Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án -...

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án – Hà Nội và bài pháp thoại “Một đời sống cao thượng” tại Đình làng Nguyệt Án

-

Nhận lời mời của ông Nguyễn Văn Kiểm – Chi Hội Trường Người Cao Tuổi Trưởng Ban Quản Cụm Di Tích Lịch SChùa – Đình, chiều ngày 27/11/2014, TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN, đã đến thăm và nói chuyện với các Phật tử tại Đình làng (thôn Nguyệt Án – xã Đại Ánghuyện Thanh Trì Hà Nội), về chủ đề “MỘT ĐỜI SỐNG CAO THƯỢNG”. Qua đó giúp các phật tử hiểu chúng ta sống không phải vì bản thân hay những điều nhỏ nhặt, mà sống vì những điều chính đáng từ những điều bình dị, sống vì người khác. Từ đó, mọi người cùng nhau hướng đến xây dựng những điều tốt đẹp cho cuộc đời, cho thế giới.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Tham dự buổi Pháp thoại có: Các vị đại diện Ban Quản Lý Di Tích Lịch Sử Chùa Đình, cùng Chính quyền địa phương và đông đảo đồng bào phật tử các giới.

Được biết, làng Nguyệt Áng nổi danh là làng khoa bảng với 11 người đỗ đại khoa, gồm 1 Trạng nguyên, 1 Thám hoa và 9 Tiến sĩ. Đồng thời, nơi đây vẫn giữ được hệ thống Đình, Chùa, Văn chỉ. Văn chỉ do Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh cùng em là Tiến sĩ Nguyễn Đình Trụ lập năm 1667, trước khi ông đi sứ. Tại đây còn 2 tầm bia đá quý (dựng năm 1667, 1876), ghi tên những người đỗ đạt của làng, biểu tượng cho truyền thống hiếu học và khoa bảng, là niềm tự hào của dân làng đối với các làng xã xung quanh.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Với truyền thống lịch sử và nền văn hóa văn hiến từ ngàn xưa, đến nay thế hệ con cháu vẫn giữ gìn bằng các lễ hội – cúng giỗ Tổ được tổ chức hàng năm.

Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, xã Đại Ángvinh dự được xét duyệt là xã thí điểm Nông thôn đổi mới của Hà Nội (chỉ có 2 xã). Hiện nay, từ đường quốc lộ 1 cũ rẽ vào đã được trải dài đến tận khu vực Chùa Đình, có cả đường đôi – tuyến xe buýt từ bến xe Mỹ Đình, điểm cuối là xã Đại Áng. Riêng con đường vào làng rộng rãi, phẳng phiu, sạch sẽ, rợp bóng mát của những loại cây cao tuổi.

Với bề dày lịch sử của một miền quê, các thế hệ con cháu học hành công tác cũng bước tiếp ông cha mình, không còn tệ nạn xã hội mà đầm ấm tình nghĩa xóm làng.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Gặp các phật tử tại thôn Nguyệt Án đón tiếp đây là lần thứ ba, nhưng tâm thức cứ sống dậy, cái ấn tượng đầu tiên về làng, Thượng tọa vẫn có cảm giác gần gũi, nguyên vẹn như mình là người của làng này khi xưa. Và có chút xúc động khi nhìn thấy đình làng vẫn được tôn trọng, giữ gìn, cái tâm linh của làng vẫn được duy trì. Theo đó, Người khẳng định Nguyệt Án là nơi có giá trị tinh thần lớn nên có sức hút về tâm linh cũng rất kỳ lạ.

Theo sự phân tích của Thượng tọa, văn hóa của làng là cái bề nổi, còn tâm linh mới là bề sâu. Tâm linh tạo nên khí thiêng, tạo nên nhiều danh tài của làng, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước. Văn hóa của làng bao gồm : lễ nghĩa, tình làng xóm, tình thân tộc. Vì vậy, về mặt tâm linh, ta giữ được tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – giữ được tâm linh. Về mặt văn hóa, ta dạy con cháu biết lễ nghĩa, biết thương yêu giúp đỡ mọi người – tức giữ được nét văn hóa cao quý của làng. Đây là hai điều cực kì quan trọng trong thời đại công nghiệp ngày hôm nay, khi mà nhiều nét văn hóa đẹp đang dần bị mai một.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Văn hóa là cái còn lại sau khi những cái khác đã mất đi, nếu mất văn hóa là ta sẽ mất tất cả. Để tránh được điều này, chúng ta cần có những ngôi làng kiểu mẫu, mang đậm tinh thần Việt. Nhân đây, Thượng tọa nói lên ước mơ của mình là mong “Nhà nước xây dựng được cái làng kiểu mẫu”. Cái làng kiểu mẫu đó, tạo thành đời sống tinh thần của người Việt cho thế giới về đây học, chứ mình không cần ra nước ngoài đi học của người ta.

Mà chỉ cái tinh thần Việt là trong làng – trong xóm, mọi người sống và yêu thương nhau như người trong một gia đình. Rồi từ bờ ao, con đê, từ đồng ruộng, từ cái đình, cái làng, cây đa, bến nước … tất cả đều đẹp hết thì ta có thể tự hào,   giới thiệu cho người nước ngoài về đây tham quan, học hỏi những gì tinh tuý nhất từ nền văn hoá Việt.

Ông cha ta đã từng có câu “Phép Vua thua lệ làng”. Từ xưa, tinh thần làng xóm của chúng ta quá nghiêm, quá mạnh khiến Vua phải nhường bước. Cả làng đã từng như một ngôi nhà yêu thương, giáo hóa lễ nghĩa nhưng ngày nay, nó bị phai nhạt. Để khôi phục và giữ được văn hóa của làng thì các cụ lớn tuổi là lực lượng có vai trò rất quan trọng.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Các cụ là biểu tượng về mặt uy nghiêm, đạo đức, là những người giữ lễ giáo cho làng. Trước những hành vi ứng xử không phù hợp với văn hóa của thế hệ sau, các cụ có trách nhiệm uốn nắn, chỉnh sửa một cách nghiêm khắc, triệt để. Từ đó, hình thành những thói quen, chuẩn mực văn hóa cho giới trẻ, phù hợp với lễ giáo của làng và dân tộc. Hơn nữa, không chỉ giữ gìn văn hóa cho làng mình, các cụ còn có trách nhiệm giữ gìn văn hóa cho cả những làng khác. Được vậy, là các cụ đã giữ cái phúc cho làng.

Đi vào nội dung bài Pháp thoại, Thượng tọa nhắc nhở : Chúng ta sống là để học tập, làm việc, yêu thương, thụ hưởng, cống hiến và tu dưỡng. Nếu chúng ta làm tất cả những việc đó ít thì cuộc sống của ta tẻ nhạt, hời hợt và tầm thường. Nếu ta làm mọi điều trong đó đều mạnh thì ta có một cuộc sống phong phú, nhiều ý nghĩa. Và sức mạnh của cuộc sống này tràn ra, lây lan sang những người xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng giỏi hết tất cả các lĩnh vực, nên phải xem cuộc đời này ta tâm huyết cái gì, ta dồn tình cảm vào cái gì là chính đáng và lúc nào là thích hợp, vì mọi điều đều có cái công bằng, và có nhân quả của nó. Đây là một sự lựa chọn rất quan trọng cho cuộc đời, nên ta cần cân nhắc, suy nghĩ cận trọng để có những lựa chọn thông minh nhất.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Để các phật tử hiểu rõ hơn, Thượng tọa đã phân tích một số vấn đề gắn liền với con người như : tình yêu, học tập, nghệ thuật, sự tu hành, v.v… để mọi người có thể thấy được cái cốt lõi trong những vấn đề đó. Từ đó, các phật tử nhận ra đâu là thứ cần thiết nhất, xứng đáng nhất để họ dồn cả cuộc đời, tình cảm và công sức vào.

Theo Thượng tọa, nếu chúng ta dồn hết tâm huyết vào một điều gì đó thì kết quả sẽ dần hiện ra. Và những sự lựa chọn khác nhau, cách thực hiện khác nhau cũng sẽ có kết quả khác nhau. Tuy nhiên, lựa chọn của chúng ta cũng để lại nhân quả, tội phúc. Nếu ta yêu những điều đáng yêu, say mê những điều đáng say mê thì ta có phúc. Ngược lại, nếu ta say mê những điều tầm phào, nhỏ nhặt thì ta hết phúc và thêm tội. Từ đó, có thể khẳng định : Việc lựa chọn cái điều để ta say mê, ta dồn hết cuộc đời vào đó là rất quan trọng, nó sẽ quyết định cuộc sống của ta cả ở kiếp này và nhiều kiếp sau.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Lại nữa, khi chúng ta dồn hết tâm huyết vào một lĩnh vực mà ta quan tâm, yêu thích thì ta sẽ đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, cuộc sống của con người rất đa dạng, có điều chính, điều phụ nên ta phải sống đa năng, đừng bao giờ dồn sức cho một việc duy nhất. Đặc biệt, khi còn trẻ, ta còn sức lực để cống hiến thì đừng khờ dại dồn hết tình yêu thương, tâm huyết của mình cho một vài đối tượng nào vụn vặt, tầm thường.

Đối với các phật tử – những người lựa chọn con đường tâm linh để theo đuổi, tu tập, Người khẳng định: “Tâm linh là vấn đề mờ mà khoa học chưa lí giải được, nên mỗi người giải thích tâm linh khác nhau theo kiểu của mình”. Vấn đề tâm linh, nếu được giải thích đúng theo kiểu nhân quả thì họ góp phần xây dựng thế giới trở nên hiền lành, tốt đẹp, con người yêu thương nhau. Còn như giải thích tâm linh theo kiểu mê tín, bậy bạ là đồng nghĩa với việc phá hoại thế giới này. Vậy nên khi quan tâm đến tâm linh, ta phải lựa chọn con đường tâm linh chân chính, để góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Và một định lý trong cuộc sống mà khi nghe Thượng tọa chia sẻ, ai cũng đồng tình, đó là: “Tâm linh là một thế giới huyền bí khó thấy được, còn cuộc đời mà ta đang sống đây là một xã hội thực, ta nhìn thấy được thì đừng bao giờ dồn hết tâm sức tình cảm của mình cho cái điều không thấy, rồi quên đi cuộc sống thực. Dù mê tâm linh, mê đạo, mê tu ta vẫn phải nhớ, mình còn rất nhiều trách nhiệm với cuộc sống thực này, với những người xung quanh ta”.

Ngoài ra, Người còn nhắc nhở: “Với chúng ta, mọi thứ đều quan trọng nhưng cái quan trọng nhất là sống trên đời, ta cần có một lý tưởng cao đẹp để theo đuổi. Và mỗi người có một lí tưởng riêng, khác nhau. Nếu ta tôn trọng điều đó nghĩa là ta chấp nhận thế giới bị phân hóa, chia rẽ”.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Theo Thượng tọa chỉ dạy, cuộc sống rất đa dạng, mỗi người có một sở thích, một sự thưởng ngoạn khác nhau thì được, nhưng lý tưởng không nên khác nhau. Lý tưởng là điều lớn lao của cuộc sống mà ta dồn hết tình cảm để theo đuổi cả cuộc đời. Nó rất quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều người, nên lí tưởng của mọi người càng giông giống nhau càng tốt. Do vậy, chúng ta hãy khuyên con cháu mình một điều là cố gắng đi tìm một lý tưởng chung với nhau, để cho thế giới đừng chia rẽ, đừng phân hóa, đừng sâu xé, mà xây đắp nhân loại này thành một nơi tốt lành để ở.

Tiếp theo, Thượng tọa còn khuyên mọi người không nên dồn hết tâm huyết, tình cảm vào những điều lạ, mà nên dồn hết cuộc đời mình để tu tập vô ngã, từ bi, yêu thương mọi người. Phật dạy ta đi tìm mục tiêu vô ngã, diệt mất cái tôi. Đây là điều mà ta phải tu nhiều kiếp, dồn hết sức mình vào thì mới làm được.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Tuy nhiên, không phải ta dồn hết sức vào một việc mà không làm các việc khác. Tu là ta làm việc, không phải chỉ ngồi không. Muốn diệt được cái tôi, diệt được bản ngã, tìm sự giác ngộ thì phải quay lại sống, phụng sự và yêu thương mọi người. Trong đạo Phật, ta càng yêu quý chân lý Phật dạy, càng dồn sức để tu hành chân chính thì ta càng phụng sự cho cuộc đời được nhiều hơn. Đạo Phật là đi vào cuộc đời, chứ không phải lảng tránh, chỉ dồn sức vào tu, như vậy là hiểu lệch về đạo Phật.

Cuộc đời có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn buộc ta phải dồn sức cho một điều khác nhau. Cuộc đời cũng có nhiều mặt của nó, mỗi mặt đều rất quan trọng, đừng vì một mặt nào đó mà bỏ xót những mặt khác.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Sau khi đã phân tích cụ thể từng vấn đề, Thượng tọa kết luận “Sống cao thượng là biết dành tình cảm, trái tim mình cho những điều chính đáng, không lãng phí tình cảm, cuộc đời vào những điều vụn vặt, tầm phào”.

Cuối cùng, Người mong muốn các cụ trong làng Nguyệt Án có đủ cái uy nghiêm của một bậc trưởng thượng để dạy dỗ con cháu khắp làng, giữ gìn văn hóa, lễ nghĩa, làm gương cho đất nước và có thể là mô hình cho thế giới học tập. Ngoài ra, Người còn mong cuộc sống của mọi người trong làng ngày càng một tốt lên, mọi người biết yêu thương nhau và một lòng hướng Phật.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt ÁnHà Nội: TT. Thích Chân Quang đến thăm làng Nguyệt Án - Hà Nội và bài pháp thoại "Một đời sống cao thượng" tại Đình làng Nguyệt Án

Không đưa ra những triết lí kinh điển hay những khái niệm rắc rối, rất giản dị và đời thường. Từ những câu chuyện, những ví dụ của mỗi tình tiết đã mang một sức hút kỳ lạ, khiến người nghe không thể không chú tâm. Cả hội chúng im phăng phắc, từng lời giảng giải của Thượng tọa đi vào tâm thức của họ một cách tự nhiên, dễ hiểu.

Hy vọng, từ đây, các phật từ biết chọn một điều chính đáng để theo đuổi, để đam mê. Tuy nhiên, mọi người không vì niềm đam mê đó mà quên đi trách nhiệm của mình với xã hội và những người xung quanh. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình, ngoài niềm đam mê đó, các phật tử vẫn phát tâm làm nhiều việc khác để phụng sự, cống hiến và yêu thương mọi người. Từ đó, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, mang đậm tinh thần Việt hơn như thế hệ cha ông xưa đã gầy dựng và bảo vệ bằng xương máu, bằng cả tính mạng của mình./.

Tuệ Đăng

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất