Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲ

HÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲ

-

Nhân chuyến hoằng pháp tại miền Bắc, nhận lời mời của Ni sư Thích Đàm Vĩnh – Trụ trì chùa Tứ Kỳ (số 8 đường Ngọc Hồi, P.Hoàng Liệt – Q.Mai – Tp.Hà Nội), chiều ngày 31/08/2013, TT Thích Chân Quang (BRVT) đã quang lâm đạo tràng thuyết giảng về chủ đề SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC, với sự tham dự trên 2000 Phật tử từ các tỉnh: Hài Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nội.

Tham dự và chứng minh buổi thuyết Pháp còn có: NS Thích Đàm Vĩnh cùng Chư Ni các chùa lân cận.

Được biết, chùa Tứ Kỳ xây trên khu đất rộng liền kề quốc lộ I, con đường huyết mạch nối liền hai miền Bắc Nam, có quy mô bề thế khang trang so với một số ngôi chùa khác trong vùng. Các công trình kiến trúc của chùa được quy hoạch tập trung theo chiều sâu, trong không gian rộng. Chùa Tứ Kỳ mãi là nơi nương tựa tinh thần và sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương và đạo tràng Phật tử tu học dưới sự chủ trì của NS Thích Đàm Vĩnh và các Đạo tràng bạn.

Chùa Tứ kỳ còn tổ chức các Khóa tu cho Thanh Thiếu Niên và Học sinh; tổ chức các khóa học Hán Nôm, Võ Thuật. Đặc biệt, nhằm gieo duyên Phật pháp đến với nhiều người, chùa Tứ Kỳ đã xây dựng một Thư viện Phật giáo – Cơ sở 2 của Trung tâm Diệu Pháp Âm. Thư viện có 2 khu: Khu phổ thông và Khu chuyên sâu với hơn 2148 đầu sách và hơn 500 đầu băng đĩa, gồm các mảng nội dung: Phật pháp căn bản, kinh tạng, luật, luận; tịnh độ tông, thiền tông, mật tông; phim Phật giáo, sách nói, bài giảng pháp…Thư viện luôn hoan nghênh các đạo hữu tới lễ Chùa, tham quan và đọc sách. Các độc giả có thể xem tại chỗ hay mượn về. Ngoài ra, còn có thể thỉnh băng đĩa miễn phí về nghe hoặc biếu tặng. Đây là thư viện đa phương tiện với quy mô kinh sách, băng đĩa Phật giáo lớn nhất tại Thủ đô Hà Nội vào thời điểm hiện tại.

Không chỉ vậy, để việc hoằng pháp thật sự ý nghĩa, Ni sư Trụ trì còn tổ chức các khóa tu và thỉnh thoảng mời các vị Giảng sư có tiếng tăm về thuyết Pháp nhằm trợ duyên thêm cho Phật tử tu học.

Trên tinh thần đó, trong không khí của mùa Vu Lan còn đang rộn ràng trên khắp mọi miền đất nước, TT Thích Chân Quang được mời về đây thuyết Pháp. Hôm nay với đề tài SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC, Thượng tọa đã lý luận và phân tích từng khía cạnh thực tiễn khác nhau của tôn giáo và khoa học một cách logic. Và với tính cách là một vị Thầy dạy đạo, TT Thích Chân Quang đã trình bày đề tài này một cách cặn kẽ, khúc chiết, Người đã mở mắt cho chúng ta thấy rằng cái mà con người cần nhất là đạo đức.

Mở đầu, Thượng tọa phân tích sự khác nhau giữa tôn giáo và khoa học là gì? Câu trả lời: Tôn giáo đặt cái nền tảng trên niềm tin, không cần giải thích. Ví dụ như bây giờ ta đến một cái đền, người giữ đền nói với ta rằng đền này thiêng lắm, ai đến cầu nguyện gì cũng được toại ý, chẳng hạn cầu hết bệnh  được hết bệnh, cầu tài được tài, cầu con được con, nhưng người nào đến đây mà ngang ngạnh, ông vặn cổ chết. Thế là người nghe sợ, tin liền, không cần chứng minh, không cần giải thích tại sao, không hỏi, không vặn vẹo gì hết.

Và như vậy cái tín ngưỡng hay tâm linh tôn giáo bắt nguồn từ niềm tin, ai càng dễ tin thì tạo thành môi trường dễ dàng để cho tôn giáo phát triển. Như trong Pháp hội này có1/3 số người trong đây có tinh thần khoa học, không dễ tin, ai nói gì phải xét tới xét lui, nhưng số 2/3 còn lại ai nói gì tin liền. Thật ra, nói như vậy là hơi ít, có khi đến 99% là người dễ tin. Đa phần số người ngồi đây, hễ nghe nói có ông thầy bói ở đâu đó hay lắm là đi coi liền; hoặc nghe có ông thầy phong thủy giỏi lắm thì tin ngay, mời ông tới nhà xem đất, tư vấn thiết kế mà không cần thắc mắc, không cần phân tích, lý luận, xét tới xét lui với những đề xuất ông đưa ra có hợp lý hay không. Có không ít chủ nhà cả tin phải rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười, thậm chí vỡ nợ vì lỡ trót phóng lao nên phải theo.

Và cái tinh thần khoa học càng kém, con người càng dễ tin thì đó là vùng đất để cho tín ngưỡng tâm linh phát triển. Nếu mà con người dễ tin không suy xét, tạo thành môi trường cho tín ngưỡng tâm linh phát triển thì như vậy cái tín ngưỡng tâm linh, cái tôn giáo đó với cái mê tín có xa không?

– Không! Cái tín ngưỡng, cái tâm linh, cái tôn giáo đó cũng chính là mê tín vì con người tin một cách không suy xét.

Do đó, trong bao nhiêu trăm nghìn năm lịch sử phát triển của nhân loại, người ta thấy rằng tôn giáo không đóng góp cho sự tiến bộ của loài người bao nhiêu. Ví dụ bây giờ để có cái ampli vang tiếng như thế này thì có phải là do người ta cầu nguyện mà có hay là phải do những nhà khoa học mày mò trong phòng thí nghiệm, chế tác đủ thứ mới có được cái hệ thống kỹ thuật này.

Cho nên, cứ nhìn vào cái vẻ bên ngoài, ta thấy rằng: Chính khoa học làm cho loài người phát triển, tiến bộ, văn minh, chứ không phải tôn giáo. Tuy nhiên bởi cái cảm hứng của tôn giáo, vậy mà nhiều thứ phát triển bất ngờ. Ví dụ như Kim Tự Tháp ở Ai Cập – nơi tán mộ các Vua Phraon, tức ý nghĩa hoàn toàn là tâm linh, nhưng bởi cái cảm hứng tâm linh đó người ta đem hết sức để xây dựng Kim Tự Tháp – mộtcông trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người. Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim Tự Tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim Tự Tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay.

Hoặc đền Tāj Mahal nổi tiếng bậc nhất tại Ấn Độ do Vua Shah Jahan trực tiếp theo dõi công trình xây dựng trong 16 năm. Chúng ta thấy sự tiến bộ vượt bực về kiến trúc cũng chỉ vì lòng thương vợ, tin rằng hoàng hậu Mumtaz còn tồn tại trong cõi giới đó, và xây cái lăng mộ kinh khủng, trở thành một kỳ quan của thế giới, nghĩa là cái cảm hứng của tôn giáo đôi khi thúc đẩy như vậy.

Hoặc là vào cái thời đại mà Hồi giáo thống trị ở Trung đông thì các Vua của Hồi giáo đã tài trợ cho rất nhiều công trình khoa học, ví dụ như toán học, số còn tồn tại tới ngày nay mà thế giới vẫn dùng (Học thuyết Pythagoras), lạ như vậy.

Nói một cách tổng quan, tôn giáo hình thành từ cái niềm tin ban đầu, rồi sau đó cả một hệ thống lý luận về tôn giáo được dựng lên, nối truyền từ đời này qua đời kia. Đó là các kinh điển của các tôn giáo, ví dụ như kinh Cựu Ước của Do Thái và sau này bên Thiên chúa, Hồi giáo đều sử dụng. Đó là bộ kinh gồm rất nhiều người viết, bổ sung, bổ sung mãi, trở thành lý luận về tôn giáo, tạo dựng lên cái niềm tin đối với thượng đế ở trên cao. Hoặc là hệ thống kinh Vệ Đà của Ấn Độ cũng vậy, nhiều người viết, nối tiếp, nối tiếp, tập trung lại thành cái hệ thống lý luận về thần học của cái đạo Ấn Độ, chứ không phải một người viết.

Riêng đạo Phật thì hầu như chỉ một mình Đức Phật thuyết mà thành kinh, và bài nào Đức Phật công nhận thì thành kinh chứ không có nhiều người viết.  Còn những bộ Luận thì do những vị tác giả khác. Trong đạo Phật, tính nhất quán rất cao về lý luận, về đạo lý. Còn các tôn giáo khác thì từ cái niềm tin ông trời trên cao tạo ra mọi điều trên quả đất này, nó phát triển càng lúc càng phức tạp. Như vậy ta nói rằng: từ cái niềm tin có ông trời làm mưa rơi xuống là cả một hệ thống tôn giáo.

Còn khoa học có bắt đầu từ niềm tin không? nếu ai nói rằng khoa học bắt đầu từ niềm tin thì đó là người rất giỏi khoa học, họ không nói sai. Khoa học bắt đầu từ một niềm tin hết sức đơn giản, vì sao? vì cái gọi là niềm tin thì không chứng minh được, từ định đề Euclid. Định đề đó nói rằng: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta chỉ có thể vẽ một đường song song với đường thẳng đó và chỉ một mà thôi. Và đó là định đề thì không chứng minh,  chỉ tin, chấp nhận mà thôi. Nhưng mà hiểu rằng khoa học đã dựng trên nền tảng đó. Bây giờ ta thiết kế những tòa nhà cao tầng, phóng được phi thuyền lên tới sao Hỏa cũng từ định đề Euclid này. Từ cái định đề không chứng minh được này mà dựng lên cả hệ thống khoa học vĩ đại, tạo nên sự tiến bộ cho loài người, không thể tưởng tượng được từ một niềm tin.

Như vậy, cả khoa học và tôn giáo đều bắt đầu từ niềm tin thì có gì khác nhau đâu? Vậy mà khác nhau rất xa. Vì niềm tin của khoa học là từ cái niềm tin của định đề Euclid không chứng minh được nhưng người ta kiểm chứng thực tế, thấy đúng. Ví dụ người ta chứng minh rằng: Có một hình bình hành từ một cặp đối diện song song với nhau. Tương tự, hình vuông, hình thoi, hình tròn, hệ thống hyperbol, hệ thống parabol, những hằng số… như thế, kiểm chứng qua thực tế, thấy đúng hết. Cho nên cái niềm tin ban đầu không chứng minh được nhưng kiểm chứng thì đúng. Cái khác giữa niềm tin của khoa học và tôn giáo là như vậy. Đối với khoa học, người ta chỉ bí ở cái định đề ban đầu không chứng minh được, phải tin, phải chấp nhận, nhưng người ta kiểm chứng nó lại bằng vô số những định lý về sau, trong thực tế đúng hết, do đó người ta dựng lên hệ thống khoa học là vậy.

Còn tôn giáo – tâm linh người ta cũng tin, nhưng mà sau khi kiểm chứng lại, tỷ lệ mà có hiệu quả chỉ chừng 1%, hay 5% chứ không nhiều và Thượng tọa dẫn ra nhiều ví dụ xác thực, khách quan để làm sáng tỏ luận điểm này.

Trong đạo Phật có một đạo lý bắt ta phải tin, đó là Luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả chưa chứng minh được, nhưng để kiểm chứng thì chỉ bậc A La Hán chứng đạo rồi mới nhìn thấy xuyên suốt rất nhiều kiếp, mới biết Luật Nhân Quả đúng. Còn ta bây giờ không kiểm chứng được, nhưng Phật dạy vậy, ta kính Phật, tin Phật nên tin có Luật Nhân Quả. Và khi tin có Luật Nhân Quả rồi, bắt đầu ta ứng dụng vào cuộc sống, biết thiết kế cuộc đời của mình ở kiếp sau.

 

Như vậy cái niềm tin đối với Luật Nhân Quả, thật sự chỉ bậc Thánh mới kiểm chứng được, còn phàm phu chúng ta thì không thể kiểm chứng nhưng có cái hệ quả cực kỳ đẹp với cuộc đời. Nếu mọi người tin hiểu Luật Nhân Quả, biết ứng dụng vào cuộc đời mình thì cuộc đời này rất là đẹp, con người ta sống với nhau cẩn thận, tử tế, bớt xung đột, bớt làm khổ nhau. Cái độc đáo của Luật Nhân Quả là như vậy. Và Phật cũng nói “Người nào mà thường hay gieo rắc cái niềm tin về Luật Nhân Quả cho chúng sinh thì người đó chết sinh lên cõi trời vì phước rất là lớn”.

Tuy nhiên có một số nhân quả nó xuất hiện ngay trong đời này làm cho ta cũng kiểm chứng thực tế được. Và để chứng minh cho vấn đề này Thượng tọa liệt kê nhiều trường hợp xảy ra trong sự tương quan nhân quả.

Tôn giáo chú trọng vào những niềm tin là:

1/ Tin vào Thần thánh.

2/ Tin vào phép lạ do Thần thánh đem tới cho con người. Và khi người ta quá tin vào sự ban ân của thần thánh, chỉ cầu nguyện mà không phấn đấu, không làm phúc, không cố gắng bươn chải làm lụng thì trở thành mê tín, tức là lệ thuộc quá nhiều vào yếu tố thần linh và phép lạ, ta trở thành mê tín. Còn nếu ta bác hẳn luôn thì cũng sai lầm. Kỳ thực do phúc đời trước cả, tức là đời trước ta làm được những công đức lớn lao nên đời này được hưởng, chứ đừng ai nói mình tài giỏi. Nên đây là cái ngưỡng mà nếu không luận ra chỗ này cho kỹ, con người ta dễ rơi vào mê tín.

Nhân đây, Thượng tọa phân biệt có 2 loại niềm tin tâm linh của tôn giáo:  một là tin vào nhân quả, và hai là tin vào phép lạ của Thần thánh. Hai niềm tin này khác nhau, tạo thành 2 khuynh hướng của các tôn giáo. Nếu ta thấy tôn giáo nào mà tín đồ cứ cầu nguyện riết thì ta biết tôn giáo đó tin vào phép lạ của Thần thánh. Còn có tôn giáo mà người tín đồ cứ đi làm làm việc xã hội, giúp người, giúp đời mải miết (làm phước) thì đó là tin vào nhân quả.

Khoa học thì lúc nào cũng đòi hỏi chứng minh, giải thích, kiểm chứng, ứng dụng vào thực tế được, và làm cho con người ta thực tế, khôn ngoan, không cần tới niềm tin, chỉ có tin vào định đề Euclid thôi, còn mọi cái về sau bắt đầu là phải suy luận, phân tích. Và chính sự phân tích, lý luận, chứng minh, kiểm chứng, thực nghiệm đó mà khoa học tiến bộ. Ngày hôm nay cũng vậy, khoa học cứ càng lúc càng tiến bộ và ta nghĩ rằng con người càng lúc càng tiện nghi, văn minh, nhưng sự thật thì có một cái gì nguy hiểm ở phía sau đi theo khoa học. Chính những kỹ thuật cao siêu phục vụ con người thì cũng là tác nhân có thể tiêu diệt con người, làm cho con người đau khổ hơn. Cho nên, nếu người nào chỉ tin có khoa học thì là một khiếm khuyết cực kỳ lớn trong tâm hồn, trong cuộc đời của họ. Đồng thời, nếu thế giới chỉ tin có khoa học thì thế giới cũng lấp lửng, đứng bên bờ của diệt vong.

Thật sự, khoa học kỹ thuật bên cạnh đem đến tiện nghi cho con người, cũng đem đến cho con người mối đe dọa diệt vong. Mà nếu người nào muốn cứu thế giới này thì bên cạnh cái tiến bộ khoa học ta cần cái khác nữa đi theo, tức  cái gì đó bao dung, độ lượng, nhân ái, tử tế để mà xóa đi cái đe dọa của khoa học kỹ thuật đối với loài người. Và cái đó là đạo đức, ta cần đạo đức của những người làm khoa học kỹ thuật, của những người nắm quyền lực chính trị, xã hội, của những người quyền lực giàu sang, vì những hạng người đó mà không có đạo đức thì họ gây ảnh hưởng xấu lên cộng đồng con người rất lớn. Nếu một nhà khoa học kỹ thuật không đạo đức thì thế nào cũng dùng kiến thức, kỹ năng của mình để phá hoại. Rất nhiều nhà khoa học đã phục vụ cho những tập đoàn độc ác, chế toàn thứ giết người.

Rồi những người giàu sang cũng vậy, người giàu sang có thể kinh doanh, mở những tập đoàn lớn, thuê mướn nhiều người, ảnh hưởng đời sống công nhân, ảnh hưởng thị trường, ảnh hưởng vào xã hội và kinh tế. Nếu là người mưu mô thủ đoạn thì sẽ thao túng, khuynh loát, làm hệ thống xã hội, kinh tế nghiêng ngửa để thu lợi về cho mình. Hoặc là người nắm quyền lực chính trị,  nếu họ là người ích kỷ gian tham thì cũng sẽ hại dân, hại nước.

Tóm lại, những nhà khoa học, những người giàu có, những người nắm  chức vụ cao cần đạo đức nhưng mà đạo đức phải đến từ 3 con đường:

– Con đường thứ nhất sống đạo đức vì thấy đạo đức là lẽ phải, là cái đẹp phải đi theo.

– Con đường thứ hai sống đạo đức vì tin vào cái phần thưởng của Thần thánh trên cao.

– Con đường thứ ba sống đạo đức vì tin vào Luật Nhân Quả.

Nếu khai thác được 3 điều này, ta sẽ đem đạo đức đến cho xã hội. Cuộc đời này có những lối sống tự nó đẹp mà ta phải đi theo và Thượng tọa mong mọi người ai cũng có 3 trong 1 này. Cuộc sống đẹp tự nó là đẹp, không cần gì khác. Cái đạo đức, cái đẹp cũng lây lan, nó cũng như là virus lây lan những  điều tốt đẹp vào cộng đồng mọi người. Chúng ta vì điều đẹp mà sống, vì sự cao thượng mà ta bước vào cuộc đời chẳng cần áp lực nào, chẳng cần sự dụ dỗ nào, chẳng cần sự mời gọi của ai, chẳng cần phần thưởng. Trong lòng chúng ta ai cũng có sẵn điều này chẳng cần tôn giáo nhưng ta phải biết nhân quả vì biết cái nhân đó nó đi về đâu, đó là trí tuệ. Tương tự, cái xấu cũng lây lan như vậy, nếu một người mê tín thì cũng lây lan cái mê tín cho rất nhiều người. Trách nhiệm của ta là chặn sự mê tín đó lại, làm sao con người ta sống có đạo đức. Đạo đức đó là cái đẹp mà tự nó đã là hạnh phúc, ta không cần áp lực nào. Và ta đi tìm con người này, đi tìm cái điều đó cho chính mình, ta phải yêu đạo đức.

Đến đây, Thượng tọa đặt vấn đề: Điểm chung cần giữa khoa học và tôn giáo là gì? Chúng ta thấy tôn giáo thì cần niềm tin; khoa học thì cần chứng minh, lôgích. Hai cái giống như khác nhau nhưng sự thật hai cái đó cần nhau vì nếu khoa học mà không có đạo đức thì khoa học là sự hủy diệt. Nếu tôn giáo mà không có đạo đức thì tôn giáo là mê tín, rườm rà, vô ích. Và như vậy cả tôn giáo và khoa học đều cần đạo đức. Vậy đạo đức là phạm trù gì đó nó là chung của cả tôn giáo, cả khoa học, cả xã hội, cả loài người này, nó cần trong trái tim của tất cả, vượt lên tất cả, và là cuộc sống của tất cả, nên đạo đức không lệ thuộc vào tôn giáo. Đã có những người làm công tác tôn giáo mà rất là kém đạo đức, mặc dù tôn giáo với đạo đức rất gần nhau. Như vậy giữa tôn giáo – tâm linh của họ, đạo đức vẫn chưa phải là một. Đạo đức vẫn là cái gì rất độc lập của con người, không lệ thuộc vào tôn giáo, không lệ thuộc vào khoa học, nó thuộc về lương tri, trí tuệ gì đó. Tương tự, một nhà khoa học có thể chế tạo thuốc chữa bịnh, nhưng cũng có thể chế tạo thuốc độc giết người. Cho nên, không hề nói một người trí thức thì sẽ là người đạo đức.

Cả tôn giáo và khoa học đều cần đạo đức. Đạo Khổng được tôn sùng mấy nghìn năm ở Á Đông vì đạo đó chuyên dạy đạo đức. Mặc khác, một số tôn giáo vẫn được người ta tôn sùng, vì lồng trong các lý thuyết về Thần thánh, người ta vẫn phải dạy về đạo đức. Chính cái yếu tố đạo đức lồng trong tôn giáo làm cho người ta có cảm giác rằng tôn giáo chính là đạo đức.

Trong đạo Phật, đạo đức là yếu tố then chốt xuyên suốt vì căn bản là từ Luật Nhân Quả nên liệu mà sống với nhau. Do vậy nó đã thúc đẩy đạo đức ngay từ ban đầu. Đỉnh cao tột cùng của đạo Phật là vô ngã – không còn cái ta.  Khi vô ngã hoàn toàn tức là đạo đức tuyệt đối, không còn ích kỷ, lòng từ bi tràn ngập vô biên. Nên khi theo đạo Phật là ta yên tâm, ta đã đặt đúng con đường mà cả nhân loại này đều cần, tất cả chúng sinh trong pháp giới đều cần, đó là đạo đức.

Và rồi Thượng tọa phân tích, chứng minh cho thấy “Khi tôn giáo đến tột cùng của lẽ phải, tôn giáo đi con đường đạo đức. Khi khoa học đến tột cùng của chân lý; của trí tuệ, khoa học đó cũng tìm thấy đạo đức”. Còn bây giờ giữa khoa học và đạo đức khoảng cách vẫn rất xa. 

Để kết thúc buổi thuyết Pháp, Thượng tọa nhắc đến 2 câu thơ của Nguyễn Du: “Thiện căn ở tại lòng ta; Chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài”, trong đây chữ “Tâm” cũng được Thượng tọa đào sâu đáng kể về mặt ý nghĩa. Chữ Tâm mà Nguyễn Du ám chỉ là tâm đức (đạo đức), tâm còn có nghĩa là tâm linh (tâm linh giải thoát). Nói chung, chữ tâm có nhiều nghĩa, mỗi người tùy theo trí tuệ của mình mà hiểu chữ tâm đó là gì.

Sau buổi thuyết Pháp, chùa Tứ Kỳ còn tổ chức Lễ Quy Y Tam Bảo cho trên 800 Phật tử, và trong số đó có rất nhiều thành viên trẻ, đặc biệt hơn là nam giới. Tại buổi lễ, ĐĐ Thích Nghiêm Giám thay mặt cho Thầy Bổn sư là TT Thích Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang (BRVT), giải thích về ý nghĩa và trao truyền Tam quy – Ngũ giới – Bảy điều nguyện cho các thành viên phát tâm quy y để chính thức trở thành đệ tử của Đức Phật. 

Dưới đây là một số hình ảnh về toàn cảnh buổi thuyết giảng của TT Thích Chân Quang tại chùa Tứ Kỳ – Hà Nội:

HÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲHÀ HỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA TỨ KỲ

TUỆ ĐĂNG

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất