Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

-

Sáng ngày 17/10/2015, gần 1000 Phật tử các tỉnh thành phía Bắc đã đến Học Viện Phật Giáo tại Hà Nội tham quan Hội trại tập huấn TNPT. Dịp này TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN – Phó ban thường trực Ban Tổ Chức Hội trại đã thuyết giảng đề tài LỜI THỀ CỦA CƯ SĨ, xem như món quà tinh thần Thượng tọa dành tặng cho quý phật tử đã có lòng quan tâm đến Hội trại. Và ý nghĩa bài học hôm nay là mọi người phải quyết tâm làm giàu. Bài học này không áp dụng cho người có tuổi mà mình học để hiểu rồi dạy lại cho thế hệ trẻ.

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính PhápHà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Đi vào nội dung bài giảng, Thượng tọa phân tích sự khác biệt giữa lời thề và hứa.

Hứa là giao ước giữa con người với con người, còn thề là giao ước giữa người với Thần Thánh. Cho nên, sự giao ước này nó nặng nề hơn, chặt chẽ hơn, thiêng liêng hơn, nguy hiểm hơn và đáng sợ hơn.

Cái trọng tâm của bài đạo lý hôm nay, Thượng tọa muốn chia sẻ là “lời thề của cư sĩ” thì đây không còn là đạo lí bình thường, không còn là cái giao ước giữa người với người, không còn là lời dạy giữa Thầy với trò, không còn là lời hứa giữa trò với Thầy nữa, mà đây là sự giao ước với Thần Thánh. Cái lời thề đó là như thế này:

“Chúng con cố gắng làm giàu nhưng thề không tham tiền”. Điều này khó làm chứ không dễ. Chính vì khó Thượng tọa mới đặt vấn đề này ra, bởi vì nếu vượt qua được điều khó này, ta mới có công đức lớn trong cuộc đời.

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Tại sao ta phải làm giàu? Bởi vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Nếu dân nghèo, nước phải yếu, đó là điều đương nhiên. Tại sao so với nhiều nước, Việt Nam vẫn là một nước chưa phải nước phát triển mạnh? Vì dân ta đa số là nghèo, rõ ràng như vậy. Tiền thuế ta đóng ít, ngân sách nhà nước thiếu, muốn làm gì cũng không được, chỉ việc tăng lương đã trả không đủ, nói chi đến việc đầu tư những khoản to, nếu muốn làm việc lớn thì phải vay mượn. Cho nên, muốn ngân sách dồi dào thì dân phải giàu.

Tương tự, đạo pháp có hưng thịnh thì Phật tử phải giàu. Do đó, dân phải giàu, nước mới mạnh; phật tử phải giàu thì Phật pháp mới hưng long, đó là quy luật. Tuy nhiên, đa số con người khi làm giàu rồi thì khởi lên cái tâm “Tham tiền”. Đó là lý do Thượng tọa yêu cầu các phật tửthề “phải ráng làm giàu mà không được tham tiền”. Theo tâm lý thường tình, lòng người hay thay đổi khi người ta giàu có, vinh quang, có quyền lực. Cho nên ông bà đã đúc kết một câu nói đơn giản “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ” là vậy. Hoặc anh em mà kẻ giàu, người nghèo là cái cớ khiến tình cật ruột xa nhau. Chỉ người nào rất đạo đức, khi giàu lên rồi vẫn giữ cái tình cảm trước sau không thay đổi, những con người này rất hiếm có và rất là đáng quý giữa cuộc đời.  Chứ thường, khi có tiền rồi ta động tâm, ta thay đổi hết, cho nên ta phải tu như thế nào để khi có được nhiều tiền mà không tham, điều này vĩ đại lắm, phải biết đây là hạnh Bồ tát. Ví dụ, nhà sáng lập Alibaba – ông Jack Ma – ông là tỉ phú, rất giàu trên thế giới, nếu nói “Cái gì là khó khăn đối với người giàu?”. Theo ông, cái khó nhất của ông là việc tiêu tiền, tiền có rồi đó, nhưng mà xài cái gì cho hợp lí từng chút, cái đó mới khó. Đây là con người hết sức tỉnh táo, rất trí tuệ, rất đạo đức. Còn đa phần khi có chút tiền thì ăn xài cho thỏa mãn (xài bậy), biết rằng người này không có đạo đức, không có trí tuệ.

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Nhân đây, Thượng tọa nói qua cách làm giàu. Ai cũng muốn biết làm sao để giàu. Thượng tọa cho biết có hai cách làm giàu, đó là theo nhân quả và theo phương pháp.

Theo nhân quả, đời trước ta làm phước thì đời này ta gặp nhiều may mắn, có nhiều cơ hội làm ăn để làm giàu, nhưng lỡ đời trước vì lí do gì đó, ta quên Phật pháp, chưa nghe được nhân quả, vì vậy đời trước làm phước ít quá. Do làm phước ít, vì vậy đời này ta không có cơ hội, không có may mắn để làm giàu. Mà nếu đời trước ít làm phước rồi thì đời này đừng hòng làm kịp. Cái việc giàu có không bao giờ ta gieo nhân kịp trong một kiếp, nhớ như vậy. Tất cả những cái ta vất vả làm phúc của kiếp này hoàn toàn để dành cho kiếp sau. Kiếp sau ta sẽ sinh vào gia đình khá giả hoặc là sinh vào gia đình nghèo nhưng chính ta sẽ làm nên sự nghiệp.

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính PhápHà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Khi ta nói với nhau rằng, người phật tử phải quyết làm giàu mà đừng tham tiền thì nội việc làm giàu này ta làm không nổi, vì ta muộn mất một đời trước rồi. Đây là cái khó do tùy thuộc vào nhân quả đời trước, nhưng ta còn có phương pháp và nhân quả đời này cũng giúp cho ta chuyển biến, cải thiện, thay đổi rất nhiều số phận của mình.

Tuy nhiên, không phải một mình mà làm được, ở đây đòi hỏi tới tinh thần cộng đồng thì mới có thể thay đổi được số phận trong kiếp này. Cộng đồng là gì? Là mỗi người chúng ta từ đây sẽ nguyện trở thành một cái trung tâm, lúc nào cũng đi tìm cơ hội giúp cho người khác làm ăn, làm giàu, tức hễ thấy việc gì làm ra tiền cũng chỉ vẽ cho người khác làm trước. Và Thượng tọa đã dùng nhiều ví dụ chứng minh cho quan điểm này. Qua đó cho thấy có những người được cái phúc là nhìn đâu cũng thấy cách làm ra tiền.

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính PhápHà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Hiểu điều này, để tạo thành nhân quả, tạo thành công đức cho mình, ta phải xin Phật gia hộ cho mình có đôi mắt kỳ diệu, nhìn đâu cũng thấy cơ hội để làm ăn và lập tức chỉ lại cho mọi người. Thế là sau này mình xuất hiện cái thần nhãn nhìn đâu cũng thấy cách làm ra tiền, lúc đó mình tự do tự tại, muốn làm ra tiền lúc nào cũng được và còn có thể chỉ cho người khác. Cho nên, có hai loại nhân quả để ta làm giàu:

+ Thứ nhất là đời trước mình từng bố thí, cúng dường, giúp đỡ mọi người.

+  Nhân quả thứ hai là ngay bây giờ ta tự nguyện trở thành một trung tâm, tìm cơ hội làm ăn, làm giàu để chỉ vẽ cho mọi người.

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính PhápHà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Người phật tử chúng ta quyết không giấu nghề như những người có quan niệm hẹp hòi “Thà cho vàng, không ai chỉ đàng đi buôn! Vì cái tâm lý đề phòng và nhỏ nhen này người Việt Nam ta mãi nghèo; dân tộc ta bị chìm lún xuống.

Bây giờ ta ngồi với nhau, mình nói lại “Thà chỉ đàng đi buôn”, tức là thương nhau, ta vừa cho nhau vàng, vừa chỉ đàng đi buôn. Những nhà kinh tế người ta nói “Đừng cho con cá, hãy cho chiếc cần câu”, tức ta hướng dẫn họ cách làm ăn sao chohiệu quả, thiết thực, để người ta không còn lệ thuộc mình nữa, để họ tự chủ đứng trên đôi chân của họ, thì sự giúp đỡ đó mới đúng là giúp đỡ thật sự, chứ đừng cho họ con cá để họ sẽ nghèo hoài.

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Thượng tọa nhấn mạnh “người nào hay chỉ bí quyết, chỉ đường, chỉ cơ hội cho người ta làm ăn, cái phước đó lớn hơn là cái phước cho vàng. Mà cả dân tộc ta hiểu được như vậy hết thì dân tộc ta sẽ vượt lên giàu sang”. Còn câu nói “Thà cho vàng không ai chỉ đàng đi buôn” là một thủ đoạn, một mánh khóe, không phải là một bài học đạo đức. Chính vì thủ đoạn mánh khóe đó, dân ta nghèo tới bây giờ. Còn trong đạo đức, ta cứ chỉ đàng đi buôn, tìm bất cứ cơ hội làm ăn nào thấy được, kiếm người khác chỉ cho họ làm, còn họ làm không được bởi vì họ kém phước, phần ta lòng cứ mở rộng, lúc nào cũng muốn người khác có việc làm. Nếu cả một dân tộc ai cũng thế thì mọi người đều có cơ hội làm việc.

Nếu họ giành với mình thì sao? Họ giành được cứ cho họ giành, có người giàu đất nước này sẽ khá hơn, nhưng đừng sợ, ta cứ chỉ vẽ, cứ cho hết, vậy mà chính ta không bao giờ mất phần, còn Thần Thánh ở trên cao nữa, nhân quả rất công bằng.

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Bên cạnh đó, Thượng tọa cũng giải thích nguyên nhân nào đưa đến thất nghiệp. Và tại sao có người chẳng những không thất nghiệp mà luôn luôn có những cơ hội rất tốt đến với họ. Theo Thượng tọa, để giúp cho đất nước mình phát triển thì mỗi người là một trung tâm, đi tìm cơ hội việc làm cho nhau. Nếu ai cũng có cái tâm lúc nào cũng quan sát mong phát hiện cơ hội làm ăn để chỉ người khác thì đây là một công đức mới trong cuộc đời này. Nào giờ ta hiểu làm phước nghĩa là ráng kiếm tiền để bố thí, cúng dường, giúp đỡ. Bây giờ với một công đức mới, ta cũng đi tìm mà tìm cơ hội làm ăn để tặng lại cho người khác. Như vậy, ngoài việc bố thí tài; bố thí Pháp; bố thí vô úy, Thượng tọa còn dạy thêm việc bố thí cơ hội làm ăn.  

Thật sự, không chỉ có 4 loại bố thì trên mà còn có bố thí lời khuyên; bố thí kiến thức; bố thí bí quyết; bố thí sự an toàn cho mọi người, v.v…và Thượng tọa đã dẫn giải từng loại một với nghĩa lý thật sâu sắc, đi kèm với các ví dụ cụ thể để chứng minh, qua đó giúp người nghe tự thực hành.  

Hà Nội: Gần 1000 phật tử thính Pháp

Như vậy, đối với người đệ tử Phật nói riêng và người đời nói chung, giữ lời thề với Thần Thánh là một đạo đức quan trọng mà chúng ta không thể coi thường. Quan trọng ta phải dạy cho con cháu mình nên gây tạo cái công đức mới này để góp phần làm cho đạo Phật hưng thịnh, làm cho đất nước trở nên giàu có là nhờ vào những người phật tử mà cũng là những người công dân biết cách làm giàu nhưng không tham tiền, không đố kỵ, hễ biết việc gì làm ra tiền là chia sẻ cho người khác giúp họ có thể thay đổi cuộc sống trở nên giàu có, còn nếu chưa thể thì tốt nhất hãy giúp họ có việc làm để họ cải thiện được chất lượng cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững. Có như thế chúng ta mới đền đáp phần nào công ơn dạy dỗ và không phụ lòng mong đợi của những người Thầy đã âm thầm lặng lẽ cống hiến trọn đời cho đạo pháp và dân tộc./. 

Tuệ Đăng

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất