Trang ChủTin tức và sự kiệnTin tức Phật GiáoHà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa...

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh – “Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức”

-

Tối 13/2 (tức 14 tháng Giêng Âm lịch), hàng nghìn người đứng ngồi chật kín phố Tây Sơn và cầu vượt Ngã Tư Sở dự lễ cầu an tại Tổ đình Phúc Khánh trong tiết trời lạnh giá của Hà Nội.

 

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Biển người ngồi trật kín cả phố Tây Sơn đoạn trước cổng chùa.

Vào những ngày Rằm tháng Riêng, do có nhiều người đến Tổ đình Phúc Khánh từ sớm để đặt lễ thắp hương, nên những người đến sau khó có thể vào ban thờ, khuôn viên trong chùa chật cứng người đứng ngồi dự lễ. Bởi vậy, bên ngoài ngay từ đầu giờ chiều lượng người đổ về dự lễ đã rất đông, càng gần giờ khai lễ lượng người đỗ về càng lớn, mọi người đứng ngồi quanh chùa, trên cầu vượt, trên xe máy và bất cứ đâu có thể hướng về chùa cầu nguyện, do lượng người dự lễ quá đông, đã khiến giao thông tại quanh khu vực này trở nên khó khăn.

Trước tình hình này, từ chiều CSGT và nhân viên trật tự đã đứng chốt ở ngã tư đường Tây Sơn và Thái Thịnh để phân luồng đường đi, tránh ùn tắc giao thông. Các loại xe hơi, xe buýt đều phải vòng qua đường khác, còn xe máy có thể len lỏi vào trong để đi tiếp.

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Lực lượng cảnh sát và dân phòng phân luồng nhằm đảm bảo an toàn giao thông quanh chùa Phúc Khánh

Với lượng người dự lễ đông như vậy nhu cầu trông giữ phương tiện rất lớn, rất nhiều hộ dân quanh khu vực chùa đã mở dịch dụ trông giữ xe, rất nhiều vỉa hè, khoảng trống được tận dụng tạo thành điểm trông giữ, giá vé cũng được dịp tăng cao, ngoài ra còn có dịch vụ cho thuê ghế, bán báo dung kê để ngồi, hay quỳ hành lễ ăn theo.

Được biết, chùa Phúc Khánh được dựng vào thời Hậu Lê. Tương truyền, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo, sau đó gặp cơn binh hỏa bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho biết chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hổ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn). Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Ở đây có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao, 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án… đều rất quý.

Một số hình ảnh nhân dân đi lễ ngày Rằm tháng Riêng ở chùa Phúc Khánh (Hà Nội):

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Từ đầu giờ chiều rất nhiều người dân đã đổ về khuôn viên bên trong và quanh chùa chờ hành lễ.

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Nghi lễ cầu an rằm tháng giêng tối 14/1 âm lịch. Ảnh: Zing News

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Khu vựa phát lộc cho người dân

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Người dân thành tâm hành lễ.

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Những tấm biển này đã thu hút được sự chú ý của đông đảo khách đi lễ chùa cầu an và có hiệu quả rõ rệt ngay sau đó. 

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Ngoài ra còn nhiều Phật tử khác của chùa Phúc Khánh đi phát túi nilon cho người dân bỏ rác vào trong. Nhờ đó, lễ cầu an lần này đã sạch sẽ hơn. 

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Một số người cầm sẵn quyển kinh Phật để nhẩm theo lời tụng kinh của nhà chùa. 

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Nghi lễ trật tự, nghiêm trang. Lực lượng an ninh đã dựng hàng rào để dòng người không tràn ra cầu vượt Ngã Tư Sở. 

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Phía bên đường, mọi người vẫn ngồi ở dải phân cách chắp tay cầu nguyện. 

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Nhiều người đến muộn không còn chỗ đành đứng tại dải phân cách cầu nguyện.

Hà Nội: Lễ cầu an chùa Phúc Khánh - "Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức"

Khi buổi lễ kết thúc, đông đảo người dân tới bàn phát chuối oản để xin lộc nhà chùa nhân dịp Tết nguyên tiêu.  

Phạm Hùng (Kinh tế và Đô thị online)

Thông báo

Cảnh báo: Các trang và group Facebook giả mạo

0
Kính thông báo đến toàn thể quý Phật tử! Hiện nay, trên Facebook đang xuất hiện các trang và group Facebook giả mạo TT. Thích...

Tin mới nhất