Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangLễ hội - Nghi lễBuổi nói chuyện của TT. Thích Chân Quang với sinh viên: Thiết...

Buổi nói chuyện của TT. Thích Chân Quang với sinh viên: Thiết lập cuộc đời như ý muốn

-

Tại Thiền Tôn Phật Quang, tối ngày 13/04/năm Đinh Dậu (tức trước Đại lễ Phật Đản 1 ngày), TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN đã có buổi nói chuyện thân mật với các bạn thanh niên, sinh viên, bao gồm Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang miền Nam và 1500 sinh viên các trường Đại học tại các tỉnh thành – những người đã tình nguyện đến làm công quả, phục vụ cho buổi lễ về chủ đề THIẾT LẬP CUỘC ĐỜI NHƯ Ý MUỐN.

13

Những đạo lý Người chia sẻ đã cho thấy vai trò quan trọng của cái phước đối với cuộc đời của mỗi người. Từ đó, các em biết trân trọng từng khoảng khắc khi còn trẻ để tận tụy cống hiến, phụng sự, hi sinh, gây tạo cái phước sâu dày, đủ để có thể kiến tạo kiếp sau theo ý của mình.

Mở đầu, Thượng tọa khẳng định: ai theo đạo Phật thì đều tin có nhân quả. Nhìn những em bé mới sinh ra, chưa làm được việc phước gì đã được yêu thương, chiều chuộng thì rõ ràng là đang được hưởng cái phước đến từ tiền kiếp. Vậy là, được yêu thương chính là một quả báo nằm ở kiếp trước. Để có cái phước được sinh ra, được sống thời niên thiếu êm đềm, hạnh phúc thì kiếp trước ta phải có làm phước.

Người nói, cuộc đời chúng ta thay đổi từ lúc nhỏ cho đến lúc già. Lúc nhỏ, đầu óc ta chưa biết gì, chưa tự chủ được bản thân, chưa lo cho mình được, cơ thể còn yếu ớt. Lớn lên, dần dần ta có sức khỏe và đầu óc sáng suốt để tự lo cho mình. Về già, cơ thể yếu đuối, đầu óc suy giảm, ta lại trở về thời con nít, phải có người nuôi nấng, chăm sóc, yêu thương.

Tuy nhiên, lúc nhỏ ta lấy phước ở kiếp trước để được yêu thương, nuôi dưỡng. Còn về già, khi rơi vào trạng thái phải nương nhờ người khác để sống thì phước đó do ta gây tạo lúc trẻ. Tức là khi còn sức, ta tạo phước để về già hưởng. Nếu hưởng hết phước thì lúc chết, phước cũng hết. Nghĩa là lúc trẻ ta tạo ít phước quá, chỉ vừa đủ sống. Khi chết cũng hết phước, làm ma không ai biết. Khổ nhất là ta chưa chết mà phước đã hết. Khi đó, già yếu, bệnh tật không ai nhòm ngó, chăm sóc. Thậm chí, ta còn bị mọi người đối xử tệ bạc, ngày đêm cầu mong cho chết sớm. Ai rơi vào hoàn cảnh này đều rất tủi thân. Ngược lại, người chết rồi mà phước còn để mang qua đời sau thì sớm được đầu thai, hưởng một cuộc đời sung sướng.

18

Người vừa chết mà phước cũng vừa hết thì không đầu thai được vì không gia đình nào nhận. Vậy nên, nhiều chúng sinh nằm im trong cõi đó mấy trăm năm, không được đầu thai, cứ vất va vất vưởng. Hồn ma nào may mắn được nương tựa, tu tập ở chùa, rồi trong cõi âm đó, bí mật giúp chùa việc này, việc kia thì bắt đầu có phước. Khi đủ phước, họ mới được một gia đình nào đó nhận, nhưng việc trở lại làm người rất khó khăn. Đức Phật có nói: “Nhân thân nan đắc”, tức là làm người rất khó.

Không ai thích rơi vào hoàn cảnh vừa chết, vừa hết phước hay chưa chết mà đã hết phước. Sống mà không ai quan tâm, kính nể thì rất nhục nhã, tủi hổ. Người xưa từng nói: “Đa thọ là đa nhục”, nghĩa là sống càng lâu càng nhục. Câu này để ám chỉ những người chưa chết nhưng phước đã hết. Do vậy, Thượng tọa khuyên các phật tử sống làm sao để có phước, ít nhất là đủ đến lúc chết. Đừng ai để bị cảnh chưa chết, phước đã cạn.

Tuy nhiên, điều Người mong muốn là mọi người sống làm sao để khi chết rồi, phước vẫn còn. Đó mới là mơ ước, là khôn ngoan, là trí tuệ. Nhưng phước còn là còn bao nhiêu?

Thượng tọa trả lời, phước còn lại phải đủ để ta được đầu thai vào gia đình giàu, chứ không phải chỉ để người ta cúng cho bát cháo hay đầu thai vào một gia đình nghèo. Điều này rất khó, nhưng khi có Phật pháp trong tim, lại đang lúc còn trẻ thì chúng ta được quyền mơ ước.

Có Phật pháp trong tay là ta đang nắm giữ chìa khóa để mở ra cánh cửa đi đến điều ước đó. Chẳng những được đầu thai vào nhà giàu, ta còn có thể đầu thai vào nhà siêu giàu bởi có 3 tâm hạnh: lòng tôn kính Phật; tâm từ bi và khiêm hạ là ta được quyền thêu dệt mơ ước cho kiếp sau.

28

Vì sao? Vì Phật pháp cho ta tất cả, luật nhân quả cho ta quyền được thiết kế kiếp sau của mình. Vậy nên, khi bắt đầu hiểu nhân quả là ta bắt đầu làm chủ cuộc đời mình. Kiếp này lỡ rồi thì thôi, dựa trên nhân quả và niềm tin với Phật pháp, ta quyết định phải sống để làm phước thật nhiều nhằm thiết lập lại kiếp sau.

Như mơ ước của người xuất gia là kiếp sau không trở lại thân người nữa mà sẽ ở một cõi tâm linh nào đó để độ chúng sinh khắp chốn. Còn chúng ta, mơ ước kiểu còn người đời, còn tái sinh, còn danh lợi quyền quý,… Mơ ước điều gì là quyền của mỗi người. Để thành tựu được những mơ ước đó, phải có cái phước rất lớn, tức là kiếp này ta phải tạo cực kì nhiều phước. Muốn vậy, trước hết phải có tinh thần sống là phụng sự mọi người. Tinh thần này phải hết sức nằm lòng.

Theo đó, ta phải làm bất cứ chuyện gì có lợi cho người khác, giúp họ được thăng tiến trong cuộc sống và trong tinh thần của mình. Còn ta, ta chấp nhận hi sinh, gian khổ, cực kì cống hiến, phụng sự không tiếc công sức. Khi có được tinh thần này, ta rơi vào 2 trường hợp: chưa có việc làm hoặc có việc làm rồi.

Chưa có việc làm thì ta tiếp tục kiếm cơ hội để tạo phước. Nếu có việc làm rồi thì đừng nghĩ đến lương, tâm chỉ nghĩ tới phụng sự nhiều nhất bởi lương do nhân quả tính. Khi nhân quả đủ, tự người ta cho mình lương.

Lại thêm, khi nhân quả chưa đủ mà cứ đòi mức lương mình thích thì chỉ chọc giận và làm người ta ghét mình chứ không được gì. Khi phước ta đủ rồi, họ muốn trả mình ít cũng không được. Nếu họ ác ý, trả ta lương thấp, tự nhiên ta sẽ có một công việc khác, lương cao hơn.

54a

Thêm nữa, trong tinh thần của người đệ tử Phật, ta không nghĩ tới lương mà chỉ nghĩ làm sao để cống hiến được nhiều nhất thôi. Tinh thần này làm ta khác với những thanh niên không biết đạo.

Thanh niên không biết đạo, học xong lấy cái bằng đi tìm việc, lúc nào cũng coi trọng mức lương, sau đó mới tính chuyện làm việc. Những người này tới già sẽ hết phước, chắc chắn không đủ phước qua kiếp sau. Còn ta với tâm phụng sự, hễ thấy công việc đó làm được là mình chấp nhận, không quan trọng lương. Khi công ty phát triển là ta đã đóng góp một phần cho nền kinh tế của đất nước.

Dịp này, Người nhắc nhở, dù làm một việc nhỏ nhất nhưng phải nhớ gắn nó với lý tưởng yêu nước, yêu nhân loại. Ví dụ khi ta cúi xuống nhặt rác mà nghĩ đó là để bảo vệ môi trường, tức là bảo vệ đất nước, bảo vệ trái đất là có tình yêu trong đó rồi. Gắn được tình yêu vào trong việc làm là tâm ta đã ở một đẳng cấp khác, không giống với những người đi gom rác nữa.

Lí do bởi người đi gom rác thì với họ, nhặt rác là công việc để kiếm tiền lo cho gia đình. Còn ta nhặt rác với cả tình yêu nước và yêu nhân loại. Hai tâm hồn này khác nhau, tất nhiên nhân quả cũng khác nhau.

Vì thuộc đẳng cấp cao hơn nên ta sẽ đi về cõi khác, không ở cõi này nữa. Thế giới này tồn tại nhiều đẳng cấp dù mọi người bình đẳng trước pháp luật và đạo đức. Tuy nhiên, trong nhân quả thì con người bất bình đẳng vì phước chênh lệch.

32

Người đặt vấn đề rằng ta đã tính toán, biết được làm thế nào để có thật nhiều phước để thiết kế cuộc đời của mình ở kiếp sau cho xuất sắc, đặc biệt. Nhưng ở quãng thời gian nào trong đời, ta có thể làm được nhiều phước?

Như ta thấy, mới sinh ra hay khi già gần chết đi, ta không thể làm được. Chỉ lúc chúng ta bắt đầu có sức khỏe, có sức lao động mới làm được. Tức là từ 18 tuổi trở đi. Bước sang tuổi trung niên, sức khỏe giảm dần thì ta rất khó làm việc phước. Vậy là trong cuộc đời, ta hưởng phước lúc nhỏ và lúc già yếu, còn khi trẻ, còn sức khỏe, ta nên cống hiến, phụng sự, hy sinh để tạo phước.

Nhưng vấn đề là ở khoảng thời gian tuổi vàng để có thể cống hiến, phụng sự thì ta lại không quyết tâm để làm, để tạo phước vì mất nhiều thời gian vào những điều tầm phào. Đáng lẽ khi còn trẻ, ta phải dồn hết thời gian, tâm huyết, sức lực, tình yêu của mình để phụng sự, cống hiến, xây dựng cuộc đời. Xây dựng cuộc đời ở đây là trên nhiều phương diện, chứ không phải chỉ vật chất. Vậy mà, chúng ta nghiện điện tử, ham vui chơi, thay vì làm những điều lớn lao, lại sa đà vào những trò vô bổ. Thoát khỏi sự kiểm soát, kèm cặp của bố mẹ, ta vội vàng chụp lấy những trò chơi mà cuộc đời mời gọi, bạn bè rủ rê.

Lại thêm, chúng ta bị vướng vào tình yêu nam nữ. Đây chính là nghịch lí của cuộc đời khiến chúng sinh không có phước. Yêu đương khiến ta mất rất nhiều thời gian. Lập gia đình rồi, ta lại mắc kẹt trong trăm nghìn mối lo, không thoát ra được. Loay hoay trong vòng quay kiếm cơm áo gạo tiền nuôi gia đình, ta không còn nghĩ được những lí tưởng xa xôi hay chuyện làm công đức nữa. Lúc đó, chỉ vì yêu mà ta chưa chết đã hết phước, thành con ma vất vưởng, vật vờ.

Tuy nhiên, để khuyên nhủ hay bắt chúng sinh không được yêu rất khó bởi nó vừa là cái nghiệp của nhiều kiếp, vừa là bản năng, vừa là nội tiết tố. Tất cả những điều đó kết hợp lại, đánh gục ta. Tình yêu có sức mạnh ghê gớm. Khi đã vướng vào nó rồi, lại không có đạo lí thì ta sẽ mất thời gian, tâm huyết cho nó, thành ra không có cơ hội để làm phước.

Ngoài ra, nhiều cái khác khiến ta tổn phước, tốn tiền nữa, đó là ma túy, nhậu nhẹt, du lịch, du học,… Những trò vui vô bổ này gài trong bản năng của con người nên ta rất khó thoát được. Ta yêu, ta chơi, ta làm những điều mình ham thích thì chúng sẽ phá hết phước, phá hết cơ hội, thời gian để ta làm công đức. Khi tỉnh ngộ, quay về chùa tu hành, cơ hội làm phước của ta cũng qua mất. Lúc đó, dù cố gắng làm phước thì cũng chỉ vừa đủ để đi qua tuổi già.

55

May mắn còn ít phước qua kiếp sau thì ta cũng chỉ được đầu thai vào gia đình bình thường, được nuôi nấng chút xíu. Đến hơn chục tuổi, khi phước đã cạn ta phải làm việc rất vất vả. Ngược lại, nếu đừng để mất thời gian vào những điều vô bổ thì ta có rất nhiều cơ hội làm phước, đủ để kiếp sau ta thiết lập được cuộc đời như ý muốn.

Ví dụ, muốn thành một giáo sư, ta phải học hành tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc. Nhờ dư phước nên lúc nào ta cũng có người nuôi. Đến khi đạt được những bằng cấp rất cao, có những khám phá, phát hiện lớn, ta bỗng nổi danh. Đó cũng là nhờ ta biết làm nhiều điều công đức khi còn trẻ.

Lại thêm, ta nổi danh là do biết ngưỡng mộ sự thành công của người khác, biết tôn kính những bậc Thánh. Nội trong kiếp này, nếu biết siêng năng lễ Phật với lòng tôn kính là ta có rất nhiều cơ hội nổi danh ở kiếp sau. Rồi ta từ bi, biết yêu thương mọi người, biết khiêm hạ, lúc nào cũng thấy mình nhỏ bé để tôn trọng người khác thì kiếp sau, ai gặp ta cũng yêu thương. Nhân quả tự nhiên như vậy.

Nói cho cùng, gặt được quả đó là nhờ khoảng thời gian tuổi vàng, lúc bắt đầu có sức khỏe cho tới khi chuẩn bị già yếu, ta làm được quá nhiều công đức, biết tu dưỡng nội tâm một cách sâu sắc, đem được lợi ích ngập tràn cho những người xung quanh. Không chỉ bên ngoài, ta còn làm phước trên cả mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, dành từng giây phút của cuộc đời để làm phước.

Ngoài ra, ta biết ngồi thiền, tập khí công để có tinh thần ổn định, vững vàng; biết cảm thông, tha thứ. Những điều này mà đưa vào cuộc sống thì rất có lợi, giúp ta kiềm chế sự nóng nảy, biết bao dung, nhường nhịn, giải quyết hợp lí mọi chuyện. Tự nhiên, ta vượt lên trên cuộc đời, đứng trên mọi người nhờ sự cao thượng của bản thân. Do đó, chỉ riêng những đạo đức học được trong chùa và thành tựu được lúc ngồi thiền mà đem vào cuộc sống sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội để ta xây dựng thêm những phước cao quý khác.

Trong khoảng thời gian từ 18 đến 60 tuổi, nếu ta có lí tưởng, có đạo lí, có Phật pháp, có sự tu dưỡng thì cơ hội để tạo công đức cực kì nhiều. Ta cứ yên tâm đi qua kiếp này, kiếp sau ta đi theo cái ý của mình, không còn bị cái nghiệp dẫn dắt.

65

Thượng tọa cho rằng: ai không có phước sẽ bị cái nghiệp chi phối, điều khiển. Dù ở cõi ma cũng đầy sự hiếp đáp, bất công vì cõi này rất ít có đạo đức. Chúng sinh có đạo đức thì không tồn tại ở đây, chỉ những người kém đạo đức, lúc nào cũng hơn thua, tranh giành mới mới bị đày xuống cõi này.

Nếu có nhiều phước rồi, ta đi qua luôn, không bị vướng vào cõi ma nữa. Chết rồi còn có thể lên cõi trời hoặc tái sinh sớm để tạo dựng một cuộc đời mới theo ý muốn. Cứ mỗi kiếp ta lại thiết kế cho thăng tiến cao dần lên, cuối cùng đi đến sự giác ngộ.

Trước khi kết thúc buổi nói chuyện, Thượng tọa gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả thanh niên tình nguyện đã đến chùa công quả, phục vụ cho đại lễ. Nếu không có những sự công quả này thì việc ăn uống của các phật tử sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hành động bưng cơm tận tay đến từng người, quả báo kiếp sau sẽ là người có chức, có quyền, được người phục vụ tận nơi.

Hơn nữa, việc phục vụ những người đến chùa lắng lòng tu tập, hướng về Tam Bảo, nghe Pháp, ngồi thiền, tâm trải đầy sự yêu thương thánh thiện, sẽ giúp ta có cái phước lớn gấp trăm lần so với việc phục vụ người bên ngoài. Lí do là người ngoài không tu, họ là người bình thường, trong đầu nghĩ đủ thứ không đâu. Ta phục vụ họ cũng có chút phước nhưng không lớn, chỉ bằng 1% so với trên chùa.

Cuối cùng, Người khẳng định mọi người rất có duyên, có phước, kiếp trước cũng có tâm thiện nên kiếp này mới gặp nhau ở đây, chung một ước mơ, một lí tưởng, rồi có cơ hội phục vụ. Hi vọng khi bước ra khỏi chùa, mọi người cũng mang tinh thần này vào cuộc đời để phục vụ người khác với sự yêu thương, khiêm tốn, chu đáo, tận tụy. Và phải nhớ rằng, dù việc nhỏ thôi nhưng phải gắn cả tình yêu nước, yêu nhân loại vào trong đó. Vậy phước mới sâu dày, bền bỉ.

Bằng cách dẫn dụ những điều thực tế với ngôn ngữ hết sức đời thường, dễ hiểu, Thượng tọa đã giúp cho chúng thanh niên thấy được tầm quan trọng của cái phước đối với cuộc đời mình, biết được sự đóng góp của mình tại buổi lễ vừa là trách nhiệm, vừa là sự may mắn. Từ đó, mọi người biết trân trọng những cơ hội như vậy để làm phước, tích lũy nhằm gây tạo kiếp sau cho mình.

Buổi nói chuyện cũng cho mọi người thấy thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất. Không ai có 2 lần tuổi trẻ trong đời, vậy nên đừng lãng phí nó vào những trò vô bổ hay những thú vui tầm thường. Người khôn ngoan là biết cống hiến, phụng sự, hi sinh cho đất nước, nhân loại và chúng sinh để từng giây phút của tuổi trẻ đi qua, đều không bị lãng phí. Đây vừa là cách để ta đóng góp, trả ơn cho cuộc đời, vừa là cách để gây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho mình ở kiếp sau./.

Tuệ Đăng

Dưới đây là một số hình ảnh thanh niên, sinh viên về công quả:

28131517182124262831323336384143465051535454a55565859606263656667707275

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất