Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Nhân Qủa Giàu Nghèo

-

Ò ó o … o … o … Sao hôm nay có tiếng gà gáy vậy nhỉ? À, nhớ rồi, đó là nhạc chuông báo thức của mình cơ mà! Nhanh lên huynh đệ ơi, cùng muội đi đến ngôi nhà thân yêu Chúng Thanh Niên nhé! Cũng một con đường thân quen ngày nào với những giọt sương long lanh đang giăng đầy trên cánh hoa bằng lăng tím, sao bỗng nhiên trong muội có cảm giác nôn nao như chờ đợi một điều gì đó vậy nhỉ?…Đôi chân thoăn thoắt, muội đến một nơi đầy ắp tiếng cười, đong đầy yêu thương và cũng chính là nơi để cảm thông và chia sẻ. Thật vậy, những giây phút thiêng liêng, ấm nồng đạo vị luôn đọng mãi trong tim thật sự không thể xóa nhòa.

Nhân Qủa Giàu Nghèo

Vừa bước tới thấp thoáng bóng dáng huynh đệ rộn rã tiếng cười, chuẩn bị “theo dấu chân Thầy” đi đến Long An – một miền quê yên bình với vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, thấm đẫm tình người, hứa hẹn một ngày thật ý nghĩa! Tuy vậy, lực lượng huynh đệ ở lại sinh hoạt cũng đông không kém. Ba tiếng chuông khẽ ngân vang báo hiệu thời tụng kinh đã đến. Tiếng nhạc du dương, trầm lắng hòa cùng những Lời Khấn Nguyện làm lay động lòng người: “Xin kẻ mù được sáng, kẻ điếc lại được nghe…”, để họ biết được cuộc sống này tươi đẹp biết nhường nào, cho cõi đời này vơi đi chút đau thương. Sau đó huynh đệ ngồi bắt chân kiết già, biết rõ toàn thân đến từng hơi thở trong thời thiền 30 phút an lạc nhẹ nhàng.

Nhân Qủa Giàu Nghèo

Ngày hôm nay, Tổ 5 “tròn tròn” gửi đến huynh đệ bài giáo lý “Nhân Quả Giàu Nghèo”. Trong cuộc sống của chúng ta, có người giàu, có người nghèo, nhân quả ra sao, tội phước như thế nào? 

Nhân Qủa Giàu Nghèo

Nhân quả đầu tiên vô cùng dễ thấy mà đa số mọi người đều biết. Giàu có là do rộng lượng, bố thí, siêng năng giúp đỡ người khác. Nghèo túng là do hà tiện, bỏn xẻn, ích kỷ, không chịu bố thí. 

Cán bộ công chức có tâm, có tầm, lo được cho nhân dân thì sẽ giàu; quan chức bất tài, hạch sách, hà hiếp, gây khó dễ và làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân thì sẽ nghèo, sớm bị đào thải.

Siêng năng trồng, bảo vệ rừng sẽ trở nên giàu có; người chặt phá cây rừng, làm tổn hại đến rừng sẽ bị nghèo khổ.

Nhân Qủa Giàu Nghèo

Người siêng năng, nhiệt tình làm những việc công ích lớn sẽ được giàu có; người né tránh, lười nhác, không chịu tham gia làm việc công ích trong cộng đồng thì sẽ bị nghèo khổ. Đây là nhân quả rõ ràng, lao động công ích là việc chung của cộng đồng như phụ bắt cầu, làm đường xá, vớt rác dòng kênh… nếu ta siêng năng làm công ích lớn thì sẽ có phước lớn để giàu cả những kiếp sau và ngược lại.

Người dùng lời nói của mình siêng năng khuyên nhủ người khác làm phước, làm thiện thì người đó sẽ giàu, người mà xúi người ta làm những điều tà bậy thì sẽ nghèo. Khi chúng ta rủ mọi người cùng làm những việc công ích, phước thiện… thì những người nghe làm theo như vậy họ sẽ tạo công đức riêng cho họ, kiếp sau chính họ được giàu có, gặp mình tự nhiên họ có cảm giác thương mến, cứ muốn đem tiền, đem đồ tặng mình mà không hiểu vì sao. Thực ra đó là sự đền ơn cho những lời khuyên từ kiếp trước, nhờ mình khuyên mà họ được giàu sang như hôm nay. Vì vậy, tự nhiên chúng ta cũng được khá giả lên nhờ rất nhiều người cho, tặng, biếu từ tiền bạc, quà cáp đến cơ hội làm ăn…

Nhân Qủa Giàu Nghèo
Cung kính cúng dường một Bậc chân tu thánh thiện sẽ được quả báo giàu sang, hạnh phúc. Lợi dụng bòn rút của Bậc chân tu thánh thiện quả báo nhận lãnh tất yếu là nghèo khổ, cơ cực.

Nghèo do chi nhiều hơn thu, hưởng nhiều hơn phước mình có. Giàu do chi ít hơn thu, không hưởng thụ phung phí, sử dụng rất tiết kiệm phước của bản thân.

Giàu là do làm nghề tạo ra phước và làm một cách tận tụy. Nghèo là do làm nghề tạo ra tội và làm một cách hăng say.
Nghèo là do tiêu xài phung phí những vật dụng hàng ngày như điện, nước, cơm gạo, thức ăn, quần áo…Biết tiết kiệm, sự dụng hợp lý vật dụng hàng ngày giúp khá giả hơn, nhân quả xa hơn. Mỗi một giọt nước, một hạt cơm lãng phí là mỗi giọt nghèo nhận lấy. Người không biết quý trọng từng hạt cơm, từng miếng thức ăn mà để thừa mứa đổ đi là nhân của nghèo đói. Người mua cả trăm bộ quần áo nhưng không mặc hết lại không chia sẻ cho ai thì đích thị là nghiệp của thiếu thốn, nghèo khổ.
Nghèo là do bóc lột công nhân, giàu là do chăm lo đời sống của công nhân.

Ngoài ra, có “Bốn nguyên tắc vàng chuyển nghiệp nghèo”, vừa chuyển nghiệp vừa cho chúng ta cảm nhận được hạnh phúc về tinh thần trong cảnh nghèo mà Sư Phụ đã đúc kết qua nhiều năm chiêm nghiệm. 
Thứ nhất: Không bao giờ mong giàu vì điều đó sẽ khiến tâm hồn ta lúc nào cũng bị dằn vặt đau khổ khi không đạt đến sự giàu có.

Thứ hai: Biết mình nghèo là do sai lầm nào đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ việc này đồng nghĩa với việc ta cần sám hối nghiệp xưa.

Thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo này mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên cuộc đời, lòng biết ơn, sự hạnh phúc đối với những điều tốt nhỏ nhất,… điều mà nếu giàu chưa chắc ta có được tấm lòng này. Người có trí tuệ và đạo lý thì cảnh nghèo là điều kiện để rèn luyện tâm hồn, bản lĩnh và đạo đức, là ý chí cố gắng nỗ lực vươn lên, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công.

Thứ tư: Sống trong cảnh nghèo nhưng vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ người xung quanh.

Nhân Qủa Giàu Nghèo

Trong đời sống hằng ngày, nếu lỡ không may ta là người nghèo. Nhưng ta là người đạo đức, là đệ tử Phật, ta hứa với lòng không bao giờ vì thiếu tiền mà làm chuyện sai lầm, dù chết cũng không làm. Dù nghèo nhưng vẫn phải giữ được phẩm giá của mình, khiêm hạ nhưng không hèn hạ, không luồn cúi nịnh bợ người giàu và không bao giờ được quên tu tập tâm linh. Sư chuyển nghiệp từ nghèo lên giàu đòi hỏi cả một quá trình cố gắng nỗ lực không ngừng, không dễ ngày một ngày hai mà được. Tu không đợi, càng nghèo càng phải tinh tấn tu hành để có đạo lý, có niềm tin mà sống đúng, chuyển nghiệp, rồi đến lúc khá giả ta sẽ không kiêu mạn mà vẫn vững bước tu hành vượt lên thành Thánh. 
Còn đối với người giàu, tiền là trách nhiệm, nghĩa vụ, ta phải sử dụng sao cho đúng mà không lãng phí. Giữ tâm ý cẩn thận, không kiêu mạn, khinh người. Dùng đồng tiền để giúp người nhưng phải kín đáo, không được khoe khoang. Người giàu càng phải có lao động, công ích như vớt rác, đắp đường, các lao động tay chân… thì phước giàu mới bền vững, kéo dài được. Và điều vô cùng quan trọng là vẫn phải tinh tấn tu tập tâm linh để vượt lên, tránh rớt xuống tâm kiêu mạn, chấp công, hưởng thụ, ích kỷ để mang nghiệp nghèo trở lại. 

Kết thúc bài giáo lý, huynh đệ cùng dùng bữa cơm trưa rồi lên đường về chùa Pháp Đàn, Long An nghe Sư Phụ giảng. Bài giảng hôm nay của Sư Phụ là: Những điều ta muốn trong cuộc đời. Qua bài giảng, Sư Phụ chia thế gian thành hai loại người: Người chỉ thích làm những điều mình muốn và người biết kiểm soát cái muốn. Phàm là người ai cũng có cái ao ước, cái mong muốn riêng nhưng người có trí tuệ và đạo đức sẽ biết kiểm soát cái muốn đó, tránh hậu họa về sau. Có những cái muốn tốt và những cái muốn xấu, những cái muốn mạnh ta có thể nhìn thấy và những cái muốn thầm kín ta không thấy, là phàm phu không đủ trí tuệ để nhìn ra nên qua đó Sư Phụ cũng nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận với cái muốn của mình.

Nhân Qủa Giàu Nghèo

Nhân Qủa Giàu Nghèo

Nhân Qủa Giàu Nghèo

Nhân Qủa Giàu Nghèo
Kết thúc buổi giảng pháp, huynh đệ ra về trong niềm hân hoan vô bờ bến, một tuần mới lại sắp bắt đầu, cầu chúc huynh đệ những điều tốt lành, may mắn và tinh tấn nhé ạ.

CTN Phật tử Phật Quang TPHCM

 

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất