Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang ChủThư việnChia sẻGiá trị cuộc sống đích thực

Giá trị cuộc sống đích thực

-

GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC

Chúng ta muốn sống nhưng sống làm sao để thật hạnh phúc và thật đạo đức lại là một vấn đề không hề dễ dàng chút nào cả. Chúng ta thử hỏi đáp 4 câu hỏi sau đây:
– Câu hỏi thứ nhất, ta thích sống hay thích chết? Thích sống.
– Thứ hai, ta thích sống đau khổ hay sống hạnh phúc? Hạnh phúc.
– Thứ ba, ta đã no đủ, đã hạnh phúc rồi, nhưng thích sống trong tội lỗi hay trong đạo đức? Đạo đức.

Xác định được 3 câu trả lời này là ta bắt đầu định hướng được cuộc sống và biết mình phải làm gì.

Nhưng vẫn còn câu thứ tư: Ta thích mình cứ mãi, già, bệnh, chết. Rồi đầu thai lên, tiếp tục già, bệnh, chết… Cứ luân hồi tái sinh hay ta muốn sống để rồi thăng tiến về tâm linh cho đến ngày trở thành bậc Thánh giải thoát?

Câu này rất khó trả lời vì ta không biết giác ngộ là gì, giải thoát là gì. Ta cũng chẳng hiểu Thánh là gì. Chỉ có những người có trí tuệ mới hiểu được sự tầm thường của con người: Dù ta được sống, được no đủ, hạnh phúc, cũng có một chút đạo đức, tuy nhiên thẳm sâu trong tâm hồn mình vẫn là ích kỉ, tham lam, ganh tị, hận thù. Còn một bậc Thánh thanh tịnh thì không còn ích kỉ hơn thua, tâm hồn thênh thang như đất trời… Chỉ khi nào cảm nhận được điều đó, ta mới ước mơ sống để tu, để trở thành một bậc Thánh.

Sống là để tăng tiến tâm linh giác ngộ, sớm được giải thoát chứ không phải cứ chìm đắm mãi trong luân hồi, sinh tử. Nếu biết tu, chúng ta sẽ sớm trở thành một bậc Thánh, thoát khỏi thân phận phàm phu. Tuy nhiên, phải là những người thật trí tuệ mới hiểu được bậc Thánh là gì và vì sao ta phải phấn đấu tu tập để trở thành Thánh. Chỉ khi nào trở thành Thánh (ở đây là A La Hán) rồi, ta mới hết bản ngã, vô minh, cuộc sống của ta mới vui vẻ, thanh thản được. Nói chung lại là chúng ta cần sống thật hạnh phúc, thật đạo đức để tu tập. Ta hoặc người giúp ta tạo ra được cuộc sống như vậy thì phải là người có phước rất rất lớn.

Khi đạt được một mức độ no ấm nào đó trong cuộc sống thì chúng ta phải biết tìm một thứ cao hơn nữa là đạo đức. Điều này làm cho ta khác biệt hoàn toàn so với những con thú. Tuy nhiên, đạo đức không có sẵn trong mỗi con người chúng ta mà phải do chúng ta học hỏi mà có.

Tất cả những người có đạo đức đều là tấm gương cho ta học tập. Họ chính là những ân nhân, cho ta nhiều bài học đạo đức, góp phần nâng tâm hồn ta lên cao và người cho ta đạo đức tuyệt đối nhất là Đức Phật.

Nói về đạo đức của người Phật tử, đầu tiên là phải biết tôn kính Phật. Không làm được điều này, chúng ta sẽ không mở lòng được với những điều khác. Khi trong tâm có đạo đức rồi, nó sẽ lan tỏa dần vào trong cuộc sống của mình và những người xung quanh. Dần dần, cùng với những công đức ta làm được, nó giúp ta hình thành nền đạo đức vững chãi.

Tu tập theo đạo Phật giúp trí tuệ của ta ngày càng được mở ra. Dần dần, ta nhận biết được sự đúng sai, biết cách cư xử hợp lí trước mọi tình huống. Nhờ thế, phước của ta cũng được tích lũy từ từ trong cuộc sống. Cái phước lớn này giúp ta trả cái nghiệp trong quá khứ, ổn định cuộc sống. Đồng thời, mang lại cho ta nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời.

Người nào có duyên lành từ đời xưa, có trí tuệ cao siêu, có cái phước cực lớn thì mới khát khao đi tìm tâm linh giác ngộ theo Phật. Đây là một đẳng cấp khác hẳn loài người.

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất