Trang ChủPhật QuangTin tức Phật QuangTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình...

TP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác Lâm

-

Sáng ngày 08/06/2014, tại Tổ đình Giác Lâm (số 565 – Lạc Long Quân  – P.10 – Q.Tân Bình – TP HCM) đã long trọng diễn ra Lễ húy kỵ lần thứ 16 của cố HT.Thích Thiện Sanh – nguyên Phó BTS GHPGVN TP.HCM – Viện chủ tổ đình và Lễ Kỷ niệm 270 năm khai sơn Tồ đình Giác Lâm (1744 – 2014).

Chứng minh và tham dự buổi Lễ có: HT.Thích Đức Nghiệp – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch Thường trực – kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT.Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh – Trưởng ban Kiểm soát TW – Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM; HT Thích Định Hạnh – Ủy viên HĐTS GHPGVN – Phó trưởng BTS GHPGVN TP HCM; HT Thích Như Tính – Phó trưởng BTS GHPGVN TP.HCM; Thích Nghiệp Đức- Ủy viên hội đồng trị sự, Phó trưởng ban kiểm soát trung ương, Phó trưởng ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh; TT  Thích Huệ Thông – UVTT  HĐTS – Trưởng BTS PG tỉnh Bình Dương; TT Thích Thanh Sơn – Phó trưởng ban TT  BTS  GHPGVN quận Tân Bình; TT Thích Chân Quang – Phó trưởng ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN… cùng  Chư tôn đức đại diện BTS GHPGVN 24 quận, huyện và  quý Ni Trưởng – quý Ni sư. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của Chư tôn đức Tăng Ni Trụ trì các Tự viện, Tịnh thất, Tịnh xá trong và ngoài TP.HCM.

Về phía Lãnh đạo Đảng – Nhà nước – Chính quyền có ông: Trương Hòa Bình – Bí thư TW Đảng – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; ông Lê Văn Hùng – Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đại tá Huỳnh Ngọc Phương, – Phó Cục trưởng Cục Xây dựng Phong trào Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc; ông Huỳnh Ngọc Thành – Phó Giám đốc Sở Nội Vụ – Trưởng BTG TP.HCM; ông Lê Hoàng Vân – Phó trưởng BTG TP.HCM; ông Nguyễn Ngọc Phong – Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP.HCM; bà Trương Ngọc Tuyển – nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM; bà Lê Thị Kim Hồng – UVTT Quận ủy – Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình; bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyết – UVTT – Chủ tịch UBMTTQVN quận Tân Bình; cùng đại diện các Ban ngành Đoàn thể thành phố và chính quyền sở tại cũng như các Học giả, Nhân sĩ trí thức, các phóng viên Báo, Đài đồng tham dự. Ngoài ra, rất đông đảo Phật tử thuộc Tổ đình Giác Lâm và các Phật tử trong ngoài thành phố cũng về tham dự Lễ.

Được biết, trước khi khai mạc Hội thảo, Chư tôn đức Giáo phẩm đã niêm hương tưởng niệm húy kỵ lần thứ 16 cố HT.Thích Thiện Sanh.

Đúng 8h00”, mở đầu là nghi thức niệm Phật cầu gia bị và một phút nhập Từ bi quán cầu nguyện hòa bình cho Biển đông.

Kế đến, các em gia đình Phật tử chùa Giác Lâm dâng hoa cúng dường lên Đức Phật và Chư tôn đức. Đồng thời những lẵng hoa và quà của Chư tôn đức trong HĐCM, HĐTS, BTS các tỉnh, thành, quận, huyện cũng như  của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính quyền sở tại đã gửi đến chúc mừng.

Tại buổi Lễ, nhân Đại lễ kỷ niệm 270 năm khai sơn Tổ đình Giác Lâm và Lễ húy nhật lần thứ 16 cố Hòa thượng thượng Huệ hạ Sanh, để thể hiện lòng thành kính tri ân và báo ân lên Tổ sư khai sáng cùng Chư liệt Tổ truyền thừa, Hội thảo được tổ chức với gần 30 bài tham luận của Chư tôn đức Giáo phẩm, Chư tôn đức Tông phong Pháp phái Tổ đình Giác Lâm, các học giả, các nhà nghiên cứu, nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống văn hóa và di tích lịch sử cũng như văn hóa Phật giáo được biểu hiện rõ nét về ngôi Bảo điện cổ kính Tổ đình Giác Lâm.

Trong đó, nội dung của các bài tham luận hướng vào những chủ đề chính của Hội thảo như: Tổ Đình Giác Lâm – một trong “Ngũ đại tòng lâm” của Gia định xưa (HT Thích Giác Toàn); Vai trò Tổ đình Giác Lâm trong sự phát triển Phật giáo Việt Nam quá khứ – hiện tại (HT.Thích Thiện Nhơn); Không gian ngoại thất chùa Giác Lâm từ nhu cầu phát triển sinh hoạt Phật giáo tại TP.HCM (HT Thích Thiện Tâm); Cầu Pháp xưa và nay (TT Thích Nhật Ấn); Tổ dình Giác Lâm – nơi đào tạo Tăng tài cho Phật giáo (TT Thích Đạt Đức); Tổ đình Giác Lâm – một chặng đường kế vãng khai lai (Ban Trụ trì Tổ đình Giác Lâm); Gánh nặng cho những người thừa kế Tổ đình Giác Lâm (TT Thích Chân Quang); Chùa Giác Lâm trong quá trình hội nhập và phát triển (PGS TS Trần Hồng Liên), v.v…

Khai mạc Hội thảo, HT.Thích Thiện Nhơn trình bày tham luận:

Tổ đình Giác Lâm đã đóng vai trò lịch sử và chứng nhân tác thành sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của nhân dân Việt Nam, nhân dân thành phố, góp phần giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, thống nhất Phật giáo Việt Nam, là dấu ấn điểm son, là Tổ đình tiêu biểu của Phật giáo TP.HCM và Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.

Còn HT Thích Thiện Tâm trong bài tham luận của mình đã cho rằng “Tổ đình Giác Lâm còn giữ được không gian xanh rộng rãi. Cho nên, gắn với kiến trúc chùa cổ -Giác Lâm vườn chùa – ngoài giá trị cảnh quan, thẩm mỹ, sinh thái, môi trường, còn giá trị vượt trội trong sinh hoạt PG đó là tiềm năng xây dựng thành không gian ngoại thất Phật giáo, phục vụ cho nhu cầu phát triển PG tại TP.HCM”.

Trong bài Cầu Pháp xưa và nay, TT Thích Nhật Ấn: “phân tích cho thấy sự khác biệt quá xa của việc cầu Pháp – đắc Pháp của xưa và nay. Thượng tọa mong rằng ngày nay chúng ta hãy ý thức trong việc phú Pháp và cầu Pháp để dấu ấn của việc cầu Pháp – đắc Pháp ấy khắc ghi trong tâm thức của người tu hành đến cả một đời. Thượng tọa nhấn mạnh “Ngày xưa Tổ Thầy chúng ta rất nghiêm túc trong vấn đề cầu Pháp, đắc Pháp, phú Pháp, thọ Pháp”. Còn ngày nay, vấn đề cầu Pháp – đắc Pháp quá dể dãi, quá đơn giản và hờ hợt. Thậm chí khi người đắc Pháp rồi hỏi thầy cầu Pháp thuộc dòng phái nào cũng không biết,..tất cả đều mù tịt.”

Trong bài Gánh nặng cho những người thừa kế Tổ đình Giác Lâm, TT Thích Chân Quang nhận xét: “Nếu chùa Giác Lâm không có danh tiếng truyền đời thì việc quý Thầy thừa kế ngôi chùa chẳng có gì đáng nói. Khổ nỗi chùa này là một ngôi Tổ đình danh tiếng với dòng lịch sử vẻ vang lâu đời. Nghĩ về tổ đình Giác Lâm là nghĩ về một giềng mối Phật Pháp uy nghiêm sáng tỏ; về đến Tổ đình Giác Lâm là về đến chốn Tổ huy hoàng. Ai cũng trọng vọng Tổ đình như thế thì tự nhiên áp lực tâm lý đè lên những Thầy kế thừa Tổ đình là rất lớn. Nhưng quý Thầy không thể tránh né áp lực tâm lý đó bằng bất cứ một phương tiện nào khá. Quý Thầy chỉ có một con đường duy nhất là tiếp tục làm rạng rỡ Tông phong bằng sự tu hành và giáo hóa của chính mình trong thời đại hôm nay. Quý Thầy phải nối tiếp truyền thống của chư Tổ, giữ cốt lõi của chư Tổ, nhưng gói bọc trong một phương tiện phù hợp với thời đại, để tu hành và hoằng hóa.

 Điều làm Giác Lâm lừng danh chính là đạo hạnh kỳ tuyệt của chư Tổ sư thuở ban đầu như ngài Linh Nhạc Phật Ý, Tổ Tông Viên Quang, Tiên Giác Hải Tịnh. Chư Tổ trên đều là những vị ngộ đạo sâu xa, lĩnh hội thiền cơ huyền nhiệm, thậm chí ngài Tiên Giác Hải Tịnh còn ra Huế làm Tăng Cang (như Pháp chủ bây giờ) giáo hóa kinh đô triều đình. Xứ Huế đầy chùa nhiều sư vậy mà chúa Nguyễn phải thỉnh Ngài ra làm Tăng cang thì phải biết đạo hạnh Ngài vượt bực đến dường nào. Bây giờ thì ta không có tham vọng tìm người trong Giác Lâm ra Hà Nội làm Tăng cang nữa, nhưng ta phải phát huy lại con đường mà chư Tổ thời bấy giờ đã đi, đã tu, đã giáo hóa.

 Tổ Tiên Giác Hải Tịnh lại có một công trình kỳ lạ, đó là phát triển dòng Ứng phú cho miền Nam. Tài liệu ghi chép rằng, vì thấy nhiều người nghe pháp thì ngủ gục, nhưng nghe tụng tán thì say sưa thích thú, nên Tổ quyết định chấn chỉnh dòng Ứng phú để làm phương tiện tiếp độ một bộ phận quần chúng bấy giờ, mặc dù Tổ biết rằng Ứng phú là con dao hai lưỡi, độ được Tục nhưng cũng lụy luôn Tăng.

Qua những truyền sử đó thì ta thấy Tổ có 4 hành trạng nổi bật, một là Thiền cơ khai ngộ, hai là làm Tăng Cang triều đình, ba là Thuyết pháp độ sinh, bốn là mở mang Ứng phú.

 Với bốn hành trạng đặc biệt đó thì bây giờ muốn kế thừa Tổ ta chỉ làm được 3 cái, đó là ráng tu cho Thiền cơ khai ngộ, Thuyết pháp độ sinh, và Ứng phú thích hợp. Còn chuyện làm Tăng cang thì không tham vọng. Hiện nay việc Ứng phú ta cũng tạm đảm đương được, nhưng còn việc Thuyết pháp độ sinh và Thiền cơ khai ngộ thì chính là áp lực lên tâm hồn ta rất nhiều.

 Quý Thầy vẫn hay mời các Giảng sư về thuyết giảng cho các đạo tràng tu học tại đây, chính quý Thầy cũng tự mình giảng dạy. Như vậy có thể cho rằng vẫn đi theo lối Tổ dù rằng ta vẫn còn phải cố gắng tu học rất nhiều. Riêng Thiền cơ khai ngộ thì chẳng phải chuyện đùa. Đây là chuyện tâm linh cao siêu, chuyện công đức của nhiều đời, chuyện cốt lõi của Phật Pháp, chuyện chí khí ngất trời xanh. Nhưng đây cũng chính là uy linh vẻ vang của Giác Lâm Tổ đình mạng mạch truyền đời sáng ngời đạo cả. Nếu ngày nay ta có thể tái lập sự tu hành nêu cao Tông chỉ Thiền định của Tổ thì thật là đại công đức.

 Hầu hết các chùa Việt Nam ngày nay tu theo Tịnh độ tông, có các nghi thức khoa nghi theo tinh thần Tịnh độ tông, và Tổ đình Giác Lâm cũng vậy. Nhưng khi xem lại hành trạng của chư Tổ thì ta thật sự ngạc nhiên, các danh xưng Thiền sư được gọi lên một cách dõng dạc tự tin, chứng tỏ chư Tổ hiểu rất rõ con đường Thiền của mình. Nhưng tại sao, lúc nào, bỗng nhiên Tịnh độ tràn ngập thay thế hết vậy?

Tổ Nguyên Thiều dòng Lâm Tế bên Trung Hoa truyền sang, đời thứ 33. Thiền tông chia 5 tông bảy nhánh, nhưng đến hôm nay thì chỉ còn tông Lâm Tế là chiếm ưu thế. Quả thật ngài Nghĩa Huyền khai Tổ tông Lâm Tế có đức gì rất lớn khiến cho Tông phong truyền mãi không dứt. Trước khi tịch Ngài ngồi nói “Chánh pháp nhãn tạng của ta đến bên con lừa mù diệt mất”. Lời sấm ký này có vẻ ứng nghiệm nếu không còn người khai ngộ thiền cơ mà chỉ còn dòng phái truyền thừa hình thức. Ta hết sức lo lắng về việc không còn người nối truyền tâm linh giác ngộ của Tổ nữa mà chỉ còn hình thức truyền thừa theo sự xuất gia thế phát mà thôi.

 Một khi dòng thiền đã gián đoạn thì việc khơi mạch nối nguồn thật thiên nan vạn nan. Có bậc thầy lão luyện bên cạnh, người đệ tử lợi ích trăm bề. Thiều bậc thầy lão luyện, người đệ tử loay hoay vất vả, có khi tu nhầm rồi thành bệnh. Sự lão luyện đó bắt đầu từ Phật, kéo dài đến tổ Bồ đề Đạt ma, kéo dài qua các Thiền sư lỗi lạc. Nay không còn người nối truyền, nếu ta muốn tự mình đi tìm cũng không phải đơn giản.

Tuy nhiên, khi Thiền về đến Việt Nam, vào thời đại hôm nay, lại bất ngờ hội tụ với một dòng thiền khác, đó là dòng thiền của Nam tông Theravada từ các nước gần miền Nam Việt Nam truyền sang như Thái lan, Miến điện, Tích Lan. Xem ra dòng thiền Nam truyền này lại gần gũi với kinh tạng Nikaya nguyên thủy vốn ổn định chuẩn mực. Còn dòng thiền tông Bắc truyền lại có vẻ phá cách tung bay.

 Thiền Nam truyền lúc này lại có vẻ hưng thịnh, được nhiều người ưa thích tìm tòi tu tập, thậm chí có người còn sang tận Miến Điện để dự các khóa tu. Thiền Bắc truyền thì có dòng Trúc Lâm mới do hòa thượng Thích Thanh Từ khai phát. Dòng thiền Trúc Lâm mới này khá tương thích với dòng thiền của chư Tổ Giác Lâm về giáo lý đường lối biện giải.

 Tổ Tiên Giác Hải Tịnh tự nói về mình qua bài kệ sau:

“Tế khán sự lý nhứt thể không

Giác tánh thường hoài ngộ vi tông

Hải thượng ba ba tâm bất động

Tịnh quan sái sái tác chủ ông

Quảng tuyên đại đạo chí ân cần

Châu diệu quang hào vô oán thân

Tiên tri, tiên giác, tùy tiên triết,

Giác kỷ, giác tha, đại giác thần”.

 Đạo phong cao vút của Tổ thật sự là ánh hào quang cho hậu tấn noi theo.

 Nói đi nói lại thì tổ đình Giác Lâm thật sự là giềng mối Thiền, Thiền chánh tông của Phật giáo Bắc truyền. Vì vậy, việc nghiên cứu về Thiền, tu tập Thiền, mở các lớp tu Thiền, chính là bổn phận rất đương nhiên của quý Thầy trong Tông phong Giác Lâm. Và có lẽ trong tương lai gần Giác Lâm phải là thiền đường cho mọi người tới lui tham học, song song với các đạo tràng có sẵn đang tu học theo những sắc thái khác.

 Chư Tổ ngày xưa học thiền, tu thiền, nói thiền tự nhiên như ăn uống thở vậy, bởi vì các Ngài khi vừa vào đạo là đã phải tu thiền rồi, sớm khuya đã phải hạ thủ công phu thiền định rồi. Đó chính là bản sắc của nhà thiền, khi mới tu phải được tập ngồi thiền rồi nên không còn thấy thiền là khó khăn nữa. Vị xuất gia nào bây giờ muốn bước vào thiền phải bổ sung quá trình gian khổ này nên sẽ thấy nhọc, và dễ tránh né. Đúng là thiền cần sự tinh tấn dũng lực như Phật đã dạy trong chi phần Chánh tinh tấn của Bát chánh đạo. Chánh gì cũng không vất vả bằng Chánh tinh tấn, nghĩa là bước đầu tập thiền mà chưa có kết quả gì, chân đau tâm loạn, chỉ muốn xả thiền cho rồi, và không bao giờ muốn ngồi nữa. Phải là người có sức tinh tấn mới kiên trì chịu cực, chịu đau, để ngồi mãi cho đến khi bắt đầu có kết quả.

 Nhìn phong cảnh tổ đình Giác Lâm đẹp đẽ khoáng đãng thế này ai mà không lưu luyến mến thương. Nếu với phong cảnh thế này, ngay trong chốn thành phố này, mà Giác Lâm cũng là một trung tâm Thiền nữa thì thật là tuyệt vời toàn hảo. Các đạo tràng thay phiên nhau tới lui tu tập, ai niệm Phật tụng kinh thì theo lịch của đạo tràng niệm Phật tụng kinh, ai ngồi thiền thì theo lịch của đạo tràng ngồi thiền, ai học giáo lý thì theo lớp giáo lý hàng tuần, ai tập khí công dưỡng sinh thì theo lịch của nhóm khí công dưỡng sinh… Như vậy ta khai thác tối đa lợi ích của không gian tổ đình cho tứ chúng.

 Mà để có thể phát huy Tổ đình như thế thì đúng là quý Thầy phải hết sức cố gắng trên nhiều phương diện, đó chính là điều ta nói Gánh nặng của những người kế thừa Tổ đình này.

 Nhưng mỗi ngày nghĩ đến chư Tổ đã dày công tu hành giáo hóa, mỗi ngày cúi lạy Tổ trầm mặc trên gian thờ, ta làm sao tránh khỏi sự thôi thúc phải cố gắng hết sức mình phải làm gì để đền ơn Tổ trong muôn một. Hôm nay Giáo hội đã chan hòa cả ba miền Nam Bắc Trung, Phật Giáo Việt Nam giao lưu với Phật giáo thế giới, thậm chí đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc cũng đã được tổ chức tại Việt Nam hai lần rồi, thì Tông phong của tổ đình Giác Lâm phải phấn phát hưng long, và phải có chiều sâu nội tại tu hành, vươn lên ngang tầm với các đạo tràng các nơi, thậm chí so vai với các đạo tràng nước ngoài nữa.”

 Và trước khi kết thúc Hội thảo, ông Lê Văn Hùng – Cục trưởng Cục Công tác phía Nam phát biểu. Theo ông, trong quá trình hình thành và phát triển, chùa Giác Lâm luôn có một vị trí quan trọng với đời sống tâm linh trong các hoạt động của Phật giáo. Chùa Giác Lâm cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với các tỉnh phía Nam. Chùa Giác Lâm cũng là nơi hoạt động cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chùa Giác Lâm là nơi khởi nguồn Phật giáo cứu quốc ra đời và cũng là nơi hậu cần cho phong trào cứu quốc. Nói chung, trong quá trình kháng chiến cứu quốc, chùa Giác Lâm đã có những đóng góp rất to lớn.

Hiện nay chùa Giác Lâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh giá sự phát triển của chùa. Trong thời gian tới, để chùa Giác Lâm trở thành nơi tâm linh thu hút đông đảo các Phật tử, ông đề nghị nhà chùa nên thực hiện tốt các chính sách nhà nước, phát huy các giá trị văn hóa và tâm linh, làm tốt công tác bảo vệ lịch sử văn hóa quốc gia, đồng thời tiếp tục giải quyết những tồn đọng tại điểm di tích.

Sau cùng là lời đạo từ của HT.Thích Đức Nghiệp. Hòa thượng kỳ vọng trong thời gian tới, Tổ đình Giác Lâm tiếp tục trở thành trung tâm tu tập lớn của Tăng Ni và Phật tử. Đồng thời Tổ đình Giác Lâm cần thưc hiện có hiệu quả các chính sách giáo dục và an sinh xã hội. Để làm được điều này, Hòa thượng rất mong có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, để Giác Lâm trở về đúng với tầm vóc của mình.

Buổi Lễ tưởng niệm và chương trình Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp trong tinh thần hòa hợp và hoan hỷ./.

TUỆ ĐĂNG

Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

TP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác LâmTP. Hồ Chí Minh: Kỉ niệm 270 năm khai sơ Tổ đình Giác Lâm

 

Thông báo

Cảnh báo: Các trang và group Facebook giả mạo

0
Kính thông báo đến toàn thể quý Phật tử! Hiện nay, trên Facebook đang xuất hiện các trang và group Facebook giả mạo TT. Thích...

Tin mới nhất