Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và...

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề “Thiền và cuộc sống” tại chùa Hoằng Phúc

-

Nhân sự kiện tượng Phật ngọc vì hòa bình thế giới được tôn trí tại chùa Hoằng Phúc (thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) từ ngày 27/03 – 05/04/2016, nhận lời mời của TT Thích Đức Thiện – Tổng thư ký HĐTS GHPGVN, sáng ngày 29/03/2016, TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN đã quang lâm thuyết giảng về đề tài THIỀN VÀ CUỘC SỐNG, với sự tham dự trên 1000 đồng bào Phật tử các giới tại Quảng Bình và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, có sự thính Pháp của ông Lê Văn Bảo – Chủ tịch huyện Lệ Thuỷ; ông Nguyễn Quang Năm – Bí thư huyện; bà Ninh Thị Hoà – Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Lệ Thuỷ; ông Lê Hữu Bình – Chánh văn phòng huyện.

Ý nghĩa bài Pháp thoại xoáy sâu vào những góc cạnh liên quan đến Thiền định, chỉ rõ vai trò Thiền định đối với cuộc sống và lợi ích của con đường tu tập đem lại.

 Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Trước khi đi vào bài Pháp thoại, Thượng Tọa đã giới thiệu đôi nét về tượng Phật Ngọc hòa bình – bức tượng được điêu khắc bằng khối ngọc màu lục bảo rất đẹp, đã đi khắp thế giới. Và được TT Thích Đức Thiện – Tổng thư ký HĐTS GHPGVN kết hợp cùng UBND huyện Lệ Thủy tổ chức đại lễ cung nghinh tượng Phật Ngọc đặt tại chùa Hoằng Phúc cho nhân dân chiêm ngưỡng, lễ bái. Đây không phải Phật ngọc lớn nhất nhưng lại là Phật ngọc có màu sắc đẹp nhất, đẹp đến nỗi thu hút tầm nhìn cả những người không ham châu báu, vàng ngọc cũng phải suýt xoa tán thán.

Trước khi Phật ngọc được tạc, đó chỉ là một khối ngọc khổng lồ. Khối ngọc ấy được một Phật tử hảo tâm người Úc – ông Ian Green mua lại, với mục đích là tạo ra một Phật tượng. Nhà hảo tâm cho rằng khối ngọc này là cái quý giá, được kết tinh từ những tinh túy của trời đất, nên chỉ dành cho đấng tôn quý nhất, đó là Đức Phật. Chứ nếu đem khối ngọc này chế tác thành những món đồ trang sức cho một cá nhân nào đó thì hoá ra khối ngọc đó không có giá trị lớn lắm. Cho nên, Phật tử nào có duyên đến đây chiêm bái, kính lễ Phật ngọc thì được cái phước rất lớn, bởi đây là tấm lòng của biết bao con người hướng về.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Đi vào nội dung bài Pháp thoại, Thượng toạ chia sẻ: TT Thích Đức Thiện đề nghị Người thuyết giảng đề tài “ THIỀN & CUỘC SỐNG”. Tuy nhiên, “Thiền” là cái lõi của đạo Phật, là đỉnh cao của sự tu tập trong đạo Phật nên rất khó. Lại nữa, chùa Hoằng Phúc mới xây dựng nơi vùng này, nên chỉ là sự khởi đầu của một đạo Phật mới bắt đầu tiếp cận được với đại chúng. Cho nên, khi mới đến với đạo Phật mà nghe nói về thiền và tu thiền thực sự đối với họ vẫn còn mới mẻ và cao siêu quá, đây là một bước nhảy vọt xa quá, nên Thượng toạ ngại, Người chưa muốn nói.

Thế nhưng với cái nhìn của TT Thích Đức Thiện – Người tin tưởng người dân Lệ Thủy, Quảng Bình, tuy họ mới biết đạo Phật nhưng đều là những bậc thượng căn, có thể nhanh chóng học lấy một pháp tu khó nhất trong đạo Phật không bao lâu, nên đừng sợ và cứ nói Thiền cho Phật tử. Do tin vào sự đánh giá của TT Thích Đức Thiện mà hôm nay Thượng toa Giảng sư Thích Chân Quang mạnh dạn thuyết giảng về Thiền.

Để hiều về “Thiền”, phần mở đầu, Thượng tọa đưa ra nhiều ví dụ dẫn dắt. Rằng:  đạo Phật có nhiều phép tu (tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật, trì chú, bố thí…) tùy trình độ và tùy con người. Và dù tu pháp môn nào vẫn phải quy đồng nơi Thiền định cả. Do đó, khi nghe ai tu pháp môn gì chúng ta cũng hoan hỉ, bao dung, đón nhận hết, vì biết rằng cuối cùng đều gặp nhau ở Thiền định mà thôi.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Đức Phật của chúng ta khi còn ở hoàng cung là người viên mãn mọi đức hạnh, rất giỏi võ, giỏi khí công. Đến khi Ngài xuất gia đi tu thì cũng chuyên sâu Thiền định và Ngài chứng Thiền rất sâu, đắc được thần thông có thể bay được, nhưng vẫn không diệt được bản ngã. Do vậy, Ngài từ bỏ các ông thầy của mình để đi tìm một con đường khác. Trải qua một thời gian, Ngài phát hiện: Cái khổ hạnh khống chế bản năng của thân xác phải chăng chính là con đường, nên Ngài kết hợp cái định đã đắc được với những thế hành xác mà bây giờ gọi là yoga. Ngài dùng sức định của mình tập luyện những tư thế yoga khó khăn nhất trong 6 năm cũng không thành công.

Cuối cùng, Ngài mới từ bỏ khổ hạnh để đi vào thiền định một cách trung dung. Và Ngài chứng được đạo quả vô thượng, lúc đó Ngài diệt trừ tất cả bản ngã. Do đó,  Thiền định là đỉnh cao, là giai đoạn cuối cùng của một người muốn tu chứng.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Thượng toạ nhấn mạnh: Tuy Thiền là cái lõi của đạo Phật, nhưng nếu chỉ có cái lõi thì cây không sống được, phải có rễ, thân, lớp giáp bên ngoài, vỏ cây, cành, lá, hoa trái, nước tưới, không khí, v.v… Cũng vậy, Thiền là cái lõi của đạo Phật, nhưng bao quanh cái lõi đó cần có rất nhiều công hạnh khác. Ví dụ một người tu Thiền nhưng vẫn phải kính Phật, tụng kinh, bố thí, và công quả lao tác phụ chùa, tức là làm vô số điều phúc lành… thì cái lõi Thiền định đó mới lớn dần lên được.

Có những người dạy đạo (đạo Phật hoặc đạo khác), khi họ đề cao một pháp môn gì thì chỉ dạy mọi người một pháp tu đó. Như vậy là phiến diện, cực đoạn, là một chiều, nên không thể đạt được chân lí. Vì chân lí là vô hạn, vô biên, không có cái hẹp hòi, không có cái giới hạn, không có đứng một góc. Tuy chúng ta tu cái lõi nhưng phải biết hết cả rễ, cành, lá… Nói chung, Thiền rất khó, nhưng cái khó đó mà chúng ta làm được thì mới có kết quả của sự vĩ đại. Từ phàm mà trở thành Thánh là một sự vĩ đại phi thường, nên ta không thể nào đi bằng con đường dễ dàng, không thể thực hành một công hạnh bình thường mà thành tựu được.

Nhân nói đến việc khó – dễ của tu Thiền, Thượng toạ kể lại câu chuyện lúc Người trao đổi với Lãnh đạo chính quyền huyện đến thăm, ông Chủ tịch nói: “Huyện Lệ Thủy là một huyện nghèo, vì làm nông nghiệp, nhưng với tư cách là một người Lãnh đạo huyện thì lúc nào ông cũng mong cho huyện giàu lên, cho dân được no ấm hết. Nghe thế! Thượng toạ góp ý: Để cuộc sống của mọi người được cải thiện, phát triển thì chúng ta cần giáo dục người dân Lệ Thủy, rồi người dân Lệ Thủy sẽ giàu lên liền, nếu tất cả người dân ở đây đều đối xử với nhau thân thiện, hiếu khách thì khách sẽ tới đây hoài. Dĩ nhiên còn nhiều cái khác để khai thác, nhưng cái đầu tiên ta cần là lòng hiếu khách của tất cả mọi người dân từ già cho tới trẻ.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Và Thượng toạ đề nghị ông Chủ tịch nên yêu cầu Phòng giáo dục soạn giáo án dạy cho tất cả học sinh về lòng hiếu khách. Đây là điều mà huyện phải làm để xây dựng hình tượng cho huyện Lệ Thuỷ là huyện thân thiện hiếu khách. Chỉ nhiêu đó thôi mà tiếng đồn lan xa, khách sẽ đổ về Lệ Thủy, và chúng ta tiếp tục xây dựng nhiều hạng mục khác hấp dẫn nữa thì Lệ Thủy sẽ trở thành điểm đến của trong nước và ngoài nước liền. Do Lệ Thủy là nơi có phong cảnh hữu tình, có thể phát triển du lịch. Và lòng hiếu khách chính là sợi dây liên kết, giữ chặt những con người đã từng đặt chân đến đây, để họ nhớ, họ lại đến với vùng đất có những con người chân chất, đáng mến.

Việc xây dựng cho Lệ Thủy trở thành một địa điểm đến thì Thượng toạ đề xuất: Nên làm sao để mỗi người dân đều là một chuyên viên du lịch. Nói về chuyên viên du lịch không có gì khó cả, chỉ làm hai điều thôi. Một là tu thiền cho giỏi; hai là luôn luôn có thái độ thân thiện, hiếu khách với những ai đặt chân đến đất Lệ Thủy của mình. Vấn đề là các Phật tử phải giỏi thiền, vì đây là điều mà cả thế giới đang quan tâm, nhưng chưa nơi nào đạt được. Cho nên ta cần khai thác Thiền định, phát triển Thiền định, phổ biến Thiền định trở thành một điểm son nổi trội của đất nước ta, của địa phương ta để thu hút du khách trên thế giới tìm về.

Hiện nay, Thiền định là đỉnh cao của sự tu tập, nhưng không phải một mình ta thấy, cả thế giới tri thức đều thấy điều đó. Đã có vài nước đang bắt đầu thí điểm, ví dụ Hàn Quốc, Tây Ban Nha đã đưa Thiền vào một vài trường đại học, xí nghiệp, mặc dù nơi đây đạo Tin Lành chiếm đa số. Hoặc ở Ấn Độ, người ta đã đem Thiền vào nhà tù để giáo dục cải tạo con người. Đặc biệt, Thiền còn trở thành môn học bắt buộc trong ngành giáo dục của một số quốc gia trên thế giới. Nhân đây, Thượng toạ cũng lý giải Thiền là gì, mà người Nhật họ ứng dụng hết vào trong mọi lĩnh vực, nên họ trở thành tinh tế, sâu sắc và đạo đức.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Nói về vai trò của Thiền định, Thượng toạ chỉ ra rằng: Thiền định làm cho tâm hồn ta trầm lắng. Nhờ sự trầm lắng đó mà trí tuệ và sự sâu sắc được phát sinh, giúp ta biết trân trọng từng điều nhỏ nhặt trong cuộc đời này. Đây cũng là sự khác nhau giữa một người phàm với một bậc Thánh. Bậc Thánh là người biết coi trọng những điều nhỏ nhặt, còn người phàm thì bỏ sót, đi qua những điều nhỏ nhặt.

Lại thêm, để có thể đi lên, sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì ta phải đi lên từ trí tuệ, mà trí tuệ lại bắt nguồn từ Thiền định. Thiền giúp chúng ta sống trí tuệ, sâu sắc, kín đáo và cẩn trọng hơn. Nó giúp ta thay đổi được 3 điều là: Đạo đức, trí tuệ; thay đổi thái độ ứng xử của mình với cuộc đời; thay đổi cách xử lí công việc. Vậy nên, Thiền là sự thèm khát, là sự ngạc nhiên của thế giới.

Khi thế giới nghiên cứu về các tôn giáo và họ tìm thấy đạo Phật, họ ngạc nhiên vô cùng khi Thiền mở ra một con đường để tâm của con người trở thành tâm linh cao siêu, và điều này đã được Đức Phật trình bày rất logic trong các kinh điển. Cho đến nay, Thiền được thay đổi để phù hợp với từng vùng miền, từng con người. Tuy nhiên, Thiền của Đức Phật dạy ngày xưa vẫn là đúng đắn, chính xác nhất.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Đi sâu vào bản chất của Thiền, Thượng toạ phân tích Thiền là sự tĩnh lặng của tâm hồn, nhưng giấu đằng sau sự tĩnh lặng đó là vô số những điều lớn lao, ý nghĩa. Đầu tiên là đạo đức yêu thương. Thứ hai là sự khiêm cung, kín đáo, tôn trọng người khác.Thứ ba là thắng được bản ngã, khởi được tâm tôn kính Phật tuyệt đối. Thứ tư là một tinh thần đầy trách nhiệm với cuộc đời, với con người xung quanh. Người tu thiền mà tâm tĩnh lặng thì cuộc sống không phải đặt nơi mình nữa mà đặt nơi mọi người một cách tự nhiên, không gò ép. Lúc này, câu nói sống vì mọi người mới thực sự là có ý nghĩa.

Muốn thực hành Thiền định thì tâm ta phải tĩnh lặng, nghĩa là ta không suy nghĩ gì nữa. Nhưng để tâm ta tĩnh lặng rất khó vì não luôn động, kể cả trong giấc ngủ, kể cả khi ta bị ai đánh ngất xỉu, não vẫn đang hoạt động không bao giờ ngừng được.  Cho nên, chúng ta phải chuẩn bị rất kĩ, không bao giờ được nói Thiền có thể nhiếp được tâm thanh tịnh trong một vài tuần, trong một vài tháng, trong một vài năm, mà ta phải hiểu tu Thiền không được gia hạn thời gian.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Tiếp theo, Thượng toạ hướng dẫn 3 điều con người cần làm để có thể nhiếp tâm – tu thiền định, đó là:

– Thứ nhất: Làm thật nhiều phước bằng cách giúp đỡ, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Phước là cái vô hình nhưng lại cho ta một sức mạnh bí mật bên trong, giúp ta muốn gì được nấy.

– Thứ hai: Hoàn thiện tâm hồn, gọt rửa đạo đức để tâm mình hoàn toàn vô ngã, không bị vướng vào tham, sân, si.

–  Thứ ba: Tập khí công. Để ngồi thiền bất động là điều rất khó, đòi hỏi một tiềm lực rất lớn, và để có tiềm lực to lớn đó ta phải tập khí công. Đức Phật của chúng ta từ lúc còn là thái tử đã là một người khí công, nội công rất phi thường. Và những vị đệ tử lớn của Đức Phật đều là giai cấp Sắc Đế Lợi – là những người giỏi về khí công, về nội lực. Cho nên các vị tu Thiền rất giỏi. Vì vậy, hôm nay khi đến với  đạo Phật, ta đi vào cái lõi của Thiền định, buộc ta phải có khí công. Đó là ta đi đúng con đường của Phật, của Tổ ngày xưa.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Trước khi kết thúc bài Pháp thoại, Thượng toạ còn nhấn mạnh một yếu tố nữa là những vị Cán bộ địa phương phải là những người tu Thiền nhiều hơn, chăm lo thật nhiều đến đời sống của nhân dân để mọi người đều có thể yên tâm tu tập theo đạo Phật mà cái lõi là Thiền định.

Đây là một bài Pháp thoại rất khó thực hành đối với những người mới tiếp cận với đạo Phật, nhưng Thượng toạ tin với trí tuệ là lòng tôn kính Phật tuyệt đối của người dân Quảng Bình nói chung và người dân Lệ Thủy nói riêng, mọi người có thể hiểu và vận dụng một cách sâu sắc, chính xác những gì Đức Phật chỉ dạy về Thiền. Tu thiền không chỉ làm mới đời sống tâm linh, làm mới nhận thức của chúng ta, mà còn làm thay đổi cả cuộc sống vật chất nữa.

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

Ngoài những yếu tố tích cực trên, bài Pháp còn mở ra một con đường mới, một gợi ý mới cho các vị Cán bộ huyện Lệ Thuỷ về bài toán thúc đẩy kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống con người, tạo môi trường tâm linh cho các Phật tử yên tâm tu tập. Tuy nhiên, để bài toán này có đáp số chính xác, cần những người Cán bộ năng nổ, có tầm nhìn, có sự nhiệt huyết với công việc, biết quan tâm sát sao đến cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt, những người Cán bộ phải là những người dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà đi đầu trong sự đổi mới đó. Chỉ như vậy, mới xứng đáng là tấm gương, tạo niềm tin cho mọi người đi theo./.

Tuệ Đăng

Hình ảnh buổi giảng của TT. Thích Chân Quang tại chùa Hoằng Phúc:

Quảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng PhúcQuảng Bình: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Thiền và cuộc sống" tại chùa Hoằng Phúc

 

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất