Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ Đức

Đăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ Đức

-

Chiều ngày 13/04/2014 (nhằm ngày 14/03/ năm Giáp Ngọ), nhận lời mời của TT Thích Quảng Tuấn – UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnhĐăk Nông, TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN – Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang (BRVT) đã quang lâm đạo tràng chia sẻ về đề tài “Nói với Trụ trì” nhân buổi Lễ Bổ nhiệm Trụ trì chùa Huệ Đức (tại Khối I – TT Ea T’ling – huyện Cư Jut – tỉnh Đăk Nông),với sự tham dự trên 1000 thiện nam tín nữ Phật tử xa gần.

Được biết, Ban Hộ Tự chùa Huệ Đức thừa ủy nhiệm của Chư tôn đức Lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo địa phương đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm ĐĐ Thích Nhuận Thái làm Trụ trì chùa Huệ Đức. Trên cương vị của một tân Trụ trì –  ĐĐ Thích Nhuận Thái sẽ làm tốt nhiệm vụ hoằng pháp lợi sinh, điều hành Phật sự và hướng dẫn Phật tử tu học đúng chánh pháp tại trụ xứ, để đưa ngôi chùa Huệ Đức ngày càng Phát triển hơn. Buổi lễ diễn ra từ ngày 13 – 14/04/2014 (nhằm ngày 14 – 15/03/năm Giáp Ngọ) với một chương trình bao gồm: Thuyết Pháp, văn nghệ cúng dường, Lễ hành chánh công bố quyết định bổ nhiệm tân Trụ trì, cúng thí thực chẩn tế âm linh cầu nguyện quốc thái dân an và hoàn mãn.

Để mở đầu buổi thuyết Pháp, các Phật tử đạo tràng Phật Đắc và Gia đình Phật tử chùa Huệ Đức đã biểu diễn cúng dường một số tiết mục văn nghệ trong bầu không khí thân mật ấm cúng.

Đúng 19h00”, buổi thuyết Pháp chính thức bắt đầu dưới sự tham dự của Chư Tăng Bổn tự và trên 1000 Phật tử đến từ TP Hồ Chí Minh, Đăk Lắk, Đăk Nông, cùng Phật tử địa phương.

Bằng tâm tình thành kính tri ân đối với Thượng tọa Giảng sư – ĐĐ Thích Nhuận Thái – tân Trụ trì chùa Huệ Đức đã khiêm nhường tán thán, hoan hỷ với bậc sư huynh đi trước về hạnh nguyện bố thí cúng dường cả Pháp thí, tài thí một cách xuyên suốt, và đặc biệt hơn là hạnh thí vô úy của Người. Đại đức chân thành bày tỏ: “Được biết Thượng tọa đã lâu, nhìn thấy Người phong cách khả kính uy nghi nên không dám đến gần, nhưng khi có duyên sự được tiếp xúc thì quá bất ngờ, Thượng tọa thật gần gũi và thật đơn giản, không chấp một hình thức, một tiểu tiết nào khác, chỉ đối đãi bằng tâm từ bi yêu thương, cho nên chúng con hoàn toàn mến phục Người”.  

Đáp lại, nhân Lễ Bổ nhiệm Trụ trì, Thượng tọa đến viếng không phải để thuyết Pháp mà là có đôi điều gợi ý, và cũng là kinh nghiệm của bao nhiêu năm tháng làm Trụ trì của Thượng tọa, nay muốn chia sẻ với ĐĐ Thích Nhuận Thái – người sẽ chính thức nhậm chức Trụ trì trong buổi Lễ trao quyết định bổ nhiệm. Bởi vì, “Là người Trụ trì”, đây là nhiệm vụ quan trọng của một hành giả xuất gia, nhất là trong đời sống xã hội hiện nay. Người có duyên đến lúc phải Trụ trì là do duyên phước đã đầy đủ, là Phật bổ xứ, chứ không phải ai muốn cũng được. Tuy nhiên, Trụ trì là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, trách nhiệm rất nặng nề. Nếu đã nhận nhiệm vụ Trụ trì thì phải thực hiện vai trò, bổn phận và trách nhiệm đúng nghĩa của vị Trụ trì. Đối với người xuất gia nói chung, thượng cầu hạ hóa là điều luôn tâm niệm. Qua đó, để các Phật tử hiểu thêm rằng: Vai trò của người Trụ trì vất vả như thế, khó khăn như thế. Kiếp sau mình có đi tu cũng phải cực khổ như thế!

Nói về ý nghĩa ngôi chùa, Thượng tọa nhận định: “Ngôi chùa làm căn bản để có người ở đó tu, để có Phật tử tới lui học hỏi nương tựa. Và có hình thức ở bên ngoài, phối hợp với nội dung tu tập bên trong mà làm đơn vị căn bản cho Phật giáo. Ví dụ như có một bậc Đạo sư nào đó thuyết pháp hay đạo hạnh cao thâm, rồi đi vân du giáo hóa, mà không ở ngôi chùa nào hết, cứ đi nơi này nơi kia thuyết Pháp thì người này tuy cũng giáo hóa độ sinh đó, nhưng không tròn cái duyên của Phật pháp, vì không trụ được một ngôi chùa. Cho nên người tu cần phải có một ngôi chùa để an trú, và cho mọi người được nhìn thấy. Đồng thời, có chùa là có ngôi Tam bảo. Tầm quan trọng của ngôi chùa là vậy.

Không những chùa là đơn vị cơ sở mà thầy Trụ trì còn là đầu mối của Giáo hội, của Luật pháp quốc gia, của quần chúng, và của Tam bảo. Nhân đây Thượng tọa phân tích từng đặc điểm quan trọng trên để bất cứ vị Trụ trì nào cũng nhận biết trọng trách của mình mà cần nỗ lực hơn nữa. Bên cạnh đó Thượng tọa cũng ân cần nhắc nhở: “Thầy trụ trì phải hiểu một điều là khi mình đã đăng ngôi Trụ trì, khi được bổ nhiệm Trụ trì thì mình là chỗ nương tựa của chúng sinh. Nghĩa là trong cuộc đời tu của mình, trong cái hành trình đăng đẳng đi làm đạo, tu hành, làm Trụ trì thì rất có thể gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh (tốt xấu, phải quấy, lời khen, tiếng chê) nhưng lòng mình bình thản, không dao động. Người Trụ trì phải có bản lãnh kiên cường như ngọn núi đá, sừng sững, gió bão không lung lay thì Phật tử mới nương tựa vào mình được. Bởi vì sống trong cuộc đời này, Phật tử cũng gặp vô số những nghịch cảnh như thế. Vì vậy, chưa cần làm gì nhiều, chỉ bất động thôi mà Phật tử đặt niềm tin, nương tựa nơi mình là phước mình vô lượng.  

Nói về bổn phận thì người Trụ trì có nhiều bổn phận, mà bổn phận nếu không làm hay không hoàn thành thì thành tội, còn làm được thì thành phước. Việc của Trụ trì thì mênh mông, có thể có nhiều bổn phận ta không lo tròn nhưng có một bổn phận gốc phải luôn luôn hoàn thành, đó là tu hành. Vì nếu không tu ta sẽ mất tất cả,  từ tư cách cho đến bao nhiêu nhiệm vụ của Trụ trì sẽ không còn đúng nghĩa nữa. Lúc ấy cái phẩm giá Trụ trì, cái vị trí Trụ trì coi như chỉ là hình thức, bề ngoài, không cho người ta cái cảm giác phải kính trọng. Do đó bổn phận chính của người Trụ trì vẫn là tu hành, lấy cái tu làm gốc, phải có một pháp môn tu miên mật để thúc liễm thân tâm. Và đôi khi linh hoạt biến đổi qua lại để làm phong phú nội tâm của mình, ví dụ người tu Tịnh độ lúc nào cũng ở trong Thiền.

Về hình thức của Trụ trì thì ai cũng như ai, nhưng về chiều sâu đời sống tâm linh thì mỗi người hoàn toàn khác nhau ở công đức tu hành. Tất cả các bậc Tôn túc đạo cao đức trọng trong đạo đều là những vị có công phu tu hành miên mật. Bề ngoài các vị lúc nào cũng bận rộn, cũng lo toan mọi công việc Phật sự, nhưng nội tâm của các Ngài thì không rời an trú trong pháp môn, trong chánh niệm.

Nhiều người lầm tưởng lúc nào bận quá, không tu để lo Phật sự thì cái ta gọi là Phật sự mà không tu đó dễ trở thành ma sự, vì lẫn trong đó là hơn thua, danh vọng, tiền tài. Còn nếu ta giữ sự tu để làm Phật sự thì cái đó là Phật sự. Mà nhiều khi không thấy làm gì nhưng lợi ích nó tỏa tràn ngập cuộc đời, chẳng hạn một lời nói ngắn của ta cũng cứu vãn tâm hồn người khác, chỉ bởi vì sự miên mật tinh tấn tu hành nó ẩn chứa cả một thần lực, có thể làm lay động lòng người.

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi: Tu để làm gì? Thước đo đạo hạnh của một người tu dựa vào yếu tố nào? Làm thầy Trụ trì thì trước hết dạy gì cho đệ tử xuất gia cũng như đệ tự tại gia của mình? Người biết quay về nương tựa Phật bằng tất cả lòng tôn kính tuyệt đối thì có được lợi ích ra sao? Những yếu tố nào góp phần làm cho Phật pháp hưng thịnh, ngôi chùa được phát triển? Một ông thầy dạy đạo trong đạo Phật phải có tâm lượng thế nào? Tại sao người Trụ trì mãi mãi tìm cầu học hỏi, mãi mãi tìm lỗi của chính mình, không bao giờ chấp giữ điều gì, đồng thời cúng dường lên Phật, tất cả sự tôn kính ngưỡng mộ của mọi người đối với mình?

Bên cạnh đó, với tư cách là một người sư huynh đi trước, từ trái tim, Thượng tọa tin yêu có đôi điều muốn nhắn nhủ với người sư đệ của mình về một số điểm trọng yếu, không thể thiếu trong trách vụ trụ trì, bởi vì vị Trụ trì là bậc thầy hướng dẫn tâm linh, giáo dục đạo đức, chăm lo đời sống tinh thần cho Phật tử: 

– Đã làm trụ trì rồi phải phục tùng Giáo Hội. Cứ mỗi một người Trụ trì đều biết phục tùng Giáo hội thì Giáo hội sẽ vững mạnh.

– Người Trụ trì luôn gương mẫu, tuân thủ pháp luật của quốc gia để người Cán bộ họ phải biết tôn trọng người tu hành chân chính. Đó là bằng chính đời sống đạo hạnh của mình đã làm cho đạo Phật sáng giá giữa cuộc đời này.

– Thầy Trụ trì phải tự hào vì cái phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ta: “ Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.Chỉ vìnhìn từ góc độ của đạo Phật thì phương châm này có  nhiều cái hay, cái đẹp đáng được tôn vinh.

– Trách nhiệm giáo hóa của người Trụ trì là làm sao mỗi năm phải tăng dần số lượng người quy y rồi báo cáo với Giáo hội. Đồng thời còn độ được nhiều người xuất gia, tạo lớp kế thừa để Phật Pháp được tương tục.

Sau cùng, Thượng tọa mong rằng ĐĐ Thích Nhuận Thái sẽ trở thành một vị Trụ trì sáng giá, đem được cái đạo đức, niềm tin, chân lý, tỏa rạng cả một vùng nơi chùa trú xứ, và nối truyền được mạng mạch của Phật Pháp về sau.

Nói chung lại, không riêng gì người Trụ trì, lúc nào Thượng tọa cũng mong cho chúng sinh đạt được tiến bộ vượt bậc trên đường tu tập. Chính vì lẽ ấy mà tâm của Người khi ứng lên là biến thành đạo lý vô tận, giúp cho chúng sinh dần hết mê lầm và nhận thức được đến tận cùng con đường tu hành chân chính của mình./.

                                                      

 TUỆ ĐĂNG

 

Dưới đây là một số hình ảnh về toàn cảnh buổi thuyết Pháp của TT Thích Chân Quang tại chùa Đức Huệ  – Dăk Nông với hơn 1000 người tham dự:

Đăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ ĐứcĐăk Nông: Hơn 1000 người thính Pháp tại chùa Huệ Đức

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất