Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu Trì

Chần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu Trì

-

Nhân khóa An cư Kiết hạ, sáng ngày 17/6/2014, TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN nhận lời mời của NS TN Tâm Niệm – Chánh Thư Ký Phân Ban Đặc Trách Ni Giới thuộc Ban Tăng Sự THPG thành phố Cần Thơ – Trụ trì chùa Bửu Trì (toạ lạc số 67, Mậu Thân, F.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều), đã về thăm Trường hạ và thuyết Pháp với chủ đề “ĐI NGƯỢC DÒNG ĐỜI”. Ý nghĩa bài pháp thoại đã chỉ ra con đường tu giúp các Phật tử có thể thắng được bản ngã của mình, và có sức mạnh để đi ngược lại dòng đời.

Buổi Pháp thoại có sự chứng minh và tham dự của các Chư Ni cấm túc an cư tại chùa Bửu Trì và đông đảo Phật tử từ các tỉnh lân cận cũng như đại đa số Phật tử tại địa phương.

Sau nghi thức tác bạch thỉnh Sư, mở đầu bài Pháp thoại, TT Thích Chân Quang định nghĩa, “Đi ngược dòng đời” nghĩa là đời có cái dòng và khi chúng ta sinh ra trong cuộc đời này, chúng ta bị đặt vào cái dòng đó. Dòng đời đó cuốn ta đi và ai cũng phải theo cái dòng ngũ dục đó. Người ta ăn, mình cũng phải ăn; người ta mặc mình cũng phải mặc, chỉ khác là cường độ đắm nhiễm của mỗi người có nặng nhẹ khác nhau mà thôi. Dòng đời, áp lực của dư luận, của tâm tình con người thành một sức mạnh đã cuốn mình đi, cũng là cuốn ta vào dòng luân hồi sinh tử và nếu ai làm khác với cuộc đời thì bị nói là làm chuyện ngược đời, có thể bị chê, bị coi là người lập dị. Kỳ thực cũng có rất nhiều người làm chuyện ngược đời và ta hết sức phải kính trọng, đó là những người tu vì tu là đi ngược dòng đời. Vậy đi ngược dòng đời có cái gì hết sức là vĩ đại, hết sức là bản lĩnh, chúng ta sẽ được Thượng tọa Giảng sư trình bày vấn đề này như sau:

Thử hỏi, dòng đời là cái gì mà dìm chúng ta, lại cuốn chúng ta. Thượng tọa giải thích: Dòng đời là thứ mà ta không thể nhìn thấy nhưng ta phải công nhận là có. Nó cuốn phăng ta chìm trong luân hồi sinh tử này và ta không cưỡng lại nổi. Dòng đời tuy vô hình nhưng nó mạnh hơn bão tố, mạnh hơn lũ quét. Nó nằm trong từng tế bào, từng suy nghĩ, từng bản ngã của chúng ta. Luôn thôi thúc, lôi kéo, cuốn chúng ta đi và ai cũng như ai nên nó thành những cái dòng hệt nhau. Đó là dòng tham, sân, si, ích kỷ … Mọi người sinh ra, tự dưng đã nằm trong những dòng đó.

Trong cái dòng đời có cái ăn. Người tu thì ăn để sống, sống để tu còn người phàm phu ăn để hưởng thụ. Người tu cầm bát cơm lên không bao giờ là ăn vô trách nhiệm, bao giờ họ cũng phải tính xem hôm nay mình làm được cái gì, công đức bao nhiêu cho đời, có xứng đáng ăn cơm hay không. Người tu ăn một nhưng trả đến một ngàn. Còn người phàm phu khi cầm bát cơm lên thì không tính đến cái phước mình góp cho cuộc đời mà chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ. Những bậc uy đức lớn, khi họ sống giữa cuộc đời này thì công đức tỏa ra cho cuộc đời là vô hạn, còn chúng sinh thì ăn một mà trả không được bao nhiêu. Tương tự, người tu là xây dựng sự giải thoát từ trong cái mặc, cái ở của mình.

Trong dòng đời có cái dục, cái ái. Nó nằm ẩn sâu trong tâm hồn, trong từng tế bào, từng dây thần kinh. Chúng sinh ai cũng có dục, có ái giống hệt nhau dù là người xuất gia hay không xuất gia. Chỉ có người nào chứng được Sơ thiền trở lên, nhập được mức định đó rồi thì dục – ái họ tắt. Còn không thì ai cũng chứa trong mình cái dục ái. Khi cái dục ái khởi lên thì con người chạy theo cuồng vọng, si mê, bám víu. Và vì cái hột giống, cái gốc rễ ái dục quá sâu dầy, nên sanh tử cứ vô cùng vô tận. Còn người tu thì phải vượt qua cái ái, lo trừ diệt cái dục để giữ giới. Cho nên, người tu là vậy, là phải cưỡng lại, đi ngược dòng đời.

Cái mà người đời ham thích thì người tu lúc nào cũng cẩn thận, diệt nó ngay từ đầu, kiểm soát tâm rất là kỹ. Nhân đây, Thượng tọa chứng minh cho thấy sự khác biệt giữa một người sống xuôi dòng và người sống ngược dòng. Đồng thời nhận định: Khi mà đi xuôi theo dòng đời, ta cứ nghĩ cuộc đời cuốn ta thì ta cứ đi theo, như vậy là êm ấm. Không ngờ ta đi theo dòng đời, kết quả cuối cùng của nó là tan vỡ, là hỗn loạn, xung đột.

Chúng ta thấy, đã theo Phật thì phải bơi ngược lại và cái quá trình đi ngược lại đó rất vất vả. Họ không phải kiềm chế, ép buộc, mà là chiến đấu chống lại dòng chảy âm thầm trong nội tâm của mình. Do biết mình chưa giải thoát nên từng giờ từng phút phải đắn đo cẩn thận, lúc nào cũng kiểm soát bản năng của mình, cân nhắc tội phước từng chút một.

Cốt lõi của bài Pháp thoại, Thượng tọa nhấn mạnh: Muốn đi ngược dòng đời thì phải tập nhìn ngược với người đời. Đó là cái gì người ta thích thì mình nhìn sao cho thấy chán từ điều nhỏ thì mới là thành công. Ví như mọi người thích tiền, vì nghĩ tiền làm cho họ được hưởng thụ nhưng người hiểu đạo thì thấy đồng tiền là trách nhiệm, càng nhiều tiền càng nhiều nỗi lo, làm sao không được xài sai một đồng nhỏ nào.

Để người Phật tử sống cho đúng, Thượng tọa khuyến khích: Người tu chân chính phải thích thiền định mặc dù lúc đầu tu chưa có kết quả nên rất khổ sở. Thứ 2 là thích làm phước, không thích sống cho riêng mình, không thích sống hưởng thụ. Thứ 3 là thích lễ Phật. Người đời thích tôn vinh mình còn người tu thì thích quỳ dưới chân Phật. Thứ 4 là thích học, thích nghe giáo pháp vì chân lí cho ta niềm vui. Niềm vui trong chánh pháp không phải là trong tưởng tượng mà nó là điều có thật. Người vui được trong giáo pháp là người có trí tuệ. Thứ 5 là thích giáo hóa, đem đạo lí đến cho mọi người.

Lại nữa, tu là đi ngược dòng đời nhưng không có nghĩa là chán ghét cuộc đời. Đi ngược dòng đời là một công đức, chán ghét cuộc đời là một cái tội. Theo tinh thần Trung đạo, người tu tuy họ chống chọi lại cái dòng cuốn của cuộc đời nhưng mà lòng họ yêu thương cuộc đời, yêu thương chúng sinh, nhân loại, luôn tìm cách đến bên mọi người để giúp đỡ mọi người trong cuộc sống, trong đạo lý và lúc nào cũng khuyên mọi người sống tốt, sống tử tế với nhau. Kế đó, Thượng tọa nêu ra một số biểu hiện cho thấy bản lĩnh của người tu tuy vẫn giữ khoảng cách với đời nhưng vẫn có trách nhiệm với cuộc đời.

Người tu tại gia lại càng chìm trong cuộc đời này, nhưng cái bí mật không ai thấy là họ âm thầm đi ngược với dòng đời, chính là đi ngược lại cái mình thích, chiến đấu với chính mình. Tuy nhiên, không làm ra vẻ quá lập dị, khác lạ. Người cư sĩ vẫn mang hình thức thế tục, chìm trong cuộc đời nhưng mà không đắm trong đó, vẫn giữ bản sắc của một người tu để mọi người tin tưởng, bắt chước.

Để có thể đi ngược dòng đời, Thượng tọa chỉ ra rằng: Trên con đường tu của ta rất cô độc vì không ai bên cạnh để giúp đỡ, bản ngã lại lôi kéo ta. Vậy nên, đi ngược dòng đời rất vất vả, đòi hỏi có ý chí và công đức lớn để có sức mạnh mà đi. Không có công đức thì dù có nghị lực ta cũng không làm được. Công đức xuất phát từ việc ta nương theo các bậc Thánh đã đi ngược dòng đời, đã thoát khỏi dòng đời như Phật, Bồ tát, các vị A La Hán. Vì vậy, ta phải ngày đêm kính lễ các vị ấy để ta có phước, có công đức mà đi ngược dòng đời.

Trên đây là những lời khuyên rất giá trị về con đường vượt đường nhân thế. Chúc mọi ngươi tìm được cho mình bản lĩnh để cùng nhau cố gắng đi ngược dòng đời. Quan trọng là ta đã nỗ lực hết sức có thể trong cuộc đời mình./.

TUỆ ĐĂNG

Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận tại buổi thuyết Pháp của TT Thích Chân Quang: 

Chần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu TrìChần Thơ: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Bửu Trì

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất