Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024
Trang ChủTổng Đạo TràngChúng Thanh niên Phật QuangÝ nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

-

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

“Ta nhìn thấy gì trong mắt nhau

Biển đời đầy ấp những khổ đau

Thương nhau cùng bước qua gian khó

Bỏ lại sau lưng những nỗi sầu.

 

Ta đặt tâm mình vào tâm nhau

Để niềm thông cảm rất đậm sâu

Ai cũng cần nhau điều tử tế

Đường đời chưa biết sẽ về đâu.

 

Còn phút giây nào trông thấy nhau

Duyên lành xin giữ đến ngàn sau

Mái chùa cõi Phật cùng nương tựa

Mơ ước một ngày thoát khổ đau.”

May mắn và hạnh phúc vì chúng ta được sống, được học tập và được biết đến Phật Pháp. Nhưng còn ở ngoài kia, nơi những góc tối trong những con hẻm nhỏ vẫn còn những mảnh đời bất hạnh sống một cuộc sống khốn khổ do nghiệp duyên bí mật từ quá khứ mà ta không hề biết đến. Và hơn bao giờ hết họ luôn cần bàn tay chúng ta chia sẻ và cảm thông. Hiểu được điều này, huynh đệ chúng ta lại tìm về với ngôi nhà Bùi Đình Túy thân thương vào ngày chủ nhật, cùng nhau tu tập, rèn luyện đạo đức, để làm nhiều việc lành hơn nữa cho cuộc đời.

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Đến với Chúng Thanh Niên chúng ta được đắm mình trong những giây phút thiêng liêng. Những lời kinh trong bài LẠY PHẬT SÁM HỐI vang vọng, từ trong trái tim chúng ta cất lên, khi biết bao nhiêu ngày tháng qua chúng ta đã gây không biết bao nhiêu lỡ lầm, chạy theo những thú vui tầm thường và mê mờ trong bóng tối tội lỗi. Tụng kinh xong huynh đệ chúng ta lại cùng nhau ngồi thiền. Những giây phút ấy ta biết tìm ở đâu để có được khi chúng ta không biết đến đạo cả mênh mông vi dịêu của Đức Phật.

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Một trong những phần hấp dẫn nhất trong buổi sinh hoạt là huynh đệ chúng ta cùng nhau trao đổi những bài đạo lí của Sư Phụ kính yêu. Mở đầu là bản tin trong tuần của Chúng Thanh Niên với các hoạt động Phật sự trong hành trình “ Theo dấu chân Thầy”. Thông tin gây sự chú ý nhất là CTN sẽ tổ chức Gameshow Rung Chuông Chùa vào ngày 12/04/2015 với nội dung xoay quanh 31 câu hỏi giáo lí và bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết, hứa hẹn sẽ có rất nhiều điều hấp dẫn trong buổi sinh hoạt kế tiếp.

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

 Với chủ đề: “Ý NGHĨA CỦA SỰ SÁM HỐI”, mở màn bằng một đoạn video ngắn về tâm sự của một tù nhân phạm tội giết người, anh đã viết một lá thư bày tỏ sự ân hận đối với người bị hại về những việc mình làm sau những tháng ngày ngồi trong nhà giam. Anh nhận ra được những nỗi đau khổ và tổn thương mà anh đã gây ra là không thể tha thứ được, anh giờ đây chỉ ước mong người nhà nạn nhân tha thứ cho anh và nhận từ anh lời xin lỗi chân thành của anh.

Và nếu ai đã từng xem bộ phim mà Lý Liên Kiệt đóng, hẳn không thể không nhớ câu nói của ông, đó là “tôi không muốn nói lời xin lỗi”. Mới đầu nghe ông nói câu đó ta thấy ngạc nhiên, tại vì cái chữ xin lỗi là một biểu hiện của đạo đức, văn minh mà ông lại nói là “tôi không muốn nói lời xin lỗi”. Chăm chú mình xem thì sẽ thấy ông mới tâm sự:

“ Hồi nhỏ ông vào chùa thiếu lâm học võ, mà ông lại là người tinh nghịch, thầy ông cứ thương ông tha thứ cho ông hoài. Cho đến một ngày cái sự tinh nghịch nó vượt quá giới hạn quá sức, ông làm đốt cháy cả cái Tàng Kinh Các và thầy của ông bị nạn rất là nặng. Sau đó, ông bị phải ra khỏi chùa. Khi đó, ông thề một điều là “Thề suốt đời không phạm một sai lầm nào nữa để khỏi phải nói lời xin lỗi.” Vì cái sai lầm vừa rồi của ông nó vượt quá sức chịu đựng của một con người. Nên thề là quyết không bao giờ phạm nhiều sai lầm nữa. Từ đó lớn lên, ông tham gia lực lượng vũ trang làm cái nghề đặc biệt và ông luôn luôn chu toàn cái trách nhiệm đặc biệt của mình để không bao giờ phạm một sai lầm nhỏ và để khỏi phải nói lời xin lỗi”. Một đoạn phim nói vậy.

Trong cuộc sống hầu hết ai trong chúng ta cũng phạm phải những sai lầm, có thể ít, có thể nhiều, có thể lớn hoặc có thể nhỏ…Và dĩ nhiên sẽ có lúc ta nhận ra và nói lời xin lỗi với ý mong muốn nhận được sự thông cảm tha thứ từ phía người mà ta đã trót gây lầm lỡ, đó là một thái độ đạo đức. Nhưng hiện nay lời xin lỗi biến thành một lời xã giao thì đó không phải là biểu hiện của đạo đức nữa. Còn ở Đạo Phật chúng ta có một phép tu đăc biệt gọi là SÁM HỐI. Phép sám hối này rất sâu sắc và trở thành một phép tu kiên trì nhẫn nại, một nghi thức bắt buộc ở hầu hết các tu viện.

Vậy SÁM HỐI là gì? Sám hối là ta bày tỏ sự ăn năn, hối hận của chính bản thân ta với người mà ta đã xúc phạm, hoặc bày tỏ trước đại chúng, trước Phật, trước Bồ Tát về những tội lỗi mà ta đã gây ra dù có khi ta nhận ra lỗi ấy và cả khi ta không biết.

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Khi ta đã biết và SÁM HỐI với lòng chân thành tha thiết thì việc SÁM HỐI cũng mang lại cho ta rất nhiều lợi ích:

Thứ nhất: tội trong quá khứ của chúng ta sẽ bớt dần từ đó phước và công đức tăng lên từ từ sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta bớt ngang trái, bớt đi những nghịch cảnh vất vả.

Thứ hai: lễ Phật sám hối nhiều sẽ giúp chúng ta có trí tuệ sáng suốt, biết giữ mình, ít phạm lỗi .

Thứ ba: có sức khỏe hỗ trợ công phu thiền định

Ngoài ra, công năng Lễ Phật giúp ta được tiêu từ bệnh tật. Có một lúc nào đó, ta bệnh nặng đáng lẽ phải chết để trả nghiệp nhưng nhờ có lạy Phật sám hối mà ta khỏe lại, bệnh được nhẹ hơn. Vì khi ta Lễ Phật phước ta tăng lên dần, nghiệp trong quá khứ được giảm bớt, bên canh đó ta phải cố gắng làm phước có vậy thì bệnh của ta mới suy giảm.

Đôi khi ta cũng thấy thắc mắc không hiểu tại sao một người bệnh tật mà y khoa tưởng chừng đã không còn cách cứu chữa thì lại được chữa trị bằng cách sám hối. Tại sao Sám Hối lại có công năng kì diệu đến như vậy. Cái nhân chính là việc sám hối, ăn năn thật lòng thì cái quả là tội lỗi được giảm bớt, hoặc có thể được diệt trừ.

Một trong những tội mà ta cần phải thường xuyên sám hối như là: tội về tài sản, của cải. Đời này chúng ta nghèo, mình không biết nguyên nhân ngày xưa như thế nào mà nhân quả là phải nghèo. Ngày nay hiểu đạo, tin nhân quả nên sám hối cho hết nghèo. Biết phát tâm làm công đức lành thì khoảng thời gian sau cuộc đời chúng ta bắt đầu thây đổi.

Như khi mình chửi ai đó một câu là đồ thú vật trong một thời gian dài, chỉ vậy thôi cũng đủ để mình bị đọa làm thú vật, mình cứ mắng người ta cái gì thì mình sẽ thành cái đó. Đến khi biết Phật Pháp, chợt nhớ lại suốt bao nhiêu năm qua sống trên đời mình đã chửi mắng lung tung rất nhiều người và biết quả báo thảm khốc mai sau là điều không tránh khỏi, phải bị đọa vào ba đường ác. Nên chúng ta cố gắng ngày nào cũng sám hối và phát nguyện trước Phật thì cái nghiệp đó sẽ vơi dần. Đáng lẽ kiếp này mình sẽ đọa vào súc sinh nhưng bây giờ nghiệp đó vơi dần mình không bi đọa nữa. Tuy nhiên, có những trường hợp khẩu nghiệp không sám hối được, như ta hủy báng một bậc thánh, tội này rất khó sám hối.

Còn có tội về khẩu nghiệp khó sám hối hơn nữa là lừa đảo và sát sinh. Tuy sám hối giúp ta sạch tâm, biết được nghiệp xưa nhưng nhân quả thì vẫn phải trả có khi rất thê thảm. Vì ta gây nhân bất thiện nên cũng phải gặp những quả báo xấu.

Nền tản căn bản của phép sám hối là chúng ta phải lạy Phật với lòng tôn kính tha thiết để nương nhờ phước điền vô tận của Phật mà chúng ta có công đức. Cho nên thường lễ Phật sám hối thì tội sẽ hết  nhanh, công đức được tăng trưởng nhiều. Chúng ta kể tội mình ra để xin tha thứ và bình tâm sám hối. Ta ép mình “tha thiết thật lòng không mong cho hết nạn” mà chấp nhận bình thản cho hết để trả nghiệp và đây là bản lĩnh của người đệ tử Phật. Cái cao thượng của người đệ tử Phật là khi ta bị nạn, ta không mong cho mau qua hết nạn ngược lại còn mơ ước cho chúng sinh đừng bị nạn đó giống ta. Và đây cũng là siêu đẵng của sự sám hối.

Kết thúc bài giáo lý tất cả huynh đệ cùng nhau hướng về chánh điện đọc to lời sám hối.

“ Đã bao kiếp si mê điên đảo

Tạo vô biên vô số lỗi lầm

Hôm nay tha thiết ăn năn

                     Thành tâm sám hối tội căn sâu dày.”  

Qua bài giáo lý sinh hoạt trong ngày hôm nay mà huynh đệ ta học được rất nhiều điều và ta cũng thấy được “ Ý Nghĩa Của Sự Sám Hối ” là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Mong huynh đệ mình sẽ cùng nhau cố gắng lễ Phật mỗi ngày và phát nguyện những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Vậy là buổi thảo luận giáo lý đã kết thúc, giờ đây huynh đệ mình  ngồi lại bên nhau, chúng ta cùng nhau dùng bữa cơm do những bàn tay khéo léo của Ban Chăm Sóc  và đến với những thông tin của buổi sinh hoạt chiều.

Thời gian của ngày chủ nhật trôi qua nhanh thật, nắng vội vàng tắt mà không một lời hẹn trước, làm huynh đệ chúng ta cũng nhớ đến giờ phải tạm biệt nhau . Kính chúc huynh đệ thật nhiều sức khỏe, an lạc, đạt thật nhiều thành công trong cuộc sống và tu tập ạ. Hẹn gặp lại huynh đệ trong ngày cuối tuần tiếp theo ạ.

 Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được từ buổi sinh hoạt ạ:

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

Ý nghĩa của sự sám hối (05/04/2015)

 

Chúng thanh niên phật tử phật quang TP Hồ Chí Minh

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 8/5/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất