thì chỉ là hưởng phước nhân thiên (hữu lậu). Cho nên cả phước và tuệ đều cần như đôi cánh của một con chim muốn bay vào bầu trời giải thoát. Vì vậy người đệ tử Phật càng tinh tấn tu hành – thúc liễm thân tâm chừng nào thì lại siêng năng làm rất nhiều công đức chừng nấy. 

Trong việc làm công đức lại là việc đối tiếp, đối diện, gieo duyên, ứng xử với cuộc đời, đồng thời có thái độ và quan điểm đúng với cuộc đời. Do đó, ngày Vu Lan mở ra cái quan điểm cho Phật tử dấn thân, nhập thế đi vào cuộc đời. Nhưng để đi vào cuộc đời thì cánh cửa đầu tiên chúng ta phải đi qua chính là lòng hiếu đạo. Nếu không có lòng hiếu với cha mẹ thì bao nhiêu ước mơ, hoài bảo cao đẹp gì đó chỉ là vô nghĩa, giả dối. Điều căn bản bắt buộc ta phải đi qua trong cuộc đời mình, nếu có thể để làm được một con người chân chính, để làm người đệ tử Phật mà xuất thế hay nhập thế đều ung dung tự tại là phải đi qua con đường hiếu đạo. Đây là lời nhắn nhủ rất chân tình của TT Thích Chân Quang dành cho quý Phật tử trước khi đi vào nội dung chính của bài Pháp thoại.

Nói về QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA MỘT CON NGƯỜI, để giúp hội chúng hiểu rõ hơn quan điểm này, Thượng tọa đã phân tích vấn đề nghĩa vụ, quyền, và bổn phận của con người theo quan điểm Phật giáo về đời sống đạo đức của người tại gia.

Thường khi chúng ta sinh ra đời làm một con người thì đa số ai cũng phải vất vả, cực lực làm việc sao cho có được miếng ăn, miếng mặc, có được cuộc sống để vươn lên một vị trí hay thành tựu sản nghiệp nào đó. Đến khi xã hội văn minh phát triển, người ta đặt vấn đề là quyền lợi căn bản của một con người là phải được học hành, được hưởng tự do, được quyền mưu cầu hạnh phúc, và con người phấn đấu để mơ ước xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Điều đó là thiện chí của những nhà xã hội học, chính trị học mà chúng ta không được phủ nhận. Tuy nhiên, với con mắt nhìn của đạo Phật thì cái gì cũng có nhân, có quả, không phải bỗng nhiên chúng ta được cái quyền lợi giữa cuộc đời này mà phải có cái nhân. Cái nhân đó gọi là bổn phận, tức ta làm tròn bổn phận của mình thì mới có quyền lợi, chứ không phải không làm gì, không đóng góp gì cho đời mà cứ đòi quyền lợi, đó là một điều sai lầm. Và thông qua nhiều ví dụ thực tế, Thượng tọa phân tích cho thấy bổn phận và quyền lợi tự nó đi đôi với nhau, tự nó là sự công bằng, và đó chính là nhân quả mà đạo Phật hay nhắc tới.

Một triết lý sống đúng là đừng bao giờ đòi quyền của mình trước, khi cảm thấy chưa có đóng góp được nhiều, chưa làm tròn trách nhiệm với thế giới này. Người đệ tử Phật thì chỉ đòi bổn phận thôi. Ví dụ: Hãy cho tôi một bổn phận với cuộc đời này để tôi thực hiện; hãy cho tôi một trách nhiệm với thế giới này để tôi hoàn thành, chứ đừng bước vào cuộc đời đòi phải cho tôi cái quyền này, quyền kia. Chúng ta không đòi quả mà đòi nhân trước.

Trong cuộc sống có người quan niệm rằng “Tôi là con người tôi có quyền được sống”. Đúng! Nhưng trước đó ta phải có bổn phận bảo vệ sự sống của muôn loài. Nếu ta chưa có ý thức bảo vệ sự sống của muôn loài thì đừng đỏi hỏi quyền được sống. Hoặc nói tôi được quyền có hạnh phúc. Đúng! Nhưng trước đó ta phải có bổn phận góp hạnh phúc này vào cuộc đời. Nếu ta chưa đem lại cho mọi người nụ cười, bát cơm, niềm vui, ngược lại hay làm khổ người này người kia mà đòi quyền được hạnh phúc, đó là điều vô lý, không công bằng.

Để mọi người thấu triệt vấn đề, Thượng tọa đặt câu hỏi “Khi chúng ta nghe nói về khái niệm giữa QUYỀN VÀ BỔN PHẬN thì ta thích được quyền lợi hay thích gánh lấy bổn phận?”. Câu trả lời “Người có đạo đức Phật giáo là gánh nhiều bổn phận chứ không đòi quyền lợi, đó là người đệ tử Phật chân chính. Và Thượng tọa dùng nhiều ví dụ cụ thể để minh họa, làm sáng tỏ quan điểm này. Bên cạnh đó còn liệt kê một số quyền rất căn bản của con người:

1/ Quyền được ăn để sống. Ăn giống như là quyền cơ bản nhất của con người mà chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau. Và được ăn là giá trị của con người, ta bảo vệ giá trị của nhau thì đừng bao giờ để cho nhau đói. Trong bao nhiêu đạo đức căn bản của con người có cái đạo đức căn bản nhất là biết lo cho người khác no đủ.

2/ Quyền được chữa bệnh chỉ là nói lý thuyết thôi, chứ chữa bệnh lại là gánh nặng và xã hội không gánh nổi vì con người càng lúc càng bệnh, môi trường càng lúc càng ô nhiễm, chi phí chữa trị cao, do đó coi vậy chúng ta phải tự biết tập luyện, điều chỉnh, điều tiết cơ thể để bớt bệnh tật.

3/ Quyền được đi học, đúng! không có học ta không thành con người đủ  nghĩa được. Cha mẹ phải lo cho con đi học, nhà nước phải lo cho công dân đi học, đó là quyền nhưng để ai cũng được học hành thoải mái thì có mâu thuẫn xuất hiện là thầy cô giáo phải chịu lương thấp, cực khổ; còn nếu thầy cô giáo lương cao thì chi phí giáo dục rất cao, xã hội gánh rất nặng và người đi học bớt lại liền. Đó là mâu thuẫn, hể quyền ta được thì người khác mất quyền. Bắt đầu dẫn tới mâu thuẫn quyền lợi xã hội. Ví dụ người chủ được lợi nhiều thì giới công nhân lương phải thấp. Nếu đòi lương công nhân cao thì người chủ lợi nhuận phải giảm. Do vậy trong xã hội này hãy nhường nhau,  san sẻ nhau mà sống, nếu ai cũng khăng khăng đòi quyền về cho mình thì xã hội tan vỡ, chỉ gây nên mâu thuẫn xung đột mà thôi.

Có một cái quyền rất là vô hình, rất độc đáo, đó là ta đòi quyền được sống trong một xã hội hòa hợp bình yên, vì trên thế giới có những xã hội xung đột dữ dội, người ta đánh giết nhau khói lửa ngợp trời, mà ta không hiểu tại sao. Tuy nhiên, để có thể được sống trong một xã hội hòa hợp bình yên thì mỗi người chúng ta phải có bổn phận đóng góp rất lớn cho sự hòa hợp bình yên đó. Để có thể đóng góp vào xã hội ta phải để ý những điều sau: chú ý đến những điểm chung đồng để phát huy, và gác lại những điều sai biệt. 

Trong xã hội có điều bất cập là quần chúng thường ngã theo những người có sức hút. Thỉnh thoảng có những danh nhân, vĩ nhân, những con người đặc biệt thu hút được rất đông quần chúng. Đó là cái duyên ta không cưỡng lại được vì là nhân quả rồi, nhưng ta chỉ yêu cầu người nào có sức hút lớn đối với quần chúng thì phải nghĩ đến cái điều chung, đừng bao giờ dành quần chúng đó để tô điểm riêng cho bản ngã của mình (đừng nghĩ đây là sự nghiệp của tôi, đây là tông môn của tôi, hay đây là danh tiếng của tôi), nếu bạn là người có may mắn, có duyên được sức hút lớn của quần chúng thì lúc nào cũng hướng dẫn quần chúng đó để cùng xây dựng một cái chung đồng lớn lao hơn chứ không bao giờ được giữ quần chúng đó để tô điểm cho cá nhân của mình. Làm như vậy xã hội loài người càng chia rẻ hơn. Ở mọi lĩnh vực, nếu ai mà có sức hút đối với quần chúng thì phải hướng dẫn quần chúng đó đi về tinh thần đại đồng bao la cao cả.

Lại nữa, ngày nay con người hay hiểu lầm về các khái niệm, về cái tôi, về cá tính. Cứ tưởng ai có cá tính riêng thì đó mới gọi là người giỏi. Không phải, người chúng ta thấy có điều đặc biệt riêng, họ nổi bật lên không phải vì họ có cá tính mà là họ có phước đời trước, chính cái phước đời trước làm họ nổi bật lên. Bây giờ nhiều người nhìn vào không hiểu cứ tưởng người đó thành công vì họ có cái độc đáo riêng, nhận xét này lầm và lối nhận xét sai lầm đó làm người ta tăng bản ngã. Chúng ta đi theo tinh thần của đạo Phật là vô ngã, không có cái riêng mà chỉ có phước, ví dụ ta có thành công, có nổi bật chỉ vì ta đã từng tạo phước. Cho nên cái đạo lý vô ngã là đạo lý bất diệt muôn đời của loài người, của vũ trụ này. Và may mắn chúng ta là đệ tử Phật, Phật dạy chúng ta hướng về con đường vô ngã, đây là phúc lành rất lớn đối với chúng ta được là đệ tử của Phật, được hướng về mục tiêu vô ngã. Để có thể đạt được mục tiêu vô ngã đó, ta phải nhiếp tâm trong tĩnh lặng rất nhiều và làm nhiều công đức lành như vậy.

Sau bài Pháp thoại, TT Thích Tâm Đức – UV thường trực HĐTS GHPGVN TW – Phó Viện trưởng Học Viện PGVN TP HCM ban đạo từ. Lời đầu tiên, Thượng tọa tán dương Thiền Tôn Phật Quang heo hút trên đỉnh núi cao nhưng nhìn thấy trùng trùng….lớp lớp người, số người ngồi đây ngoài sức tưởng tượng của con người. Có trên một vạn người tham dự buổi lễ Vu Lan ở đây. Chúng ta biết đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện, không có ép buộc, không có áp lực nào mà ở ngọn núi cao này lại có rất đông người đến đây tham dự lễ Vu Lan. Điều này nói lên trong tấm lòng của người Phât tử Việt Nam đều có khát vọng tha thiết, đó là tình cảm báo hiếu đối với mẹ cha. Đây là ấn tượng rất lớn đối với chúng tôi khi lần đầu tiên đến chùa dự một buổi lễ Phật giáo thiêng liêng như thế. Như chúng ta biết, đạo Phật là một tôn giáo không những mang một triết lý cao siêu nhưng rất thực tế, rất đời thường. Đứng trên phương diện tình người chúng ta có thể nói đạo Phật là đạo của sự biết ân và báo ân. Đức Phật đã đề cao, đánh giá vai trò rất đặc biệt của mẹ cha.  Nếu sinh ra trong đời này mà không gặp Phật thì thờ cha kính mẹ chính là thờ Phật.

Bài sám Vu Lan cũng là một phần quan trọng trong buổi hành Lễ. Tại Lễ đài Chư tôn đức Tăng Ni đã khởi xướng đọc tụng và hàng vạn Phật tử tụng theo rất trang nghiêm, thể hiện trọn lòng tôn kính dâng lên Đức Phật, cầu nguyện cho cha mẹ quá vãng được siêu thoát, cha mẹ hiện tiền được tăng long phước thọ. Nguyện cho thế giới hòa bình và chúng sanh trên các cõi đều đồng thành Phật đạo.

Sau đó, mỗi người nhận một biểu tượng đeo trên gốc áo có dòng chữ “Đạo pháp xương minh – Xã hội đoàn kết – Thế giới hòa bình”. Biể tượng này thay cho điều muốn nói về một ước mơ thiện lành của người con Phật luôn hướng những điều tốt đẹp mong cầu cho Phật pháp, đất nước và cho cả thế giới. Phải chăng, tất cả những người con Phật nhân mùa Vu Lan đều chung một niềm vui, một hạnh phúc lớn, đó là mong làm cái gì đó để dâng lên từ cuộc đời ./.

Dưới đây là những hình ảnh về toàn cảnh Đại lễ Vu Lan  PL.2557 – DL.2013 diễn ra với các nghi thức hành Lễ tại Thiền Tôn Phật Quang:

 BRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANGBRVT: HƠN VẠN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI THIỀN TÔN PHẬT QUANG

TUỆ ĐĂNG

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất