Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế...

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

-

Tối ngày 31/10/2015 (nhằm ngày 19/09/Ất Mùi), TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN nhận lời mời của TT Thích Phước Lợi – Phó BTS PG tỉnh Cà Mau đã quang lâm thuyết giảng tại chùa Lôi Âm (khóm 4 – TT Thới Bình – huyện Thới Bình – Cà Mau) về chủ đề HẠNH QUÁN THẾ ÂM nhân ngày vía của Ngài và khánh thành tượng đài Quan Âm để người học Phật hiểu vì sao Bồ tát Quán Thế Âm được kính ngưỡng, được tôn sùng trong Phật giáo đến như vậy.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Buổi thuyết Pháp thu hút gần 2000 nghìn người tham dự mặc dù chùa Lôi Âm nằm trên địa thế vùng sâu vùng xa – thuộc vùng sông nước, muốn đến được chùa phải đi một đoạn bằng chiếc vỏ lãi, rẽ nước phóng ào ào trên sông rạch. Với người mới đi lần đầu chưa quen thường có cảm giác sợ sệt, nhưng khi đã đi được rồi thì cảm thấy thích thú vì những bản sắc rất riêng của đồng bằng Nam bộ.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Chứng minh và tham dự buổi thuyết Pháp có: TT Thích Phước Lợi – Phó BTS PG tỉnh Cà Mau cùng Chư tăng tại Bổn tự và Chư tôn đức tăng ni Thiền Tôn Phật Quang (BR – VT).

Đi vào nội dung bài Pháp, đầu tiên Thượng tọa dùng nhiều thí dụ cụ thể để chứng minh cho đạo lý “cứu chúng sinh trong cơn hiểm nạn là khó nhất”, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố Phật pháp là vô biên đa hạnh, bao gồm một đạo Phật tĩnh lặng, rất sâu sắc đầy đạo lý, đồng thời cũng có một đạo Phật hành động, xông vào các hiểm nạn, các nổi khổ để mà cứu giúp chúng sinh. Tuy nhiên, trong các nỗi khổ của chúng sinh, có những nỗi khổ lâu dài, có những cái khổ ngắn hạn và có những cái khổ khẩn cấp, mà cứu chúng sinh ra khỏi cái khổ khẩn cấp mới là khó nhất, đòi hỏi phải có hùng lực phi thường hơn tất cả.

Do đó, khi đến với Phật pháp, lúc còn thời gian thì ta nghe Pháp để hiểu giáo lý mà tu; hay ta đến trước Phật đài để lễ bái, sám hối, tụng niệm, ngồi thiền hoặc làm việc thiện, nhưng có những trường hợp ta bị rơi vào cơn nguy khốn, không còn thời gian nữa. Ví dụ ta đi xuồng ra giữa sông, rồi sóng gió nổi lên cuốn xoay, xuồng bị lật úp, mình rơi xuống sông, lúc đó ta không còn thời gian để tụng kinh, lễ bái làm phước nữa, mà ta chỉ cần một phép màu tức khắc để cứu mình thoát khỏi cơn hiểm nạn và ở đây Bồ tát Quán Thế Âm là đại diện cho hạnh nguyện của mười phương chư Phật sẽ cứu chúng sinh lúc nguy nan khẩn cấp nhất.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Lúc đó, nếu người nào đã từng tụng kinh Phổ Môn, nếu người nào đã từng đi chùa nghe quý thầy dạy về hạnh Bồ tát Quán Thế Âm thì khi gặp nạn tai mình thiết tha niệm danh hiệu Ngài, liền được Ngài cứu độ, vượt thoát khỏi hiểm nghèo, được Ngài đưa từ cõi chết trở về lại với cõi sống. Chỉ có người trong cuộc có tu, có nguyện mới thấy, mới biết được sự cảm ứng, linh nghiệm nầy.

Nhân đây, Thượng tọa căn dặn: Khi ta gặp tai nạn khẩn cấp, nhớ chí thành, khẩn thiết niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát thì tự nhiên ta được thoát một cách lạ thường không giải thích được. Đó là lý do mà hầu hết trong các ngôi Già lam, nơi nào cũng có tôn thờ Thánh tượng Bồ tát Quán Thế Âm, bởi vì các vị hiểu được công hạnh phi thường của Bồ Tát Quán Thế Âm là cứu giúp chúng sinh trong cơn nguy nạn khẩn cấp như vậy.

Kinh Pháp Hoa thì nhiều phẩm, mỗi phẩm đều nói những nghĩa lý cao siêu, lạ lùng khó hiểu. Nhưng riêng phẩm Phổ Môn nói về hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm thì vượt ngoài suy nghĩ thường tình, mà có thể nói là vượt ngoài nhân quả (giống như không nhân quả), vượt ra ngoài logic của khoa học, xã hội luôn, vì khi ta gặp nạn tới bước đường cùng, có nghĩa là ta phải trả một cái nghiệp rất nặng, hết đường thoát, chỉ có nước chết mà thôi, vậy mà niệm Quan Âm thì tai nạn tự tan. Tức là niệm Quan Âm mà đánh tan được nghiệp chướng. Câu nói này nghe giống như không còn nhân quả, vì một người bị dồn vào tai nạn cùng đường là ta thấy giống như định nghiệp của cuộc đời họ, mà định nghiệp thì không sửa được. Vậy tại sao có người nhờ niệm Quan Âm mà vượt qua hoạn nạn tai ương.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Có vậy, chúng ta mới thấy Phật Pháp nhiệm mầu, mới thấy chư Phật yêu thương chúng sinh bao la bát ngát và hiểu Phật độ chúng sinh trên nhiều phương diện. Với những người còn có thời gian, còn có nhận thức, có trí tuệ, có tâm hồn, có đạo đức, có thiện căn từ đời trước thì Phật cho chúng ta điều kiện đến chùa được nghe Pháp để ta hiểu mà tu hành về sau, nhưng với những chúng sinh không còn cơ hội, không còn thời gian nghe Pháp nữa thì Phật cũng không bỏ, mà cứu chúng sinh cả trong những lúc nguy nan nhất.

Tuy nhiên, cứu chúng sinh trong lúc nguy nạn như vậy thì Bồ tát phải đầy đủ năng lực hằng sa diệu dụng, mới tầm thinh cứu khổ độ sanh phi thường, chứ không đơn giản. Do đó, chúng ta đừng nghĩ đạo Phật tĩnh lặng bình thường. Phải hiểu rằng sức thần của Chư Phật là phủ trùm và phi thường, mà đại diện cho sức thần đó chính là hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm. Những chuyện linh ứng của Bồ tát thì nhiều vô số kể, không biết đã có bao nhiêu gia đình, bao nhiêu sinh mạng được Ngài tìm đến giúp đỡ cứu độ. Nên tiếng đồn cứ lan ra, niềm tin từ đó mà phổ biến. Vì vậy, niềm kính ngưỡng đối với Bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên trở thành một cái kính ngưỡng rất là sâu đậm, lớn mạnh trong Phật giáo, mà cả những người không phải đạo Phật người ta cũng hết sức kính ngưỡng Bồ tát Quán Thế Âm.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Dù vậy, nhưng sẽ có người thắc mắc: “nếu niệm Quan Âm mà thoát tai nạn thì luật nhân quả có đúng không, vì Phật dạy nhân nào quả nấy. Khi ta gặp nạn thì ta biết đây là nhân quả của mình từ đời trước đã gieo, vậy cớ gì chỉ niệm danh hiệu Quan Âm mà bạt được tai nạn?”.

Có hai lý do khiến ta bạt được tai nạn trong cơn nguy cấp khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm:

Thứ nhất, ví dụ khi ta gặp tai nạn nguy khốn mà ta niệm Quan Âm, đó là người này từng đi chùa, từng lễ bái, tụng kinh, niệm Phật và cũng đã từng làm Phước. Cho nên, nếu ta phải trả cái nghiệp nào thảm khốc thì khi niệm Quan Âm, Bồ tát lấy cái Phước của ta để dồn lại mà cứu ta liền và coi như ta không phải hưởng phước ở kiếp sau.

Lý do thứ hai, có khi ta cũng đi chùa mà chưa gây tạo công đức nhiều, nhưng ta cóniềm tin: khi gặp tai nạn, niệm Quan Âm thì sẽ được cứu. Ta nhớ vậy thôi và đến lúc gặp nguy khốn thật, ta liền niệm Quan Âm, không ngờ được cảm ứng của Phật – Bồ tát mà thoát nạn. Đó là Bồ tát Quán Thế Âm biết, dù ta chưa kịp tích Phước trong kiếp này nhưng ta có tâm,dođến chùa biết thành kính đối với Phật, biết tôn trọng Tăng Ni, có niềm tin đối với Luật Nhân Quả. Cho nên, Bồ tát cứu ta để sau này ta làm những điều công đức bù lại.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Có người hỏi, nếu người niệm Quan Âm mà không có tâm thì Bồ tát có cứu không? Câu trả lời là: nếu người đó không có tâm thì họ không được cứu. Việc đầu tiên, ta cần một cái tâm, một trái tim, một tấm lòng hướng về Tam Bảo, tin sâu nhân quả, yêu điều thiện, cung kính Phật, cung kính Pháp, cung kính Tăng, yêu thương chúng sinh thì sẽ được Bồ tát che chở; còn người nào vừa có tâm, vừa làm những điều phúc thì yên chí lúc nào mình cũng trong vòng tay của Bồ tát Quán Thế Âm mà không còn sợ hãi gì nữa.

Đến đây, Thượng tọa điểm qua một số câu chuyện về sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ tát Quán Thế Âm là những hiện tượng có thực ở trong đời để răn nhắc mọi người: Khi quả báo tới thì ta đau khổ, mà khi ta gặp nạn thì nhớ một điều là giá trị ta bị giảm xuống, đó là do phước của ta giảm rồi. Ví dụ ta đang làm ăn thành công và được mọi người trọng vọng, nhưng bỗng nhiên công việc làm ăn thất bại khiến ta mất vốn liếng, mắc nợ thì tự nhiên trong mắt mọi người ta bị giảm giá trị xuống. Trừ những người rất yêu thương ta thì họ chia sẻ, thông cảm, còn lại mọi người bình thường thì quay lưng với ta liền. Đó là tự nhiên như vậy, cho nên dân gian có câu “những lúc nguy nan mới biết ai là bạn tốt” là vì vậy.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Nên nhớ, cái khổ đau của chúng ta cũng là bài học quý giá cho cuộc đời mình. Vì vậy, đừng sợ, đừng tránh né đau khổ, cũng đừng đụng gì là cứu giúp người ta liền. Bản thân mình và mọi người đều như vậy. Ví dụ có những lúc ta phải nghèo thì hãy ôm cái nghèo đó mà sống để nhìn cuộc đời, nhìn con người, nhìn nhân quả, nhìn nghiệp báo và biết lỗi của mình. Và ta chấp nhận cái nghèo để an vui trong cái nghèo. Đó là bài học. Hoặc một người khác họ gặp nạn, họ cũng gặp cái nghèo thì theo tinh thần từ bi của nhà Phật ta giúp họ, nhưng coi chừng giúp là sai. Có khi ta giúp, có khi ta chờ đó không giúp liền. Vì có khi để cho chúng sinh khổ một chút mà họ biết lỗi – cái đó vẫn quý hơn là hễ vừa khổ là cứu giúp. Không phải lúc nào cũng cứu giúp là tốt, mà đau khổ là một bài học lớn cho cuộc đời họ.

Thật ra, khổ không đáng sợ, vui không đáng nói, nạn tai không quan trọng, mà cái giá trị nhất của cuộc đời ta là biết được phải trái, biết được đúng sai, biết được lỗi lầm, biết hối hận. Đó mới là giá trị. Con người ta hơn nhau ở chỗ “biết lỗi” hay không. Người tu có đạo lực chính là người biết lỗi của mình rất kĩ, biết lỗi từ trong sâu thẳm, biết lỗi mình mà chưa đợi người khác biết.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Trên đời này, ai cũng muốn thoát cảnh khổ, nhưng người biết tu họ không cần thoát cảnh khổ. Người không biết tu, gặp khổ thì liền niệm Quan Âm để mong thoát khổ. Bồ tát Quán Thế Âm cũng chìu chúng sinh mà dùng thần lực để giúp người đó thoát khổ. Nhưng cái thoát khổ đó không phải là cái quý giá. Điều Bồ tát cần là chúng sinh phải biết lỗi mình.

Ngoài ra, kinh dạy rằng “Ai niệm Bồ tát Quan Âm thì được cứu khổ cứu nạn”, tuy nhiên, Thượng tọa cũng lý giải cho chúng ta biết với nhân quả nào thì niệm Bồ tát Quan Âm được cảm ứng linh nghiệm; còn với nhân quả nào dù niệm vẫn không linh. Đồng thời, Người còn đề cập đến sự hiện thân vô hình hoặc hữu hình trong sự cảm ứng của Phật – Bồ tát.  

Có những người kính ngưỡng Bồ tát Quan Âm, khi chưa bị nạn họ đã thường xuyên lễ bái, tụng niệm, cung kính, cúng dường, thậm chí có người họ lập ra cả pháp môn tu tập. Họ bắt chân ngồi thiền, nhiếp tâm bằng danh hiệu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Cứ niệm chừng 3 câu rồi buông ra để cho tâm thanh tịnh… rồi lại niệm tiếp. Cứ như vậy mà mọi người được tâm rất an ổn, và trong cuộc sống, nhiều người được sự linh ứng rất là lạ (tức cầu gì được nấy, ngay cả những chuyện lặt vặt), nên họ khởi phát được niềm tin sâu vững nơi Bồ tát Quán Thế Âm là vậy.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Khi nói về hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm thì thường ta nhớ cái hạnh Vô úy thí, tức là cứu giúp chúng sinh trong cơn nguy khốn, khẩn cấp. Nhưng ta phải hiểu một điều, đó không phải là mục tiêu mà Bồ tát Quan Âm giúp chúng sinh. Cái mục tiêu của Ngài lớn hơn nhiều. Quan trọng là làm sao cho chúng sinh biết lỗi mà có trí tuệ, và giúp chúng sinh hướng về mục tiêu tu hành giác ngộ giải thoát. Đó chính là mục tiêu hóa độ của Bồ tát Quán Thế Âm.

Do đó, chúng ta phải hiểu: Ta nương tựa Ngài khi cuộc đời mình quá đau khổ, nhưng khi qua khỏi cơn đau khổ rồi, ta phải dồn hết cuộc đời, đem cả tâm hồn của mình mà tu tập để thành tựu được vô thượng bồ đề, thoát khỏi luân hồi khổ đau (được giác ngộ). Đó mới là mục tiêu mà Bồ tát Quan Âm muốn cho chúng sinh. Còn Ngài độ, cứu giúp ta qua cơn nguy khốn chỉ là việc tạm thời.

Thượng tọa cũng nói thêm, trong kinh Phổ Môn có câu: Người niệm Quan Âm có thể diệt trừ được Tham – Sân – Dục. Thật ra, những lỗi lầm trong tâm ta nó thuộc về bản chất của con người, nên ta rất khó trừ diệt. Nhưng nếu mình quỳ trước Bồ tát Quan Âm thường cầu nguyện: “Xin Bồ tát độ cho con diệt trừ được tâm sân”. Cứ cầu mãi như vậy, tự nhiên tâm hồn ta mát mẻ từ từ, tĩnh lặng, đụng chuyện không nổi sân nữa, hay như vậy.

Cho nên, trong việc tu tập nội tâm vất vả, nếu ta biết kính ngưỡng, lễ bái, niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm thì sẽ vượt qua được những lỗi lầm, những kiết sử, những bản chất xấu mà tự sức của mình không vượt qua nổi. Đây là một điều màu nhiệm, phi thường mà ai có tu tập rồi mới biết.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Theo Thượng tọa, vì đâu ta phát tâm tu theo Phật pháp. 

Câu trả lời: Có hai con đường, hai hạng người. Một hạng người bằng trí tuệ, nghe đạo lý hay rồi tu theo Phật pháp, vì thấy đây là chân lý, là con đường, là ánh sáng không thể khác được. Còn hạng người thứ hai, vì một lý do gì đó, họ được gặp may mắn, được cứu độ. Do thấy được sự linh ứng, màu nhiệm của Phật pháp, nên phát khởi niềm tin lớn lao trong đạo Phật, rồi từ đó phát tâm tu tập luôn. Và Bồ tát Quán Thế Âm độ hạng người thứ hai này.

Có những người lúc bình thường họ không màng đến Phật pháp, đến đạo lý, họ mãi lo làm ăn, vui chơi trên cuộc đời này. Chỉ đến khi gặp nguy khốn, ách nàn họ mới biết sợ, thì lúc đó Bồ tát cứu giúp họ, để cho họ có niềm tin lớn lao trong Phật pháp mà từ đây theo Phật tu hành. Như vậy, chúng ta thờ Bồ tát Quán Thế Âm là ta thờ một con đường, một cái cửa ngõ dành cho những chúng sinh đến với Phật pháp bằng niềm tin.

Điều sau cùng, để đền ơn chư Phật, đền ơn Bồ tát Quán Thế Âm, khi ta biết tu, biết đi chùa rồi thì đừng đi một mình, nhớ lúc nào cũng độ cho những người chung quanh cùng về với mái chùa yêu thương, về với ngôi Tam Bảo. Đây mới là giá trị ta đem theo qua cõi bên kia. Ta được các vị Thần thánh, Bồ tát quý mến, yêu thương hay không là do lúc sống trên đời mình có đem được nhiều người về chùa quy y hay không. Cho nên việc độ chúng sinh cho tới ngày nhắm mắt, đó mới chính là sự nghiệp quan trọng nhất của đời ta. Còn mọi sự nghiệp khác coi vậy chỉ là phù vân, hư ảo mà thôi.

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Bài Pháp thoại đến đây kết thúc. Thượng tọa đã đề cao, đánh giá vai trò rất đặc biệt của Bồ tát Quán Thế Âm. Qua đó, gợi mở cho mọi người một sự hiểu biết chân chánh trong việc kính ngưỡng, lễ bái Bồ tát Quan Âm.

Phải chăng, Bồ tát tạo cho chúng ta có được một niềm tin vững chắc đi đúng theo đường lối tu hành giác ngộ giải thoát, nên chúng ta phải phát tín tâm mạnh mẽ tu hành sao cho đúng với bản nguyện tu hành giáo hóa của Ngài. Bằng ngược lại, thì ta không thể nào chấm dứt khổ đau được./. 

Tuệ Đăng

Một số hình ảnh khác của buổi giảng tại chùa Lôi Âm, Cà Mau:

Cà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi ÂmCà Mau: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về Hạnh Quán Thế Âm nhân ngày vía Quán Thế Âm và khánh thành tượng Quan Âm tại chùa Lôi Âm

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất