Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện...

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

-

Từ ngày 27 – 28/04/2015 (nhằm ngày mùng 09 – 10/03/ năm Ất Mùi), tại Tổ đình Thiên Đức (xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), Môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ Đại tường của cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn – Ủy viên Thường trực HĐCM – Ủy viên HĐTS GHPGVN – Ủy viên UBMTTQ VN tỉnh Bình Định – Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bình Định – Viện chủ Tổ đình Thiên Đức trong niềm kính tiếc, tưởng nhớ của Chư tôn đức HĐCM, HĐTS TW GHPGVN, Ban Trị Sự các tỉnh thành và hàng nghìn phật tử thập phương xa gần cùng nhân dân địa phương. 

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Cố HT Thích Thiện Nhơn thế danh Hồ Thanh Tùng, sinh năm Tân mùi 1931 tại thôn Tân Hòa, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ 1982 đến ngày viên tịch, hơn 30 năm, Ngài luôn luôn làm gương, cổ võ, dấn thân cùng Chư tôn Giáo phẩm, Chư tôn đức trong tỉnh, thực hiện hàng trăm phật sự chung cho tỉnh nhà, như: giáo dục, đào tạo Tăng tài, hướng dẫn phật tử…và thường xuyên đáp ứng thỉnh cầu mọi Phật sự, Pháp sự, Tăng sự từ khắp nơi trên toàn quốc, không bao giờ nề hà lao nhọc, cả đến khi tuổi đã quá cao, sức khỏe đã suy mòn. Ngài thường dạy đồ chúng: “Nơi nào cần thì ta đến, hết việc thì ta lại đi, không thời gian, không biên giới.”

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Tổ đình Thiên Đức, dưới sự lãnh đạo và dìu dắt của Ngài, đệ tử xuất gia trước sau cả 100 vị, làm chỗ quy ngưỡng tâm linh cho thập phương, phát huy tầm ảnh hưởng của Phật giáo lên mọi tầng lớp xã hội, góp phần duy trì nền văn hóa và đời sống tâm linh truyền thống của Dân tộc mà ngàn năm tiền nhân đã vun đắp nuôi dưỡng. Ngài thường xuyên chứng minh các Đại hội, các Lễ hội, Giới đàn cũng như sinh hoạt phật sự tại các tỉnh thành trong cả nước. Hòa thượng đã xả báo thân và an tường thị tịch vào lúc 06h30” ngày 11/03/ năm Quý tỵ (nhằm ngày 20/04/2013), với 83 năm hiện diện ở cõi ta bà, hơn 56 năm phục vụ cho Đạo pháp và Dân tộc.

Mới đó mà đã ba năm, Ngài nhẹ bước lên đường về cõi Phật. Tuy Hòa Thượng đã đi xa nhưng tinh thần phục vụ Đạo pháp và Dân tộc suốt đời của Ngài vẫn còn lưu mãi với non sông đất nước, với GHPGVN, với đông đảo Tăng Ni, phật tử và với Tổ đình Thiên Đức lâu nay và mai sau.

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Trong không khí trang nghiêm, đúng 8h30’ ngày 27/04/2015 (nhằm ngày mùng 09/03/năm Ất Mùi), Môn đồ pháp quyến Tổ đình Thiên Đức đã long trọng cử hành lễ Cung an Chức sự đạo tràng.

Kế đến, Chư tôn đức Kinh sư làm lễ niêm hương bạch Phật – Khai đàn – Thượng phan; cung thỉnh giác linh và buổi chiều trì tụng Kinh Địa Tạng.

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Đúng 19h00”: Chương trình nghệ thuật tưởng niệm ân sư diễn ra do các phật tử và Chúng thanh niên phật tử Phật Quang TP.HCM biểu diễn, gồm những bài hát, bài thơ, đặc biệt tiết mục múa nghệ thuật đã gây ấn tượng cho người xem, bởi trang phục duyên dáng, phong cách biểu diễn khéo léo trong từng động tác và tinh thần phối hợp đồng đội rất cao, nêu bật ý nghĩa về sự thiêng liêng của tình Thầy trò. Dẫu biết đời dâu bể vô thường nhưng công đức của người Thầy vẫn phủ trùm trong cuộc đời của mỗi người đệ tử, vẫn che mát tâm hồn họ. Nơi Thầy họ thấy cả bầu trời…nơi Thầy họ thấy cả quê hương…và nơi Thầy họ thấy cả Phật pháp. Nơi bài múa đó, bao nhiêu cái tâm tình, bao nhiêu sự kính ngưỡng, các em đội múa thể hiện rất đồng bộ dâng lên cho Sư ông của mình. 

Tiếp đến, để tưởng nhớ đến bậc Thầy đã khuất vừa tròn ba năm tịch diệt, trong Lễ đại tường này, TT.Thích Chân Quang (BRVT) thay mặt cho huynh đệ hàng môn đồ đệ tử của cố Trưởng lão Hòa thượng Thượng Thiện Hạ Nhơn có bài Pháp thoại tựa đề KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN dâng lên cúng dường Tam bảo, cúng dường cố Hòa thượng Tôn sư và cúng dường lên Chư tôn thiền đức Tăng Ni cũng như quý phật tử đang hiện diện trong Pháp hội.Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Buổi thuyết Pháp có sự chứng minh của HT Thích Huệ Minh – Phó Trưởng ban thường trực Ban nghi lễ T.Ư GHPGVN; HT. Thích Nguyên Huệ – Ủy viên Ban hướng dẫn Phật tử T.Ư GHPGVN cùng Chư tôn đức Tăng Ni Trụ trì các Tự viện và tại Bổn tự.

Ý nghĩa của bài Pháp thoại nhằm hướng đến việc giữ gìn và phát huy sự nghiệp của Thầy tổ cho mỗi ngày một rạng rỡ hơn. Đó là bổn phận của người đệ tử khi Thầy khuất bóng. 

Khi mà Thầy vắng bóng thì sự nghiệp Thầy để lại chúng ta phải giữ gìn, vì đó là Phật bảo, Pháp bảo và là Tăng bảo. “Phật bảo” ta tạm gọi như là một ngôi Tổ đình; “Pháp bảo” là lời dạy của Thầy; “Tăng bảo” là hàng đồ chúng. Tuy nhiên, nếu ta chỉ giữ gìn mà không phát triển thì nhớ một điều: Luật vô thường sẽ cuốn trôi tất cả, làm tàn lụi hết.

Cho nên, nếu ta giữ nguyên những gì mà Thầy đã dạy, có nghĩa là ta cũng đã phân nửa phản bội Thầy, vì luật vô thường đã phá tan cái điều đó. Chỉ khi nào chúng ta kế thừa, rồi từng ngày ta làm mới, phát triển thêm, để cho cái cũ dù có bị luật vô thường đánh đổ, nhưng đã có cái mới của ta nối tiếp giữ gìn cho Thầy. Thì như vậy đó mới là đền đáp công ơn của Thầy, mới gọi là kế tục sự nghiệp của Thầy. 

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Cũng giống như ngày xưa Sư ông về đây kế thừa ngôi chùa Thiên Đức này, mà nếu Sư ông chỉ giữ cái Chánh điện ngày xưa thì sẽ không ngôi chùa uy nghi như ngày hôm nay. Kế thừa và phát triển, tức là chỉ giữ miếng đất thôi, nhưng chùa phải xây dựng cho rộng lớn trang nghiêm, hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên để hàng đồ tôn, chúng đệ tử khắp nơi về có thể tu tập được. Tương tự, với những gì Sư ông đã để lại mà nếu trong tâm chúng ta cứ nghĩ như vậy được rồi thì lập tức ở chỗ đó chúng ta vừa phản bội Sư ông.

Còn như chúng ta làm cho chùa phát triển thêm từng ngày, từng tháng, từng năm, không có để nguyên như vậy, tức là phương pháp giáo hóa của mình thu hút được đông đảo quần chúng về với Phật pháp hơn, đó là ta thành công. Đây là đạo đức, mà cũng là quy luật kế thừa thì phải phát triển. Tuy nhiên ta phát triển như thế nào? Đây là vấn đề lớn, bởi vì nếu ta chọn sai hướng, ta sẽ đi vào ngõ cụt, bỗng nhiên ta bế tắc, còn lại là sự buồn bã ở cuối cuộc đời của mình do phước hết, mọi chuyện không thành công, chùa càng vắng hơn.  

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Và có những sự phát triển rất táo bạo trong đạo Phật, nhưng ta đừng tưởng cái gì thành công một thời gian là nó sẽ thành công mãi mãi. Cái khó là ở chỗ này, chúng ta đừng nghĩ trong thời đại đó, Chư Tổ phát huy điều đó thành công, rồi điều đó sẽ thành công mãi mãi về sau. Tới lúc nào … điều đó bỗng nhiên dừng lại, giống như một ngõ cụt mà ta không hiểu tại sao. Và Thượng tọa đã nêu khá nhiều ví dụ minh hoạ, mỗi ví dụ được phân tích rất cụ thể, đồng thời chỉ ra nguyên nhân, đã tạo nên một sự đồng cảm cho người nghe. Qua đó, Thượng tọa muốn nhắc nhở những thế hệ Tăng Ni phật tử về sau này phải hết sức sáng suốt, tỉnh táo để mà kế thừa, giữ gìn, phát triển Tổ nghiệp.

Nhân đây, Thượng tọa nêu ra hai mục tiêu khi kế thừa Tổ nghiệp:

–         Thứ nhất, phải làm sao thu hút được đông quần chúng đến chùa.

–         Thứ hai, về đông rồi thì phải có biện pháp dạy dỗ, giáo dục cho mọi người, để mọi người từng bước tiến tu, mà thăng tiến được đạo đức, trí tuệ, tâm linh, hướng về giác ngộ, giải thoát.

Vấn đề là ta dạy điều gì để đừng đi vào ngõ cụt, để cho Phật pháp còn phát triển thêm nhiều thế hệ sau nữa. Còn nếu không khéo, ta dạy họ nghe lúc đó, nhưng mười năm sau họ lai quên, tức là đã đi vào ngõ cụt. Cho nên cái khó của mục tiêu thứ hai chính là ta dạy cái gì cho phật tử? Thường chúng ta bị một cái lối mòn “Thầy dạy ta cái gì, ta sẽ dạy lại cho phật tử cái đó”, tại những điều đó làm mình cảm xúc nên nghĩ người khác cũng vậy. Sự thật không phải thế, Thầy dạy ta cái gì, ta dạy y hệt cái đó cho hàng đệ tử sau này, coi chừng ta thất bại, vì thời thế đã thay đổi, cái mình thích không phải tất cả đều thích.

Không phải ta gây sự thu hút cho mọi người đến chùa bằng cách tạo những trò vui hơn trò vui ngoài đời, mà ta làm một cái gì đó để cho mọi người thấy rằng, đến chùa hạnh phúc hơn, an lạc hơn, lợi ích hơn so với các trò vui tạm bợ bên ngoài. Đó là bản lĩnh của người Thầy. Trong thời đại này quý thầy muốn phát huy được Phật pháp, kế thừa Tổ nghiệp thì phải cực hơn gấp mười lần « Thầy » của mình. Có như vậy chùa mới là tổ ấm yêu thương cho mọi người tìm về.

Cho nên, bây giờ chúng ta phải tạo ra điều khác biệt đó, phải tạo ra điều mới mẻ. Tuy nhiên, cái rất mới mà cũng rất cũ, vì có những điều rất cũ mà không bao giờ cũ, mãi mãi chúng sinh phải yêu kính, phải nắm giữ. Rồi cũng có những điều rất cũ ta phải thay đổi luôn, chứ nếu ta giữ hoài sẽ không phải triển được nữa. Vậy điều gì cũ mà không bao giờ cũ và điều cũ nào phải thay đổi, Thượng tọa đã phân tích từng quan điểm một đi kèm với nhiều ví dụ cụ thể. Từ đó xác định mỗi một thời đại phải có bước đi thích hợp.  

Như vậy, muốn kế thừa và phát triển được sự nghiệp của Thầy tổ để lại quý thầy phải luôn luôn mới. Mà cái mới đó từ đâu? Từ những chân lý không bao giờ cũ của Đức Phật, quý Thầy chế biến lại thành những điều rất mới, áp dụng được trong thời đại và hấp dẫn được hết mọi tầng lớp, mọi giới về với chùa. Vì thế cái khó của quý Thầy là những người giữ gìn những điều rất cũ nhưng không bao giờ cũ, mà trang bị một phong cách của thời đại mới để xử lý được những điều rất mới của thời đại, giải quyết được những tâm tình rất mới của thời đại. Nghĩa là thời đại tới đâu, chúng ta bước theo tới đó, do chúng ta có sức sáng tạo tuôn trào. Nếu được vậy, chùa sẽ trở thành bến bờ, thành tổ ấm, thành suối nguồn, và là cái nơi mà mọi người muốn tìm về nương tựa.

Nhưng để có sức sáng tạo tuôn trào chúng ta phải có ba yếu tố tạo ra: đó là:

–         Một, ráng giữ lòng tôn kính Phật tuyệt đối. 

–         Hai, hằng ngày trải lòng yêu thương chúng sinh vô hạn.

–         Ba, lúc nào cũng tác ý khiêm hạ tột cùng.

Khi ba tâm hạnh đó được nuôi dưỡng, được hun đúc, ấp ủ, giữ gìn thì trí tuệ tự nhiên tuôn trào. Bắt đầu khi trí tuệ tuôn trào rồi thì luôn luôn ta làm mới Phật pháp từng ngày. Bắt đầu tự nhiên ta sáng kiến, sáng tạo đủ hết, mà mỗi điều ta sáng kiến, sáng tạo ra đều có lợi cho chúng sinh. Sáng tạo là sao? Là chính ta phải tự tìm tòi, tự phát minh, tự bước tới, nhưng cách ta dạy không khác với Thầy ta dạy ta, nhưng ta nói bằng ngôn ngữ của thời đại bây giờ, làm cho mọi người tin cậy, thích thú, hướng về. Đó là cách ta làm mới Phật giáo hoài, nhưng từ những điều rất cũ là vậy.

Tóm lại, chúng ta giữ sự nghiệp của Thầy tổ là không phải giữ nguyên, mà phải làm mới, tức giữ cái lõi cũ nhưng luôn luôn làm cho phù hợp với thời đại, để thu hút được quần chúng. Mà chính việc thu hút được quần chúng về để ta dạy được họ, đó mới là ta đền ơn được Thầy mình. Còn ta giữ chùa mà không ai tới, sẽ phí công lao của Thầy ta đã gầy dựng và như vậy đồng nghĩa với việc ta mang tội. 

Lại nữa, Thượng tọa còn căn dặn, ngoài cách sáng tạo, cái quan trọng là chúng ta phải quan sát được sự tiến bộ của thế giới từng ngày để biết Phật pháp phải thay đổi, phải cải cách, phải làm mới, phải trang bị thế nào để luồng vào hết mọi ngõ ngách của cuộc sống. Để cho con người ta ở bất cứ lĩnh vực nào cũng thấy Phật pháp là có lợi cho mình thì đó là trí tuệ của từng Tăng Ni. Như vậy chính là ta đền ơn Thầy. Tuy nói mới hơn nhưng mà vẫn giữ cái lõi, cái cũ mà Phật, Tổ, Thầy ta đã dạy. Cái đó không bao giờ cũ, không bao giờ được thay đổi. 

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Tiếp theo, sáng ngày 28/04/2015 (nhằm ngày mùng 10/03/ năm Ất Mùi), đúng 8h30: Lễ tưởng niệm cố HT Thích Thiện Nhơn chính thức bắt đầu.

Tại buổi lễ Đại tường, HT Thích Nguyên Phước – Ủy viên HĐTS GHPGVN – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Định cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, nhằm cùng ôn lại về cuộc đời, sự nghiệp hoằng hóa của Hòa thượng khi còn tại thế.

Tiếp theo, trong không khí trang nghiêm, Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng, Chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, quý Ni sư cũng như Chư tôn đức Tăng Ni đã chứng minh cho môn đồ pháp quyến, đệ tử xuất gia, đệ tử tại gia và các phật tử cùng đồng tụng bài sám tưởng niệm lên Hòa thượng Bổn sư thật cảm động, các phật tử ai nấy đều chú tâm hoàn toàn vào từng câu từng lời để tưởng nhớ, tri ân và dâng lên lòng tôn kính đối với Tôn sư – một bậc thạch trụ của GHPGVN tỉnh Bình Định.

Con quỳ xuống lạy trời lạy đất

Lạy mười phương Chư Phật chí tôn

Chứng minh lòng dạ sắt son

Của đàn con dại chưa khôn lớn gì

Mà Thầy quảy gót đi tự tại

Về cõi thiền bỏ lại trần gian

Cõi Thầy siêu thoát bình an

Chúng con nuốt lệ chứa chan nỗi niềm

…………………

Hàng cây lớn đìu hiu gió cuốn

Lối mòn xưa quanh quẩn nắng soi

Nhìn đâu cũng nhớ Thầy thôi

Bóng Thầy in mãi trên đồi tâm linh

Chúng con nguyện tu hành tinh tấn

Khi gian nan kiên nhẫn bước qua

Hoặc khi cám dỗ hiện ra

Nhớ Thầy nên quyết tránh xa lỗi lầm

…………………

Ôi còn đó nụ cười từ ái

Di ảnh Thầy thư thái  trang nghiêm

Chúng con dâng trọn trái tim

Kính thương Thầy cả nỗi niềm trùng khơi.

Kế đến, tại buổi lễ tưởng niệm, Chư tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni đã làm lễ dâng hương, cúng dường tưởng niệm Giác linh. Buổi lễ đã hoàn mãn trong niềm thành kính tưởng nhớ của toàn thể đại chúng với cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn.

Sau nghi thức tưởng niệm, còn một nghi lễ rất quan trọng của chương trình Lễ đại tường cố Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn là nghi lễ Trai Tăng. Đúng 10h30”, buổi lễ đã diễn ra trong sự nghiêm trang cùng với lời tác bạch cúng dường của ĐĐ. Thích Nhuận Trí – Đại diện cho Tông phong Môn đồ pháp quyến. Và HT Thích Viên Lạc – Ủy viên HĐTS GHPGVN – Phó trưởng ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bình Định đã ban đạo từ. Trong những lời giáo huấn, Hòa thượng chứng trai có nhấn mạnh:Cuộc đời của cố HT Thích Thiện Nhơn dạy cho chúng ta rất nhiều bài học về đức tính kiên nhẫn, hy sinh, vị tha. Ngài không ngại gian lao khổ nhọc, không ngại tuổi già sức yếu, một đời tận tụy hy sinh cho Dân tộc và Đạo pháp. Hễ nói đến HT Thích Thiện Nhơn thì ai cũng tấm tắc khen trí tuệ, sự hy sinh của Người. Nguyện cầu cố Hòa thượng sớm hội nhập ta bà để dẫn dắt chúng ta trên con dường tu tập và phụng sự.” 

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Đặc biệt, nhân dịp Lễ đại tường của cố Trưởng lão HT Thích Thiện Nhơn, nhằm báo đáp ân đức thâm trọng của cố Hòa thượng Tôn sư, và đáp ứng lòng mong mỏi thiết tha của chư Tăng, Ni, phật tử, Sơn môn Pháp phái, Môn đồ Pháp quyến Tổ đình Thiên Đức đã sưu tầm, tuyển tập bài viết, thơ văn cảm niệm của Chư tôn đức Tăng Ni, phật tử và nhân sĩ trí thức khắp nơi để kết tập thành Kỷ yếu mang tên: Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn – Đèn Thiền Tỏa Rạng.

Tập Kỷ yếu gồm năm phần chính: Phần I: Lược sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (1931-2013); Phần II: Điếu văn tưởng niệm và Cảm tạ của Ban Tổ chức Lễ tang; Phần III: Những bài thơ, văn cảm niệm của Chư tôn đức Tăng Ni, phật tử và nhân sĩ trí thức; Phần IV: Tư liệu về Tang sự, Tang lễ Cố Trưởng lão Hòa thượng; Phần V: Một số hình ảnh về Tang lễ. Đồng thời, rải rác trong cuốn kỷ yếu có lược trích rất nhiều câu nói rất sâu sắc của Hòa thượng, cùng rất nhiều câu thơ ca ngợi Hòa thượng của chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni.

Đây là quyển kỷ yếu giá trị cho chúng ta nhiều dữ kiện để hiểu biết hơn về cuộc đời và đạo nghiệp của cố HT Thích Thiện Nhơn. Quyển kỷ yếu được thiết kế ấn tượng đẹp mắt, in trên khổ giấy 29*20.5cm, dầy 272 trang, in offset 4 màu, bìa cứng dán gáy, bồi trên ván ép do ĐĐ. Thích Nhuận Trí, ĐĐ. Thích Nhuận Huệ, ĐĐ.Thích Nhuận Thuận biên soạn, có sự chứng minh của HT. Thích Nguyên Phước và TT Thích Chân Quang là chủ biên, đồng thời cũng là người chỉ đạo thực hiện cùng với TT. Thích Quảng Hòa. Ngoài ra, quyển kỷ yếu này đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo cấp giấy phép xuất bản số: 718-2015/CXBIPH/02-61/TG và in lần đầu là 500 quyển để cúng dường lên Chư tôn đức Tăng Ni, cũng như riêng tặng huynh đệ pháp hữu, phật tử … hãy cùng đọc và tưởng nhớ hình ảnh HT Thích Thiện Nhơn vô vàn kính quý.

Sau Lễ cúng dường Trai tăng, đúng 14h00″ cùng ngày là lễ Xả tang, rồi lễ Chiêu hồn – Đăng đàn Chẩn tế, nguyện cầu âm siêu dương thái./.  

Tuệ Đăng

Hình ảnh của buổi lễ trang nghiêm tại Tổ Đình Thiên Phước:


Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn
Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn
Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn
Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn
Bình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện NhơnBình Định: Lễ Đại tường Cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất