Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA...

NGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANG

-

Sáng ngày 19/07/Quý Tỵ (nhằm ngày 25/08/2013), tại chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã diễn ra Đại lễ Vu Lan PL.2557 – DL.2013 trong không khí trang nghiêm đạo vị.

Đến tham dự và chứng minh buổi lễ có: ĐĐ Thích Tâm Phương – Trụ trì chùa Nghĩa Long trong BTS tỉnh Hà Tĩnh; ĐĐ Thích Chí Thành – Trụ trì chùa Thiên Trúc (Hà Tĩnh); TT. Thích Chân Quang cùng Chư tôn đức Tăng Ni Thiền Tôn Phật Quang.

Về phía chính quyền có: Ông Lưu Công Vinh – Phó Giám Đốc Sở Nội Vụ – Trưởng Ban Tôn Giáo tỉnh Nghệ An; ông Nguyễn Hồng Tiến – Phó Phòng PA 88 tỉnh Nghệ An; bà Đinh Thị Diệu Cầm –  Đội Trưởng Đội An Ninh Tôn Giáo Phòng PA 88; ông Lê Khánh Hòa – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn; ông Lê Khắc Thiết – UV Ban Thường Vụ huyện Ủy – Trưởng CA huyện Nam Đàn; cùng các vị trong BCH Công an huyện, Đội An ninh Công an huyện Nam Đàn.; ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UB MTTQ huyện Nam Đàn và các anh chị thuộc Đảng Ủy, HĐND, UBND; ông Võ Văn Việt – Phó phòng Nội vụ – Trưởng phòng Tôn giáo huyện Nam Đàn, các anh chị thuộc Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Nam Thanh; ông Nguyễn Hùng – Bí thư Đảng ủy, ông Nguyễn Đình Cung – Chủ tịch UBND; ông Võ Văn Trình – Chủ tịch MTTQ xã và các Ban ngành của xã.

Ngoài ra còn có sự hiện diện của trên 3000 Phật tử đến từ các tỉnh lân cận và tại địa phương.

Chùa Viên Quang hôm nay trở nên nhộn nhịp hơn hẳn mặc dù công trình xây ngôi Chánh điện mới chưa hoàn thành nhưng mọi người đến chùa đều mang niềm hỷ lạc hân hoan trong tinh thần đón mừng Đại lễ Vu Lan mà ngoài những nghi thức tâm linh còn được nghe TT Thích Chân Quang thuyết giảng về ý nghĩa mùa Vu lan. Khái niệm này có 2 ý nghĩa và có 2 Phật sự: một là về tâm linh; hai là về đạo đức. Ý nghĩa đạo đức thứ nhất là nói về lòng biết ơn, lòng hiếu kính đối với cha mẹ. Ý nghĩa tâm linh là nói đến hoạt động của người sống, nhờ câu kinh, tiếng kệ, bài chú, bát cơm, v.v… để giúp cho những người chết chưa được siêu thoát thì nhân mùa này sẽ được siêu thoát. Chính vì vậy mà nơi đây, ngôi chùa hiện hữu bao đời mang mạch sống tâm linh và cũng là điểm tựa tinh thần của những người con Phật xứ Nghệ huyện Nam Đàn này.

Chùa Viên Quang lâu nay vắng bóng sự hiện hữu của Chư Tăng Ni để tiếng kệ lời kinh cùng mõ sớm chuông chiều vang vọng trên quê hương của họ. Và đặc biệt hơn là được lắng nghe Chư Tăng thuyết giảng Phật pháp, đây là niềm hạnh phúc lớn nhất vì nhờ Phật pháp họ có được định hướng cho mọi hành động tốt đẹp để sống an lạc. Với lời ca mộc mạc “Từ lâu lắm con mong Thầy, cùng Tăng Ni mau về đây…” đã nói lên khát vọng của người dân địa phương về một ước mơ thuần thiện này. Chúng ta thấy đến với Pháp hội tại chùa Viên Quang có rất nhiều gương mặt trẻ – trí thức phát tâm quy y, phụng sự Tam Bảo, nhiệt tình lao tác công quả và có một đời sống tâm linh hướng thiện thể hiện trên gương mặt từ ái, trầm tĩnh, có bản lĩnh, biết làm vui lòng người khác. Qua đó cho thấy khi nói đến đạo Phật, người ta liền nghĩ đến đạo đức, một nếp sống hướng thượng là điều có thật.

Trong chương trình Vu Lan, điểm nhấn là bài Pháp thoại của TT Thích Chân Quang nói về Ý NGHĨA MÙA VU LAN.  

Về mặt ý nghĩa đạo đức, Thượng tọa phân tích về Tứ Ân mà Đức Phật dạy hàng đệ tử phải thường ghi nhớ, đó là ân cha mẹ; ân Sư trưởng, thầy tổ, thầy cô giáo; ân nghĩa của quốc vương, nói rộng ra là những người làm công tác lãnh đạo chính quyền chân chinh; và ân Đức Phật, ân Tam bảo là ân cao tột. Cũng bởi vì Phật cho ta đạo lý, cho ta biết thay đổi từng ý nghĩ nhỏ nhặt nhất của mình, cho ta con đường đi để trở thành con người tốt, cho ta lối về để ta vượt lên trên cõi Thánh, mở cho ta con đường đi đến tuyệt đối vô biên… Cho nên ân nghĩa của Phật là không thể tính được. 

Chính vì 3 cái ân đầu mà đạo Phật có tính nhập thế rất là chu đáo. Chúng ta cứ tưởng đạo Phật là đạo xuất thế vượt khỏi trần gian, coi thường mọi chuyện trên đời, vì nghĩ mọi chuyện trên đời này là vô thường, là hư dối, nhưng thực sự đạo Phật có tính nhập thế rất tích cực thông qua đạo lý về sự biết ân này. 

Thường ta dễ quên ân, đây là đặc tính tự nhiên của con người. Bản năng của con người là giúp ai thì ta nhớ mãi mà ai giúp mình thì mình rất mau quên. Bản năng này xuất phát từ tâm lý “Khi chịu ân ai ta có cảm giác mình thấp hơn người đó”. Tính kiêu mạn của con người là mình không bao giờ chịu thấp hơn ai, nên không muốn mang tiếng rằng mình đã nhờ vả người khác.  Chính cái tự ái, tự kiêu của con người làm ta không muốn nhớ tới cái ân đó tận trong thâm sâu của mình. Vì kiêu mạn, tự ái con người bỗng thành kẻ vô ân bạc bẽo và không có đạo đức. 

Trong Tương Ưng Bộ Kinh Đức Phật dạy về lòng biết ân rất kỹ lưỡng.  Con người đã thọ ân rồi không được quên ân. Khi Đức Phật ngồi 49 ngày đêm dưới cội cây bồ đề nhập định thành Phật, trước khi rời khỏi khu rừng đó đi giáo hóa, bắt đầu cuộc đời hoằng hóa vĩ đại của mình, Ngài quay lại đứng nhìn cây bồ đề 7 ngày. Đó là bài học biết ân, đạo đức biết ân vĩ đại của một Đức Phật.

Để có thể biết ân được người khác ta phải khiêm hạ, thấy mình thấp bé, nhớ những lúc hàn vi khốn khó. Vì không muốn nhớ tới những lúc khó khăn ta đã quên luôn ân nhân của mình. Nếu ta khiêm hạ, chấp nhận đời mình có những lúc khó khăn, đã có bao nhiêu người giúp đỡ thì chúng ta phải biết trong cuộc đời của mình đã chịu ân biết bao nhiêu người. Có khi không đền ân được nhưng ta không được quên, tức là ta đã có đạo đức. Lòng biết ân là giềng mối của bao nhiêu đạo đức trong lòng chúng ta. Nếu có cơ hội để đền đáp ân nghĩa thì thực là tuyệt vời. Tất cả tuỳ thuộc ở việc chúng ta có sẵn sàng để thực hiện hay không.

Điều ta thọ ân trên đời là vô lượng, tính không hết được. Chỉ người không có trí tuệ mới thấy rằng mình chịu ân rất ít. Ngược lại, người có trí tuệ thì hiểu ra một điều ta chịu ân rất nhiều người trong cuộc đời này. Từ nhà đến chùa ta đã chịu không biết bao nhiêu ân nghĩa: chẳng hạn, con đường ai làm cho ta đi, mái chùa ai xây, tượng đài ai dựng, nước uống ai lo, thảm đẹp ai trải…Từ nhà đến đây không bị trộm cướp là công của ai. Nếu ở đây không có đạo lý, không có luật pháp thì ta sẽ làm gì? – Đánh nhau, cướp giật, hỗn loạn. Do đó, khi có trí tuệ một chút ta sẽ giật mình là cuộc đời mình quá nhiều ân nghĩa. 

Để đáp lại vô số ân nghĩa trên cuộc đời này mà chúng ta không thể đền ân trực tiếp được, chúng ta còn một cách duy nhất, đó là sống bằng cả trái tim với tất cả tương lai, với tất cả cuộc đời mình, tức sống yêu thương, tử tế, chăm lo cho mọi người chung quanh. Thì như vậy cuộc đời ta bổng nhiên biến thành nguồn công đức.

Ai không thể sống yêu thương tử tế với mọi người thì họ là người vô ân, bạc bẽo, không có đạo đức. Ai vì mình mà sống ích kỷ, sống cho bản thân thì người đó tệ lắm. Vì vậy được làm người, có trí tuệ thì đừng bao giờ chỉ sống cho mình. Hãy nối tiếp dòng chảy ân nghĩa từ ngàn xưa mà tiếp tục xây dựng cuộc đời, bởi tình yêu thương đối với mọi người quanh ta. Trái tim mình không được ngủ yên, không được khô khan, lạnh lẽo, vô cảm. Ngược lại, trong trái tim này phải thắp lên ngọn lửa yêu thương đối với cuộc đời, đối với đất nước, và đối với nhân loại. Trước Tam bảo, ta hứa với Phật, dặn lòng mình, từ đây mãi mãi nguyện đem hết trái tim, đôi tay này để sống vì tất cả.

Còn về mặt ý nghĩa tâm linh, ngày rằm tháng bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân. Là người đệ tử Phật, chúng ta nên góp phần siêu độ chúng sinh ở cõi âm. Trước hết chúng ta tụng sám cầu siêu độ chúng sinh nơi địa ngục, nguyện cho những chúng sinh đó sớm thoát tội khiên để nương nhờ Phật pháp mà sinh về cõi lành. Để tiếng tụng của ta vọng sâu xuống địa ngục thì lòng ta phải hết sức thành kính, thanh tịnh. Một khi họ đã chuyển tâm thì sự trừng phạt sẽ được giảm bớt, đó là cách chúng ta cứu giúp thân quyến dưới địa ngục, không bằng vật chất mà bằng tâm thành để trì tụng.

Sau cùng, Thượng tọa nhắc nhở: Mùa Vu Lan quý Phật tử cố gắng đến chùa tụng niệm với tất cả sự thành kính của mình để giúp cho các tội nhân ở địa ngục biết tội mà thoát khổ. Tóm lại, mùa Vu Lan tháng 7 chúng ta có 2 việc phải làm:

1/ Nhớ lại bao nhiêu ân nghĩa trên đời mà ta đã thọ để biết sống tốt hơn.

2/ Nghĩ tới những vong nhân người mất, dùng nghi thức tâm linh để cầu siêu hóa độ cho họ.

Thể theo chương trình, Lễ Vu Lan tại chùa Viên Quang còn diễn ra nghi thức tụng Sám Vu Lan; tụng kinh cầu siêu cho những chúng sinh nơi địa ngục, lễ quy y, tọa thiền, vấn đáp. Số lượng Phật tử biết đến đạo tràng, và về chùa tu tập ngày càng đông, Phật tử lắng nghe Phật Pháp với sự chú tâm thiết tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy rõ sự ham tu hiếu học của Phật tử địa phương, nhất là với công phu thiền định./.

Dưới đây là một số hình ảnh về quang cảnh Đại lễ Vu Lan tại chùa Viên Quang – Nghệ An:

NGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANGNGHỆ AN: HƠN BA NGHÌN NGƯỜI DỰ LỄ VU LAN TẠI CHÙA VIÊN QUANG

 

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất