Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM...

TP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊN

-

Trong không khí tưng bừng của hàng triệu… triệu người con trên cả nước đón chào ngày lễ Vu lan Báo hiếu, sáng ngày 24/08/2013 (nhằm ngày 18/07/Quý Tỵ), Ban Giám Đốc Công viên Văn Hóa Tâm Linh Phúc An Viên và Chư tôn đức đã long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan PL. 2557 trong tinh thần hiếu hạnh, tại đường 35, khu phố Long Hòa, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM

Tham dự và chứng minh buổi lễ có : TT Thích Chân Quang (BRVT); TT Thích Thông Nguyên; TT Thích Chơn Chánh; cùng Chư tôn đức Tăng Ni các Tự viện, Tịnh xá, Niệm Phật Đường và đông đảo Phật tử từ các nơi câu hội về.

Về phía Ban lãnh đạo Công viên Văn hóa Tâm linh Phúc An Viên có: ông Nguyễn Minh Tâm – Tổng giám đốc Công ty Điền Phúc Thành cùng toàn thể CNV Phúc An Viên.

Đại lễ Vu lan Báo hiếu từ lâu đã trở thành ngày hội truyền thống của dân tộc. Cũng như các Chùa, đến với đại lễ Vu Lan tại Phúc An Viên, chúng ta sẽ có cơ hội để hiểu thêm về đạo lý của Phật dạy, hiểu thêm về ý nghĩa của lễ Vu Lan, hiểu thêm vế ý nghĩa của việc báo hiếu và hiểu thêm ý nghĩa của việc siêu độ cho thân nhân của mình ở trong cõi âm ra sao, ta hiểu luôn là địa ngục rỗng không – Trời người vô cùng, và biết người sống phải làm gì để cứu độ chúng sinh đang còn đọa đày dưới địa ngục qua bài Pháp thoại của TT Thích Chân Quang (BRVT) chủ trì buổi Lễ hôm nay. 

Trong tinh thần như thế, Phúc An Viên đã tổ chức buổi Lễ mang ý nghĩa tình người làm sự kết nối với cộng đồng, mong rằng nơi đây là điểm đến tâm linh chan hòa trong sự thanh thản, an vui ấm áp, hạnh phúc và thanh tịnh của nhiều Phật tử hiện tiền, đồng thời kể cả cho những hương linh đang an vị tại đây.

Mở đầu chương trình Vu Lan là nghi thức niêm hương bạch Phật, hát khúc tán ca Tôn Kính Phật, tưởng niệm tứ ân qua bài hát THEO MẸ LÊN NÚI THEO CHA XUỐNG BIỂN. 

Tiếp theo sau đó, TT Thích Chân Quang chia sẻ đạo lý gồm 2 vấn đề:

1/  Phân tích điểm đặc sắc của văn hóa Việt là “Lòng biết ơn”, trong đó ơn cha mẹ là căn bản. Ở mỗi một nền văn hóa khác nhau, dù là thời xưa, thời nay, phương Đông hay phương Tây, giá trị của lòng biết ơn luôn có chung một mẫu số, đó là nhân lên giá trị “Làm người” của mỗi chúng ta.

2/ Theo lời Phật dạy chúng ta hiểu rằng luân hồi có 6 nẻo, trong đó đau khổ nhất vẫn là những chúng sinh bị trừng phạt nơi địa ngục. Dĩ nhiên những trừng phạt này là công bằng theo tội lỗi mà họ đã gây ra lúc còn sống. Nhưng lòng từ bi của người đệ tử Phật không cho phép chúng ta dửng dưng quên lãng. Vì vậy, chúng ta góp phần siêu độ chúng sinh ở cõi âm là điều cần thiết nhất. Và vào đầu chương trình của buổi Lễ, ĐĐ Thích Nghiêm Tịnh làm chủ sám đã tiến hành nghi thức cầu siêu tại Chánh điện Chùa nằm trong quần thể Phúc An Viên. Toàn thể Chư tôn đức Tăng Ni và đông đảo Phật tử đã nhất tâm trì tụng bài kinh “Cầu siêu độ chúng sinh nơi địa ngục” do TT Thích Chân Quang biên soạn.

Ý nghĩa của Lễ Cầu Siêu nhân mùa xá tội vong nhân, trước hết là cầu cho chúng sinh địa ngục sớm thoát tội khiên để nương nhờ Phật pháp mà sinh về cõi lành. Rồi nhờ sự giáo hoá của các vị Bồ tát, nhất là Bồ tát Địa Tạng, các chúng sinh đó sẽ sám hối tu hành, phát nguyện làm vô số điều lành để chuộc lại vô số lầm lỗi mà trước kia họ đã gây tạo cho mình và cho người khác. Một khi họ đã chuyển tâm thì sự trừng phạt sẽ được giảm bớt, đó là cách chúng ta cứu giúp thân quyến dưới địa ngục, không bằng vật chất mà bằng tâm thành để trì tụng. Chỉ cần chúng ta tâm thành trì tụng nhiều ngày, nhiều Chùa và nhiều người thì cõi địa ngục sẽ được ảnh hưởng tốt đẹp.

Sau cùng, xin nguyện cho “ Địa ngục rỗng không, trời người vô cùng, pháp giới chúng sinh, đồng thành Phật đạo”.

Trở lại vấn đề ân nghĩa, TT Thích Chân Quang nhấn mạnh “Có những điều không phải đồng tiền, sự lo toan, tất bật làm ra được, mà phải là con tim mới làm ra được, đó là con tim chúng ta nghĩ đến cái ân nghĩa của cha mẹ”.

Sống ở trên đời từ sinh ra và lớn lên, chúng ta đã đón nhận rất nhiều ân nghĩa nhưng bắt đầu mọi ân nghĩa trên đời đều là ân cha, ân mẹ. Có thể nói ai không yêu kính được cha mẹ mình thì chưa phải là người. Phải là người hiếu kính cha mẹ rồi mới nói đến những đạo đức khác lớn hơn, mới nói đến hoài bão, lý tưởng, ước mơ lớn hơn giữa cuộc đời này.

Nhân đây, Thượng tọa tản mạn về ý nghĩa báo đáp tứ trọng ân. Và trong mỗi một dạng ân nghĩa, Thượng tọa đã khéo léo vận dụng những câu chuyện, những ví dụ minh họa, chứng minh thực tế từ cuộc sống. Vì vậy thu hút sự chú ý của người nghe, khiến bài Pháp thoại có tính thuyết phục và dễ hiểu hơn.

Trong những cách đền ơn mà đúng nghĩa nhất, đó là ta sống tốt với tất cả mọi người trên cuộc đời này bằng cả trái tim, đôi tay mình, bởi vì có những ân nghĩa trong cuộc đời không bao giờ ta gặp lại nữa.

Vì vậy Đức Phật dạy rằng: Để đền ơn được vô số ơn nghĩa trên cuộc đời này mà chúng ta không thể đền ơn trực tiếp được, chúng ta còn một cách duy nhất, đó là sống bằng cả trái tim mình với tất cả tương lai, với tất cả cuộc đời mình, tức sống yêu thương, tử tế, chăm lo cho mọi người chung quanh. Thì như vậy cuộc đời ta bổng nhiên biến thành nguồn công đức.

Cho nên đây là cách đền ân vi diệu mà trong Phật pháp nêu ra, tức là không quay lại với những ân nhân của chúng ta, mà biến cuộc đời mình thành cái nguồn phước, và cái nguồn phước đó tự nó chảy ngược về những người ân nhân của ta. Và những người ân nhân của ta sẽ được may mắn, sẽ được thăng tiến trong cuộc đời của họ, chứ còn chúng ta không gặp lại nữa.

Như cha mẹ cũng vậy, bây giờ vì bổn phận hiếu kính ta phải chăm lo, nhưng không thể chăm lo hết được. Ta phải chia cuộc đời mình ra để lo cho hậu thế của mình, lo những chuyện xã hội, lo cho Phật pháp, lo cho đất nước và cho cộng đồng, vậy mà cha mẹ ta tự nhiên được hưởng phước, tức là ta xuôi theo cuộc đời mà cha mẹ đã cho ta, ta xuôi theo cuộc đời mà thầy cô đã gửi gắm cho ta. Ta cứ xuôi theo cuộc đời đó để sống, để làm những điều công ích, để yêu thương, để tử tế. Vậy mà bỗng nhiên cha mẹ ta, thầy cô ta được hưởng phước một cách an lành. Đây là cái ý nghĩa lớn mà Phật dạy ta.

Tiếp theo, TT Thích Thông Nguyên – Trụ trì ngôi Bổn tự trong khuôn viên Phúc An Viên đã ban đạo từ cho quý Phật tử hiện diện. Thượng tọa cũng nhắc nhở báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người mà nhất là người Phật tử. Vậy tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện mà chúng ta thể hiện tâm hiếu hạnh như lời Phật dạy.

Đến đây, nghi thức Vu Lan được tiến hành tiếp ngay sau đó, Chư tôn đức Tăng Ni cùng toàn thể Phật tử trang nghiêm tụng bài sám Vu Lan, phục nguyện và hồi hướng. Tiếp đến, mỗi người chấp tay sen bước vào Chánh điện đảnh lễ Chư tôn đức và nhận lãnh một biểu tượng Vu Lan, thể hiện ước mơ lớn về một thế giới hòa bình – Phật pháp xương minh – xã hội đoàn kết.

Nhân dịp này, TT Trụ trì Thích Thông Nguyên và Ban Giám Đốc Phúc An Viên đã tặng tặng 400 phần quà. Mỗi phần gồm 10kg gạo và một thùng mì gói cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Long Thạnh Mỹ./.

Dưới đây là toàn cảnh Đại lễ Vu Lan đã diễn ra tại Công viên Văn hóa Tâm linh Phúc An Viên – quận 9 – TP HCM:

TP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊNTP HCM: ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA TÂM LINH PHÚC AN VIÊN

TUỆ ĐĂNG

 

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất