Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ Quang

Cà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ Quang

-

Sáng ngày 16/06/2014, nhận lời mời của TT Thích Phước Lợi – Phó Trưởng BTS GHPGVN Tp. Cà Mau, TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính TW GHPGVN đã đến thăm và thuyết Pháp cho trên 1000 Phật tử tham dự tại chùa Từ Quang (phường 9, thành phố Cà Mau). Với tựa đề COI VẬY CHỨ KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH, Thượng tọa đã giúp cho các Phật tử thấu hiểu thật rõ quan điểm “Không thấy cái gì là ta, không thấy cái gì là của ta” để xóa hết mọi cái chấp xung quanh mà bắt đầu đi vào cái lõi của tâm linh tu tập trong đạo Phật.

Chứng minh và tham dự buổi Pháp thoại có: TT Thích Phước Lợi – Phó Trưởng BTS GHPGVN Tp. Cà Mau – Trụ trì chùa Từ Quang cùng Chư tôn đức Tăng của Bổn tự.

Được biết, đạo tràng Phật Mỹ trực thuộc Tổng Đạo Tràng Phật Quang (BRVT) đã nương nhờ ân đức của Thượng tọa Trụ trì để tu học tại chùa Từ Quang. Bao lâu nay Thượng tọa đã mở lòng từ bi, tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt đẹp cho các Phật tử đến tu. Đây là tiền đề cho sự đoàn kết hợp tác trong đạo Phật. TT Thích Chân Quang rất cảm kích trước tấm lòng cao cả của TT Thích Phước Lợi đã đón tiếp, giúp cho các Phật tử có một chốn tu tập ổn định. Nhân dịp này, ĐĐ Thích Khải Định (Chúng Tăng Thiền Tôn Phật Quang) thay mặt cho Thầy Bổn Sư đã truyền Tam quy Ngũ giới và Bảy lời nguyện cho hơn 50 thiện nam tín nữ – những vị mới quy y nắm được những điều cơ bản mà tu tập hành trì.

Trước khi đi vào nội dung cụ thể của bài Pháp thoại, Thượng tọa Giảng sư nêu lên nhận xét của mình: Trong Kinh Phật dạy: “Vô ngã – Vô ngã sở”, tức “không thấy cái gì là ta, không thấy cái gì là của ta”. Câu này ai đọc kinh xưa đều biết, đọc kinh nguyên thuỷ, kinh đại thừa đều thấy, nhưng áp dụng vào nội tâm mình thì không được vì cao siêu quá. Mấy ngàn năm qua rất ít người làm được. Mà ai làm được thì người đó bắt đầu đặt chân vào dòng Thánh. Tuy sống giữa thế gian này nhưng đã có phẩm chất Thánh bên trong.

Hôm nay Thượng tọa nhắc lại đạo lý khó tu này nhằm khuyến tấn mọi người phải tu cho bằng được. Nếu chúng ta thấy trên đời này cái gì cũng là của mình thì ta tụt tay mất hết, mà khi chết lại đi về một nơi đau khổ. Còn người nào thực hiện được lời Phật dạy, sống giữa đời thong dong tự tại, không thấy cái gì của mình thì cả vũ trụ này lại là của mình. Cho nên các vị Tôn túc thường hay nói “Buông tất cả để được tất cả” nhằm khuyến khích ta không chấp gì hết, tự nhiên trời Phật cho mình đầy đủ. Đây là một nguyên lý của trời đất mà cũng là Luật nhân quả.

Tiếp theo, Thượng tọa phân tích mổ xẻ vấn đề “Không thấy cái gì là ta, không thấy cái gì là của ta” một cách chi tiết liên quan đến sự tu tập, để rồi suốt cuộc đời còn lại chúng ta thật sự là người tu hành, sống an nhiên tự tại thong dong bên đời, mặc dù vẫn làm trọn vẹn mọi bổn phận nhưng trong tâm không còn cái gì là của mình nữa. 

Sở dĩ chúng ta không thực hành nổi đạo lý này là vì cái chấp ngã sở rất mạnh. Một khi thấy bản ngã là trên hết thì chúng ta không nhận định được lẽ thật. Bằng nhiều ví dụ Thượng tọa chỉ ra những cái chấp ngã mà ta thấy cụ thể nhất, chẳng hạn như: tài sản, tình cảm, địa vị, danh dự, nhân phẩm, v.v… Hơn nữa, có một cái chấp mình không thấy nhưng nó rất mạnh, đó là cơ thể, là sự sống. Đây là cái chấp gốc – cái chấp nặng nhất và để nhổ bật gốc rễ ý niệm về sự tồn tại của một bản ngã, Phật nói “Sắc này không phải của ta, thọ, tưởng, hành, thức này không phải của ta”. Do đó, với người khi bắt đầu đi vào cái lõi của sự tu hành tâm linh thì phải quán sát như thật, thấy rõ thân này không phải của ta. Mà nếu nghiệm cho rõ (chứ không phải áp đặt) tại sao không có gì là của ta thì ta đã bước chân lên nấc thang giải thoát. Còn nếu cứ thấy cái gì cũng của tmình, ta vẫn còn đứng ngoài cửa, vẫn là tu tập thấp, người này ngu si không tu hành được.

Sở hữu là một thuộc tính quan trọng của con người nên luật pháp chấp nhận và giao quyền sở hữu đó cho con người. Nhưng con người vốn đã chấp nên giờ được quyền sở hữu thì chấp càng mạnh.  Cái gì là của mình thì hết sức giữ gìn nên nhìn về hiệu quả kinh tế, nhìn về quản lí xã hội thì thấy tốt, nhưng nói về sự tu tập giải thoát thì đó là một điều cực kì sai. Nói trên xã hội thì ta buộc phải chấp nhận nhưng người đệ tử Phật thì phải âm thầm trong tâm không chấp, vì thực sự cái mình có là từ công lao của nhiều người.

Cho nên, ai cứ tạo ra thói quen thường nhìn mọi điều trên đời “Coi vậy chứ không phải của mình” thì người này gieo một cái nhân giác ngộ rất lớn, tiến một bước rất dài trên con đường thực nghiệm tâm linh từ đạo lý Phật dạy. Đành rằng không thấy gì là của mình nữa nhưng mà công đức lại mở ra, thiền định mỗi ngày càng phát triển. Đây có thể là khía cạnh quan trọng nhất chúng ta cần vận dụng khi soi vào chính mình.

Vậy, chúng ta hãy tự hỏi: Nếu không thấy gì là của mình nữa, ta sẽ tu như thế nào? Vấn đề này, Thượng tọa đã  giải đáp rõ, vừa cụ thể dễ hiểu mà cũng rất đầy đủ ý nghĩa. Nếu ai tin phật thì có thể làm được và làm được rồi thì là người có trí tuệ trong đạo Phật.

Nói “Coi vậy chứ không phải gì là của mình », không phải là buộc đem cho hết, vì cho hết là mang tội, mà là hết sức cẩn thận để sử dụng cái tài sản mà mình đang quản lý. Trong tính cách, tâm lý, khi khôngphải là của mình thì có hai dạng người, một là Thánh, và hai là phàm.  Với người phàm phu, nếu không phải của mình thì vô trách nhiệm, bất cần không để ý tới. Ví dụ cái nhà này không phải của tôi, mắc gì tôi lo. Còn bậc Thánh, do không phải của mình, vì vậy không hưởng thụ cho cá nhân, mà chỉ dùng cho lợi ích của mọi người. Và trên cuộc đời này cũng vậy, cứ cái gì càng không phải của ta, cái gì là của chung thì ta lại càng có trách nhiệm, đó là tâm của bậc Thánh, còn phàm phu khi cái gì không phải của mình thì bỏ liền, không quan tâm.

Để giúp cho các Phật tử một bước tiến cao nữa trên con đường tu tập, Thượng tọa đã giải thích cặn kẻ cho mọi người hiểu  “Thân này là vay  mượn tạm bợ và cả cái tâm chập chờn vô hình, trong đó cũng không phải của mình”. Muốn tiến tới cái chổ sâu xa của tâm linh thân này không phải ta, tâm này không phải ta thì phải bắt chân ngồi thiền như Phật. Tức ngồi bất động, biết rõ toàn thân, giữ thân mềm mại bất động và suy nghiệm “Tâm này không phải ta, thân này không phải ta, chẳng có gì là ta, trong từng hơi thở vào, trong từng hơi thở ra, trọn lòng tôn kính Phật”.

Thật vậy, người ngồi thiền tâm thanh tịnh được rồi thì thấy không có gì là của ta hết. Lấy ví dụ cho bài giảng, Thượng tọa đã nhắc đến TT Thích Phước Lợi, người được coi là có đạo phong rất tốt, luôn nghĩ không có gì là của mình. Qua đó, Thượng tọa đã nhắc nhở quyết liệt, khuyến tấn các Phật tử nguyện suốt cuộc đời còn lại không bao giờ được nhìn thấy cái gì của mình nữa. Và như vậy phước sẽ tăng từ từ. Ở mức độ thấp thì sau khi mạng chung được sinh về cõi Trời. Còn phước nhiều hơn nữa thì chắc chắn phải chứng quả Thánh. Đồng thời, Thượng tọa  cũng khẳng định niềm tin sâu sắc của mình vào sự quyết tâm tu hành chân chính, nghiêm túc của các Phật tử.

Phải chăng, trong bất kỳ sự nỗ lực nào của con người thì niềm tin đều đóng vai trò rất quan trọng. Chính bản thân mình là quyết định sự tu tập chân chính của mình, còn vị Thầy chỉ là người dẫn đường rất từ bi và rất sáng suốt mà thôi./.

Tuệ Đăng

Dưới đây là một số hình ảnh về buổi giảng tại chùa Từ Quang, Cà Mau:

Cà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ QuangCà Mau: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Từ Quang

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất