Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN...

BẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠC

-

Nhận lời mời của ĐĐ Thích Đồng Tâm – Trụ trì Tu viện An Lạc (Lộc Sơn – Bảo Lộc – Lâm Đồng), chiều ngày 07/07/2013 (nhằm ngày 30/05/quý Tỵ), TT Thích Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang (BRVT) đã viếng thăm chùa và có bài Pháp thoại dành cho các Phật tử với tựa đề NGƯỜI BIẾT ĐI CHÙA.

Nội dung của bài Pháp thoại phân tích về nhân duyên từ sự phát tâm tu hành ban đầu bằng một ý niệm rất khiêm hạ (Nghĩ mình chưa được gì) mà nếu đi mãi đúng hướng thì bao nhiêu điều tốt đẹp bắt đầu mở ra. Đây là bài Pháp ẩn chứa nhiều bài học có ích cho người tu tập, nhằm giúp quý Phật tử có đủ chánh kiến, không bị lạc lối khi mới bắt đầu bước vào con đường tu.

Buổi chiều hôm đó trời mưa như trút nước nhưng các Phật tử cũng dội mưa đến Tu viện An Lạc nghe thuyết Pháp. Nhìn họ đứng giũ áo mưa, phủi nước trên tóc rồi mới bước hẳn vào trong Giảng đường. Ôi! những hình ảnh bộc lộ vẻ đẹp của tâm hồn, thật là khiến nhiều người phải suy nghĩ với cảm xúc của mình. Phải chăng đây là những Phật tử có lòng tôn kính Tam Bảo bằng cả trái tim lẫn tâm hồn.

Mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa phân tích sự khác biệt giữa người chịu đến chùa tu và người không đến chùa tu là ở điểm: 

– Người không chịu đến chùa tu, do họ nghĩ họ sống không hại ai, không vi phạm pháp luật, không chơi đểu, không lừa gạt, sống như vậy là đúng rồi.  

– Còn người chịu tu là người tốt, họ cũng không vi phạm pháp luật, không lừa ai nhưng thấy sống như vậy chưa được, và muốn tìm cái được hơn nữa ở trong chùa để hy vọng cuộc sống mình tốt hơn, hoàn hảo hơn.  

– Ngoài ra, có những người chưa bằng lòng cuộc sống của mình đang có nên cũng đi tìm một cuộc sống tốt hơn, nhưng họ không vào chùa mà chọn nhà thờ hay bộ môn nào đó để tu luyện, ví dụ như: nhân điện; yoga; võ thuật, v.v…, tức họ cũng  phấn đấu để trở thành người khác hơn, giỏi hơn.

Với một loạt khái niệm nêu trên, chúng ta thấy có sự khác biệt về quan điểm sống  của mỗi người, nhưng mọi chuyện không đơn giản. Thượng tọa tiếp tục phân tích: Giữa một người nghĩ là thôi cuộc sống như vậy được rồi với một người nghĩ rằng sống vậy chưa được gì cả, cuộc sống chưa hề tốt, ta phải vượt lên bằng cách đến chùa nghe Pháp, tu tập với quý thầy, quý sư cô. Giữa hai ý nghĩ đó là biển trời khác biệt, và cái khác nhau đó nó lớn như là khác giữa phàm với Thánh. Chúng ta cứ tưởng đó chỉ là một suy nghĩ, nhưng không! Cái suy nghĩ đó khác nhau lớn lắm, sở dĩ chúng ta chưa thấy nó cách nhau lớn bởi vì ta thấy hai cuộc đời chưa có nhiều khác biệt, nên cho rằng việc ta chọn chùa để đến là không có gì lớn lao. Rồi Thượng tọa chứng minh bằng nhiều ví dụ thực tế trong cuộc sống cho thấy quan điểm “Hai suy nghĩ khác nhau lại có sự cách biệt nhau rất lớn là như thế nào”. 

Tại sao có người thiết nghĩ: Mình sống như vầy là được rồi, khỏi cần tu hành, khỏi cần vô chùa, nhưng có người nghĩ rằng mình còn kém phải đến chùa để tu tập, đó là do người này ẩn chứa một thiện căn, một trí tuệ sâu sắc ở kiếp xưa. Bình thường không ai nghĩ mình chưa được, chưa tốt, chưa hoàn hảo mà hay tự mãn với chính mình. Hoặc nếu bị ray rứt buồn khổ thì đi tìm một cái gì đó tầm thường ngoài thế gian, chẳng hạn, người đời thiếu tiền thì lân la đi kiếm người giàu để nịnh, lừa hoặc làm nô lệ. Còn người biết đạo thấy mình thiếu tiền thì biết hy sinh cực khổ phụng sự cuộc đời, phụng sự Tam Bảo để làm phước. Chúng ta thấy hai suy nghĩ trên khác nhau cực kỳ xa, do đó quả báo của những kiếp sau là vô cùng cách biệt. Cho nên, khi chúng ta nghĩ rằng: “Cuộc đời mình chưa được, còn phải cố gắng, cần phải hoàn thiện, phải nương tựa Tam Bảo để bước lên thì cái suy nghĩ đó là bắt đầu suy nghĩ của Thánh”, mặc dù ta chưa chứng quả Thánh.  

BẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠC

Đến chùa là để tu, tuy nhiên trong cái tu này (tu tức là sửa) thì nhiều chùa quá. Mỗi chùa dạy hơi khác nhau một chút. Từ thời Đức Phật thì Đức Phật dạy một cái cội nguồn, nhưng sau hơn 2000 năm rồi,A đạo Phật bị chia ra nhiều nhánh. Thường chúng ta đến một ngôi chùa và tùy cái duyên của ta với vị thầy đó mà  ta được dạy một pháp môn tu nào đó. Nếu vị thầy mình nương tựa có đạo hạnh sâu sa, có đường lối tu tập chuẩn thì xem như ta may mắn, đi rất nhanh… Ta nhanh chóng nắm được chánh kiến, mỗi một bước đi, mỗi một ngày tiến tu của mình công đức tăng lên dần, rất rõ, và cứ yên tâm rằng cuối đời ta mang theo mớ phước rất lớn để đi qua cõi khác. Ngược lại, nếu ta gặp phải vị thầy mà cách truyền đạt không tỉ mỉ để mọi người hiểu và nắm được cốt tủy của sự tu hành thì mình vất vả suốt một đời tu nhưng phước không nhiều.

Nhân đây thượng tọa chia sẻ: “Việc đạo Phật chia làm nhiều nhánh là điều bất lợi cho đạo Phật”. Tuy là nhiều nhánh, nhiều duyên, nhiều đường lối nhưng ta cố gắng đi tìm về một đường lối chung để cho đạo Phật được đoàn kết”.

Đường lối chung của đạo Phật trước hết là Luật Nhân Quả, người đến chùa phải tin và hiểu Luật Nhân Quả trước để làm chánh kiến, đừng rời xa điều này, đây là căn bản. Khi bước sâu vào việc tu tập mà nếu không dựa theo Luật Nhân Quả thì ta càng tu càng tổn phước. Còn nếu đường lối tu tập của ta luôn luôn dựa chắc trên Luật Nhân Quả thì càng bước tới công đức càng lớn dần. Vì vậy một khi ta đã xác định cuộc đời mình phải đến chùa tu tập do mình chưa được gì nhiều thì khi chọn chùa đến tu, ta nhớ để ý đến Luật Nhân Quả. Nơi chùa nào mà thường nhắc đến Luật Nhân Quả thì chùa đó ẩn chứa một chánh kiến lớn, nơi đó được Chư thiên, quỹ thần yêu mến, ta đi không sợ sai.

Do đó chúng ta phải thường được trao dồi sự tin hiểu về Luật Nhân Quả, bởi vì trong vũ trụ có nhiều quy luật chi phối con người nhưng Luật Nhân Quả là cốt lõi, là nền tảng, là sự xuyên suốt. Luật Nhân Quả ấn định khi ta gieo nhân gì ta sẽ gặt được quả đó, ai cũng biết cả nhưng mà ta phải hiểu Luật Nhân Quả cho sâu tới tận trong tâm niệm nho nhỏ của mình. 

Bước tiếp theo, Thượng tọa phân tích vấn đề tội phước hình thành rất lớn từ suy nghĩ ban đầu của một người có hành vi tự mãn không chịu tu và một người thấy mình còn kém dỡ nên cần cố gắng tu, trong đó nhấn mạnh “Cái nhân quả của sự kiêu mạn sẽ đi đến tan vỡ, thất bại, trở thành thấp hèn. Ngược lại, nhân quả của sự khiêm hạ là cả một thành tựu phía trước đang chờ đợi”. Vì vậy khi quý Phật tử đến chùa quỳ trước Phật đài, tức là trong lòng mình mỗi người đều ẩn chứa nhân quả của sự khiêm hạ, và cái nhân quả này sẽ theo ta qua nhiều kiếp để tu. Cứ mỗi một bước tu của ta mà nếu hình thành trong sự khiêm hạ thì những cõi giới cao thượng mở ra, chờ đón ta, chỉ là không biết lúc nào thôi. Còn nếu mỗi bước tu, mỗi tâm niệm của ta mà sự kiêu mạn hình thành thì sự đen tối, sụp đổ đang chờ ta phía trước. Mặc dù ban đầu ta đến chùa với cái tâm khiêm hạ nhưng khi bước vào sự tu thì ta bị dạy một cách sai lầm, dẫn đến hiểu đạo không đúng, bổng nhiên ta hình thành cái tâm kiêu mạn mà mình không ngờ .

Vì vậy, dù tu Pháp môn nào nhưng tất cả những người đệ tử Phật phải lấy “Vô ngã” làm nơi hướng về. Khi ta hướng tới vô ngã, bản ngã không còn thì những cái  kiêu mạn sẽ biến mất. Pháp môn nào đáp ứng được điều này thì ta chấp nhận Pháp môn đó là chân chính trong đạo Phật. Còn như ta tu một Pháp môn mà cứ mỗi ngày bản ngã lớn dần thì xem như ta đi sai đường của Phật dạy, cũng tức là ta đang tụt dốc, bị đẩy xuống địa ngục. Ở đây, đối với vị thầy dạy đạo chúng ta rất biết ân nhưng ta vẫn là chủ nhân của cuộc đời mình, vì vậy phải cẩn thận với đường lối tu tập.

Chúng ta chọn con đường Phật đạo, vì Phật đạo là vô thượng; là chân lý; là điều tốt đẹp nhất trên đời này, trong vũ trụ này mà chúng ta may mắn, tự hào được là đệ tử của Phật. Tuy nhiên trên con đường đi, mỗi người chịu trách nhiệm trước cuộc đời của mình thì nên để ý đến hành vi khiêm hạ và kiêu mạn khi ta tu tập, tức là chúng ta lúc nào cũng xem lại lòng mình. Ví dụ có người tụng được 100 bộ kinh Pháp Hoa, rồi trong lòng tự nghĩ rằng mình rất có phước, nếu có suy nghĩ đó tức là ta đang  sanh tâm kiêu mạn, do đó sẽ tổn phước, mất lợi ích và cửa địa ngục sẽ mở ra.  Tương tự, niệm Phật, lạy Phật, hay ngồi thiền  thì cũng đều là dụng công tu hành cả nhưng nếu người niệm Phật mà khởi niệm khoe khoang, chấp có thì đã sai. Người càng niệm Phật thì bản ngã phải tan dần, tự nhiên thấy niệm hoài mà chưa được gì hết thì đó mới là đúng niệm. Người ngồi thiền cũng vậy, khi chúng ta áp dụng phương pháp gì đó, bổng nhiên tâm rỗng rang thanh tịnh thì đều nghĩ rằng mình đã ngộ đạo, tu có kết quả rồi, nhưng không ngờ đó là cái bẩy chết người. Vì cái rỗng rang thanh tịnh đó chỉ là bề mặt của tâm thôi, còn đằng sau của tâm nó mới cuồn cuộn vô số kiến giải, kiêu mạn khởi lên ngay lúc bắt đầu có kết quả. Như vậy rõ ràng một người ngồi thiền mà không đi đến được vô ngã, ngược lại phát sinh kiêu mạn khi mình tu có kết quả thì đó là sai đường, vẫn có thể bị điên như thường.

Có thể nói quý Phật tử đã đến chùa, đã quỳ được trước Phật nhưng nhiều khi lại đi sai đường chỉ bởi vì ta không kiểm soát được hành vi khiêm hạ hay kiêu mạn này. Do đó trên con đường tu tập, trên con đường làm công đức và hoàn thiện chính mình, quý Phật tử phải kiểm soát cái tâm khiêm hạ thật kỹ lưỡng, càng lúc càng thấy mình tầm thường dần, không là gì cả là ta đang đi đúng đường.

Trên con đường để hoàn thiện chính mình là ta phải sửa dần những cái sai trong tâm, nhưng không phải dễ. Nếu tự sức mình tu thì không ai tu được mà phải nhờ vào nhân quả mới tu được. Khi ta tôn kính một bậc Thánh, ta quỳ xuống lạy Phật với tất cả lòng tôn kính thì những tính chất của Thánh bắt đầu hình thành trong tâm ta từ từ. Chính nhờ cái quả báo tôn kính Phật đó làm cho phẩm chất Thánh xuất hiện trong tâm ta. Cho nên khi thấy cái sân si, ích kỷ, hơn thua nổi lên và ta quyết diệt những tâm niệm bất thiện đó thì nó mất dần và tắt luôn, đó là nhờ tôn kính Phật, biết sám hối phát nguyện trước Phật, còn tự mình vặn mình diệt trừ coi vậy kết quả rất ít vì thiếu yếu tố tác động của  nhân quả. Nên nhớ, trong quá trình hoàn thiện chính mình, trong quá trình để tiến tu, ta hết sức cần cái nhân quả tội phước, tức công đức, mà cái công đức nền tảng của mọi công đức trên đời này là công đức TÔN KÍNH PHẬT. Có nhiều người đi chùa đã lâu nhưng không dâng trào niềm tôn kính Phật đến tuyệt đối. Vì vậy người khôn ngoan phải biết lễ kính Phật với lòng xúc cảm để tạo cho ta một nền tảng công đức vững chắc nhằm giúp cho đời tu của mình an ổn hơn. Và khi có lòng Tôn Kính Phật rồi ta mới có phước để hoàn thiện bản thân.

Các Phật tử nên gắn bó với chùa tu tập theo các đạo tràng để đi sâu dần vào cuộc sống tâm linh vì ta biết mình chưa được. Trong cái chưa được đó nó ẩn chứa những điều rất vĩ đại. Một trong những điều vĩ đại đó là ta bắt đầu đi tìm cuộc sống tâm linh. Những người khác họ không nghĩ đến cuộc sống tâm linh mà chỉ sống cuộc sống vật chất này thôi, rồi chết. Còn ta, ta không chấp nhận điều đó vì cuộc đời không ngẫu nhiên mà nghèo hay giàu; không ngẫu nhiên đẹp xấu hay kém dỡ và cõi này không là cõi duy nhất trong vũ trụ. Ngoài cõi này còn những cõi tâm linh khác nữa. Và chúng ta, con người bé bỏng giữa vũ trụ này như một hạt bụi bay trong đó, rất là vô nghĩa nhưng chúng ta hướng về cuộc sống tâm linh cao siêu. Vì vậy chúng ta không phải vô nghĩa nữa, nên cái ý nghĩa “Chưa được” nó ẩn chứa cái điều vĩ đại là ta không chấp nhận, không thỏa mãn với đời sống vật chất này, mà bắt đầu hướng về đời sống tâm linh.

Cứ mỗi một đẳng cấp bước lên là khoảng cách rất xa, ví như người có tâm linh và người không có tâm linh; người hướng về đời sống tâm linh và người không hướng về đời sống tâm linh thì đẳng cấp khác nhau rất lớn. Vì vậy từ cái tâm niệm ban đầu vì nghĩ mình chưa được gì cả phải đến chùa tu đã mở ra cả một chân trời mới có những điều vĩ đại không ai ngờ được.

–  Người có biết về đời sống tâm linh là người tin Luật Nhân Quả, tin rằng còn những cõi giới khác ngoài cõi giới này hoặc ta tin có cõi âm hay có cõi trời, cõi địa ngục và quan trọng hơn hết là tin với cái thân tâm tầm thường này nhưng nếu biết tu tập làm cho tâm được thanh tịnh hướng về vô ngã thì nơi thân tâm tầm thường này cũng sẽ trở thành một bậc Thánh cao cả. Thánh chính là cái tâm mình thay đổi. Ai hiểu điều này là đi đúng trục lộ chính của đời sống tâm linh trong đạo Phật, cho nên cái chính yếu là cứ nắm tâm mà tu cho tâm được thanh tịnh. Còn như nếu tu mà ta chưa có phương pháp để nhiếp tâm trong thanh tịnh thì chỉ là đang đi trên những con đường phụ của đời sống tâm linh. Cái duyên của một người từ khi ở nhà nghĩ mình chưa được gì nên đến chùa tu tập… cho đến ngày họ bắt chân ngồi kiết già, theo dõi nội tâm và nhiếp tâm trong thanh tịnh, có người 10 năm mới tới ngày đó, có người vừa biết đạo là thực tập ngồi thiền ngay. Nhân đây Thượng tọa cầu mong quý Tăng Ni Bảo Lộc cố gắng hướng Phật tử đến sớm với trục lộ chính của tâm linh là phải có cái kỹ thuật để nhiếp tâm trong thanh tịnh thì đây mới là cái lõi của đời sống tâm linh.  

Ta nhiếp tâm thanh tịnh để đạt được vô ngã hoàn toàn. Khi tan biến được tất cả ngã chấp là ta chứng Alahan. Đây là mục tiêu chính để ta đi tới. Một người từ lúc phát tâm tu cho tới khi chứng Alahan phải trải qua thời gian rất..rất xa. Và trên con đường xa đó, ngày nào ta nhiếp được tâm thanh tịnh thì ngày đó ta tiến gần đến vô ngã, nhưng con đường không phải suông vì khi tiến tới một bước thì có những ma chướng hiện ra làm ta mờ mắt và lạc lối, ví dụ như thần thông hoặc những phước báo đem đến cho ta, từ đó ta không nhắm tới vô ngã để tu mà luôn tìm cách bộc lộ thần thông hoặc lo hưởng phước. Thay vì cái thanh tịnh tâm này đưa ta đến vô ngã, không ngờ cái tịnh tâm này làm tăng trưởng bản ngã, làm ta đã rẽ nhánh không đi đến được con đường vô ngã, mà càng lúc càng xa dần sự giác ngộ giải thoát của Phật dạy. Do vậy, ngay từ lúc chúng ta khởi hành để tu mà không đủ chánh kiến thì sẽ có ngày lạc lối.

Cuối cùng, Thượng tọa dặn dò: Trên con đường tu buộc ta phải làm những điều phước, phải sống thật tốt, yêu thương được mọi người, tôn kính Tam Bảo, thân này, cuộc đời này không còn là của mình nữa, sống vì tất cả chúng sinh. Và người sống đúng được vậy thì phước càng ngày càng lớn, rồi tâm ta nhiếp trong thanh tịnh, trí tuệ và thần thông phát sinh thì những điều này chính là ngọn núi cản đường ta đi tới vô ngã, vì vậy ta phải đạp bỏ nó mà đi qua luôn thì mới tới được cái đích vô ngã để giải thoát.    

Bài Pháp thoại đến đây kết thúc nhưng âm hưởng của Pháp vị như vẫn còn đọng lại, khiến người nghe cảm nhận mỗi lời Pháp có thể đem lại hạnh phúc thật sự cho họ bởi một điều đơn giản “Họ đã tìm được con đường lớn dẫn tới sự giải thoát”./.

BẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠCBẢO LỘC: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI TU VIỆN AN LẠC

Tuệ Đăng

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất