Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠN

BẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠN

-

Vừa qua, sáng ngày 15/02/năm Quý Tỵ (nhằm ngày 26/03/2013, tại chùa Bửu Sơn (xã An Thuỷ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre),Đại đức Trụ trì Thích Minh Hạnh và Phật tử đã tổ chức trọng thể Lễ Lạc Thành ngôi Chánh điện và An vị các Thánh tượng, để đáp tạ công ơn Tam bảo và cầu nguyện âm siêu dương thới.

Buổi lễ được sự chứng minh tham dự của: HT.Thích Tịnh Hạnh – UV HĐTS TW GHPGVN – Phó BTSThành hội PG thành phố HCM – Viện chủ chùa Phật Bửu; Hoà thượng Viện chủ chùa Phật Quang và Hoà thượng Viện chủ chùa Hoà Nam – Chứng minh Ban Đại Diện PG huyện Ba Tri; HT.Thích Thanh Vân – Phó BĐD PG quận 3- Viện chủ Thiền viện Quảng Đức, cùng các Chư tôn đức trong BTS PG tỉnh Bến Tre, tỉnh Đồng Tháp; Chư tôn đức Ban Đại Diện PG huyện Ba Tri và Thị xã Sa Đéc; Chư Tăng Ni Trụ trì các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất của huyện nhà và các tỉnh lân cận.

Về phía chính quyền có sự tham dự của: Ông Nguyễn Văn Dư – Phó trưởng phòng Nội vụ huyện Ba Tri; ông Lưu Văn Thắng – Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã An Thuỷ; ông Đặng Công Tấn – Phó Chủ tịch UBND xã An Thuỷ; ông Lưu Văn Được – Phó Chủ tịch MTTQVN xã An Thuỷ. Ngoài ra còn có đông đảo Phật tử xa gần đồng tham dự.

Sau phần đọc diễn văn khai mạc của TT.Thích Như Hoàng – Chánh Đại Diện PG huyện Ba Tri, ĐĐ.Thích Minh Hạnh – Trụ trì chùa Bửu Sơn, đọc báo cáo kết quả trùng tu và xây dựng chùa của Bổn tự.

Được biết, cơ sở thờ tự chùa Bửu Sơn là do Tổ Khánh Thông sáng lập vào khoảng 1908. Do xây dựng quá lâu lại không được tu sửa trong thời gian dài nên đã bị xuống cấp trầm trọng. Phụng ý chỉ của nhị vị đại lão Hòa thượng chứng minh đạo sư Tổ đình Bửu Sơn, Hoà thượng thượng Hiển hạ Tu, Hòa thượng thượng Hiển hạ Pháp, cùng Chư tôn đức trong Tông phong, tháng 08/2008, ĐĐ.Thích Minh Hạnh cùng bổn đạo Phật tử, tiến hành xây dựng lại toàn bộ ngôi chùa. Lễ khởi công được tiến hành vào ngày 04/08 (al)/2008. Sau lễ khởi công, các hạng mục chính và phụ lần lượt được lên kế hoạch tiến hành thi công. Đến ngày 04/08/2012, các hạng mục đều được hoàng thành, gồm : 01 hạng mục chính và 10 hạng mục phụ. Thời gian thi công là 04 năm. Tổng kinh phí xây dựng gần 3,9 tỷ đồng.

Chùa Bửu Sơn khi khởi công xây dựng không có kinh phí có sẳn. Với phương châm “Thừa hành Phật sự, vạn pháp tùy duyên”. Xây chùa là để tạo phúc cho bá tánh nên chùa Bửu Sơn không tổ chức vận động và cũng không tổ chức quyên góp. Tất cả kinh phí như trên toàn bộ do sự phát tâm cúng dường của Chư tôn đức trong Tông phong và các tín chủ ngoại hộ gần xa, với lòng tin tuyệt đối vào sự chứng minh của thập phương Tam Bảo, chư liệt vị Tổ sư. Điều này cho thấy công đức của sự phát tâm cúng dường xây dựng chùa Bửu Sơn là cực kỳ to lớn và có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tính buông xả để hộ trì Tam Bảo ở cấp độ cao nhứt. Phước báo cúng dường này là vô lượng vô biên, là tuyệt đối, là tối thắng, mười phương Chư Phật đều tán thán.

Trong suốt thời gian xây dựng, Đại đức Trụ trì là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý thu chi, cân đối ngân quỹ, đều phối tiến độ và hướng dẫn Phật tử tu tập. Nhờ oai linh Tam Bảo và Chư liệt vị Tổ sư, mọi công việc diễn ra đều suông sẻ, hoan hỹ, không có bất kỳ trường hợp nào đáng tiếc xảy ra.

Tuy nhiên, một điều đáng nghi nhận để được trân trọng muôn đời là sức công quả bền bỉ của Phật tử và bà con trai tráng trong làng. Các vị đã đổ xuống rất nhiều mồ hôi và công sức để cho ngôi chùa Bửu Sơn hôm nay được mọc lên nguy nga tráng lệ. Do chùa Bửu Sơn nằm ở vào vị trí không thuận tiện về giao thông nên quá trình vận chuyển vật tư là vô cùng gian nan, vất vã. Hình ảnh các vị công quả bằng sức thủ công của mình: Các vị phân công nhau, người xút; người khiên; người kéo; người đẩy; người gánh; người vát, với một số lượng vật tư khổng lồ từ bên kia lộ Bãi Ngao về tới bên nây để xây chùa thờ Phật. Có thể cảm nhận được hình ảnh ấy làm chấn động khắp mười phương cõi Phật. Bất kể ngày đêm, hể chùa lên tiếng nhờ là các vị đều tận tụy góp sức; hân hoan; không một lời than phiền khó nhọc. Bên cạnh còn có những Phật tử âm thầm lặng lẽ công quả suốt quá trình xây chùa, không hề xao lãng, luôn mong ước ngôi chùa Bửu Sơn sớm được hoàn thành. Nhân đây, Đại đức thành kính tri ân sự hộ niệm của Chư tôn đức, sự tận tình giúp đỡ của các cấp Chính quyền, sự ngoại hộ tài vật, công sức của các đại thí chủ gần xa và Phật tử công quả.

Tiếp theo, Ban Tổ Chức ghi nhận những phần quà của Chư tôn Hoà thượng chứng minh, của Chư tôn đức các Tự viện, các Phật tử và Lãnh đạo chính quyền gửi đến chúc mừng.

Trong buổi lễ, ông Đặng Công Tấn – Phó Chủ tịch UBND xã An Thuỷ Phát biểu chúc mừng, ông đánh giá cao hoạt động Phật sự của chùa Bửu Sơn trong thời gian qua đã làm được nhiều việc tốt đạo, đẹp đời, đặc biệt là Ban Hộ Tự của chùa đã tích cực cùng với chính quyền địa phương làm tốt công tác từ thiện, giúp đở bà con nghèo nơi đây với số tiền trên 200 triệu đồng. Ông tin rằng với ngôi chùa khang trang như hôm nay, sẽ là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân xã An Thuỷ.

Và HT.Thích Tịnh Hạnh – UV HĐTS TW GHPGVN – Phó BTSThành hội PG thành phố HCM đã tán thán công đức của Đại đức Trụ trì, Phật tử gần xa, bà con nhân dân địa phương đã đồng tâm, hiệp lực, vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng được một ngôi Tam bảo. Hòa thượng mong muốn nhân dân phật tử xã An Thuỷ cùng với Đại đức Trụ trì tiếp tục duy trì, bảo vệ giữ gìn chùa Bửu Sơn, phát huy truyền thống văn hóa tâm linh của địa phương. Đồng thời Hoà thượng còn khuyến tấn ĐĐ. Thích Minh Hạnh trên đường hoằng pháp độ sinh, làm sao tiếp nối được truyền thống “Tông phong vĩnh chấn, Tổấn trung quang”, đó mới thật sự là báo Phật ân đức, báo ân Thầy tổ.

Cuối buổi lễ, Chư tôn đức cùng quý vị đại biểu cắt băng khánh thành và dâng hương tại ngôi Đại hùng Bảo điện chùa Bửu Sơn.

Sau khi lễ khánh thành hoàn mãn, tiếp theo là nghi thức an vị Phật thật trang nghiêm, mang một ý nghĩatâm linh sâu sắc.

BẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠN

 

Niềm vui tiếp nối niềm vui, phần tiếp theo trong chương trình, đúng 14h00” là buổi thuyết giảng của TT.Thích Chân Quang (BRVT) tại chùa Bửu Sơn, nhân Đại Lễ Lạc Thành với sự tham dự rất đông đảo Phật tử từ các nơi quy tựu về. Có thể nói sau 70 năm, hôm nay chùa Bửu Sơn mới có tiếng thuyết Pháp trở lại, vì từ rất lâu ngôi chùa này vắng bóng Trụ trì. Nhưng chúng ta hy vọng rằng từ nay về sau tiếng thuyết Pháp vang mãi nơi ngôi chùa cũng là di tích; cũng là lịch sử; cũng là chốn Tổ; cũng là vùng sâu vùng xa để cho Phật tử ở đây được nương tựa, học hỏi.

 

Để ngôi chùa Bửu Sơn mãi là nơi nương tựa tinh thần và sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân quanh vùng, TT.Thích Chân Quang khuyến khích ĐĐ.Thích Minh Hạnh là mỗi kỳ sám hối, nửa tháng một lần, Đại đức nên thuyết giảng cho Phật tử nghe, trung bình thời lượng 30 phút với các nội dung mà các vị Tôn túc đã giảng. Mặc dù giảng lại bài cũ của người khác nhưng qua cách diễn đạt, kết hợp với bản sắc tu hành của Đại đức, các phật tử sẽ được học đi, học lại những bài học muôn đời không bao giờ ta được quyền quên mất. Ví dụ đến với Phật pháp ta phải học giáo lý về LUẬT NHÂN QUẢ. Luật nhân quả mênh mông vô tận không bao giờ nói hết được. Người đến với đạo Phật phải tin, hiểu Luật Nhân Quả, vì trong cuộc đời này mỗi người có một số phận khác nhau: người giàu, người nghèo, người sang, người hèn… tất cả do nhân quả chi phối mà ra. Nếu ai hiểu được Luật Nhân Quả thì từ đây ta sẽ biết cách thay đổi cuộc đời mình, xây dựng cuộc đời lại theo như ý mình muốn. Ví dụ: Chúng ta đây ai cũng muốn giàu, mà cái nhân để được giàu sang là phải giúp người, bố thí, phải cúng dường, san sẻ, hiến đất làm đường, đắp đường, làm cầu cho người ta đi, thấy ai bệnh hoạn phải giúp đỡ.

 

BẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠN

 

Tuy nhiên, có người giàu rồi nhưng không hết tham, họ vẫn muốn thâu gom, tằn tiện để giàu thêm, không giúp ai hết. Riêng người biết đạo khi có tiền sẽ làm nhiều việc thiện. Còn người nghèo, muốn giàu thì phải giúp đời, giúp người. Chính trong cái nghèo mà ta cố giúp đời, giúp người thì công đức rất lớn. Thượng toạ trưng bày lý lẽ về nhân quả với nhiều ví dụ, cho thấy nhân gì đưa đến quả báo giàu sang, gieo nhân gì để có diện mạo đẹp đẽ về sau, hay một người cô độc là do đâu, v.v… Nói chung phân tích tới đâu Thượng toạ dẫn chứng tới đó để hướng dẫn cho mọi người khi nói Luật Nhân Quả với ai đó: ta nói nhân quả là sự thực tế và sâu sắc, nên người hiểu nhân quả là hiểu từng chút một. Mà người hiểu càng giỏi nhân quả chừng nào, càng làm chủ cuộc đời mình chừng nấy.

 

 

Và người hiểu được nhân quả thì không bỏ mặc cho cuộc đời trôi qua, tỷ như hơn 100 năm trước, vị Tổ Khánh Thông về xứ hoang sơ, nê địa Ngao Châu (ngày nay là huyện Ba Tri), khai sơn mở mang ngôi chùa Bửu Sơn, Ngài thuyết Pháp gieo rắc Phật pháp tại ngôi chùa này. Cho nên vùng Ba Tri đây có nhân lành Phật pháp và người Ba Tri coi vậy ngộ đạo. Đó là vì 100 năm trước có các vị Tôn túc chấn hưng đạo Phật và gieo rắc ánh sáng Phật pháp vào cuộc đời, nên ngày nay mới có ngôi chùa và ta ngồi đây với nhau, quỳ dưới chân Phật để đảnh lễ Người và biết rằng trên đời này có bậc Thánh siêu phàm, đem ánh sáng từ bi – giáo lý giác ngộ dạy dỗ, hướng dẫn khắp cả nhân gian, để cho chúng ta sống trên đời này biết gieo nhân với Thần thánh mà không gieo nhân với ma quỷ, đồng thời không chôn cuộc đời mình với tham lam, sân hận tầm thường để rồi chết phải rơi vào ba đường ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Phải chăng, nhờ có ánh sáng Phật pháp nói về nhân quả nghiệp báo mà ta sống biết tu hành và sống để xây dựng cuộc đời, đi về phía Thần Thánh chứ không đi về phía súc sinh ngạ quỷ.

 

 

Cũng vậy, nếu hôm nay không có những người tu hành, giáo hóa, tiếp nối thì một trăm năm sau, một ngàn năm sau thế giới đi về đâu, con cháu mình ra sao? Không có gì bằng cả làng, cả xóm cùng biết Phật pháp, cùng biết tu, không ăn nói bỗ bã, không chửi mắng lẫn nhau, không gây gổ nhau thì những đứa con được sống trong môi trường đẹp đẽ đó sẽ trở thành người tốt, chúng ta sẽ hạnh phúc vì có con đạo đức. Do đó mỗi ngôi chùa ở vùng nào thì như một đóa sen tỏa hương thơm tràn ngập cả vùng đó, cũng bởi chùa là nơi đạo đức tỏa hương, giáo lý Đức phật được truyền dạy trong lòng người. Do đó chúng ta yêu quý ngôi chùa, chùa mới là tổ ấm của ta, là mái nhà của ta, chùa là nơi thờ kính Phật, chúng ta đến đây mà TU CHO MAI SAU, tức là tu cho con cháu mình, tu cho chính mình ở đời sau, làm việc gì cũng nhớ lời Phật dạy. Bây giờ, ngày nào còn ở cõi này thì luôn luôn ta phải bị giằn xé thử thách giữa điều tốt và điều xấu, người sống không có đạo lý, không có đạo đức dễ bị cái xấu lôi kéo, mời gọi, ngược lại người biết đạo thì luôn chọn cái tốt để làm.

 

 

BẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠN

 

Thế gian này, cõi người này là như vậy …nó là cuộc đấu tranh trường kỳ. Nếu Phật pháp suy tàn, đạo đức đã xuống cấp thì khi con người bị mời gọi giữa lợi lộc và một bên là tuân thủ luật pháp quốc gia thì thường người ta chọn điều xấu để có quyền lợi. Nhưng nếu Phật pháp được hưng thịnh, nơi nơi ai cũng biết niệm Phật, tụng kinh, ai cũng biết nhân quả thì khi có điều xấu lôi cuốn họ thoát ra liền. Do đó lúc nào chúng ta cũng cố gắng làm sao chính mình tu và giúp mọi người cùng tu để Phật pháp lan tràn khắp thế gian này, để cho con người trong cái xấu – cái tốt giằng xé nhau ở cõi này thì cái tốt sẽ chiến thắng. Còn nếu ta không tu, không giúp mọi người tu thì trong cái thử thách giữa điều xấu và điều tốt, cái xấu sẽ chiến thắng. Mà nếu cuộc đời này cái xấu vẫn chiến thắng mãi thì thế giới đầy đau khổ, hơn thua, chém giết, lừa đảo.

 

 

 

Vì vậy hôm nay Lễ Lạc Thành của ngôi chùa, mọi người vui nhưng mà trong cái vui đó, chúng ta hãy nhớ ơn đức của Tổ sư 100 năm trước đã gieo rắc Phật pháp vào vùng này, giờ bổn phận của ta là nối tiếp đường đi của Chư tổ mà tu hành và giáo hóa, làm sao rủ mọi người cùng tu, không ai được đi chùa một mình, không ai được trong nhà chỉ biết có mình đi chùa mà rủ cả làng cùng đi chùa. Như vậy ta tạo thành cả một cộng đồng biết tu, lúc đó, cái cõi tốt xấu lẫn lộn – cái cõi phàm Thánh đồng cư này – cái cõi ta luôn bị điều xấu mời gọi này thì cái chiến thắng thuộc về điều thiện – cái chiến thắng thuộc về đạo lý, về người tốt và ta sống trong cõi bình yên hạnh phúc; con cháu ta được sống trong cõi đời thánh thiện. Ta chết rồi thì thường lên cõi trời mà nếu tái sinh xuống cõi người thì cũng được sống trong cõi bình yên; hạnh phúc; thánh thiện; đạo đức; tu hành. Do đó, ngày Lạc Thành là ngày vui, mà ta phải hiểu: Từ nay ta có trách nhiệm đối với chùa mình, đối với Phật pháp, đối với cộng đồng xã hội và đối với con cháu của mình. Đó mới là ta đền ơn được Chư tổ, đền ơn thầy trụ trì đã xây dựng ngôi chùa khang trang cho chúng ta tu và đền ơn Phật từ bi mà giáo hoá chúng sanh.

 

 

 

Sau cùng, Thượng toạ còn nhắc nhỡ: Đi chùa rồi, người phật tử phải biết bảo vệ môi trường trái đất tốt hơn ai hết, ta sống không phí phạm, biết tiết kiệm từng giọt nước, yêu thương từng cọng cỏ, từng chiếc lá xanh, biết bảo vệ rừng, tránh làm ô  nhiễm dòng sông, v.v…. Đây là phước lành để ta được no đủ. Thượng toạ cảnh báo “Ngày nào người địa cầu không còn biết yêu quý sự sống nữa, cứ tàn phá sự sống thì nhân quả sẽ xãy tới là trái đất bị tận thế”. Điều này là nhân là quả chứ không phải khi không mà tận thế, cũng không phải khi không mà sự sống phát triển tốt đẹp trên hành tinh này. Và ta là đệ tử của Phật, càng phải hiểu nhân quả này hơn ai hết, vì vậy mọi người hãy yêu thương cuộc sống của nhau thì sự sống sẽ tồn tại, bền vững nơi trái đất này. Nhờ phật pháp ta hiểu được như thế, nhờ Phật pháp ta có trái tim yêu thương mọi loài, đó là Đạo Phật dạy ta lòng từ bi, không giết hại chúng sinh, đạo Phật dạy ta Luật Nhân Quả (gieo nhân gì gặt quả ấy). Như vậy chính những người đệ tử Phật đang gieo cái nhân để bảo vệ cuộc sống trên trái đất này bền vững mãi mãi.

 

 

 

Cứ thế, Thượng toạ cất giọng thuyết Pháp như chuông đồng ngân tiếngđại từ. Từng lời nói đầy sự yêu thương bác ái của Thượng toạ ban rải ra, như đám mưa ngâu làm vụt tắt ngọn lửa phiền não, tham, sân trong lòng những người con tha thiết tìm cầu học đạo đang hướng tâm về Người. Thế giới này! Phật pháp này cần có rất nhiều vị Tăng sĩ như thế để đem lại lợi ích và trợ duyên cho vô số chúng hữu tình thông qua sự chứng ngộ và phương tiện từ bi thiện xảo của các Ngài./.

BẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠNBẾN TRE: LỄ KHÁNH THÀNH VÀ AN VỊ PHẬT CHÙA BỬU SƠN

 

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất