Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn Thắng

Vĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn Thắng

-

Tối ngày 27/12/2014 (nhằm ngày 06/11/năm Giáp Ngọ), nhân Lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng thượng Đắc hạ Pháp – nguyên UV HĐTS T.Ư GHPGVN – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long – cố vấn BQT Thiền phái Trúc Lâm – Hiệu trưởng sáng lập Trường TCPH Vĩnh Long – Viện chủ Thiền Viện Sơn Thắng – nguyên Phó chủ tịch MTTQVN tỉnh Vĩnh Long, TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN vâng lời của BTC đã về thắp nén tâm hương tưởng niệm cố Hòa thượng, đồng thời chia sẻ Pháp thoại cho các phật tử, với chủ đề TU HÀNH NGÀN KIẾP, tại Thiền viện Sơn Thắng (huyện Long Hồ – Vĩnh Long).

Buổi Pháp thoại diễn ra thật trang nghiêm với sự tham dự trên một nghìn phật tử trong và ngoài thành phố Vĩnh Long. Ý nghĩa của bài Pháp thoại nói về quá trình tu hành là gian nan, vất vả, lâu dài, nhưng chưa chắc có kết quả, nhằm giúp các phật tử diệt trừ tâm kiêu mạn, diệt trừ ảo tưởng cứ tu là chứng, từ đó cẩn thận hơn trong việc tu hành, vì khi chúng ta khởi tâm cao ngạo, hãnh diện thì đạo đức có phần tổn giảm, kết quả tu hành có thể lui sụt, không tiến bộ.

Trước khi bắt đầu bài giảng, Thượng tọa tán thán công hạnh và sự nghiệp của cố HT. Thích Đắc Pháp đối với GHPGVN và Phật giáo tỉnh Vĩnh Long.  Thông qua đó, Thượng tọa đã chia sẻ rất nhiều điều ý vị về cuộc đời, con người cũng như quá trình tu hành của cố Hòa thượng. Thượng tọa nhận xét: Ngài chỉ thuyết giảng, rất ít nói, kể cả khi gặp gỡ. Khi nói, Ngài nói rất nhẹ nhàng, cẩn thận, luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác một cách vui vẻ. Ai được một lần diện kiến Ngài thì đó là một điều hết sức may mắn, vì Ngài có một năng lực kì lạ là bất kì ai gặp Ngài đều được tăng trưởng đạo tâm, trong khi chúng ta làm rất nhiều việc để mong đạt được mục tiêu tăng trưởng đó, nhưng thật không phải dễ.

Ngài xuất hiện giữa đời cao to, đường bệ, nét mặt toát ra sự an lạc, hiền từ, đức độ, và ánh sáng toả ra từ đôi mắt, luôn ẩn chứa một sự từ bi, khoan dung. Ngài từ bi không chỉ trong dung mạo mà còn cả trong cuộc sống, trong từng lời nói và hành động. Tất cả mọi việc Ngài làm đều vì chúng sinh, vì đạo Phật, nên sự ra đi của Ngài là một mất mát lớn lao đối với Tăng tín đồ Phật giáo. Với những người tu hành như chúng ta, Ngài là một người Thầy, một ân nhân, một tấm gương, một ánh mặt trời, một ngọn núi,.. mà chúng ta không biết dùng bao nhiêu ngôn từ để có thể bày tỏ hết được.

Và trong sự xúc động, Thượng tọa nói: Hôm nay, chúng ta không dám vinh danh Ngài bằng những lời cao đẹp, chỉ dám giành hết cả trái tim, cả lòng kính yêu của mình gửi đến Ngài như một bậc Đại sĩ giữa cuộc đời này.

Vâng! Rất nhiều phật tử chưa được diện kiến tôn nhan của cố HT Thích Đắc Pháp nên Thượng tọa muốn truyền lại cảm xúc đó để các quý phật tử biết trong thời mạt pháp này, có một bậc Đại sĩ đã đến và ra đi thanh thản, lặng lẽ nhưng để lại biết bao nhiêu cảm xúc, niềm yêu kính, mẫu mực mô phạm cho bao người xung quanh. Theo đó, Thượng tọa nhắc nhở: Đồng thời, khi ca ngợi Ngài, chúng ta phải nghĩ đến Thầy của Ngài là Tôn sư Hòa thượng thượng Thanh hạ Từ. Một Tôn sư rất mực đạo đức, từ bi, can trực, trí tuệ, mới có một người học trò như thế. Cho nên, một khi vân tập về đây quỳ lạy, bày tỏ lòng kính yêu trước tôn nhan Hòa thượng thượng Đắc hạ Pháp thì chúng ta càng phải dâng lòng tôn kính của mình đến Tôn sư Hòa thượng thượng Thanh hạ Từ, là vậy.

Đi vào nội dung bài Pháp thoại, bằng câu nói xác quyết , Thượng tọa cảnh tĩnh: “Chúng ta đừng nghĩ rằng ai tu rồi đều sẽ đến đích, đừng nghĩ hễ tu rồi là sẽ có ngày chứng, sẽ có ngày đắc đạo”. Không có chuyện đơn giản như vậy. Rất nhiều người tu rồi lui, thậm chí có những người tu rồi xuống địa ngục, hay đọa làm thân súc sinh. 

Thật ra, việc tu hành là gian nan, lâu dài và phải được diễn ra liên tục, thường xuyên trong nhiều kiếp, chứ không phải trong một chốc, một lát là có thể chứng đắc, mà quá trình tu hành đòi hỏi rất nhiều điều buộc chúng ta phải tuân thủ một cách nghiêm túc, vì Luật Nhân Quả rất khắt khe, không phải cứ theo Phật là một ngày có thể thành Phật.

Và bằng nhiều ví dụ có so sánh, Thượng tọa đã lý giải cái điều gì gọi là oan trái trong sự tu hành đã khiến đời tu chúng ta cứ lên rồi xuống, chưa có bao giờ tiến xa, tâm linh không thăng tiến, đạo quả không xuất hiện, cho nên nói TU HÀNH NGÀN KIẾP là vì vậy. 

Cái ý niệm rằng “Hễ có tu rồi sẽ có ngày chứng” thực sự là một tà kiến, một điều hiểu lầm có thể gây nguy hiểm cho chúng ta, làm mình chủ quan, không cẩn thận, đồng thời gây cho ta một cái kiêu mạn thầm kín và tổn phước. Thượng tọa nhắc mãi để mọi người cẩn thận hơn nữa trong sự tu hành của ngàn kiếp rằng: Đừng ai nghĩ tu hành trong một kiếp, hay trong 3 đến 10 kiếp được kết quả, mà tâm mình phải chuẩn bị cho một ngàn kiếp… cái tâm thế như vậy mới là một tâm thế lớn, vậy mà có khi chứng đạo lúc nào chẳng hay. Còn người mới bắt đầu học đạo, đã ấn định cho mình một khoảng thời gian ngắn để có thể thành tựu được đạo nghiệp giải thoát, người này tưởng hay nhưng sự thật tâm thế nhỏ hẹp, tầm thường và kết quả thì ngược lại. Phải chăng, với sự dạy đạo trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia sẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của tự thân, Thượng tọa đã giúp mọi người nhận ra lẽ thật này.

Trở lại, trong ngàn kiếp tu hành, chúng ta lo nhất là tiến rồi lui vì ta làm phước nhưng lại hưởng hết phước. Chỉ khi nào chứng sơ quả Tu Đà Hoàn – một nấc thang trong 4 quả Thánh của đạo Phật chúng ta mới không bị lui lại, ngay đó Phật ấn chứng người này bắt đầu vào dòng Thánh, chắc chắn phải đi tới chỗ chứng quả giải thoát. Do vậy, khi chưa chứng quả Thánh đầu tiên, dù chúng ta tu tinh tấn nhưng biết mình tu cứ tu để gieo nhân, không chắc là sẽ đi tới đích thì đời tu của mình ổn định, bớt bị vấp ngã, và cơ hội họ tới quả vị Tu Đà Hoàn (tầng giác ngộ đầu tiên) là rất sớm.

Nhân đây, Thượng tọa giải thích lý do vì sao một bậc Tu Đà Hoàn, một bậc kiến đạo thì chắc chắn sẽ đi tới đích giác ngộ? đồng thời Người còn gợi mở chỉ ra những phẩm chất khác biệt của một bậc Tu Đà Hoàn để phân biệt được Thánh với phàm. Nói về các phẩm chất ấy, Thượng tọa liệt kê rằng:

Thứ nhất, từ lúc đốn ngộ, lý tưởng tu hành của một bậc Tu Đà Hoàn là kiên định phi thường, không gì có thể lung lay được. Cái khác của một bậc Tu Đà Hoàn với chúng ta là như vậy. Sự kiên định của chúng ta không phi thường, lý tưởng tu hành có thể bị lung lay bởi bên ngoài có quá nhiều sự cám dỗ. Chính phẩm chất đặc biệt này đã trở thành cái nhân kết thành cái quả, đó là quả được chứng ngộ giải thoát.

Bậc Tu Đà Hoàn cũng phải trải qua nhiều kiếp tu hành. Cuộc sống của họ không phải lúc nào cũng dễ dàng, bằng phẳng mà nó có lúc lên, lúc xuống nhưng không lúc nào họ đọa vào 3 ác đạo. Phần nhiều bậc Tu Đà Hoàn khi trở lại đều là những người xuất gia và chắc chắn là những bậc đạo cao đức trọng. Khi đi qua trần gian này, họ để lại dấu ấn, sự thương nhớ rất mạnh trong tâm khảm của chúng ta. Đó là một dấu hiệu của bậc Tu Đà Hoàn.

Bậc Tu Đà Hoàn có tâm hồn rất đặc biệt, những phẩm chất của họ đáng làm thầy của mình, đáng để cho mình học hỏi. Bản thân bậc Tu Đà Hoàn cũng không biết mình là Tu Đà Hoàn. Chỉ người nào mà kiếp đó họ chứng thì mới biết mình bắt đầu đi vào dòng Thánh. Lúc đó, thân tâm, nhãn quang họ thay đổi, sự tĩnh giác hiện ra. Nhưng hành trình của những kiếp sau mới vất vả, vì họ sẽ gặp phải nhiều sự thăng trầm trong cuộc sống để hoàn thiện công hạnh của mình.

Thứ hai, trong ngàn kiếp tu hành, sự khác nhau của một bậc Tu Đà Hoàn và một người chưa phải là Tu Đà Hoàn là việc hưởng phước. Cả 2 người cùng phát tâm tu hành, cũng tích cực làm rất nhiều việc thiện, nên phước lành cùng rất nhiều. Tuy nhiên, bậc Tu Đà Hoàn hưởng nhưng không hưởng hết mà hồi hướng quả phước ấy đi về sự giải thoát viên mãn, còn chúng ta thì hưởng hết, không có sự để dành. Chúng ta cần nhìn lại tâm mình chỗ này.

Thứ ba, bậcTu Đà Hoàn cũng có lúc phạm tội, có lúc tạo nghiệp vì các Ngài chưa có thần thông, chưa biết quá khứ vị lai, chưa thể nhìn ra con người tốt xấu hoàn toàn, nên nhiều khi hiểu lầm, kết tội oan cho người khác. Từ bậc Tư Đà Hàm trở lên là không còn việc này nữa. Bậc Tư Đà Hàm bắt đầu có thần thông, bắt đầu biết một phần quá khứ vị lai, bắt đầu nhìn người biết một phần thiện ác, tốt xấu nên bớt nhầm, bớt tạo nghiệp. Vì tạo nghiệp nên cuộc đời của bậc Tu Đà Hoàn khốn đốn, vất vả dù đã là một bậc Thánh.

Tuy nhiên, đặc điểm của bậc Tu Đà Hoàn là không bao giờ đọa ác đạo, địa ngục, ngã quỷ hay súc sinh, nếu có trả nghiệp thì chỉ trả nghiệp ở thân người mà thôi. Còn chúng ta, dù có tu hành tinh tấn, có đạo đức nhưng nếu có tạo nghiệp thì tùy nghiệp mà chúng ta phải trả những quả báo khác nhau, có khi đọa vào các đường dữ. Sự thăng trầm của nhiều kiếp tu hành rất vất vả, nhưng chúng ta không thể không trải qua, vì con đường từ phàm đến Thánh là rất xa, cho nên ta phải chuẩn bị tâm thế.   

Thứ tư, bậc Tu Đà Hoàn rất yêu lẽ phải nên họ thích nghe đạo lý, thích tụng kinh, thích đọc sách thánh hiền vì họ hạnh phúc trong những đạo lý đó. Còn ta thì hạnh phúc vì những điều tầm thường, nhỏ bé, vụn vặt.

Thứ năm, sự trở ngại lớn nhất khiến việc tu hành của chúng ta không có kết quả, mãi bị trôi lạc, đó là sự kiêu mạn. Nhân đây, Thượng tọa lý giải hậu quả của tâm kiêu mạn khủng khiếp ra sao; đồng thời cũng nhấn mạnh sự khác nhau của chúng ta với bậc Tu Đà Hoàn trước sự kích động của tâm kiêu mạn là thế nào.

Thứ sáu, sự khác nhau nữa là khi nhắc nhở, rầy la lỗi lầm của người khác xong, chúng ta bỏ qua, nhưng bậc Tu Đà Hoàn lại giải thích về đạo lý và định hướng tu hành, tìm cách đưa người đó về với chánh đạo. Đây là điều ta phải học tập các Ngài để mọi người xung quanh ai cũng đều tốt lên.

Một đặc điểm nữa dễ nhìn thấy ở một bậc Tu Đà Hoàn là yêu thích cuộc sống vị tha, không sống cho mình nữa. Chúng sinh phàm phu thì hạnh phúc, vui sướng khi được sống, được phụng sự, gom về cho mình. Với một bậc Thánh, phụng sự cho mình là một cực hình, một điều đau khổ, cho nên từ trong ý nghĩ, hành vi dù rất nhỏ, các Ngài đã nghĩ cho chúng sinh, cho Phật Pháp. Đó là những bậc Thánh đi qua được nhiều kiếp tu và chứng quả rồi.

Lại nữa, trong ngàn kiếp tu hành, chúng ta phải ghi nhớ cụm từ “Chưa chắc ăn”. Có thế chúng ta chứng thiền nhưng chưa chắc chứng Thánh, có thể chúng ta được lên trời nhưng chưa chắc đã ở trên trời mãi mãi. Trong kinh Lăng Nghiêm có nói về ngũ ấm, đó là có những người tu thiền đắc được thần thông rồi vẫn bị lạc vào đường ma. Vậy nên, không có gì là chắc chắn, là mãi mãi cả.

Tóm lại, trong chủ đề NGÀN KIẾP TU HÀNH, Thượng tọa khéo léo sử dụng ngôn từ dễ hiểu, dùng phương pháp so sánh sắc bén, đi kèm với các dẫn chứng rõ ràng, cụ thể đã làm cho người nghe suy nghĩ nhiều và thâm thúy điều Người muốn nói, và cảm nhận bài Pháp thoại này có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời tu của họ. May mắn cho chúng ta là biết rõ trong cuộc sống tu hành thì phải cần một quá trình dài (ngàn kiếp) chứ không thể trong thời gian ngắn mà được. Hiểu điều này, chúng ta không chủ quan, không kiêu mạn, mà kiên định như những bậc Thánh, dù thân này có nát, có hoại, vẫn một lòng đi trên con đường chánh Pháp để tìm sự giác ngộ giải thoát.

Ngẫm lại, mỗi một thời gian qua là một bài học vô giá mà các phật tử đã nhận được từ Thượng tọa Giảng sư. Thượng tọa đã giúp họ ngộ ra nhiều lẽ sống ở đời, cũng như cảm nhận đầy đủ ý nghĩa của sự tu hành và có thêm nhiều niềm tin để vượt khó trong quá trình tu hành ngàn kiếp mà hoàn thiện nhân phẩm thánh đức của mình. Ngay từ ban đầu, nếu chúng ta đã đi đúng hướng, đã ít phạm sai lầm thì một kết cục tốt đẹp về sau là hẳn nhiên./.

Tuệ Đăng

Những hình ảnh đẹp của buổi Pháp Thoại tại Thiền viện Sơn Thắng:

Vĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn ThắngVĩnh Long: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Sơn Thắng

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Cảnh báo: Các trang và group Facebook giả mạo

0
Kính thông báo đến toàn thể quý Phật tử! Hiện nay, trên Facebook đang xuất hiện các trang và group Facebook giả mạo Thượng tọa...

Tin mới nhất