Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangLễ hội - Nghi lễThanh Hóa: Lễ khai ấn đền Trần và cầu quốc thái dân...

Thanh Hóa: Lễ khai ấn đền Trần và cầu quốc thái dân an

-

Tối ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng năm Đinh Dậu (nhằm ngày 10 – 11/02/2017, theo truyền thống Lễ khai ấn, phát ấn được tổ chức trang nghiêm, trọng thể tại đền Trần (thôn Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Buổi lễ mang tầm cỡ quốc gia với nhiều ý nghĩa nhân văn và tâm linh sâu sắc. Thông qua buổi lễ, mọi người hiểu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc. Từ đó, biết nguyện lòng yêu thương và gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

1_13-02-2017

Được biết, năm nay, Ban tổ chức khai ấn Đền Trần tại Thanh Hóa đã mời TT Thích Chân Quang – Phó Trưởng ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN làm cố vấn tâm linh cho chương trình Lễ khai ấn đền Trần và Lễ cầu Quốc thái Dân an.

Tham dự Đại lễ, về phía Lãnh đạo T.Ư có: Ông Trần Quốc Tỏ – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh Ủy Thái Nguyên; ông Trà Quang Thanh – Phó Vụ trưởng Vụ Tôn Giáo phụ trách phía Nam.

a41-copy_13-02-2017

Về phía GHPGVN có: HT Thích Viên Giác – Ủy Viên Ban Hoằng Pháp T.Ư GHPGVN; TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN, cùng TT Thích Nhuận Trí – Phó BTS PG, kiêm Trưởng Ban PG Quốc tế tỉnh BR-VT và Chư tôn đức Tăng Ni Thiền Tôn Phật Quang.
Về phía Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa có: Ông Nguyễn Đình Xứng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; ông Nguyễn Văn Lợi – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, cùng các Ông/Bà trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Lãnh đạo các Ban, sở, ngành cấp tỉnh,
Đại diện đơn vị tài trợ, các Doanh nghiệp tại Thanh Hóa ông Trịnh Xuân Nghiệm – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát.

a38-copy_13-02-2017

Về phía Lãnh đạo huyện Hà Trung có: Ông Đào Xuân Yên – Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện; Bùi Ngọc Tấn – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; ông Nguyễn Văn Tuấn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, cùng các Ông/Bà nguyên là Lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, các Ông/Bà trong Ban thường vụ huyện ủy, thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND, Chủ tịch MTTQ, Trưởng/Phó các Ban, Ngành, Đoàn thể, Đơn vị, Hội doanh nghiệp huyện Hà Trung; Hội đồng hương huyện hà trung tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Thanh Hóa.

a74_13-02-2017

Về phía Lãnh đạo xã, thị trấn có: Ông Nguyễn Thành Nam, Bí đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã Hà Dương; cùng các Ông/Bà Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; các vị Bô lão trong xã, Bí thư, Thôn trưởng, Hiệu trưởng các trường, các Cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã Hà Dương và các Phường xã thuộc thị xã Bỉm Sơn.
Ngoài ra, còn có hơn 10.000 người bao gồm phật tử, nhân dân cùng du khách thập phương trong và ngoài tỉnh về dự. Đồng thời có hơn 800 Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang miền Bắc và 150 Thanh niên huyện Đoàn Hà Trung tham gia phục vụ cho Đại lễ.
Đền thờ Trần Hưng Đạo, làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) có từ hàng trăm năm nay. Theo tài liệu lịch sử, năm 1285 anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo khi đi đánh giặc từ cửa Thần Phù đã đi theo sông Hoạt đến làng Thổ Khối. Do lực lượng yếu, Hưng Đạo Vương đã ẩn náu tại đây để củng cố lực lượng, tránh sự bao vây tấn công của quân Nguyên Mông.
Tháng 5/1285, khi lực lượng đã hùng mạnh, Trần Hưng Đạo tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược. Ông cùng quân và dân đã giành được những thắng lợi lớn, đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta. Để tưởng nhớ công lao của Trần Hưng Đạo, nhân dân làng Thổ Khối đã lập đền thờ ông. Đến nay, trải qua hàng trăm năm ngôi đền vẫn còn giữ được những nét nguyên sơ và nhiều hiện vật cổ, trong đó có ấn cổ thời Trần. Vì thế, ngôi đền này đã được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

a93_13-02-2017

Từ năm 2010 trở lại đây, chính quyền địa phương cùng nhân dân làng Thổ Khối đã khôi phục và tổ chức Lễ khai ấn tại ngôi đền này. Theo đó, cứ đến đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ khai ấn đền Trần lại được diễn ra.
Năm nay, hàng nghìn người đến dự Lễ đều được hưởng không khí trong lành, sạch sẽ, trật tự. Từ quốc lộ dẫn vào đến cổng đền, dọc hai bên đường phấp phới những lá cờ, các pa nô, băng rôn cổ động cho Lễ hội và đường phố sạch bóng, không có một mẩu rác nào, dù cho càng về đêm dòng người đổ về như trẩy hội.
Đặc biệt, trước khi Lễ khai ấn được diễn ra, Ban Tổ Chức và hàng nghìn người về dự Lễ đều được dùng tiệc chay với nhiều món chay thanh tịnh rất ngon, được Chư Tăng Ni, phật tử chùa Phật Quang chế biến từ nhiều loại rau, củ tươi xanh, màu sắc món rất bắt mắt, không chỉ giúp mọi người thay đổi khẩu vị, mà còn rất tốt cho sức khỏe và ai cũng no lòng để tham gia tốt suốt chương trình Lễ khai ấn và phát ấn sắp diễn ra.

a36-copy_13-02-2017

Đúng 19h30”, một chương trình văn nghệ thật đặc sắc do các ca sĩ biểu diễn và MC Thu Quỳnh duyên dáng trong vai trò dẫn chương trình đã làm ấm lên không khí Lễ hội. Hơn 1 vạn người ngồi khít bên nhau để cùng tham gia chương trình, cái ấm áp từ niềm vui thiện lành mang lại đã lấn át cái lạnh rét ngoài trời đang bủa giăng khắp thành phố Thanh Hóa.
Kế đến, sau chương trình văn nghệ, Lễ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN VÀ CẦU QUỐC THÁI DÂN AN chính thức diễn ra trong không khí thật thiêng liêng, với các nghi thức nghiêm trang, trọng thể.
Tại buổi Lễ, ông Bùi Ngọc Tấn – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đọc diễn văn khai mạc. Ông nhấn mạnh: Lễ khai ấn là tập tục có từ thế kỉ XIII của triều Trần, được tổ chức vào rằm tháng giêng hằng năm để các vua Trần tế lễ trời đất, tổ tiên nhằm thể hiện lòng biết ơn non sông, biết ơn cha ông.
Ngày nay, nó đã trở thành một điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, nhất là những người con xứ Thanh. Lễ hội đã trở thành dịp để con cháu bày tỏ lòng ngưỡng vọng trước những vị Thánh vương thời xa, trước những anh hùng không tiếc xương máu để tạc dáng non sông, dựng hình đất nước. Qua bao nhiêu thế kỉ, nó đã trở thành mạch nối linh thiêng, kết nối nguồn tâm linh của dân tộc từ xưa đến nay.

5_13-02-2017

Mở rộng hơn, lễ khai ấn còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lớn lao là cầu cho thiên hạ thái bình, thịnh trị; là lời nhắc nhở, giáo dục của các vua Trần khi đến bách gia trăm họ rằng phải biết tích phúc làm thiện, vun bồi đạo đức tròn đầy.
Trở lại với lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Trần được xem là triều đại lâu dài và hùng mạnh nhất. Hơn 175 năm trị vì với 12 đời vua, nhà Trần đã để lại những trang lịch sử hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách, nhất là cuộc chiến chống quân xâm lượng Nguyên – Mông. Cho đến nay, nhà Trần vẫn nhận được rất nhiều tình cảm yêu mến của nhân dân ta, biểu hiện là có rất nhiều bài thơ, bài văn, nhiều chương trình truyền hình ghi lại những chiến công lịch sử hay nhiều con đường mang tên các vị tướng kiệt xuất đời Trần.
Triều Trần không chỉ nổi tiếng về việc khai sáng võ công, chiến thuật, mà còn nhen lên ngọn lửa khai phóng, tạo thành một trào lưu tư tưởng Thiền học vừa cởi mở, vừa sâu sắc. Đỉnh cao là sự xuất hiện của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

a99_13-02-2017

Ngoài ra, đây còn là cái nôi sản sinh ra biết bao nhân kiệt như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản,… Thật hiếm dòng họ cai trị nào lại có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công lừng lẫy như nhà Trần.
Theo như tương truyền, thần lực của các vị Thánh Vương ngự trong từng chiếc ấn sẽ gia hộ, ban lộc cho con cháu, cho quốc thái dân an, cho nhân khang, vật thịnh, cho cuộc sống bình yên. Khi nhận được con ấn, có nghĩa là chúng ta mang theo sự gia hộ của tiên tổ, của các vị Thánh vương về nhà mình, mong rằng chính mình sẽ được may mắn, được phúc lành trong công việc, sự nghiệp.
Tuy nhiên, nếu chỉ cầu sự may mắn rồi sống một cách tầm thường, sống ích kỷ, hưởng thụ thì ta không xứng đáng với sự tin yêu của các vị thần Thánh, không xứng đáng với bao công lao, bao máu xương cha ông đã đổ xuống để điểm tô, gìn giữ non sông này. Vì vậy để đổi lại sự linh thiêng trong từng chiếc ấn chúng ta được nhận, thì suốt đời chúng ta phải sống đầy nghĩa tình, sống để cống hiến dựng xây đất nước Việt Nam văn minh, để nâng đất nước mình lên sánh vai cùng năm châu thế giới.

a100_13-02-2017

Chúng ta, mỗi người con dân Việt xin nguyện đem hết trái tim này để dâng cho tổ quốc với tình yêu quê hương cháy bỏng trong mình, đem cả cuộc đời mình phụng sự cho đất nước, cho nhân dân. Dù đôi tay ta có thể nhỏ bé, sức lực có thể hạn hẹp nhưng tình yêu nước thì như biển sâu núi thẳm, thiện chí cống hiến cho đất nước thì luôn rực cháy ngời ngời.
Mỗi lần Lễ hội được tổ chức, chúng ta lại một lần nữa ghi dấu công ơn to lớn của bao vị vua quan qua bao nhiêu thời đại, đặc biệt là thời Trần. Chúng ta như được thấy hàng vạn con người đang hừng hực khí thế yêu nước, thấy lớp lớp người đang ngày đêm không quản khó nhọc xây dựng non sông này. Chúng ta như còn nghe vọng lại những lời hiên ngang trầm hùng trong “Hịch tướng sĩ”, hay trong “Nam quốc sơn hà”. Chúng ta như còn thấy bóng dáng oai nghiêm lẫm liệt của những vị vua hay tướng tài thuở xưa… Vô số con người ấy đã đi vào lịch sử, để con cháu chúng ta hôm nay và về sau mãi mãi khắc ghi.
Thông qua những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp mà các thế hệ cha ông đã dày công vun đắp, Lễ hội chính là dịp để chúng ta hướng về nguồn cội, gắn kết cộng đồng và đề cao giá trị đạo đức. Đến đây, chúng ta được hòa mình vào không khí trang nghiêm của buổi Lễ, gạt bỏ đi hết những toan tính lợi lộc, tìm được niềm vui và hạnh phúc đích thực.
Vậy nhưng, vẫn còn nhiều người không hiểu rõ ý nghĩa của buổi Lễ nên đã có những hành động thiếu văn hóa, kém văn minh như: Chen lấn, dẫm đạp lên nhau để cướp ấn, cướp lộc, làm méo mó đi hình ảnh cũng như ý nghĩa tốt đẹp của Lễ hội.

a106_13-02-2017

Để tránh làm mất đi giá trị lịch sử thiêng liêng và cao quý của Lễ khai ấn đền Trần thì trước khi đến tham gia, chúng ta cần hiểu đầy đủ ý nghĩa, giá trị của Lễ hội. Qua đó góp phần giữ gìn nét tôn nghiêm và văn minh tại Lễ hội. Có được như vậy thì Lễ khai ấn đền Trần sẽ là Lễ hội mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa tốt đẹp khi mỗi người dân đến đây mang theo sự hiểu biết, cách ứng xử văn hóa, văn minh nơi chốn linh thiêng này. Nếu không, chúng ta chỉ là những kẻ hiếu kỳ làm phiền đến một không gian văn hóa – tâm linh của Lễ hội truyền thống mà thôi.
Đặc biệt năm nay, Lễ hội khai ấn đền Trần tại Thanh Hóa có sự cố vấn chương trình của TT Thích Chân Quang, nhằm hướng đến một buổi Lễ chuyên nghiệp với giá trị nhân văn sâu sắc. Đồng thời, còn có đông đảo phật tử và Chúng thanh niên Phật tử chùa Phật Quang tham gia giúp sức, hỗ trợ cho buổi Lễ. Trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết đó, mọi người tin rằng với bao tấm lòng hoà ái, những lời khấn nguyện thiết tha, chân thành, thương yêu khắp tất cả chúng sinh sẽ động đến Chư Phật, lan toả đi muôn phương.
Tiếp theo, Ông Đào Xuân Yên – Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hà Trung bước lên Lễ đài đánh trống khai hội.
Tiếp đến, sau nghi thức hành chính là nghi thức cầu Quốc thái Dân an do TT Thích Chân Quang làm Chủ Sám.

a94_13-02-2017

Việc hành lễ cầu an đầu năm tại đền Trần là cơ hội giúp chúng ta tìm được sự linh thiêng từ chư Phật, chư Bồ tát và các vị Thần thánh. Qua đó giáo dục mọi người về lòng yêu nước, dạy chúng ta biết gắn vận mệnh của đạo pháp với vận mệnh của dân tộc. Người nào có duyên tham gia Đại lễ cầu an tnày thì tâm hồn họ ngày càng đẹp, lòng thành kính với Tam Bảo được tăng trưởng, đạo tâm được củng cố và lòng yêu nước ngày càng bền vững, phát triển, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ trong thời đại này.
Ấn tượng nhất là nghi thức cúng Quốc Tổ, trước bàn thờ Quốc Tổ, các vị Lãnh đạo cấp cao đã tựu vị niêm hương, tỏ lòng thành kính với Tổ tiên bằng việc dâng đồ cúng (tiến trà, tiến tửu, tiến phạn và tiến bỉnh), tức là dâng trà, dâng rượu, dâng cơm, dâng bánh trái và thực hành nghi thức vái tạ theo lời xướng đọc của vị Chủ lễ. Hình ảnh các vị Cán bộ biết lễ lạy Tổ tiên để xin anh linh của các vị Quốc Tổ phù hộ cho Tổ Quốc Việt Nam, khiến cho hàng vạn người nhìn thấy thật sự cảm động.
Thật vậy, với lòng thành ấy, với sức mạnh tâm linh này, hòa vào công lao của bao nhiêu người trong đất nước, mong rằng đất nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng sẽ vững bước tiến lên, vượt qua những khăn khó mà được thới thịnh được bình an trong măm mới này.
Tiếp theo, nghi Lễ rước ấn tại phủ Thiên Trường diễn ra thật trang nghiêm. Sau đó, tất cả mọi người đã thành kính, trang nghiêm, quỳ trước cửa đền để nghe vị khai tế đọc bài Tế văn. Theo đó, lịch sử đất nước qua từng triều đại được tái hiện, với biết bao cuộc chiến đấu kiên cường, anh dũng của các thế hệ con dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Trong giây phút thiêng liêng, trang trọng ấy, vị chủ tế kêu gọi tất cả mọi người, đã là con Lạc cháu Hồng, cùng sinh ra từ một bọc trứng thì hãy biết yêu thương, đoàn kết lẫn nhau; biết nuôi dưỡng trong mình tình yêu nước nồng nàn; biết tận tụy, cống hiến, phụng sự cho đời.
Lại thêm, ấn là biểu hiện thần lực của Thánh Vương triều Trần. Ai may mắn có được nó thì phải đem hết sức mình, gìn giữ và vây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp; phải giữ đạo thánh hiền, tu dưỡng nội tâm, một lòng hướng thiện.

a126_13-02-2017

Cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Ban tổ chức, mọi người cùng trật tự xếp hàng, lần lượt vào nhận ấn quý. Trong đêm khai ấn, khoảng 10.000 lá ấn đã được phát cho người dân từ chính ông Chủ tịch và ông Bí thư huyện Hà Trung.
Đúng 2h00” sáng ngày rằm tháng giêng, buổi lễ cầu Quốc thái Dân an và khai ấn đền Trần đã thành công viên mãn. Buổi Lễ đã đưa mọi người trở về với cuội nguồn, cùng ngưỡng mộ, trân trọng, thành kính trước lịch sử vàng son của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nhắc nhở các thế hệ con dân Việt Nam phải biết đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh, nhân ái hơn.

a131_13-02-2017

Đặc biệt Lễ hội lần này đạt được ba điều rất đẹp. Trước hết là nội dung chương trình có tính giáo dục rất cao. Thứ hai là không có hiện tượng chen lấn, xô đầy, tranh giành. Và thứ ba là đường phố nơi dẫn vào đền đến phút cuối cùng vẫn sạch bóng, khắp ngôi đền từ trước ra sau không có rác. Riêng lực lượng an ninh làm việc không vất vả lắm, vì buổi Lễ khai ấn được diễn ra thật trang nghiêm, thật trật tự và an toàn. Khi ra về, ai nấy đều hoan hỷ phấn khởi với lá ấn trong tay, bởi lẽ trong tâm khảm của mỗi người đều cảm nhận được một điều gì đó rất tôn nghiêm, rất kính cẩn.
Thiết nghĩ, Lễ khai ấn đền Trần là một Lễ hội mang tầm cỡ quốc gia. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của người dân. Để duy trì và bảo tồn nguyên vẹn những ý nghĩa cao đẹp đó, đòi hỏi mỗi người dân khi tham gia lễ Lội, phải được hướng đến việc nâng cao ý thức của bản thân, biết tuân thủ mọi quy định cũng như sự hướng dẫn của Ban tổ chức. Trong đó, sự sâu sắc về nội dung chương trình và người khéo tổ chức sẽ đóng vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công cho Lễ hội./

 

 

Tuệ Đăng

Những hình ảnh đẹp tại Lễ khai ấn đền Trần 2017:

1_13-02-2017 a5-copy_13-02-2017 a6-copy_13-02-2017 a8-copy_13-02-2017 a9-copy_13-02-2017a16-copy_13-02-2017 a19-copy_13-02-2017 a20-copy_13-02-2017 a23-copy_13-02-2017 a26-copy_13-02-2017 a27-copy_13-02-2017 a30-copy_13-02-2017 a31-copy_13-02-2017 a32-copy_13-02-2017 a33-copy_13-02-2017 a35-copy_13-02-2017 a36-copy_13-02-2017 a37-copy_13-02-2017 a38-copy_13-02-2017 a41-copy_13-02-2017 a42-copy_13-02-2017 a45-copy_13-02-2017 a46-copy_13-02-2017 a48-copy_13-02-2017 a48a-copy_13-02-2017 a49-copy_13-02-2017 a50-copy_13-02-2017 a51-copy_13-02-2017 a52-copy_13-02-2017 a53-copy_13-02-2017 a54_13-02-2017 a55_13-02-2017 a56_13-02-2017 a57_13-02-2017 a58_13-02-2017 a59_13-02-2017 a66_13-02-2017 a67_13-02-2017 a68_13-02-2017 a70_13-02-2017 a72_13-02-2017 a73_13-02-2017 a74_13-02-2017 a76_13-02-2017 a77_13-02-2017 a78_13-02-20172_13-02-2017 3_13-02-2017 a82_13-02-2017 a84_13-02-2017 a86_13-02-2017 a87_13-02-2017 a90_13-02-2017 a91_13-02-2017 a93_13-02-2017 a94_13-02-2017 a96_13-02-2017 a97_13-02-2017 a99_13-02-2017 a100_13-02-2017 a102_13-02-2017 a102a_13-02-2017 a104_13-02-2017 a106_13-02-2017 a107_13-02-2017 a108_13-02-2017 a109_13-02-2017 a111_13-02-2017 a115_13-02-2017 a118_13-02-2017 a119_13-02-2017 a121_13-02-2017 a122_13-02-2017 a123_13-02-2017 a124_13-02-20174_13-02-2017 a125_13-02-2017 a126_13-02-2017 a127_13-02-2017 a129_13-02-2017 a131_13-02-2017 a133_13-02-2017 a135-copy_13-02-2017 a136-copy_13-02-2017 a137-copy_13-02-2017 a138-copy_13-02-2017 a139_13-02-2017 a140-copy_13-02-2017 a141_13-02-2017 a147_13-02-2017 a148_13-02-2017

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất