Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangThuyết phápBRVT: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng cho cán bộ - công...

BRVT: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng cho cán bộ – công nhân viên Công ty may Đức Thành

-

Sáng ngày 01/11/2016 (nhằm ngày 2/10/năm Bính Thân), TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN nhận lời mời của ông Nguyễn Chánh Thành – Tổng Giám Đốc công ty TNHH XNK May Đức Thành, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập công ty, đã quang lâm thuyết giảng xoay quanh vấn đề Ý NGHĨA SỐNG, LÝ TƯỞNG SỐNG LÀ PHỤNG SỰ, với sự tham dự của hơn 350 vị Cán bộ – CNV công ty may. Đồng thời có hơn 200 phật tử và Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang đồng tham dự. Bài Pháp đã chỉ rõ vai trò của phụng sự trong đời sống cũng như sự tu tập của mỗi cá nhân. Từ đó, mọi người biết lựa chọn mục tiêu, lí tưởng sống đúng đắn cho bản thân mình. Đồng thời, biết hành động để thực hiện mục tiêu ấy.

4_07-11-2016

Mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa khuyên rằng mọi người sống trên đời thì đừng mê tín, sống là phải biết cống hiến, phụng sự. Trích dẫn 4 câu thơ của Đoàn Như Khuê: Biển khổ mênh mông sóng ngập trời/ Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi/ Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió/ Xem lại cùng trong bể khổ thôi.

Qua đó, Người khẳng định, đã là con người, dù là may mắn hay bất hạnh; giàu hay nghèo… tất cả đều trong bể khổ mà thôi. Vậy nên, chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau. Đây cũng là bổn phận của trái tim, là lương tâm của cuộc sống.

Nói vậy nhưng bao nhiêu người hiểu được đời là bể khổ? Ngay sau khi đắc đạo, bài giảng đầu tiên của Đức Phật là về nỗi khổ của cuộc đời. Ngài giảng qua mấy nghìn năm, nhưng không mấy ai hiểu được trừ những người thực sự trí tuệ.

Thật vậy. Đa số chúng ta đều nghĩ cứ ăn ngon, mặc đẹp, nhiều tiền, có địa vị là sung sướng nên cứ vất vả, cả đời đi tìm những thứ đó. Riêng chỉ người trí tuệ mới thấy đời là bể khổ. Trong bể khổ này, người xuôi gió tự nhiên được hạnh phúc, khá giả, uy đức. Người ngược gió thì vất vả, lận đận.

Tất cả điều trên đều do nhân quả quyết định. Kiếp trước ta gieo nhân gì thì kiếp này ta gặt quả đó. Nhân quả công bằng, tinh vi, chi phối rất nhiều mặt, nhiều góc cạnh. Vì thế mà dù được cái phước đẹp về dung mạo nhưng có người được làm phu nhân, người phải làm bưng bê, thậm chí có người lại làm gái bán dâm. Đấy là do nhân quả từ lời nói, suy nghĩ và hành động của họ trong những kiếp trước.

19_07-11-2016

Thượng tọa nhấn mạnh, khi ngộ được rằng Luật Nhân Quả chi phối tất cả, ta sẽ lí giải được nhiều điều trong cuộc sống, và bắt đầu biết chọn cho mình một cách sống đạo đức, tử tế, lương thiện. Còn nếu ngộ được rằng đời là bể khổ thì ta biết bổn phận của mình là sống phải biết yêu thương người khác. Nếu cái ngộ thứ nhất thuộc về triết học thì cái ngộ thứ hai cao hơn một bậc vì nó thuộc về đạo đức.

Thêm nữa, cái ngộ thứ hai rất khó, khó gấp 10 lần cái ngộ thứ nhất. Nói ta phải biết yêu thương mọi người nghĩa là ép buộc bản thân ta phải làm được điều đó. Đây là một đạo đức lớn, một mệnh lệnh vĩ đại của lương tâm mà không phải ai cũng có.

Người cho rằng: Doanh nhân là một trong số ít người là được điều này. Họ đã mang lại công ăn việc làm, cải thiện và ổn định cuộc sống cho nhiều người. Ở Doanh nhân có sự hội tụ của tiền bạc, công nghệ, con người, trí tuệ để sản sinh ra công ăn việc làm, ra các sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là hạt nhân, là lực lượng rất quan trọng trong xã hội.

Việc làm chính là sự sống của xã hội. Không có nó, xã hội sẽ sụp đổ. Vậy nên, vai trò của Doanh nhân trong việc ổn định và phát triển xã hội là rất lớn. Họ được nhà nước rất coi trọng, minh chứng là ngày càng nhiều chương trình vinh danh Doanh nhân với quy mô hoành tráng được tổ chức trên cả nước.

10_07-11-2016

Tuy nhiên, Doanh nhân cũng có nhiều loại. Đa số Doanh nhân khi lập ra doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Rất hiếm người nghĩ đến mục đích tạo ra công ăn việc làm cho người khác, trừ người ngộ được Phật pháp.

Chúng ta giúp đỡ, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn thì chỉ là bố thí rất nhỏ. Vậy nhưng, khi ta tạo ra công ăn việc làm ổn định cho nhiều người khác là đại bố thí, hơn cả mọi điều làm phước. Doanh nhân nào hiểu được điều này là đã có lí tưởng đúng của việc tạo dựng doanh nghiệp và xã hội ta biết ơn họ.

Nhân đây, Thượng tọa cũng thay mặt cho đất nước Việt Nam, gửi tới ông Nguyễn Chánh Thành lời cảm ơn sâu sắc. Nhờ có anh mà hơn 5000 người có công ăn việc làm ổn định, có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình mình. Anh đã tìm được mục đích, lí tưởng thật sự của việc thành lập doanh nghiệp, bỏ qua cái lợi nhuận của cá nhân.

14_07-11-2016

Một vài lời như vậy thật khó để ngộ hết được hai điều trên, nhưng Người hy vọng dù không hết thì mọi người cũng cố gắng ngộ được một phần nào đó. Nếu không, con đường đi phía trước của chúng ta sẽ chỉ toàn là bóng tối. Ngộ ra rồi, mặt trời mới xuất hiện, soi rọi con đường ta đi.

Cuộc sống bắt đầu đi về phía ánh sáng, hạnh phúc khi ta có lí tưởng rõ ràng là sống để yêu thương người khác. Từ đây, ta gieo những hạt giống lành vào trong cuộc đời để nó cho những trái thơm, ngọt về sau. Ngược lại, phía trước ta chỉ là bóng tối, là gai góc khi ta chưa ngộ được điều này, chưa biết thương yêu, giúp đỡ người khác. Nhân quả công bằng và gay gắt như vậy.

Yêu thương người khác là ta chấp nhận sống để phụng sự, chỉ vậy thôi. Cái phụng sự của mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nó đều là hành vi giống nhau, thể hiện ta đang sống đúng. Nếu ta chưa có ý niệm sống này thì là sai. Nhưng phụng sự thế nào lại là một vấn đề khác.

Trong đạo Phật nói: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”. Đi tu là bước qua một thân phận đặc biệt khác, từ bỏ mọi niềm vui của thế gian, thúc liễm tu hành để ngày nào đó, trở thành bậc thầy mô phạm mẫu mực, đi dạy đạo đức cho chúng sinh. Tức là, người tu chứng sẽ đứng ở một đẳng cấp cao hơn. Những người hiểu được điều này đều đặt quý thầy, quý cô lên một đẳng cấp cao như cha mẹ, xưng con dù ở lứa tuổi nào.

0_07-11-2016

Cái cao ở đây không phải là làm những điều cao sang. Nó đơn giản chỉ là phụng sự chúng sinh, cúng dường Chư Phật. Đây chính là một hạnh nguyện cao quý nhất của các vị Bồ tát. Điều này cũng được Bồ tát Phổ Hiền dạy lại rằng:

Nhất giả lễ kính chư Phật; Nhị giả xưng tán Như Lai; Tam giả quảng tu cúng dường…Ta thấy, điều thứ ba cao quý của một vị Bồ tát là được quỳ xuống để cúng dường chư Phật. Cúng dường Chư Phật là hạnh phúc của Bồ tát dù không biết đó là thứ gì. Nhờ cúng dường, Bồ tát gieo được duyên để công đức của mình ngày càng trở nên vô lượng. Còn các vị Tổ đã răn nhắc người tu “Cúng dường chư Phật là phụng sự chúng sinh. Nên cúng dường cuối cùng vẫn là để phụng sự chúng sinh.

Hiểu rằng dù ở thân phận nào, mình vẫn chỉ là một người phụng sự là ta đang sống đúng. Ngay cả những nhà chính trị cũng xác định rằng: “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân”. Vậy thì, không có lí do gì chúng ta không đi theo con đường đúng đắn này để mặt trời hiện ra trước mặt.

28_07-11-2016

Để giúp mọi người hiểu hơn về giá trị của cuộc sống, Thượng tọa đã đặt câu hỏi và một vài anh/chị xung phong trả lời cũng gần đúng, riêng ông Nguyễn Chánh Thành (TGĐ) thì có câu trả lời hay nhất khi nói được tâm huyết đúng đắn của một người đứng ở góc độ lãnh đạo. Theo đó, Thượng tọa cũng có lời nhận xét về các câu trả lời. Người cho rằng: Nếu suy nghĩ ta sống là để phục vụ cho nhau nó không sai, nhưng phước sẽ không lớn. Là người hiểu đạo lí, ta phải biết mình sống là để phục vụ toàn xã hội. Thêm nữa, phụng sự là mục đích, là lí tưởng sống của ta, nhưng phụng sự ở mức nào lại do cái phước của ta chi phối và quyết định. Vậy nên, mỗi người, mỗi vị trí khác nhau lại phụng sự ở mức độ và khía cạnh khác nhau.

Phụng sự không chỉ là lí tưởng, mục đích mà còn là trách nhiệm sống của mọi người. Rũ bỏ trách nhiệm này, chúng ta mất dần giá trị và cái phước. Cuối cùng, không còn giữ được thân phận con người nữa, sau khi chết sẽ đọa làm thú hoặc ma, suốt ngày vật vờ. Chỉ người có ý niệm sống để phụng sự, đặt mình vào guồng máy lớn của xã hội để phụng sự mới giữ được giá trị làm người và có cơ hội tiến cao hơn.

17_07-11-2016

Đến đây, Người đặt thêm một câu hỏi, rằng: Mọi người đã bao giờ xét tâm mình xem đã có ý niệm phụng sự vững chắc ở trong đó chưa hay chỉ là sự phụng sự vô tình thôi?

Người khẳng định đa số chúng sinh đều bị đặt trong hoàn cảnh phải phụng sự chứ chưa tự giác gieo ý niệm này vào tâm mình. Nếu không có những hoàn cảnh bắt buộc, con người sẽ thoát ra khỏi trách nhiệm phụng sự hết. Vậy nên, ngay từ bây giờ, mỗi cá nhân hãy tự gieo rắc ý niệm này vào tâm cho vững. Sau này, dù có ở địa vị nào trong các cõi thì tất cả các hành động của ta cuối cùng cũng hướng về mục đích phụng sự mà thôi.

Vậy chừng nào mới hết phụng sự?

Ta thấy rằng phụng sự cho ta cái phước để bước lên những vị trí cao hơn. Ngay cả khi chứng quả vị Phật, nhập Niết bàn rồi vẫn còn phụng sự. Phật phụng sự còn rộng khắp, vô hạn hơn cả chúng sinh. Điều nay chứng tỏ phụng sự là mãi mãi. Phật còn phụng sự thì ta lại càng phải cố gắng mà phụng sự và lấy đó làm niềm vui cho mình.

Là phật tử, tu theo Phật thì càng phải biết phụng sự. Không cần biết ở ngoài xã hội ta làm gì, nhưng cứ bước vào chùa thì ta chỉ là osin cho người khác. Vậy mới tìm được hạnh phúc và lẽ sống thực sự cho tha nhân. Một ngày nào đó, khi tu đến độ từng suy nghĩ, từng hành động của ta đều là vì người khác, không phải vì mình nữa thì ta đã đạt được sự giác ngộ cơ bản của đạo Phật.

27_07-11-2016

Hơn nữa, phụng sự cho ta cơ hội trở thành Thánh vì Thánh là người luôn yêu thích và tìm cơ hội phụng sự chúng sinh. Trong khi đó, kẻ phàm phu lại tìm cách lợi dụng người khác. Phàm phu có thể đang giàu sang nhưng một ngày nào đó họ sẽ rơi vào thân phận thấp hèn, tầm thường. Trở thành Thánh hay phàm phu, phụ thuộc vào hành động của ta.

Phụng sự mang lại cái phước, mở ra cho ta trí tuệ, đạo đức và kinh nghiệm. Chỉ khi biết cúi xuống làm một người phụng sự tận tụy cho chúng sinh thì mọi điều tốt đẹp mới đến với ta. Nhờ có những thứ đó, mọi công việc ta làm đều trở nên dễ dàng, việc giáo hóa chúng sinh cũng thuận lợi hơn. Thân phận, địa vị của ta cũng cứ thế lên cao mãi.

Tuy nhiên, phụng sự ở mức độ nào lại phụ thuộc vào cái phước của ta. Nghĩa là nó chịu sự chi phối của Luật Nhân Quả.

Người nhắc lại rằng Luật Nhân Quả rất công bằng. Nó xuất hiện một cách tự nhiên cùng vũ trụ chứ không ai đặt ra hết. Luật Nhân Quả không dễ hiểu, càng đi sâu -càng phức tạp, nên thường ta chỉ hiểu một cách cơ bản là gieo nhân gì thì gặt quả nấy. Thật sự về cơ chế, Luật Nhân Quả diễn biến rất tinh vi và phức tạp, nó chạm đến mọi góc cạnh của cuộc sống mà ta không dễ nhìn thấy hết được diễn biến của nó. Phải biết một hành vi rất nhỏ của ta cũng mang lại quả báo tốt hoặc xấu.

33_07-11-2016

Thêm nữa, nhân quả cũng ăn khớp với phong thủy. Ta phải hiểu rõ và lí giải được vấn đề này, tránh mê tín hay giở một chút khoa thuật để được cái lợi cho mình.

Thượng tọa chỉ rõ người mê tín thường là người không biết phụng sự, không hiểu nhân quả, làm gì cũng không muốn tốn công, nhưng lại được lợi nhiều thông qua những hành động mang hình thức có vẻ tâm linh. Ngược lại, những người hiểu nhân quả, có chánh kiến thì mới biết dùng cả đời của mình để vất vả, tận tụy, siêng năng phụng sự và yêu thương người khác. Hiểu nhân quả rồi thì ta sẽ cực hơn trước gấp ngàn lần, nhưng ta sẽ làm chủ và đẩy cuộc đời mình đi, không bị nó chi phối nữa.

Nghĩa là hiểu nhân quả, ta sẽ chủ động tìm cơ hội để giúp người chứ không ngồi chờ hay thờ ơ trước những gì đang diễn ra mắt. Đây là một điều rất quan trọng. Giúp người không nhất thiết phải là làm những việc cao siêu, ta hãy bắt đầu ngay từ những việc nhỏ nhất. Vậy thôi, nhưng nó cũng làm cho đạo đức của ta lớn dần. Những điều nho nhỏ ấy cũng là ý nghĩa của phụng sự, cống hiến.

21_07-11-2016

Cuối cùng, Thượng tọa khẳng định đến Đức Phật vẫn còn phụng sự thì mọi người cũng nên cố gắng, phụng sự bằng hết khả năng của mình để nhận được phước lớn về sau. Đây cũng là sự giác ngộ đầu tiên, giúp chúng ta có thể đi đến sự giải thoát, giác ngộ hoàn toàn về sau.

Bằng những ngôn từ giản dị, những câu nói nổi tiếng trong kinh Phật, những lý luận sắc bén, những ví dụ xác thực dễ hiểu, Thượng tọa đã chỉ rõ vai trò của phụng sự trong đời sống, trong công việc cũng như hoạt động tu hành của mỗi người. Đây vừa là lí tưởng sống đúng đắn, vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Từ đây, các phật tử biết đi theo con đường đúng đắn, dành cuộc đời mình để tận tụy, siêng năng phụng sự, sớm từ bỏ được thân phận phàm phu để trở thành những bậc Thánh cao siêu.

Ngoài ra, bài Pháp cũng nhắc nhở tất cả chúng sinh, biết từ bỏ lợi ích cá nhân của mình để lo lắng, phụng sự cho cộng đồng. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều sống trong bể khổ. Vậy nên, chỉ khi cộng đồng được yên vui, hạnh phúc, sung sướng thì mỗi cá nhân trong đó mới thực sự hạnh phúc./.

Tuệ Đăng

Một số hình ảnh tại buổi thuyết giảng:

1_07-11-20162_07-11-20163_07-11-20163a_07-11-20164_07-11-20165_07-11-20167_07-11-20169_07-11-201614_07-11-201611_07-11-201617_07-11-201618_07-11-201619_07-11-201620_07-11-201621_07-11-201632_07-11-201622_07-11-201624_07-11-201627_07-11-201628_07-11-201629_07-11-201631_07-11-2016

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất