Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh...

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về “Sức khỏe tinh thần”

-

Tối ngày 04/05/2016, tại chùa Tương Mai (số 231 phố Trương Định – Hà Nội), sau bài thuyết giảng về “SỨC KHOẺ CƠ THỂ”, nay TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN tiếp tục chia sẻ đến các phật tử một bài Pháp thoại về sức khỏe nữa, nhưng là “SỨC KHOẺ TINH THẦN”, với sự tham dự trên 4000 nghìn phật tử khắp nơi xa gần. Mục đích là dẫn dắt mọi người biết giữ gìn tâm trí, trí não, tinh thần cho sáng suốt, bình yên, khỏe khoắn đến hết kiếp này tới những kiếp sau… làm sao tới khi qua đời mà tâm vẫn còn sáng suốt, không bị đãng trí.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

Nói về sức khoẻ tinh thần của con người, Thượng toạ chỉ ra có năm mức độ:

– Thứ nhất: Nhận thức được ngoại cảnh rõ ràng. Ví dụ ta nhìn cái gì thì ra cái đó. Cái nhìn là của con mắt, nhưng sau đó nó đưa tín hiệu vào trong cái vùng gọi là thần kinh thị giác trong não thì lúc đó thực sự ta mới nhìn thấy được ngoại cảnh (vật thể bên ngoài). Còn có người con mắt thấy được, nhưng thần kinh thị giác bị hư thì có khi nhìn sai hoặc không nhìn thấy gì cả. Ví dụ hình tròn mà mình nhìn ra hình vuông. Đó là cái nhận thức sai.

Cũng vậy, tai nghe tiếng, ta nghe được rõ trong khoảng cách tương đối và ta hiểu được âm thanh đó thì thần kinh thính giác của ta tốt, ta cần sự nhận thức như vậy. Hoặc sự va chạm cũng thế! Cho nên cái tinh thần gọi là sáng suốt ở mức đầu tiên là nhận thức rõ ràng đối với ngoại cảnh. Đó là cái căn bản của  con người.

Con vật cũng như vậy. Để tinh thần sáng suốt, con vật thấy cái gì, ta cũng thấy giống vậy. Tuy nhiên có một số điều, cái cảm nhận về ngoại cảnh thì con người lại thua con vật. Ví dụ như con rắn, nó có thể nhìn thấy một vật ở xa đang nóng hay đang lạnh, còn con người không nhìn thấy vậy, trừ trường hợp một số người họ có trực giác. Hoặc một số người vào rừng, nhìn cái cây là biết cây này thuộc loại thân cứng hay thân mềm, mặc dù chưa bao giờ chạm vào. Hoặc khi ta nhìn một lá cây thì biết lá cây đó có độc hay không có độc, mặc dù chưa bao giờ được học. Hoặc nhìn một người, tự nhiên ta hiểu được tâm tính, vận số của người đó, mặc dù trên gương mặt người đó như vậy ai cũng nhìn thấy. Cái cảm nhận đó nó nâng lên một cấp rất cao, cũng là nhận thức ngoại cảnh, nhưng ta biết nhiều hơn người khác biết. Và có những con vật nó biết nhiều hơn con người biết, dù tín hiệu giống hệt nhau. Do đó, cái sức khỏe tinh thần đầu tiên là nhận thức ngoại cảnh cho đúng.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

– Thứ hai: Nhận thức được những vấn đề trừu tượng, bắt đầu đây là vai trò của con người. Đây mà điều người ta muốn ám chỉ khi nói đến một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần sáng suốt. Nó cũng là điều kiện để khẳng định giá trị của con người cao hơn giá trị của con vật. Tư duy nhận thức trừu tượng là cấp độ cao của con người, phải có một tinh thần ở tầm mức sáng suốt, khỏe khoắn mới có thể nhận biết, đánh giá được những thông tin đó. Và loài người hơn nhau ở điều này. Có những người ta phải nói rất nhiều họ mới hiểu, ngược lại, có những người ta chỉ nói thoáng qua họ hiểu hết, tức mức độ nhận thức của họ rất nhanh, rất sắc. Và Thượng toạ đã phân tích cho mọi người hiểu thế nào là nhận thức cụ thể. Và ra sao thì gọi là nhận thức trừu tượng.

Dịp này, Người giới thiệu bộ phim “The Man From Earth” nói về con người trái đất   mà tiếng Việt dịch là “Người Bất Tử”, sản xuất năm 2007 của Hollywood, đồng thời Người yêu cầu mọi người phải tìm xem. Bộ phim đó thời lượng khoảng một tiếng rưỡi, chỉ có một cảnh, nhưng nội dung phim làm chấn động khủng khiếp, lật đổ nhiều tư tưởng ta không ngờ được. Đa phần ít ai xem phim “Người Bất Tử”, bởi cái thông tin trừu tượng chứa đựng trong bộ phim đó quá kinh khủng. Có thể nói người không trí thức không coi phim đó nổi. Cho nên, nhiều khi vấn đề rất lớn mà họ chỉ nói thoáng qua có hai ba từ, nhưng nếu mình hiểu được thì sẽ giật mình kinh hoảng vì những thông điệp được truyền tải thông qua những câu nói trong bộ phim đó. Cho nên, bộ phim này đòi hỏi ta phải có sức nhận thức về trừu tượng mới coi nổi. Mà trước đó ta phải có kiến thức rất lớn về lịch sử, văn hóa, sinh học, y học, đạo học, triết học, khảo cổ ở thế giới.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

– Thứ ba: Có một trí nhớ tốt, tức điều gì ta muốn quên thì ta loại bỏ ra khỏ bộ nhớ của mình, còn điều gì ta muốn nhớ thì nhớ mãi. Trí nhớ hoạt động tâm thần kinh. Nếu không nhớ gì thì tâm thần kinh không thể hoạt động. Hoạt động trong đầu óc của chúng ta cũng giống như hoạt động của máy tính là phải xử lý dữ liệu, xử lý thông tin, mà thông tin đó phải có sẵn nằm trong bộ nhớ, dù đó là bộ nhớ tạm thời hay bộ nhớ dài hạn. Vậy nên, người có tinh thần khỏe khoắn là người có trí nhớ tốt. Ngược lại, người bị tật “hay quên” là một điều hết sức thiệt thòi về sức khỏe tâm thần kinh, tức trong học tập, trong việc làm, hay trong cư xử đối xử với mọi người ta thường thất bại khi trí nhớ kém. Nặng hơn, nếu ta bị bệnhAlzheimer xóa dần dần hết trí nhớ thì ta thất bại hoàn toàn với tư cách của một con người. Mọi người nhìn thấy ta họ thương cảm, đôi khi họ chăm sóc, nhưng ta không còn giá trị gì với cuộc đời, với mọi người xung quanh khi ta không nhớ ai và mọi người không thể giao tiếp với ta được nữa.

– Thứ tư là khả năng suy luận nhanh và chính xác, Người có được điều này là bắt đầu đạt tới mức độ rất cao của trí tuệ con người, chứ đôi khi ta suy luận chậm quá làm cơ hội đi qua mất. Người thông minh, khôn ngoan sẽ luôn thành công trong cuộc sống. Và bằng sự tài ba của mình, họ luôn nhìn ra trước mọi tình huống, đưa ra những giải pháp đúng đắn, nhanh chóng. Ví dụ hai người cùng giải bài toán đúng như nhau, chỉ khác là chênh lệch thời gian (người giải nữa tiếng là xong, còn người kia phải giải đến hai tiếng mới xong) thì khi bước ra đời, hai người này khác nhau một trời một vực, vì trong cuộc sống nhiều khi chênh nhau trong vòng 2, 3 giây là một người đã bước qua một đẳng cấp khác, nắm lấy một cơ hội khác liền. Trong cuộc đời, thực ra có nhiều lúc ta có những quyết định khó khăn (ta quyết định A hay quyết định B), và Người chứng minh cho thấy cái ngưỡng của những quyết định khó khăn đó là thế nào.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

– Thứ năm là sự sáng tạo. Thượng toạ khẳng định đây mới là đỉnh cao của trí tuệ. Cái khác nhau giữa một dân tộc tiến bộ văn minh và dân tộc không tiến bộ là khả năng sáng tạo. Còn ta tới một đất nước họ sáng tạo từng ngày, nhưng những sáng tạo đó không làm mất bản sắc dân tộc đó, không làm mất lương tri của loài người, đi đúng trong phạm vi của đạo đức là ta biết ngay dân tộc đó văn minh, tiến bộ.  Ai đạt đến mức độ này mới là người có tinh thần sáng suốt, nghĩ ra nhiều giải pháp, sáng chế ra nhiều sản phẩm có sự ứng dụng cao trong cuộc sống.

Trong đạo cũng vậy, muốn phát triển thì phải sáng tạo trên những quy chuẩn trước đó. Chỉ có sự sáng tạo mới duy trì sự tồn tại của đạo Phật trong mọi thời đại. Ngoài ra, sáng tạo là chìa khóa của sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, sáng tạo phải suy xét, cân nhắc giá trị của những điều cũ, không được vội vàng rũ bỏ tất cả để tìm ra một cái mới không cần thiết. Nếu không, sự sáng tạo đó sẽ rơi vào sự khủng hoảng. Sáng tạo là động lực cho thế giới phát triển nhưng cũng là vấn nạn đẩy tương lai thế giới đi vào sự sụp đổ.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

Xét theo nhân quả, tốc độ sáng tạo như hiện nay đang là nguy cơ, làm trí não con người bị vắt kiệt, nhiều người bị đẩy vào hoàn cảnh thất nghiệp, nhiều đơn vị đã và đang đứng trên bờ vực của sự sụp đổ. Lúc này, sự sáng tạo của con người cần chậm lại trên hai phương diện: Sáng tạo trong luật pháp và sáng tạo về kỹ thuật. Người khẳng định, quốc gia nào chế ra nhiều luật nhất là quốc gia thiếu tự do nhất, con người nơi đó đang bị bóp nghẹt, trói buộc bởi sự sáng tạo quá nhanh. Đồng thời, sự sáng tạo kỹ thuật nên chậm lại để con người sống chậm theo. Xét thấy, hiện nay các nước cạnh tranh về quân sự, về kinh tế, cho nên họ cạnh tranh nhau về sự sáng tạo khủng khiếp. Do vậy, con người không biết sẽ đi về đâu.

Để con người có một tinh thần khỏe mạnh, Thượng toạ chỉ ra một số phương pháp:

– Đầu tiên là chế độ luyện tập và rèn luyện khoa học. Trong đó, khí công là một lựa chọn khôn ngoan vì nó vừa luyện trí, vừa luyện cơ bắp. Bên cạnh đó, Người cũng đưa ra thêm một số phương pháp khác. Sau khi phân tích, so sánh về đặc điểm, sự thiệt hơn của các con đường, Người kết luận chỉ có một con đường của sự bình thản, trí tuệ, giúp ta có sức khỏe mà không phải suy nghĩ nhiều, không phải học nhiều, đó là thiền định – từ bi – đạo đức.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

Tuy nhiên, Người không hoàn toàn từ bỏ các con đường khác vì mỗi con đường có một nhân quả tốt, giúp củng cố, nâng cao sức khỏe, trí tuệ của con người. Những con đường đó là:

– Thứ nhất là tập sống chân thật, nói chân thật. Người làm được điều này thì được nhân quả là thấy được chân lý. Tuy nhiên, để tập một cuộc sống hiền lành, chân thật không dễ nếu không có đạo đức hiền lành, chân thật từ kiếp trước vì bản ngã của chúng ta quá lớn.

Thứ hai, để có trí nhớ tốt thì có một nhân quả là đừng quên những điều đáng phải nhớ trong cuộc sống.

Thứ ba, để có nhân quả là sự mưu trí, thông minh, khôn ngoan thì đừng có lo chạy thoát thân khi bản thân và những người xung quanh ta đang gặp khó khăn. Ai mà lúc nào cũng nghĩ cách để giúp những người xung quanh khi gặp khó khăn, mặc dù bản thân mình cũng đang khốn đốn thì họ có công đức rất lớn, đời đời sẽ được mưu trí, thông minh. Ngược lại, người mà chỉ lo nghĩ cách hại người khác thì ngày càng ngu, lúc nào cũng hiểu sai mọi vấn đề.

Thứ tư, để có một tâm trí khỏe mạnh thì ta đừng có tưởng tượng những gì vượt khỏi cái phước của mình vì nó chỉ làm cho phước của ta bị hao tổn, tinh thần bị hư, bộ não trở nên hoang tưởng. Biết suy nghĩ dưới cái phước của mình, tự nhiên ta ổn định, khiêm hạ, nhu thuận lại.

Bên cạnh đó, Người cũng chỉ ra một số bệnh khiến con người hao tổn sức khỏe và trí não. Nguyên nhân chính dẫn đến những bệnh này là do tâm của ta chưa yên, bản ngã của ta còn quá lớn… Những lúc như vậy, Thiền định – từ bi – đạo đức lại là phương pháp tối ưu nhất, vừa giúp sửa chữa, vừa giúp nuôi dưỡng tâm của chúng ta. Thiền định giúp cho tâm ta dừng suy nghĩ, mở ra một chân trời trí tuệ, đi vào con đường vô ngã. Tâm từ bi giúp ta nhắc mình, ám thị mình phải yêu thương muôn loài. Tâm đạo đức soi sáng cho con đường ta đi, để mọi hành động của ta đều được đúng đắn, hợp tình, hợp lí.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

Cuối cùng, Thượng toạ răn nhắc mọi người hãy xây dựng một tâm hồn sáng suốt, khỏe mạnh để ổn định trí tuệ. Sức khỏe này kéo dài từ kiếp này qua nhiều kiếp khác. Vậy nên, mọi người cố gắng tu theo chánh Pháp để được cái trí tuệ sáng suốt, cao cả tới mức độ phi thường.

Tóm lại, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Vì vậy, dân gian ta có câu “Có sức khỏe là có tất cả”. Bài Pháp thoại đi đúng vào vấn đề mà rất nhiều người trong xã hội đang quan tâm. Dù được nói đến rất nhiều trước đó với nhiều cách thức khác nhau, do nhiều người trình bày, nhưng những lời giảng dạy của Thượng toạ vẫn có sức hấp dẫn với người nghe.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

Thượng toạ trình bày nội dung của mình bằng một góc nhìn của đạo Phật trên tinh thần từ bi yêu thương, và bằng góc nhìn khoa học. Bên cạnh đó, Người đưa ra rất nhiều ví dụ từ thực tế cuộc sống, phim ảnh, khoa học càng làm tăng thêm tính thuyết phục cho những lập luận của mình. Điều đó khiến cho mọi người  nhận thức và hiểu rõ những đạo lý Thượng toạ muốn trao truyền, biết được vai trò quan trọng sức khỏe và những cách khác nhau để gìn giữ điều quan trọng đó.

Đồng thời, Người còn đưa ra những lời cảnh báo và dự đoán cho tương lai của thế giới. Một khi sức khỏe của con người không được bảo đảm thì tương lai của thế giới cũng không được tồn tại. Điều này có nghĩa là sức khỏe của con người là sự ưu tiên số một, nên cần có những chính sách, điều luật để duy trì, gìn giữ nó. Thượng toạ hy vọng chúng ta sớm nhận thức, đưa ra và thực hiện các chính sách đúng đắn để tương lai thế giới được xây dựng bằng những cá nhân khỏe mạnh, bền vững./.

Tuệ Đăng

Hình ảnh buổi giảng của TT. Thích Chân Quang tại chùa Tương Mai:

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Sức khỏe tinh thần"

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất