Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu...

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề “Yêu và ghét”

-

Vừa qua, tối ngày 16/06/2016, tại chùa Tương Mai (số 231, phố Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội), TT Thích Chân Quang – Phó ban Kính tế Tài chánh TƯ GHPGVN đã quang lâm đạo tràng thuyết giảng về đề tài YÊU VÀ GHÉT với sự tham dự của gần 5 nghìn người đến từ các tỉnh thành phía Bắc, cũng như tại địa phương.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Mặc dù thời tiết hôm ấy, trời Hà Nội lúc xế chiều vẫn còn hâm hấp nóng, cộng với cái nóng của hơi người tỏa ra trong một hội chúng mấy nghìn người ngồi san sát nhau, khiến cho nhiệt độ nơi Giảng đường như tăng thêm, nhưng cả một Pháp hội vẫn im phăng phắc, mọi người chú ý lắng nghe từng câu, từng chữ khi Thượng tọa giảng dạy.

Đi vào nội dung bài Pháp thoại, Thượng tọa giải thích cái nắng nóng hiện nay không đơn thuần chỉ là một mùa hạn mà đây là dấu hiệu của tận thế. Các nhà khoa học cảnh báo Trái đất đang nóng dần lên vì hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là vì mặt trời cháy mạnh hơn. Theo ước tính trước đây, mặt trời sẽ hết nhiên liệu và tàn lụi sau 5 tỉ năm nữa, nhưng gần đây con số này đã giảm xuống 4 tỉ năm. Thực tế, nếu mặt trời cháy gay gắt hơn trong vài năm tới, tuổi thọ của nó chỉ còn 1 tỉ năm và hệ sinh thái biến mất, con người không thể sống trên hành tinh này. Bây giờ làm sao để cho mặt trời bớt nóng lại? Thực sự không có một phương pháp khoa học nào đủ sức can thiệp vào mặt trời cả, chỉ có tấm lòng của chúng sinh thôi.

Mà tại sao mặt trời cháy mạnh lên? Bởi vì nghiệp của chúng sinh, tức là chúng ta đã sống sai lầm (đã yêu, đã ghét… sai lầm) nên làm cho mặt trời nổi giận. Cho nên, muốn chuyển được mặt trời dịu lại thì ta phải thay đổi cách sống, mà cả thế giới cùng thay đổi thì mới mong mới chuyển được cái nghiệp này. Vì vậy, bài Pháp thoại YÊU VÀ GHÉT rất ý nghĩa, với mục đích giúp mọi người yêu ghét cho đúng lại một chút, để cho mặt trời bớt giận.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Theo cái nhìn của Thượng tọa, “Tình cảm” vừa là động lực của cuộc sống; vừa là khởi điểm của tội phước.

Nói “Tình cảm” là động lực cuộc sống, chỉ vìnếu không có cái yêu, cái ghét chúng ta không cần phải sống trên đời này nữa. Ví dụ người đến chùa vì thích lễ Phật, thích gặp huynh đệ bạn đạo trong không khí đầm ấm thương yêu; người lập gia đình vì trót yêu; người tự tử vì ghét cuộc sống bệnh hoạn khổ đau, v.v…

Rồi tại sao ta phải tiếp tục bước tới? Vì ta hi vọng vào ngày mai về một tương lai tốt đẹp hơn (hi vọng cũng là một loại tình cảm). Ví dụ: trẻ thì hi vọng lớn lên ta thành công; lớn lên ta hi vọng sự nghiệp ổn định cho tuổi già; khi già rồi ta lại hi vọng sau cái chết này mình sẽ về một nơi an lành…Nói chung chính nhờ hi vọng mà ta sống. Mà nhìn cho kĩ thì động lực của cuộc sống này chính là tình cảm yêu và ghét một cái gì đó.

Tuy nhiên, cũng có người phản bác, tôi chả yêu ghét gì, nhưng tôi vẫn sống? Để giải thích điều này, Thượng tọa dẫn chứng một ví dụ cho thấy ngay cả một người đang thanh thản dạo phố, trong tâm không phảng phất yêu ghét, nhưng nếu họ bị đẩy đến bờ vực thẳm hay một mép nhà cao tầng, họ sẽ tái mặt hoảng sợ và dâng trào sự quý trọng cuộc sống. Bởi vì, cái yêu sự sống, khát khao được sống là một bản năng tự nhiên sâu thẳm dù bình thường ta không nhận thấy. Do vậy, mọi việc làm của chúng ta trên đời này đều bị chi phối bởi hai phạm trù: Yêu hay ghét; thích hay chán. Và chúng ta tạo tội hay phúc cũng chính từ tình cảm này. Nếu ta yêu một điều gì đó đúng thì ta sẽ hành động đúng và đưa đến điều phúc. Ngược lại, ta yêu – ghét sai sẽ đưa đến một hành động sai và cái tội sẽ hình thành từ tam nghiệp (thân – khẩu – ý) của mình. Cho nên, nói tình cảm yêu ghét là khởi điểm của nghiệp – khởi điểm của tội phúc về sau là vì nguyên nhân này.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Nhân đây, Thượng tọa phân tích tình cảm yêu ghét xuất phát từ nguyên nhân nghiệp báo và nguyên nhân tâm lý như sau: Chẳng hạn, ta ghét một người có thể vì trong một kiếp quá khứ, người đó đã hại ta, nên bây giờ gặp lại cái ghét khởi lên tự nhiên. Đó là nguyên nhân nghiệp báo. Hoặc cũng có thể, vì lúc bé có một người chuyên hiếp đáp ta nên sau này hễ gặp ai có đặc điểm giống người đó thì ta ác cảm – đó là nguyên nhân tâm lý.

Cũng vậy, ta thương một người cũng có nguyên nhân ẩn sau. Tình cảm trên đời đa phần là nợ duyên từ quá khứ. Tuỳ duyên nghiệp mỗi chúng sinh mà tình cảm này sẽ tồn tại trong vài năm hay kéo dài cả một đời. Quan trọng là trong duyên nợ, khi ta hiểu đạo lý thì ta biết cách đối xử để kết duyên lành cho mai sau, làm thế nào để tất cả cùng tu hành và trở thành bạn đạo. Nếu không, ta gây oan trái với nhau rồi khi duyên hết, tình yêu thương ngày trước bỗng biến thành thù hận – đó là nguyên nhân nghiệp báo.

Hoặc tình cảm yêu thương cũng xuất phát từ tâm lý tự nhiên của con người. Chẳng hạn các chàng trai lớn lên đều thích những cô gái xinh xắn. Đây là tâm sinh lý bình thường và không đi đến đâu. Theo đó, Thượng tọa vừa phân tích; vừa chứng minh cho thấy đa phần tất cả mọi người đều chiều theo cái yêu ghét của mình, nhưng điều ưa điều ghét đó không phải luôn luôn đúng, mà có khi đúng có khi sai. Chỉ những người có trí tuệ, có đạo đức, có đạo lý thì mới quay lại quán xét cái yêu thích của mình là đúng hay sai. Cũng giống như đồng tiền vậy, đồng tiền là một ông chủ xấu nhưng là một kẻ đầy tớ tốt. Đồng tiền không có tội, mà nếu ta ti tiện quá thì ta tội. Còn nếu tâm hồn ta cao cả thì ta để đồng tiền xuống đất, biến nó thành công cụ để ta sống, ta yêu thương, và phụng sự. Tương tự, tình cảm yêu ghét nó là sức mạnh trong tâm hồn, tạo thành cuộc sống, tạo thành sức mạnh để ta đi tới, tạo thành động lực để ta hi sinh, ta chấp nhận, ta làm đủ mọi việc khó khăn gian khổ trên cuộc đời này. Nhưng nếu không khéo, ta có thể trở thành nô lệ của tình cảm. Còn nếu ta có trí tuệ thì ta là ông chủ của tình cảm, điều khiển tình cảm  theo hướng tốt lành. Đó là sự khác nhau giữa một người biết tu và một người không biết tu, khác nhau giữa một người phàm phu và một người biết đi trên con đường của Thánh.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Sau khi lý giải cái yêu cái ghét là động lực của cuộc sống, Thượng tọa bắt đầu phân tích cái ý thích hay ý muốn trong cuộc sống này. Đồng thời nhấn mạnh: Để đủ sức mạnh, trí tuệ cưỡng lại và đánh giá sở thích của mình, chúng ta phải biết đi chùa lễ Phật, tôn kính bậc Thánh, siêng năng làm công đức, thực hành thiền định, nghiền ngẫm kinh điển, đạo lý suốt nhiều năm tháng. Nhất là người trẻ, chậm nhất ở tuổi 18 phải định hình, xây dựng cho mình một lý tưởng trong cuộc sống. Người định hình được lý tưởng từ rất sớm thường là những vĩ nhân, những người đặc biệt xuất sắc. Vì khi có lý tưởng trong cuộc sống là ta sẽ định tình cảm của mình lại. Lý tưởng sẽ trở thành trục tình cảm, cái lõi tâm hồn của ta. Sau này, mọi yêu ghét đều xoay quanh trục tình cảm này mà đi lên. Nếu không có nó, ta sẽ yêu ghét loạn xạ và không định hướng được đúng sai. Để định hình lý tưởng cho thanh thiếu niên, Thượng tọa đã mở các khoá đạo đức mùa hè, hằng ngày các em được dạy hô vang khẩu hiệu:

Tu nghĩa là gì? Diệt trừ bản ngã.

Sống nghĩa làm gì? Phụng sự mọi người.

Suốt một tháng, khẩu hiệu này đánh vào tiềm thức các em, dần làm lay chuyển cội rễ ích kỷ. Khi rời chùa trở về, thấy người ta vứt rác bừa bãi, các em không bực bội chỉ trích mà lặng lẽ nhặt rác vứt vào thùng. Hoặc ở nhà ăn cơm xong, các em liền  đứng lên dọn giúp bố mẹ, v.v…Do từ nhỏ quen sống quan sát để giúp đỡ mọi người từng chút như vậy, các em tự nhiên cảm nhận được niềm vui lâu dài từ hành vi cao thượng tử tế đó hơn là những trò chơi games vô bổ. Vì định hình được lý tưởng, nên từ đó về sau các em yêu ghét điều gì cũng xoay quanh trục tình cảm này. 

Đối với người già, nếu từ trước đến nay ta chưa có lý tưởng thì bây giờ hãy dựng lại. Hãy yêu đạo pháp, dành cuộc đời còn lại tu hành, đi tìm con đường tâm linh siêu việt, đạo đức cao cả để làm gương cho thế hệ trẻ.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Nói về nhân quả yêu ghét đúng chỗ, Thượng tọa cho rằng:Người yêu ghét đúng chỗ, chuẩn mực suốt đời thì sẽ có một trái tim khoẻ mạnh, một tâm hồn vững vàng, thanh thản, trầm tĩnh. Ngược lại, có những người phí phạm tình cảm cho những điều tầm thường ảo vọng, những hình tượng giả dối. Điển hình yêu ghét sai lầm này của giới trẻ là hiện tượng fan cuồng các diễn viên Hàn Quốc. Các fan la hét, gào khóc, tôn thờ họ như thần thánh trong khi cuộc sống cá nhân của nhiều người vẫn bê tha trác táng. Các đạo diễn xây dựng, tô điểm hình tượng của họ trên phim, nhưng thực tế đó là vỏ bọc giả dối. Theo nhân quả, người dành hết tình cảm cho điều đó sẽ trở nên dễ xúc động, mất bình tĩnh và mắc các bệnh về tâm thần kinh. Khi sợ – họ tái xanh mặt mày; khi giận – họ run bần bật muốn xỉu; hoặc khi sung sướng – họ điên cuồng đến mức đứt mạch máu mà chết. Đó là hậu quả của một thời gian yêu ghét sai lầm.

Còn đối với bậc Thánh, cái yêu ghét không giống như chúng sinh phàm phu. Cái yêu của bậc Thánh trở thành từ bi mênh mông phủ trùm, nhưng không có nghĩa là nuông chiều. Tình thương là sự dạy dỗ và giáo dục. Đó là lý do một bậc Bồ tát đôi khi vẫn để chúng sinh lâm vào cảnh khổ để nhận được một bài học quý giá. Hoặc khi thấy người ác độc, kẻ phàm phu thì căm hờn thù ghét, muốn trừng phạt cho hả giận, nhưng bậc Thánh thì suy xét tâm ác hiện hữu từ đâu, đi tìm ra nguyên nhân. Vì hiểu được nguyên nhân nên bậc Thánh không trách cứ, mà chỉ không đồng thuận chấp nhận hành động đó. 

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Cái ghét đôi khi cũng là động lực để ta tiến lên. Ta ghét lỗi nhưng không ghét người có lỗi. Khi thấy người khác có lỗi, ta đi tìm nguyên nhân để thông cảm, tha thứ, dạy bảo, hướng dẫn lại. Nhờ đó, khi phạm lỗi, ta ghét cái lỗi lầm của chính mình, nhưng không quá đau khổ mà vẫn đủ sức mạnh để thay đổi, sửa chữa, vượt qua và tiến lên phía trước.

Trong phạm vi đề tài này, Thượng tọa còn đề cập đến ba loại tình cảm tạo ra phước lớn, đó là: Tôn kính bậc Thánh, yêu nước và yêu nhân loại. Đây là ba tình cảm cao đẹp cần được hình thành trong tâm hồn. Đặt được ba tình cảm này vào lòng, tâm hồn ta sẽ trở thành rừng hoa rực rỡ muôn màu muôn vẻ. Sau khi chết, cội phúc sẽ chờ đón ta. Ta sẽ vượt lên khỏi thân phận tầm thường để lên cõi trời hoặc trở lại cõi người, khi đó, ta sẽ là người thuộc “đẳng cấp cao” – đó là người luôn được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng, khi vắng thì thương nhớ, gần thì vui mừng. Còn nếu tâm hồn mình thiếu ba điều này thì có khi mình sinh lại làm người, nhưng  làm người ở đẳng cấp thấp, mọi người nhìn mình họ coi thường, cứ phớt lờ khi gặp, thậm chí họ còn ghét mình.

Đối với việc Tôn kính bậc Thánh,khi chưa biết tôn kính bậc Thánh, ta phải buộc mình khởi được lòng tôn kính. Đây là mệnh lệnh của lý trí, lương tâm. Trước hết, ta phải tôn kính Phật một cách tuyệt đối. Từ đó, bao nhiêu tình cảm cao đẹp khác sẽ nảy nở theo. Nếu không có lòng tôn kính đối với Phật, những bậc Thánh thì tình cảm sẽ chạy ra điều sai lầm của thế gian.

Đối với tình yêu nước, đến hôm nay, thế giới vẫn chia thành nhiều quốc gia, mỗi quốc gia có môi trường sống, ngôn ngữ, lịch sử, pháp lý riêng biệt. Sống trong cùng một nước, chúng ta phải thương yêu, gắn bó và nương tựa lẫn nhau. Đây là điều bắt buộc, một mệnh lệnh của lý trí. Tình yêu đất nước phải vượt lên trên tình cảm cá nhân. Dù phải hi sinh cả gia đình mình để đất nước được đứng lên, ta vẫn chấp nhận.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Còn tình yêu nhân loại, đây là tình cảm lớn mà hiếm ai đạt được. Tuy vậy, vẫn có những điều nhỏ bé mà ta có thể đóng góp được cho nhân loại. Ngày này, chúng ta sử dụng xà phòng quá nhiều nên chất độc đổ ra sông hồ gây huỷ hoại sự sống và môi trường. Nên nhớ: “Xà phòng làm sạch cho ta/ Nhưng thành chất độc đổ ra sông hồ”. Vì vậy,chúng ta cần thay đổi, phải đi tìm chất tẩy rửa nào có nguồn gốc thiên nhiên để sử dụng. Chẳng hạn, những chất đó sau khi tắm xong, ta có thể đem tưới cây rất tốt. Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sinh thái là một cách thể hiện tình yêu nhân loại. Hoặc ta trồng thêm cây xanh, rau quả để hứng bớt ánh nắng mặt trời, làm dịu đi sự gay gắt. Hoặc gặp một người nước ngoài, ta đối xử tử tế cũng là lòng tự trọng của tình yêu nước. 

Ngoài ra, tình yêu thương phải trở thành điều cụ thể.Lòng tôn kính bậc Thánh, tình yêu nước và yêu nhân loại phải trở thành đời sống tử tế với tất cả mọi người xung quanh ta. Ví dụ:

– Ta yêu những việc làm từ thiện xã hội, trong đó Thượng tọa gợi mở đến dự án đăng kí xin phép nhà nước xây dựng một trung tâm thu mua vật dụng cũ còn dùng được. Sau khi sửa sang chúng lại, ta đăng báo mạng bán rẻ hoặc tặng miễn phí và kêu gọi mọi người cùng nhau dùng những đồ đã qua sử dụng để bớt áp lực rác thải cho trái đất, vì trái đất đang dần biến thành núi rác khổng lồ, biển trong lành dần thành biển rác. Đó là do con người dùng xong nhiều thứ liền vội vứt đi, và không ai xử lý được rác thải.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Vì vậy, xây dựng trung tâm xử lý đồ đã qua sử dụng là một đạo đức tương lai của nhân loại. Người biết sử dụng đồ cũ đã qua sử dụng là người đáng kính trọng trên đời, chứ không phải những người xài hàng hiệu, hàng mới.

– Ta yêu việc ngồi thiền tĩnh tâm để khai mở tâm linh vượt thoát thân phận tầm thường.

– Ta yêu đạo lý, lẽ phải, những lời hay ý đẹp mà Phật để lại cho cuộc đời.

– Ta yêu là khi gặp lại người bạn cũ hãy cùng chia sẻ đạo lý với nhau, chứ không nói những chuyện bâng quơ vô nghĩa.

– Ta yêu là dẫn dắt được nhiều người chưa biết đạo về với chùa Quy y Tam bảo.

– Ta hạnh phúc là khi được quỳ dưới chân Đức Phật mà lễ lạy với tất cả lòng tôn kính.

– Ta hạnh phúc là khi trao nhau nụ cười hoà ái với những người xa lạ trên dòng đời ngược xuôi. Đôi khi, bỗng nhiên người đó cũng lan toả được tình thương yêu đến những người khác.

– Và trên hết, với tình cảm yêu ghét của ta, hãy tu tập để vươn lên trở thành lòng từ bi bao la khắp cả pháp giới.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Tóm lại, YÊU và GHÉT là mấu chốt, là nguyên nhân tạo ra nghiệp. Vì vậy, bằng những lập luận như: giải thích, phân tích, so sánh, dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, Thượng tọa đã giúp cho mọi người biết kiểm soát tình cảm của mình để giữ cái yêu ghét trong điều đúng. Qua đó, bất kì ai đọc hay nghe những dòng đạo lý này đều phải nghiêm túc suy ngẫm lại mình và thực hành sao để đạt tới sự hoàn hảo đúng với mục đích rõ ràng mà Người đã truyền trao. Hy vọng ai cũng được phúc đức vô lượng, mãi mãi yên vui để cuộc đời trầm luân sinh tử này xin dừng lại, và tất cả cùng trở về bến bờ giải thoát ./.

Tuệ Đăng

Hình ảnh buổi giảng tại chùa Tương Mai:

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề "Yêu và ghét"

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất