Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế...

Đà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn

-

Nhân chuyến Hoằng pháp đầu năm 2013 tại miền Bắc, TT.Thích Chân Quang (BRVT), nhận lời mời của TT.Thích Huệ Vinh –  Trụ trì chùa Quán Thế Âm ( số 48 – Sư Vạn Hạnh – phường Hòa Hải – Q. Ngũ Hành Sơn – TP. Đà Nẳng), tối ngày 29/03/2013 (nhằm ngày 18/02/năm Quý Tỵ) đã quang lâm và chia sẻ bài Pháp thoại có tựa đề SỰ LINH ỨNG CỦA BỐ TÁT QUÁN THẾ ÂM cho trên 2000 Phật tử, khách hành hương xa gần về dự Lễ Hội, trong không khí linh thiêng chùa Quán Thế Âm, dưới chân ngọn Kim Sơn.                                    

Đến tham dự buổi thuyết Pháp có: TT.Thích Huệ Vinh –  UV thường trực BTS – Trưởng Ban Văn Hoá GHPGVN TP.Đà Nẳng cùng Chư Tăng Ni đến từ khắp nơi. Ngoài ra còn có đại diện Lãnh đạo các Ban ngành TP.Đà Nẳng và Q.Ngũ Hành Sơn cũng như gần 2 vạn đồng bào Phật tử, khách hành hương trong và ngoài thành phố đồng tham dự lễ.

Đây là một Lễ hội mang tầm vóc cấp quốc gia, được tổ chức từ ngày 28 – 30/03/2013 (nhằm ngày 17 – 19/02/năm Quý Tỵ), tại chùa Quán Thế Âm và khu Danh Thắng Ngũ Hành Sơn – TP. Đà Nẳng. Được biết Lễ hội Quán Thế Âm ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của đông đảo nhân dân và Phật tử.

Đến với Lễ hội Quán Thế Âm 2013, Chư Tăng Ni, Phật tử, du khách hành hương được chiêm bái tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam và tham dự các lễ hội như: Triển lãm tranh – ảnh về du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn; Triển lãm tranh – ảnh – thư pháp chủ đề NGUYÊN XUÂN; Biểu diễn nghệ thuật và hội cờ người; Lễ tế xuân; Giao lưu thơ – nhạc; Pháp đàn Quán Thế Âm; Thuyết Pháp có phụ diễn chương trình giao lưu văn nghệ giữa các chùa miền Bắc và miền Trung. Đặc biệt, chương trình còn có sự trình diễn Múa Lục Cúng Hoa Đăng do Tăng sinh trường TCPH thành phố Đà Nẳng và thành phố Huế thực hiện. ngoài ra còn có chương trình Lửa trại và Hội Hoa Đăng, v.v…

Từ chiều cho đến 20h00” ngày 18/02/năm Quý Tỵ, tại thành phố Đà Nẳng, mặc cho trời mưa nặng hạt, mọi người không dao động, vẫn hân hoan đến với Lễ Hội Quán Thế Âm để được nghe thuyết Pháp. 

Đà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn

 

Đúng 20h00”, sau khi Ban Nghi Lễ cung thỉnh TT.Thích Chân Quang đăng đàn thuyết Pháp, TT.Thích Huệ Vinh – Trụ trì chùa Quán Thế Âm – thay mặt BTC Lễ Hội Quán Thế Âm 2013 đã có đôi lời tán dương hạnh nguyện, và tri ân Thượng tọa Giảng sư.

 

Tiếp theo, thông qua bài Pháp thoại có tựa đề SỰ LINH ỨNG CỦA BỐ TÁT QUÁN THẾ ÂM, Thượng tọađãchuyển tải đến đông đảo Phật tử, du khách trong và ngoài thành phố Đà Nẳng những thông điệp sâu sắc vềtình thương yêu, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng. Chúng ta hãy sống với trái tim của Bồ tát để thấy được nổi khổ của chúng sinh, nổi khổ của cuộc đời, đừng sống hời hợt chỉ biết có một mình. Và ai có thể lắng nghe được nổi khổ của chúng sinh, tức đang tu theo hạnh nguyện của Quán Thế Âm là sống với tâm hồn vô ngã vị tha, là thể hiện tiếng nói hòa bình, tiếng nói yêu thương trong lòng nhân loại.

 

Mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa tán dương Đà Nẳng có những điều đặc biệt:

 

– Đây là một thành phố có vị trí địa lý thuận lợi để có thể phát triển kinh tế, du lịch, công nghiệp, v.v…

 

– Đà Nẳng có những vị Lãnh đạo rất mẫu mực, biết lo cho dân cho nước. 

 

– Một đặc biệt khác nữa, Đà Nẳng là thành phố của tâm linh, đây là điều hiếm ở đâu khác có được. Chúng ta thấy Lễ Hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn này đã trở thành Lễ hội của quốc gia và Ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt trên bán đảo Sơn Trà, trở thành một thắng cảnh như là của thế giới. Ngoài ra, thắng cảnh Chùa Linh Ứng trên Bà Nà nổi tiếng với những nét kiến trúc tinh tế, cổ kính, và các chùa ở Đà Nẳng đều nhanh chóng được phục hồi xây dựng.

 

Sở dĩ có được những điều đó là do chính người Lãnh đạo của thành phố đã hết sức quan tâm đến vấn đề tâm linh. Hôm nay nhân dịp Đà Nẳng đón tượng Phật ngọc Trần Nhân Tông trùng dịp với Lễ Hội Quán Thế Âm này, nhắc ta một điều: ngày xưa sở dĩ cha ông ta lập nên chiến công vĩ đại, đánh thắng quân Nguyên ba lần khi quân Nguyên Mông dẫm vó ngựa của mình lên hầu như toàn thế giới. Một đất nước Trung Hoa hùng mạnh như vậy mà vó ngựa Mông Cổ giẫm nát lên, nhưng khi sang Việt Nam thì bị ta đánh bại ba lần. Sự thắng lợi lẫy lừng này có người nói là do Trần Hưng Đạo – một thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần. Mặc khác, có người nói do triều đình, hay do nhiều yếu tố gì đó, v.v..

 

Tuy nhiên, không ai ngờ một điều là CHÍNH LÒNG SÙNG MỘ ĐẠO PHẬT CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN đã đoàn kết được toàn dân (tức lấy tư tưởng của Phật giáo để đoàn kết toàn dân). Khi Trần Thủ Độ bằng thủ đoạn cướp mất ngôi Vua của nhà Lý thì ngay lập tức gây nên một sự bất mãn ngầm trong toàn dân. Đó là quy luật, vì lòng dân vẫn còn yêu kính triều đình nhà Lý. Nhưng khi ngai vàng giao cho Trần Cảnh Trần Thái Tông thì ông khước từ ngôi Vua, từ bỏ kinh đô lên núi Yên tử tu hành. Điều đó khiến tiếng lành vang ra, toàn dân hiểu một điều: Ta có một vị Vua không tham ngai vàng mà trọn lòng hướng về Phật pháp. Thế là từ thái độ bất mãn nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, bỗng nhiên họ trở thành yêu quý nhà Trần như nhà Lý. Chính vì tình yêu triều đình nhà Trần đó mà ta đủ sức mạnh để đánh tan quân Nguyên ba lần. Do đó chúng ta thấy yếu tố tâm linh vô cùng quan trọng.

 

Nơi Đà Nẳng cũng được những nhà Lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến vấn đề tâm linh. Phải chăng vì có sự quan tâm đúng mức về tâm linh mà thành phố Đà Nẳng bước lên giàu đẹp từng ngày. Và Thượng tọa nói lên cảm xúc của mình, đối với những sự kiện rất ấn tượng, cùng diễn ra trong một thời điểm, đó là “Hôm nay chúng tôi về đây dự Lễ Hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, mà không ngờ đó cũng là ngày vui của người Đà Nẳng. Sáng ngày 29/03/2013, Đà Nẵng vừa tổ chức Lễ Khánh Thành cùng lúc hai cây cầu độc đáo bắc qua sông Hàn là cầu Rồng (Rồng thép lớn nhất thế giới), và cầu mới Trần Thị Lý (cây cầu có gối trụ lớn nhất thế giới). Rồi tuyến cáp treo thứbacủa Bà Nà Hills đạt 4 kỷ lục thế giới đã hoàn thiện, và cũng là ngày kỷ niệm 38 năm giải phóng Đà Nẳng, mà cũng là ngày Lễ Hội Quán Thế Âm. Như vậy bỗng nhiên ngày hôm nay (29/03), việc đời và đạo gặp nhau tại một thời điểm rất linh thiêng, ấm áp. Do đó, hãy tự hào, hãy vui vì ta có mặt trong Lễ hội này. Hãy tự hào, hãy vui vì ta là con dân của Đà Nẳng. Đó là lời chúc mừng của TT.Thích Chân Quang đối với tất cả mọi người ở đây.

 

Đà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn

 

Nói về “Sự linh ứng của Bồ tát Quán Thế Âm”, Thượng tọa phân tích, trình bày một số quan điểm, mang đậm nét đặc trưng về hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm, một hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông.

 

 

Những ai theo Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) thì trong lòng có sự kính ngưỡng Bồ tát Quán Thế Âm, đều nghe bố mẹ mình dạy rằng: Khi nào gặp nguy hiểm, tai nạn hãy niệm “Nam mô đại từ đại bi linh cảm Quán Thế Âm Bồ tát” thì sẽ được Ngài cứu độ tai qua nạn khỏi. Sự thật, trong mỗi chúng ta, ai cũng đều có kinh nghiệm về sự linh nghiệm của Bồ tát.  Có những người cầu nguyện những điều nho nhỏ hay có người gặp nạn tai cực lớn, cầu nguyện rồi cũng được linh ứng.

 

 

Thường theo đạo Phật là phải tin Luật Nhân Quả, tức sự đau khổ hay hạnh phúc của chúng ta đều do nhân quả chi phối. Nếu đời trước trong quá khứ, ta đã gieo nhân lành thì đời này được hạnh phúc, không do cầu nguyện mà được. Nếu trong quá khứ, ta đã làm việc ác độc thì bây giờ phải gặp quả báo khổ đau, cầu nguyện không thể hết khổ đau. Nếu vậy Luật Nhân Quả và niềm tin về sự linh ứng của Bồ tát Quán Thế Âm giống như ngược nhau. Rất nhiều người đã phân vân về điều này. 

 

 

Sự thật, Luật Nhân Quả là chân lý của vũ trụ, không thể nói khác được, không thể sai. Chúng ta phải vững niềm tin với nhân quả để có thể tu tập thăng tiến và chúng ta mới có niềm tin để bước vào cuộc đời mà không bị dao động. Chúng ta không thể ỷ lại cầu xin để có thể tìm thấy được hạnh phúc, mà phải gieo những nhân lành như: thương người, giúp đời thì quả báo sẽ đến với ta là vô số điều hạnh phúc. Đó là điều tất yếu. 

 

 

Sự linh ứng của Bồ tát Quán Thế Âm không hề sai với Luật Nhân Quả, vì Luật Nhân Quả không hề cứng nhắc mà linh động uyển chuyển. Mỗi người chúng ta qua nhiều đời từng tu hành, từng lễ kính Phật, bố thí cúng dường, giúp người… công đức còn tiềm tàng đó, quả chưa đến lúc trổ ra. Đồng thời trong cuộc đời chúng ta không phải lúc nào cũng suông sẻ, nhiều khi gặp bất trắc trong khi phước của ta chưa đến, bí quá ta cầu xin Quán Thế Âm Bồ tát, Ngài ra tay cứu độ ta liền. Ngài biết một điều, người này là người biết đạo nên cứ cứu, nếu đang thiếu phước thì cho mượn, sau này họ sẽ trả lại, giống như khi nghèo ta đến nhà giàu mượn tiền, mai mốt ta trả lại.  Đó là sự công bằng. Cũng vậy, vị Bồ tát cứu giúp ta là Ngài cho mượn phước để ta qua cơn hoạn nạn, sau đó ta phải làm phước mà bù lại. 

 

 

Có những người làm phước quả báo lành tới liền, do đó việc cầu Bồ tát linh ứng thì đúng với nhân quả và chúng ta bất đắc dĩ thì mới cầu, đồng thời lòng kính tin Bồ tát thì vô biên không bao giờ cạn. Chúng ta phải thường xuyên làm phước, nên hạn chế cầu xin, chỉ khi nào bí quá thì cầu nhưng nhớ một điều, Ngài chỉ ban cho những điều trong chánh pháp, chứ không ban cho điều vô minh.

 

 

Bồ tát Quán Thế Âm có hạnh nguyện nổi tiếng là cứu người trong cơn nguy cấp, Hoặc giúp người sợ hãi tột độ trong lúc nạn tai đến chớp mắt. Thường khi ta đối diện với tai nạn nguy cấp thì đó là định nghiệp, định nghiệp thì phải trả, không cứu  được. Nhưng ở đây với hạnh nguyện vô úy thí của Quán Âm, vậy mà Ngài vẫn cứu được và đây là điều hết sức lạ lùng. Chúng ta thấy cứu người trong nguy cấp (định nghiệp) thì không phải dễ dàng nhưng để đạt được hạnh nguyện như vậy thì Bồ tát Quán Âm là ai mà có thể có thần lực phi thường như vậy?

 

 

Bồ tát Quan Âm không có thực trong lịch sử và Ngài chưa hề sinh ra làm thân người trong trái đất này. Ngài chỉ xuất hiện trong kinh điển Đại thừa. Chính vì vậy những hệ phái xưa không tin có Bồ tát, vì trong kinh điển Nguyên thủy không có nói tới Bồ tát Quán Thế Âm. Nhân đây, Thượng toạ trình bày có 3 nguồn gốc mà Bồ tát Quán Âm xuất hiện:

 

 

1/ Ngài xuất hiện trong kinh điển Đại thừa rất sớm, sau Phật khoảng 500 năm. Bản kinh nổi tiếng đó là Kinh Pháp Hoa – phẩm Phổ môn, nói về hạnh nguyện Bồ tát Quán Âm mà ta thưởng trì tụng và rất linh ứng.

 

 

2/  Bản kinh thứ 2 là Kinh Lăng nghiêm, nói về phương pháp tu thiền của Bồ tát Quán Âm đưa đến đắc quả là nhĩ căn viên thông. Còn bàn bạc trong nhiều kinh Đại thừa khác cũng nói dến Bồ tát Quan Âm nhưng không rõ bằng. Đó là nguồn gốc trong kinh.

 

 

3/ Nguồn gốc Bồ tát trong dân gian có Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính. Những hạnh nguyện này không đủ tạo thành một thần lực phi thường của một vị Bồ tát có thể cứu chúng sinh trong cơn nguy cấp.

 

 

Với tinh thần của Phật thừa, với tinh thần của Đại thừa Bồ tát thì một vị Bồ tát không còn là chính mình nữa, không có một vị Bồ tát nào là chính mình mà Bồ tát là tất cả chúng sinh, Bồ tát là tất cả Chư Phật. Do đó Bồ tát không còn chấp danh

 

 

là Bồ tát. Khi ta niệm Bồ tát Quán Thế Âm thì đừng nghĩ mình niệm cá nhân một vị Thánh mà ta đã động đến mười phương Chư Phật. Còn nếu ta hiểu Bồ tát bằng cảm tính hay cảm tình, là chưa thấu được cái ý tột cùng của Quán Thế Âm. Có những người thờ Bồ tát Quán Âm tại nhà, xem Ngài như Mẹ của riêng mình thì hiểu Bồ tát như vậy là hiểu bằng cảm tình hay cảm tính, không phải hiểu bằng trí tuệ.

 

 

Ở đây chúng ta cần hiểu Bồ tát Quán Thế Âm bằng trí tuệ. Mỗi khi ta quỳ xuống lạy Ngài là động đến mười phương Chư Phật, vì Bồ tát Quán Thế Âm không phải chỉ là Bồ tát Quán Thế Âm mà Bồ tát Quán Thế Âm chính là từ bi – diệu dụng của mười phương Chư Phật. Cũng giống như khi ta lạy Bồ tát Văn Thù thì đừng nghĩ rằng ta lạy riêng một mình Bồ tát Văn Thù, mà phải hiểu ta lạy trí tuệ diệu dụng của mười phương Chư Phật. Đây là cái hiểu Bồ tát bằng trí tuệ và hiểu như vậy ta mới gieo cái nhân đắc đạo trong lòng mình. Còn nếu ta hiểu Bồ tát bằng cảm tính hay cảm tình thì ta có duyên với Phật đó, nhưng rất khó chứng được đạo quả, vì ta hiểu nhầm, ta hiểu nhỏ, nên không đủ phước để chứng đạo. Còn khi ta hiểu Bồ tát bằng trí tuệ: là khi ta niệm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT là ta đụng dến diệu dụng từ bi của mười phương Chư Phật. Chính vì đây là diệu dụng từ bi của mười phương Chư Phật, cho nên tai nạn của ta hay định nghiệp của ta, đáng lẻ phải trả nhưng ta được cứu một cách mầu nhiệm.

 

 

Tất cả các tôn giáo trên thế giới đều thích phép lạ để trưng bày và ta tôn trọng cả. Trong đạo Phật phép lạ là vô biên, sự mầu nhiệm là không thể kể hết được vì một vị chứng A La Hán là có 6 phép thần thông, có thể bay lên trời cao, tụt xuống đất sâu, một thân hóa thành ngàn thân. Nhưng người không hiểu, không có trí tuệ mà yêu thích quyền năng phép lạ lại rất dễ rơi vào mê tín. Khi rơi vào mê tín rồi rất dễ bị lừa gạt. Do đó các vị Tông sư đều dặn dò ta rằng: Khi đến với Phật pháp tu hành thì bỏ qua phép lạ, đừng quan tâm đến những điều kỳ bí lạ lùng, vì nếu như vậy ta rất dễ rơi vào mê tín.

 

 

Do dó sự linh ứng của Bồ tát Quán Âm là phép lạ, là mầu nhiệm bàng bạc khắp trong cuộc đời này. Những lúc đau khổ, nguy nan, ta khấn cầu Ngài là có Ngài đến với ta, ở bên cạnh an ủi, che chở, để ta tiếp tục bước trên con đường luân hồi này mà có niềm tin, có ánh sáng hơn, chứ không phải đi trên con đường luân hồi này trong cô độc, khổ đau. Ta biết mình luôn có ánh sáng từ bi của Ngài che chở.  

 

 

Tuy nhiên, theo Luật Nhân Quả, cái gì cũng có cái giá phải trả xứng đáng. Để xứng đáng với lòng thương yêu của Bồ tát thì điều Ngài mong mỏi ta là tu hành, diệt trừ lầm lỗi, si mê, tham lam, thù hận. Và ai có thể đi trên con đường tu tập đó thì là  những đứa con cưng của mười phương chư Phật, là con cưng của Bồ tát Quán Âm. Người như vậy, khi cầu nguyện điều gì đều linh ứng điều đó. Cho nên, khi hiểu sự mầu nhiệm của Bồ tát thì ta phải bắt đầu bằng sự tu tập của mình, chứ không được ỷ lại, cứ cầu xin mãi thì không còn linh ứng nữa.

 

 

Khi tâm ta giống tâm Bồ tát, tức là trong cuộc đời này ta có tâm hào hiệp, dám cứu giúp người lúc người ta nguy nan thì ta cầu nguyện điều gì đều linh ứng, muốn gì được nấy. Thượng toạ nhắc nhở “Ta không đủ thần lực để cứu độ chúng sinh như Bồ tát, không đủ mức độ vô úy thí là giúp người được trong cơn nguy nan, nhưng ta phải được một phần, đó là cái tâm hào hiệp, sẳn sàng giúp người trong cơn nguy cấp. Mà giúp người trong cơn nguy cấp, các chư vị Tôn túc đã nói “Dẫu xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Đây mới là phép lạ.

 

 

Ta mãi đi tìm những phép lạ trên trời cao, trong hang sâu, trong miếu lạ, nhưng  đâu biết rằng phép lạ có từng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Phép lạ là khi ai xin thì cho, ai cần thì ta giúp, đó là lòng ta khởi lên tâm yêu thương con người, ta có thể lấy ra một phần tài sản của mình để giúp đời, cứu người. Phép lạ là điều tưởng như không bỗng biến thành có, là cái gì tưởng là có mà cũng biến thành không. Chẳng hạn, có người nào đó ghét ta, nói xấu thì thường tình ta ghét lại họ, mắng lại, nói xấu lại, nhưng điều tưởng là có biến thành không, tức là ta không ghét lại, nói xấu lại, coi như không. Đó chính là phép lạ của cuộc sống này.

 

 

Chúng ta đừng màng tìm phép lạ trên trời cao, trong núi sâu, mà khi tâm ta làm được một điều tưởng như không làm được, tức là ta nhẫn nhục được điều oan trái, ta tha thứ được sự xúc phạm, ta giúp đỡ được người trong cơn nguy khốn. Chính sự tích luỹ nhiều phép lạ nho nhỏ trong cuộc sống đó, sau này sẽ biến thành phép lạ phi thường. Bằng một ví dụ gần gũi với cuộc sống, Thượng toạ đã chứng minh thế nào là phép lạ phi thường.

 

 

Để có thể chứng kiến được phép lạ phi thường của Bồ tát Quán Âm, hàng ngày ta phải làm nên những phép lạ nho nhỏ trong cuộc sống bình thường, đó là khi người ta nói xấu mình, lòng vẫn bình an coi như không (nhẫn nhục); khi thấy người ta mưu hại mình, dù biết rõ mà vẫn không ghét không thù; có những lúc ta cạn tiền trong túi, chỉ  còn đủ mua bánh mì để ăn sáng đi làm, nhưng thấy có người đói, ta sẵn sàng bố thí. Tất cả chúng ta, hãy cùng nhau làm nên những phép lạ, cho cuộc sống này thêm tươi đẹp.

 

 

Lại nữa, Bồ tát Quán Âm có hạnh lắng nghe được nỗi khổ của cuộc đời. Đây cũng là  lời dạy của Bồ tát đối với chúng ta. Tức là ta sống trên đời này phải có trái tim và đôi tai, lắng nghe được nỗi khổ của cuộc đời, đừng sống hời hợt, thờ ơ… chỉ biết có mình thôi. Chung quanh ta còn nhiều điều chưa vui, còn những người bất hạnh, và chúng ta phải thấy được những điều đó, phải thấy được nổi bất hạnh, sự  khốn khó của những mảng cuộc đời chung quanh mình. Ta phải thấy, phải nghe, phải hiểu, đừng bỏ qua, đừng thờ ơ, phải sống với trái tim của Bồ tát dạy ta “Lằng nghe được nỗi khổ của chúng sinh”. 

 

 

Ai có thể lắng nghe được nỗi khổ của chúng sinh, đó là người không còn ích kỷ nữa, người đó biết sống vị tha nên có trái tim để lắng nghe.  Còn người không có trái tim yêu thương, người ích kỷ thì như mù như điếc. Bồ tát dạy ta, hãy mở trái tim ra để cho tai tinh tường, mắt sáng rỡ mà thấy được, nghe được sự bất hạnh, sự đau khổ của mọi người xung quanh mình. Ta không thấy ai khổ vì trái tim ta chưa mở ra. Và Thượng toạ hướng dẫn phương pháp để mở được trái tim, đó là: Chúng ta hãy thiền định như Bồ tát dạy trong kinh Lăng Nghiêm.

 

 

Để có thể nghe được tiếng của vạn loài, ta phải lắng nghe nơi chính mình trước. Ta hãy ngồi kiết già bất động, lắng nghe cơ thể của mình, BUÔNG LỎNG TOÀN THÂN, MỀM MẠI, BẤT ĐỘNG. thấy được thân của mình là vô thường, đang đi dần đến sự hoại diệt, sau khi chết rồi, thân sẽ mục rã, xương cũng thành bụi bay luôn. Tiếp theo, ta cảm nhận được hơi thở vào, hơi thở ra. Đó chính là phương pháp thiền định của Bồ tát Quán Âm.

 

 

Mà người nào tinh tấn tu tập thiền định được như vậy, nhập  từng mức định, chứng từng cái đạo quả thì sau này đi vào dòng Thánh, cũng trở thành một vị A La Hán; một vị Bồ tát như là thần lực của Bồ tát Quán Âm mà có thể cứu độ chúng sinh. Sau cùng, Thượng toạ nhắc nhở “Trong đêm Lễ Hội Quán Thế Âm vui vẻ thế này, ngoài những nghi thức tôn giáo như: cầu nguyện, lễ bái, tụng niệm, văn nghệ, thuyết Pháp thì ta nên chấm dứt bằng thiền định. Tất cả hội chúng trong ngoài đều bắt chân ngồi thiền để chúng ta học hạnh Quán Âm,  lắng nghe nơi chính mình, mà sau này mới có thể lắng nghe được vạn hữu chúng sinh.

 

 

Nhân buổi Lễ hội này, tất cả chúng ta có mặt ở đây, xin dâng hết lòng thành kính của mình lên Bồ tát Quán Thế Âm, tức là dâng lên cho mười phương Chư Phật, đồng thời ta cũng khởi lòng yêu thương với toàn thể thế giới này. Nguyện trên Chư Phật – Chư Bồ tát gia hộ cho thế giới được hòa bình, chúng sinh được an lạc, người người sống với nhau bằng trái tim yêu thương, tử tế. Tất cả mọi người đều nắm tay nhau, bước đi trên con đường giác ngộ, giải thoát.

 

 

Có thể nói bài Pháp thoại SỰ LINH ỨNG CUA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM đã đem đến cho Phật tử những trải nghiệm tu hành cực kỳ có ích trên con đường hướng tới giác ngộ giải thoát. Toàn thể Phật tử ra về trong niềm hoan hỷ, kính ngưỡng vị Bồ tát linh cảm linh ứng, cứu khổ độ sinh trong thế giới phiền trược đầy khổ đau này.

Đà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành SơnĐà Nẳng : TT.Thích Chân Quang thuyết giảng tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn

 

                                                                                       TUỆ ĐĂNG 

 

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất