Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangLễ hội - Nghi lễHơn 1,5 vạn lượt người tham dự đại lễ Phật Đản PL.2561...

Hơn 1,5 vạn lượt người tham dự đại lễ Phật Đản PL.2561 – DL.2017

-

Hòa chung trong niềm hân hoan của mọi người con Phật trên toàn thế giới và khắp mọi miền đất nước đón mừng ngày Phật đản PL.2561 – DL.2017, từ ngày 14 – 15/04/năm Đinh Dậu (nhằm ngày 09 – 10/05/2017), tại Thiền Tôn Phật Quang đã long trọng cử hành Đại lễ Phật đản, với sự tham dự của chư tôn đức Tăng, Ni các tự viện trong và ngoài tỉnh, cùng chư Tăng, Ni tại Bổn tự, và hơn 1,5 vạn lượt người bao gồm phật tử, khách thập phương, các văn sĩ, nghệ sĩ, các giới trí thức thuộc các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, còn có 1500 sinh viên thuộc các trường Đại học tại Tp.HCM, Đồng Nai, Thủ Đức về tham gia công quả phục vụ cho Đại lễ.

77388image2

Được biết, chương trình Đại lễ Phật đản tại Thiền tôn Phật Quang đã diễn ra nhiều hoạt động từ ngày 14 – 15/04/Đinh Dậu, bao gồm: Tụng kinh cầu an, cầu siêu, lễ Phật, tọa thiền, tổ chức lễ quy y, thuyết Pháp, giao lưu nhân vật, văn nghệ, v.v… Chương trình nào cũng mới lạ, hấp dẫn, mang tính giáo dục cao.

Thông qua các chương trình của Đại lễ, các phật tử được cơ hội tu học tinh tấn, được mở mang kiến thức xã hội, được tu dưỡng đạo đức. Và với việc tiếp thu đạo lý nhà Phật còn làm thăng hoa tâm hồn, giúp mọi người không chỉ biết tu hành, biết chuyển hóa nội tâm mình mà còn biết sống cuộc đời tràn đầy lợi ích, có trách nhiệm đối với đạo pháp, dân tộc, hay thậm chí cả thế giới bao la này. Đây là mục đích chính mà Thượng tọa Trụ trì đã định hướng khi tổ chức một buổi lễ lớn của Phật giáo, thu hút hàng vạn người tham dự.

Thể theo chương trình, đúng 8h00” sáng ngày 14/04, tại Chánh điện, khóa lễ tụng kinh Cầu an diễn ra thật trang nghiêm với sự tham dự của đông đảo phật tử.

Tiếp theo là khóa lễ cầu siêu. Và sau đó ĐĐ.Thích Khải Bảo và ĐĐ.Thích Toàn Như thay mặt Thượng tọa Trụ trì truyền Tam quy Ngũ giới cho gần 800 thiện nam tín nữ phát tâm Quy y Tam bảo chính thức trở thành phật tử.

77388image25

Tiếp đến, tại lễ đài Phật đản, vào lúc 14h00”, chương trình giao lưu với chủ đề TRUNG NGHĨA – KIÊN CƯỜNG được diễn ra với Trung tướng, Tiến sĩ Châu Văn Mẫn – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Là người có đời sống cảm động, mẫu mực, tận tụy, cống hiến hết mình cho đất nước. Đây là dịp để mọi người soi rọi, tự hoàn thiện mình, đặc biệt là giới trẻ.

Tham dự buổi giao lưu có: TT Thích Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang, cùng chư tôn đức Tăng Ni các Tự viện và đông đảo phật tử về dự Lễ.

Về phía chính quyền có: ông Trà Quang Thanh – Phó Vụ trưởng Vụ công tác tôn giáo phía Nam Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Danh Bảy – Phó đội trưởng công an tỉnh BR-VT.

Mở đầu, buổi giao lưu trở nên sôi động, vui tươi bởi có sự góp mặt của ca sĩ Thùy Trang và Ngọc Sang qua phần đệm đàn ghi ta và trống của Tấn Đạt cùng Chí Cơ. Sau đó, trong vai trò của một MC, Hoàng Nhân và Như Yến đã dẫn dắt và giới thiệu về một vị khách mời đặc biệt là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Trung tướng Châu Văn Mẫn.

Tại buổi giao lưu, hai MC đã thay mặt khán giả phật tử gửi đến vị khách mời những câu hỏi xoay quanh về sự nghiệp cách mạng của Trung tướng trong khoảng thời gian bị địch bắt tù đày, cũng như là quá trình hoạt động cách mạng sau giải phóng và trong giai đoạn xây dựng đất nước.

77388image6

Được biết, Trung tướng sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, được tặng danh hiệu “Gia đình cách mạng vẻ vang”. Ông quê ở xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã tham gia hoạt động cách mạng từ lúc 15 tuổi. Lúc đó là đội viên Đội công tác K300 của huyện Krông Păk (Đắk Lắk), tham gia nắm tình hình và diệt ác trừ gian. Năm 1969, ông được cử vào vùng địch ở quận lỵ Phước An, tỉnh Đắk Lắk để xây dựng cơ sở. Đến tháng 1/1970, ông bị địch bắt giam tại Trung tâm cải huấn Buôn Ma Thuột.

Tuy không thu được chứng cứ chứng minh quá trình hoạt động cách mạng của ông, song biết đây là đầu mối, mắt xích quan trọng, nên địch tiến hành thẩm vấn, áp dụng nhiều biện pháp từ nhục hình tra tấn dã man như đánh đập, châm điện, nhấn nước… đến mua chuộc, dụ dỗ, nhằm moi thông tin từ ông. Nhưng bất chấp âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, ông vẫn kiên trung giữ vững khí tiết cách mạng, kiên quyết không khai báo, bảo vệ bí mật của tổ chức, bảo vệ đồng chí, đồng đội. Quá tức giận, địch đã chuyển ông cùng một số tù nhân khác từ Buôn Mê Thuột đến trung tâm cải huấn Côn Sơn (Côn Đảo), nơi được coi là “địa ngục trần gian” của chế độ lao tù Mỹ – Ngụy.

Trong điều kiện bị giam cầm khắc nghiệt. Song bất chấp khó khăn, gian khổ, ông vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng, gương mẫu, nòng cốt, tích cực tham gia các mặt công tác, các phong trào đấu tranh; ra sức học tập, từng bước nâng cao nhận thức chính trị, tích lũy kiến thức văn hóa, rèn luyện bản lĩnh của người cán bộ cách mạng.

Và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ông tình nguyện ở lại Côn Đảo thêm 5 năm, công tác trong lực lượng Công an. Từ năm 1975 cho đến lúc nghỉ hưu, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của lực lượng Công an như: Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND.

Với những thành tích đóng góp to lớn trong quá trình hoạt động cách mạng của ông, ngày 17/10/2011, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định phong tặng ông Châu Văn Mẫn danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng thời ông được Nhà nước cho nghỉ chế độ từ năm 2012, nhưng dường như ngày nào Trung tướng cũng bận bịu với công tác xã hội. Với cương vị là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí Công an tỉnh BR-VT, hàng ngày, ông đều đi vận động các hội viên tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, chung sức xây dựng nông thôn mới, tham gia các hoạt động tại các địa phương, quyên góp giúp đỡ hội viên nghèo, khó khăn và gặp hoạn nạn…

77388image5

Dịp này, mọi người cũng biết đến cuốn hồi ký “Những mùa xuân bất tử trong nhà tù Côn Đảo” của Trung tướng Châu Văn Mẫn. Cuốn hồi ký kể về quãng thời gian 5 năm ở Côn Đảo, ký ức về những năm tháng nơi “địa ngục trần gian”, những gian nan của một con người từ ngày thơ bé cho đến lúc lớn khôn, trưởng thành và thành công trong sự nghiệp, trong cuộc sống. Cuốn sách do nhà thơ Trần Hoàng Kim chắp bút, NXB Công an nhân dân xuất bản Quý IV-2016. Và ngày nay, dù trên đầu đã hai thứ tóc, những vết thương trở trời đau nhức bởi di chứng của chiến tranh, nhưng những ngày tháng 7 lịch sử, trong tâm trí ông – người cựu tù thương binh Châu Văn Mẫn luôn canh cánh một nỗi niềm: Trở về nơi đã sinh ra mình lần thứ hai, nơi địa ngục trần gian, nơi nhiều người đồng đội đã ngã xuống… Nghĩa trang Hàng Dương những chiều hè bỏng rát tháng 7 đầy mặn mòi của những giọt nước mắt nghĩa tình. Và trong từng kỷ niệm ùa về, ông bước đi trên mảnh đất Côn Đảo anh hùng để thắp nén hương tưởng nhớ, trở về để gặp lại những ký ức không bao giờ nguôi quên trong trái tim ông cũng như những người ở lại… Phải chăng, Trung tướng Châu Văn Mẫn là một tấm gương đầy cảm động để chúng ta hiểu rằng: Trên cuộc đời này, đó đây đã có những con người đặc biệt, họ tận tụy vì đồng bào, vì quê hương dân tộc, nhưng không mong cầu gì cho mình.

Qua buổi chia sẻ của Trung tướng, Thượng tọa muốn nhắn nhủ với giới trẻ rằng: Đầu tiên Người đặt câu hỏi dành cho 1500 thanh niên đang hiện diện: Các con có biết tại sao Thầy hay mời các anh hùng về đây nói chuyện? Vì Thầy muốn các con cũng trở thành anh hùng của đất nước này. Qua buổi nói chuyện của Bác Châu Văn Mẫn, các con thấy phẩm chất của một anh hùng là gì?

– Một là lý tưởng cao đẹp.

– Hai là kiên cường bất khuất.

– Ba là nhân ái bao dung.

Nếu các con có 3 điều đó, các con sẽ trở thành anh hùng. Có thể các con là anh hùng không ai biết, nhưng cũng có khi người ta biết. Và sống thì phải làm anh hùng không thể làm kẻ tiểu nhân hèn hạ được.

Trong lúc trao đổi Bác có tâm sự với Thầy: Dù trong tù, từng ngày mình bị hiếp đáp đày đọa, lòng căm tức chồng chất, nhưng khi giải phóng rồi (mình làm chủ rồi), Đảng chỉ đạo mình nên đối xử nhân ái với tù binh địch. Thậy vậy, chính lòng nhân ái của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta sẽ làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của ngay cả kẻ thù, khi họ thấy được sự đối xử nhân nghĩa của chúng ta.

Nhân đây, Thượng tọa sáng tác bài thơ và yêu cầu mọi người đọc theo: Đảng tôi đó – niềm tin bất diệt Kể từ khi tôi biết yêu thương Đảng cho tôi cả một con đường Sống cống hiến bình thường giản dị. Đảng tôi đó – lửa thiêng ý chí Dân tộc này bền bỉ kiên cường Đạo đức làm nền tảng thiện lương Cùng thế giới bốn phương hòa ái. Đảng tôi đó – trái tim vĩ đại. Những người có tâm trong sáng, sau khi đọc những vần thơ trên chắc hẳn phải suy gẫm tự soi rọi mình.

77388image6

Sau cùng, Thượng tọa đã thay mặt tất cả chư Tăng Ni, phật tử Thiền Tôn Phật Quang ngưỡng vọng dâng lên niềm kính yêu đối với Trung tướng – Một người luôn cầu tiến và mong muốn hiện thực hóa những gì mình chưa làm được. Ví dụ, khi bị địch bắt, Bác Mẫn chỉ mới học lớp 3 mà nay đã là Tiến sĩ, là Giám đốc CA tỉnh BR-VT. Lại nữa, từ thuở nhỏ, mỗi lần đi chăn trâu, nếu rảnh thì lấy đất nặn hình Phật. Điều này chứng tỏ tuổi thơ của Bác đã có lòng hướng về Phật. Do đó, chúng ta thấy nơi Bác Châu Văn Mẫn này: Đạo Phật – Dân tộc – Cộng Sản là một điều hòa quyện đẹp đẽ. Nên ai nói gì thì nói, ta vẫn có điều đẹp đẽ thiêng liêng đó, nơi đất nước, nơi quê hương này.

Vì vậy, ta noi gương Bác, lòng mình kiên cường bất khuất, bền bỉ, thiện lương, đạo đức, nhân ái, bao dung, để xây dựng đất nước này và đóng góp cho hòa bình của thế giới – đó là lý tưởng cao đẹp mà tất cả chúng ta phải noi theo. Mặc dù đã nghỉ hưu rồi nhưng Bác Mẫn làm việc nhiều hơn trước. Hy vọng buổi giao lưu của Bác hôm nay sẽ là thông điệp tới tất cả chúng ta, để cho chúng ta có niềm tin với chính mình là tới ngày nhắm mắt ta chưa bao giờ sống uổng phí một ngày nào của kiếp người.

Trước khi kết thúc buổi giao lưu, Thượng tọa đại diện Thiền Tôn Phật Quang tặng Trung tướng Châu Văn Mẫn món quà tinh thần, đó là kỷ niệm chương vinh danh Trung tướng danh hiệu: Trung nghĩa – Kiên cường, với phẩm chất của một anh hùng dân tộc.

Sau đó, đến 18h30”, ĐĐ.Thích Tánh Khoan thay mặt cho Ban tổ chức đọc lời khai mạc và hướng dẫn toàn thể phật tử ngồi thiền 30 phút. Chương trình được tiếp nối là buổi thuyết Pháp của TT.Thích Chân Quang.

77388image66

Dịp này, Thượng tọa chia sẻ về chủ đề TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG. Ta nghe thấy 2 từ “âm dương” rất nhiều trong rèn luyện sức khỏe, trong võ thuật, trong nhân quả, trong đạo lí và cuộc sống. Hiểu đơn giản thì âm là cái khuất kín, giấu lại bên trong; dương là cái bề ngoài, dễ thấy. Quan sát mọi thứ ta thấy chúng cũng có 2 mặt âm dương. Tức là có cái giấu bên trong và có cái lộ ra bên ngoài. Như con người, cái lộ ra ngoài là ngoại hình, cái giấu bên trong là nội tâm. Hay cái cây, phần dễ thấy là cái thân, phần khó thấy là bộ rễ. Còn căn nhà, phần nổi lên là dương, móng nhà là âm, v.v…

Trong sự tương quan giữa âm và dương, ta phát hiện cái khó thấy mới quan trọng, cái dễ thấy không quan trọng. Nếu cái khuất kín bên trong chúng ta mà phong phú, mạnh mẽ thì ta là người tài giỏi, bản lĩnh. Ngược lại, cái bên trong yếu thì sự nghiệp không bền vững, bản lĩnh không sâu sắc. Âm dương là chìa khóa giúp ta hiểu được rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: y dược, phong thủy, xem tướng, tài chính…

Tuy nhiên, lần này Người hướng dẫn mọi người ứng dụng nó vào việc xây dựng và bảo vệ sức khỏe của mình. Theo công thức dịch lí của người xưa, một cấu trúc muốn phát triển bền vững thì phải bảo đảm tỉ lệ 5 âm 1 dương. Tức là, khi luyện tập cơ thể, ta luyện phần trên 1 thì luyện phần dưới 5. Ta thấy trong võ cổ truyền Việt Nam, võ sư luôn bắt môn đồ của mình phải đứng tấn để rèn luyện đôi chân bởi âm quan trọng nên chân là quan trọng nhất. Luyện cho chân cứng thì ta mới có lực. Do vậy, chân tấn chính là nền tảng của võ thuật. Âm dương khí công cũng có nguyên tắc, theo đó cái nổi lên là dương, trũng xuống là âm, giống như nước lúc nào cũng chảy từ cao xuống thấp.

Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu biết khiêm hạ, lúc nào cũng thấy mình kém cỏi, lúc nào cũng tôn trọng người khác và nghĩ họ giỏi hơn mình, nghĩa là ta đang hạ mình xuống, làm cho mình âm để thấy người khác ở trên cao thì sẽ có 2 cái từ nơi khác chảy về với ta. Một là tình cảm yêu mến của người khác. Hai là tài năng và phước của mọi người. Cái thứ 2 ta khó thấy. Chỉ biết mọi người thương mình thôi. Nhưng tự động mọi người có tài năng, phước báo gì, dần dần mình cũng có những cái đấy. Đó là nguyên tắc âm dương trong nhân quả, đạo đức. Nên khi ta khiêm hạ, vô ngã thì hứng được hết phước của thiên hạ, của đất trời về với mình.

Tập âm dương khí công theo nguyên lí 5 âm 1 dương là ta đang làm cho mình âm đi. Tức là âm hóa người mình. Ta dùng chữ âm hóa bởi hiện tại ta đang dương, đang phô bày, suy nghĩ loạn động. Khi âm hóa, làm mình trống rỗng thì năng lượng của vũ trụ lấp đầy, làm ta xuất hiện loại năng lượng, gọi là nội công. Nếu tập theo kiểu dương cương, dùng lực cơ để tập thì đó là lực dương. Khi về già, cơ bắp yếu và nhão thì lực đó cũng mất. Còn nếu âm hóa người mình, làm xuất hiện nội công thì về già vẫn khỏe. Vì vậy, ta tích cực âm hóa người mình bằng cách tập âm dương khí công. Ngoài ra, tập âm dương khí công còn mang lại cho ta nhiều lợi ích khác. Tập vài ngày ta sẽ ăn ngon, ngủ ngon. Tập vài tháng thì tinh thần tỉnh sáng. Tập 1 năm trở lên sẽ đẩy lùi những bệnh mãn tính, tiềm ẩn trong người. Tập hơn 4 năm thì bắt đầu xuất hiện nội lực. Tập qua 6 năm thì giúp ta trẻ hóa.

77388image87

Trong âm dương khí công, thở ra chính là âm bởi nó làm cho mình không đi, trống rỗng. Giống như ta bố thí tiền bạc cho người khác, chia sẻ tình yêu thương cho mọi người, dùng tài năng để cống hiến, phụng sự, không giữ cái gì cho mình thì trời đất sẽ đổ lại, lấp đầy các chỗ trống cho ta mãi. Hiểu điều này, ta bắt đầu biết yêu thích sự tử tế, thích bố thí, cúng dường, hi sinh, phụng sự. Ta yên tâm rằng trời đất, vũ trụ, thần thánh sẽ lấp đầy lại cho ta, thậm chí còn đầy hơn lúc trước. Khi ngồi thiền, ta cố gắng không suy nghĩ, biết rõ toàn thân, tức là âm. Lúc đó, trời đất sẽ đổ vào cho ta cái trí tuệ của thần thánh. Cái ta suy nghĩ chỉ là sự khôn ngoan của con người ở tầng thấp. Trí tuệ của thần thánh mới ở tầm cao. Buông lỏng toàn thân khi tập khí công chính là âm. Lúc này, nội lực của trời đất sẽ tràn vào, vừa cho thân, vừa cho tâm, giúp ta khỏe khoắn, làm việc hiệu quả, bớt căng thẳng.

Ngoài ra, nó cũng giúp ta kiềm chế bản thân, làm chủ được cảm xúc, rồi làm chủ được cả cuộc đời mình luôn. Ta nói làm điều thiện giúp đời, giúp đạo là âm, làm cái phước đổ về mình. Tuy nhiên, làm việc thiện mà đem khoe sẽ mất hết phước. Chỉ khi nào làm mà kín đáo, không chấp công thì phước mới dồi dào. Cho nên, Phật mới dạy các vị Bồ tát rằng: “Làm vô số việc công đức mà phải xem như không thì công đức mới đến vô tận, vô biên, để có thể trở thành Phật được.Vì Phật là công đức vô tận vô biên”.

Chúng ta học theo hạnh Bồ tát thì cũng cố gắng làm phước nhưng đừng khoe khoang, đừng chấp công. Đó là đạo đức, cũng là âm dương. Ta thấy trong Thập đại đệ tử của Phật có Ngài La Hầu La là mật hạnh đệ nhất, cũng bởi Ngài chuyên làm những việc bí mật để bảo vệ Tăng đoàn.

Qua đến sinh học, thực vật là âm – không di chuyển; động vật là âm – hay di chuyển. Nghĩa là cái gì yên tĩnh là âm, hay xao động là dương. Trái đất muốn tồn tại bền vững thì thực vật phải chiếm tỉ lệ lớn hơn động vật. Cho nên, muốn bảo vệ trái đất, ta phải tích cực trồng cây gây rừng, xây dựng hành tinh xanh. Bước vào vũ trụ, või vô hình lớn hơn cõi hữu hình. Einstein gọi cõi vô hình là “vật chất tối”, ám chỉ cõi trời, cõi địa ngục. Cách dùng từ vật lí này cho thấy niềm tin của ông về cõi âm. Ông tin rằng lượng vật chất tối lớn gấp nhiều lần vật chất mà ta thấy. Ý ông muốn nói trong vũ trụ, các cõi tâm linh rất lớn. Điều này Đức Phật đã nói rất nhiều, rất lâu, đúng niềm tin của Einstein. Ngài nói cõi trời không phải 1 cõi mà chồng lên rất nhiều cõi. Hầu hết các tôn giáo khác chỉ biết đơn giản rằng chỉ có 1 cõi trời. Cõi trời mà Phật diễn tả có nhiều tầng. Mỗi tầng có một loại Chư Thiên khác nhau. Chư Thiên nào có công đức càng lớn thì ở tầng càng cao. Điều này cho thấy Thiên tử lớn gấp vạn lần cõi thấp này.

Chúng ta may mắn là con của Phật, được Ngài dạy cho biết trước những chân lí trong vũ trụ mà từ từ khoa học mới biết. Nhờ đó, ta điều chỉnh cuộc sống mình theo chân lí mà không phải hoài nghi, do dự hay làm bậy, làm ác. Vâng lời Phật, ta nép mình đi trong Chánh Pháp để thấy được ánh sáng, hạnh phúc, niềm vui, sự giác ngộ nơi cuối con đường.

77388image82

Bài Pháp thoại đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về âm dương nói chung, âm dương khí công nói riêng và những ứng dụng rộng rãi của chúng trong các lĩnh vực của cuộc sống. Hiểu và áp dụng được những kiến thức này là ta đang nâng dần trí tuệ, sức khỏe, tinh thần của mình lên một tầm cao mới. Lại thêm, những kiến thức căn bản này đã đặt nền móng, mở đầu cho sự nghiên cứu chuyên sâu về âm dương, cũng như âm dương khí công. Càng nghiên cứu, ta càng vỡ ra một điều rằng trí tuệ của Đức Phật rất cao siêu khi nhiều điều khoa học chưa khám phá ra, nhưng đã được Ngài nói trước. Lúc đó, niềm tin với Phật pháp của ta càng lớn, ta yên tâm bước theo con đường Phật chỉ dạy để đi đến sự giác ngộ hoàn toàn.

Sau thời thuyết Pháp là chương trình văn nghệ chào mừng ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2561 diễn ra đầy hương sắc, đầy cảm xúc, dâng lên cúng dường Đức Phật nhân mùa Đản sinh, và đây còn là một niềm vui tinh thần cho bà con phật tử về chùa dự lễ.

Hôm sau, sáng ngày 15/04/năm Đinh Dậu, tại lễ đài Thiền Tôn Phật Quang, BTC đã trang nghiêm trọng thể cử hành chính thức Đại Lễ Phật Đản PL.2561.

Mở đầu khóa lễ là nghi thức niêm hương, đảnh lễ Tam bảo và trong không khí thiêng liêng ngày Phật đản sinh, toàn thể đạo tràng đã đồng hát bài NGƯỜI ĐÃ ĐẾN.

Tiếp theo đó, toàn thể Hội chúng đã lắng nghe Thông điệp Đại Lễ Phật Đản PL.2561 của Đức Pháp Chủ GHPGVN – Trưởng lão HT Thích Phổ Tuệ gửi toàn thể Tăng, Ni, đồng bào phật tử trên toàn thế giới. Sau đó tất cả cùng hướng tâm về Ngài hô to: Y giáo phụng hành.

77388image49

Tiếp theo là thời Pháp thoại nói về Ý NGHĨA CỦA LÒNG TÔN KÍNH PHẬT. Thượng tọa khẳng định, ta có thể chưa hiểu hết về con người cũng như đạo lí của Đức Phật nhưng căn bản nhất là phải có tình cảm tôn kính Phật. Tình cảm này mang lại cho ta 2 lợi ích rất lớn.

Thứ nhất, nó giúp ta có công đức dày, đây là công đức nền tảng, bậc nhất, mở đường cho mọi công đức khác.

Thứ hai, nó có giá trị gìn giữ đạo Phật được tồn tại lâu dài, bền vững. Bất kì tôn giáo nào, muốn tồn tại thì đệ tử phải tôn kính bậc đạo sư của mình. Lòng tôn kính càng cao thì tôn giáo càng phát triển. Cho nên, nếu tất cả đệ tử Phật đều có tình cảm tôn kính Phật tuyệt đối thì Phật pháp mới trường tồn. Chính vì điểm này mà những kẻ có dã tâm phá hoại Phật pháp luôn tìm cách làm sao cho người đệ tử Phật mất dần lòng tôn kính Phật. Chúng có thể giải thích lệch lạc về đạo lý khiến mọi người hiểu sai về Đức Phật, hoặc chúng dùng hình Phật trang trí bừa bãi ở những nơi thấp kém nhằm tầm thường hóa hình ảnh của Ngài.

Vì hai lí do trên mà khi đã nguyện tu hành, đi theo con đường giác ngộ Đức Phật chỉ dạy thì công đức đầu tiên ta phải thiết lập là tình cảm yêu kính đối với Ngài. Trong cái quý có cái yêu, trong cái yêu có cái kính. Ta yêu Phật như người con yêu cha mẹ, kính Phật như người đệ tử dâng trọn tấm lòng với bậc Thánh cao tột. Tình cảm này không diễn tả bằng lời được, cũng không bắt buộc. Chỉ người có đạo đức, có trí tuệ mới thiết lập được niềm tôn kính Phật trong lòng mình.

Để khởi lên được niềm tôn kính ấy, trước tiên ta phải hiểu Phật. Hiểu được trái tim Đức Phật vô lượng, từ bi, yêu thương trải khắp Pháp giới thì ta càng yêu kính Ngài. Tiếp đến, khi thâm nhập được vào đạo lí tu hành, thực hành từng chút một cho tới lúc bắt đầu có kết quả thì kết quả đến đâu, lòng tôn kính Phật của ta dâng lên tới đó. Ngày nào đó, khi ta nhiếp tâm được trong thiền định, đạt được cảnh giới vi diệu của chánh niệm, tâm tỉnh sáng, an lạc thì lòng tôn kính của ta với Phật bắt đầu đạt được trạng thái tuyệt đối. Trạng thái thiền định này chỉ là kết quả nhỏ ban đầu nhưng đủ để cho ta có niềm tin tuyệt đối rằng con đường mình đi sẽ đưa đến bờ giác ngộ cao siêu. Lòng tôn kính Phật lúc đó cũng đạt giới hạn tuyệt đối luôn.

77388image11

Người đạt được lòng tôn kính Phật tuyệt đôi chắc chắn phải chứng quả A La Hán. Giờ ta chưa đạt được điều này nhưng mai sau sẽ có. Lúc đó, ta nhận được hai loại quả báo. Một là được những vinh quang thế gian, hai là chứng quả giải thoát. Người nào thường lễ và tán thán Phật, làm các công đức về Phật pháp nhưng chưa phát nguyện tu hành để đắc đạo thì đạt được quả báo thứ nhất.

Người siêng năng lễ, tán thán, thừa sự Phật, làm các công đức về Phật pháp chuyên sâu với lời phát nguyện đắc được Thánh quả giải thoát thì sẽ chứng quả báo thứ hai.

Vào thời Đức Phật, chúng sinh nào đã từng một lần được gặp Phật thì lòng họ yêu kính Ngài rất tự nhiên, giống như cây cỏ đón nhận ánh nắng mặt trời. Chúng ta có cái thiệt thòi rất lớn là không được gặp Phật, chỉ thấy Ngài qua hình tượng, nghe qua kinh và những buổi giảng Pháp.

Tuy nhiên, những ai có trí tuệ, đạo đức cũng sẽ cảm nhận được một phần nào sự thiêng liêng, lòng từ bi, trí tuệ của Đức Phật, rồi tự khởi lên niềm yêu kính với Ngài. Điều này giúp ta vượt hơn mọi điều quý giá của thế gian vì lòng yêu kính Phật đem đến cho ta tất cả mọi điều hạnh phúc, giác ngộ về sau.

Ngoài ra, lòng tôn kính Phật vô biên còn giúp ta bảo vệ đạo tâm của mình và của huynh đệ, đồng thời bảo vệ Phật pháp cho muôn đời sau. Mà lòng tôn kính Phật vô biên chính là ta kính Phật trong từng ý nghĩ sâu xa, từng hành vi bên ngoài. Ví dụ, ở nơi có thờ Phật, ta hết sức giữ gìn sự trang nghiêm, không vui giỡn, nói bậy.

Tiếp đến, ta phải gìn giữ đạo tâm và lòng tôn kính Phật cho những người xung quanh. Lúc nào cũng phải nhắc nhở, không để mọi người hời hợt hay biểu lộ sự bất kính với Ngài. Bởi một sự bất kính dù nhỏ cũng khiến họ phải chịu cái tội rất nặng nề.

Hơn nữa, làm vậy là xúc phạm người phật tử. Hôm nay, trong ngày lễ Phật Đản thiêng liêng, chúng ta nhắc nhở, yêu cầu nhau phải giữ gìn sự tôn kính đối với Đức Phật. Ta không cho phép bất kì hành vi nào xúc phạm, xem thường, thiếu tôn kính với Ngài.

77388image12

Thượng tọa đã long trọng ra lệnh, yêu cầu các đệ tử phải thực hiện và lệnh này phải được truyền lại muôn đời sau. Lòng tôn kính Phật như hơi thở, như không khí, như ánh mặt trời, điều mà ta không thể thiếu mỗi ngày. Nó mang cho ta cái phước để giữ tâm hồn, hành vi, tránh không làm điều bậy bạ.

Vì thế, ngày nào thiếu lễ kính Phật thì ngày đó ta sống mà như không còn sống, ăn cơm mà không xứng đáng với miếng cơm. Có thể ban đầu chưa hiểu được Phật nhưng ta cứ buộc lòng tôn kính Ngài. Dần dần, khi hiểu Ngài rồi thì lòng tôn kính đó lại càng nhiều hơn. Tình cảm này là điều gì đó thiêng liêng, sâu kín trong lòng ta. Dù khi thiền, tâm thanh tịnh, không động, nhưng sâu thẳm trong tiềm thức vẫn là lòng yêu kính Phật vô biên.

Bằng các điển tích, điển cố trong kinh, cùng những kiến thức sâu dày tích lũy được từ quá trình tu tập, Thượng tọa đã phân tích, làm rõ cho các phật tử thấy được tầm quan trọng của lòng tôn kính Phật đối với cuộc đời và sự nghiệp tu hành của mỗi chúng sinh. Nhờ đó, mọi người biết cách tu tập, rèn luyện để khởi lên được niềm yêu kính tuyệt đối với Đức Phật. Đồng thời, biết vun đắp, bảo vệ tình cảm đó của những người xung quanh, cùng nhau xây dựng một đạo Phật phát triển, hưng thịnh.

Sau cùng là nghi thức tụng bài Sám Khánh Đản và nghi thức dâng hoa cúng dường thật trang nghiêm. Đại Lễ Phật đản PL.2561 – DL.2917 tại Thiền Tôn Phật Quang đã diễn ra thành công tốt đẹp./.

Tuệ Đăng

Dưới đây là hình ảnh của đại lễ:

 77388image2 77388image3 77388image4 77388image5 77388image6 77388image7 77388image8 77388image9 77388image10 77388image11 77388image12 77388image13 77388image14 77388image15 77388image16 77388image17 77388image18 77388image19 77388image20 77388image21 77388image22 77388image23 77388image24 77388image25 77388image26 77388image27 77388image28 77388image29 77388image30 77388image31 77388image32 77388image33 77388image34 77388image35 77388image36 77388image37 77388image38 77388image39 77388image40 77388image41 77388image42 77388image43 77388image44 77388image45 77388image46 77388image47 77388image48 77388image49 77388image50 77388image51 77388image52 77388image53 77388image54 77388image55 77388image56 77388image57 77388image58 77388image59 77388image60 77388image61 77388image62 77388image63 77388image64 77388image65 77388image66 77388image67 77388image68 77388image69 77388image70 77388image71 77388image72 77388image73 77388image74 77388image75 77388image76 77388image77 77388image78 77388image79 77388image80 77388image81 77388image82 77388image83 77388image84 77388image85 77388image86 77388image87 77388image88 77388image89 77388image90 77388image91

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất