Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚC

HÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚC

-

Chiều ngày 06/10/2013, nhận lời mời của Ni sư Trụ trì Chùa Mai Phúc (Long Biên – Gia Lâm – Hà Nội), TT Thích Chân Quang (BRVT) đã quang lâm đạo tràng, thuyết giảng đề tài TÂM LÝ CẦU TOÀN, với sự tham dự của đông đảo Phật tử trong và ngoài thành phố Hà Nội. Đây là đề tài dành sự tán dương cho những người có tri tuệ, có tấm lòng, có đạo đức. 

Bước vào cổng tam quan chùa Mai Phúc, ai nấy cảm thấy tâm hồn thanh thản, nghe trong gió thoang thoảng một mùi hương dịu nhẹ của đất trời bắt đầu sang thu, hoa sữa cũng bắt đầu rộ nở trên khắp đường phố Hà Nội. Nhìn thấy các Phật tử không đến chùa nghe Pháp một mình mà mời gọi thân hữu, bạn bè, họ hàng cùng đến nghe thuyết pháp để giúp nhau cùng tìm kiếm một đời sống có ý nghĩa tâm linh hơn, những hình ảnh ấy thật khiến người ta không khỏi cảm động được.

Đi vào nội dung bài Pháp thoại, Thượng tọa phân tích: Trong cuộc sống ở cõi giới này có những điều bất toàn. Cõi Ta bà này phàm Thánh đồng cư, tức có những người rất tốt gần như thánh, hoặc những vị thánh xuất hiện giữa đời này, cũng có những người rất phàm phu, thậm chí có những người cực ác.  Người ta đến cõi bất toàn này để học những bài học, để tập tu những bài đạo lý, để giải những bài toán chưa xong trên đường luân hồi vô tận của mình.

Nếu người nào học được, tu được, giải được những bài toán khó mình còn nợ trên đường luân hồi thì từ cõi này người đó đi lên những cõi cao hơn; nếu người nào đặt chân vào cõi người này mà chủ quan, bung lung, buông trôi, giải đãi, hưởng thụ, để mặc cho cái ác giằng xé trong tâm hồn mình, chiếm đoạt tâm hồn mình thì người này đi qua một kiếp người sẽ đọa xứ vào cõi ác. Mãi mãi cõi này cứ là cõi trung chuyển, bất toàn như vậy. 

Người không có trí tuệ thì cứ xem cõi đời này là cơ hội để hưởng thụ, để làm điều thỏa thích theo bản ngã của mình. Còn những người có trí tuệ thì ở cõi này thích đi tìm sự hoàn hảo, sự toàn thiện trên đời. Cái may cho chúng ta, đây là cõi không hoàn hảo (khổ đau đó, hạnh phúc đó, niềm vui rồi nổi buồn đó) để đặt cho ta trách nhiệm phải làm cho nó trở nên hoàn hảo. Nếu người nào góp phần làm cho cõi đời này trở nên hoàn hảo thì người đó sẽ trở về cõi Thánh. Ngược lại, ai làm cho nó bất toàn, xấu ác thêm thì người đó sau khi chết sẽ đọa vào cõi dữ. Nhân quả là như thế. 

Mọi việc bày ra trước mắt chúng ta là những điều bất toàn từ khi trái đất vừa mới khai sinh, từ khi sự sống bắt đầu xuất hiện. Thoạt đầu nhìn vào sự sống của hành tinh, ta thấy nó như một sự hoàn hảo, nhưng bỗng nhiên khủng long xuất hiện, tàn phá rồi biến mất, và những giống loài khác thay nhau xuất hiện. Phải chăng! Thế giới vẫn là một điều bí ẩn, vẫn đầy sự bất toàn và Thượng tọa đã đưa ra nhiều dẫn chứng – ví dụ để chứng minh cho quan điểm này.

Con người sinh ra trong cõi đời này không phải ai cũng đẹp, thông minh, tài giỏi, giàu sang, đạo đức, v.v… mà có người giỏi, người không giỏi lắm, có người tài người không tài lắm, có người có phúc tràn đầy, nhưng cũng không ít người rất kém phúc, có người tâm tốt, người tâm xấu…Sự chênh lệch đó, ta cũng gọi cuộc đời này là bất toàn, không hoàn hảo, không đồng đều. Bao nhiêu vĩ nhân, bao nhiêu doanh nhân cứ mơ ước một cuộc đời hoàn hảo và người ta tìm cách can thiệp vào tự nhiên để mong tạo ra sự hoàn hảo. Chỉ bởi thề giới này có người cực kỳ giàu sang sung sướng, có người nghèo khổ quá, nên người ta muốn làm cái gì đó để bớt chênh lệch, bất toàn, nhưng vẫn chưa có cách nào giải quyết được. 

Vậy, bao giờ thế giới hết bất toàn? Chưa biết được, đó là bài toán để thử lòng người. Nếu thế giới này hoàn hảo thì không có xuất hiện những bậc Thánh.  Vì thế giới không hoàn hảo mới xuất hiện những người ray rứt đi tìm sự hoàn hảo cho con người, cho thế giới, dù thế giới chưa kịp hoàn hảo nhưng người đó sẽ thành Thánh. Trái lại, người nào cứ chấp nhận cho thế giới bất toàn, thế giới tiếp tục đau khổ thì người đó mãi mãi là phàm phu xấu ác. Tạo hóa bày ra những mặt bất toàn để thử lòng ta, xem ta có cố gắng đi tìm sự hoàn hảo hay ta bỏ mặc. Người nào vô tâm, vô cảm bỏ mặc cho cuộc đời bất toàn, chỉ lo cho mình thì người đó chết sẽ đi vào 3 đường ác hoặc trở lại cõi người thì cũng làm người kém dở.

Người nào thấy sự bất toàn trong cuộc đời mà từng chút một ráng bù đắp lại những điều bất toàn cho thế giới này thì người đó từ từ làm Thánh. Có một điều xấu ác trong tâm một người nào đó thì đó là sự bất toàn. Ta đừng bỏ qua, bằng công khó của mình, hãy bù đắp lại sự bất toàn đó, bằng cách khéo léo làm cho người đó tin được Luật Nhân Quả, người đó phải dừng tay tạo nghiệp mà sống có trách nhiệm hơn với thế giới, làm lợi ích cho mọi người bằng điều tử tế. Chúng ta làm được cho một người tin nhân quả là góp phần bù đắp một phần sự bất toàn của thế giới này.

Suốt cuộc đời ta đi tìm hết điểm này tới điểm kia để bù đắp sự bất toàn cho thế giới, khi ta chết thế giới vẫn chưa hoàn hảo nhưng ta đi về một cõi hoàn hảo, chỉ có ánh sáng, chỉ có tình yêu thương, hạnh phúc. Như vậy, cái bất toàn của thế giới hiện ra là sự thử thách đối với đạo tâm, đạo đức của tất cả chúng ta. 

Mỗi người tự nhìn vào lòng mình, đối với những điều bất toàn của thế giới, đối với sự đau khổ của con người, đối với sự chênh lệch giàu nghèo, phúc tội đầy cả thế giới này…ta có bỏ mặc không quan tâm hay ray rứt, trăn trở  muốn đi tìm sự hoàn hảo cho con người thì biết mình thuộc loại người nào.

Khi vào chùa ta được sự tiếp xúc bởi giáo lý của đức Phật, bởi những bậc chân tu thánh thiện, những người tu hành chân chính làm ta nhìn rõ sự bất toàn của thế giới, mà nỗ lực mang hết sức mình bù đắp lại sự bất toàn này.  Thế giới cần những người đó. Mà những người đi tìm sự hoàn hảo cho thế giới, không ngờ là tìm sự hoàn hảo cho chính mình, dù rằng thế giới này mãi mãi không hoàn hảo. Đó là những người có tấm lòng, có trí tuệ, có đạo đức.  Còn người không có trí tuệ, không có tấm lòng sẽ không đi tìm sự hoàn hảo cho ai hết. Tuy nhiên, tùy theo thể loại chúng ta cầu toàn (nhân cách đạo đức, sản phẩm, lý thuyết sống, văn thơ, hội họa, âm nhạc, cơ khí, v.v…) để rồi sản phẩm hoàn hảo đó có lợi cho cộng đồng cho xã hội.  

Chỉ những người có trí tuệ, có tinh thần trách nhiệm thì khi một sản phẩm đưa ra dù thấy như thành công nhưng vẫn tin nó chưa hoàn hảo, vẫn còn một khiếm khuyết nào đó. Nhân đây, Thượng tọa đặt vấn đề: Việt Nam tại sao chưa có những sản phẩm có thể thuyết phục thế giới, vì chúng ta chưa có người dám tin rằng trong sự thành công này vẫn chưa hoàn hảo, mà đã quá sớm hài lòng trong cái sự thành công của mình nên mãi mãi đi sau thế giới là vậy. Cho nên, ngày hôm nay chúng ta cần những con người tạo ra điều gì đó thấy như thành công rồi nhưng vẫn cảm nhận chưa hoàn hảo thì Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra cho mình cất cánh bay cao, và bay xa.

Cũng vậy, chúng ta vào chùa tu, nếu ngày nào thấy mình tu vậy được rồi thì ta tiêu, sản phẩm ta đưa ra sử dụng không bao lâu liền bị hư. Sản phẩm của người tu là tấm gương đạo đức, những lời trao đổi đạo lý, những lúc đàm đạo, thậm chí những khi thuyết Pháp. Đối với người tu, cuộc sống của mình chính là sản phẩm giới thiệu với mọi người. Mà nếu thấy mình tốt rồi, đúng rồi (biến thành chủ quan) thì sản phẩm đưa ra sẽ có khuyết điểm, sơ hở, người ta sẽ chê. Riêng người tin rằng mình chưa hoàn hảo, tiếp tục đi tìm sự bất toàn của mình, đó là người có trí tuệ, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức.

Cầu toàn là một tâm lý rất tinh tế, ý nghĩa sâu sa mà người đệ tử Phật cần phải hiểu rõ. Tuy nhiên, Thượng tọa luôn nhắc nhỡ: Khi một người muốn đi tìm sự hoàn hảo cho thế giới, bù đắp những điều bất toàn cho thế giới này (đem lại hạnh phúc cho thế giới), đó là người có tấm lòng, có trí tuệ, có đạo đức. Vì thế chúng ta luôn luôn đi tìm sự hoàn hảo nhưng khi ta cầu toàn đến bất an cho người khác hay tự vằn vặt bản thân lại là điều ác, tức ta bắt người hay mọi điều xung quanh phải hoàn hảo. Ta không thể xây dựng thế giới hoàn hảo bằng cách gây phiền não, áp đặt, bực tức, bức xúc, cho người khác hay cho chính mình. Do đó, ta phải bao dung, độ lượng với con người vì ai cũng chưa hoàn hảo cả.

Chẳng những vậy, người nào buông trôi theo sự bất toàn (khuyết điểm) thì cũng là ác.

Tóm lại, ý nghĩa bài TÂM LÝ CẦU TOÀN dạy cho chúng ta bài học: Tất cả chúng ta phải từng bước cố gắng hoàn thiện bản thân, cố gắng xây dựng cộng đồng, luôn luôn đi tìm sự hoàn hảo cho thế giới. Đó là sự thôi thúc của trí tuệ, của đạo đức. Nhưng tuy cố gắng nổ lực mà phải nhẹ nhàng, không dằn ép, không phiền não và không buông trôi. Điều sau cùng, Thiền định là con đường để ta đi tìm những sở hở, khiếm khuyết trong tâm hồn, nhân cách của mình và trong cuộc dời này. 

Thật vậy, những lời dạy của Thượng tọa mang giá trị nhân văn sâu sắc, thực tế, rất gần gũi với con người và đặc biệt hơn là đời sống tu tập của Phật tử. Người là sự kết nối tuyệt vời giữa đạo và đời, là chất keo tạo nên nền đạo Pháp của dân tộc. Phải chăng, tên tuổi và đẳng cấp của những vị chân tu vẫn mãi được khẳng định./.

Dưới đây là những hình ảnh về quang cảnh buổi thuyết Pháp của TT Thích Chân Quang tại chùa Mai Phúc – Gia Lâm – Hà Nội:

 HÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚCHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA MAI PHÚC

TUỆ ĐĂNG

 

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất