Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý...

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học “Quản lý tự viện”

-

Sáng ngày 01/06/2016, nhằm để Tăng Ni sinh tu học một cách tốt nhất, HT. Thích Minh Thiện — Ủy Viên HĐTS – Phó Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN – Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Long An – Trưởng  Ban tổ chức khóa An Cư Kiết hạ – Hiệu Trưởng trường Trung Cấp Phật Học Long An đã thỉnh TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN thuyết giảng môn học QUẢN LÝ TỰ VIỆN cho Tăng Ni sinh trường hạ chùa Thiên Khánh (phường 4, tp.Tân An) và chùa Thiên Phước (phường Tân Khánh, tp Tân An).

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Mở đầu, ĐĐ.Thích Lệ Trí – Phó Hiệu trưởng Trường TCPH Long An đã giới thiệu với Tăng sinh khoá VI trường hạ chùa Thiên Khánh đôi nét về TT Thích Chân Quang – Ngài là một vị Giáo thọ sư đã gắn bó với trường trong suốt nhiểu năm qua, đã nhiệt tâm cống hiến giảng dạy cho toàn thể Tăng Ni sinh tu học tại hai cơ sở (chùa Thiên Khánh và chùa Thiên Phước) với những bộ môn rất có ích cho Tăng Ni sinh trong việc tu học, hoằng pháp, làm trụ trì trong thời hiện đại, hướng dẫn Thanh thiếu niên phật tử trong thời đại mới như các môn: Tâm Lý Đạo Đức, Kinh NIKAYA, Quan Điểm Phật Sự, Kỷ Năng Hoằng Pháp. Đây là những kỷ năng Phật sự được Thượng toạ giảng dạy cho Tăng Ni sinh, với mục đích sau khi tốt nghiệp trường TCPH, vị nào muốn học cao nữa cũng đã hội đủ điều kiện để thi tuyển, ngược lại vị nào về địa phương tham gia Phật sự thì cũng đã có những kiến thức căn bản được học rồi.

Điều đó làm cho các thế hệ Tăng Ni được đào tạo tại trường TCPH Long An có sự tiến bộ rõ rệt một khi trở về Hoằng pháp tại địa phương cũng như tham gia Phật sự trong tỉnh. Đó là hình ảnh các Tăng Ni sinh năng động dể hòa nhập vào tinh thần Phật pháp chung của Giáo hội. Qua đó cho thấy lời dạy của Thượng tọa đi vào lòng Tăng Ni sinh, đã tạo nên hướng Hoằng pháp mới trong thời đại mới.

Cũng vậy, với Tăng Ni sinh khoá VI, Thượng toạ đảm nhiệm bộ môn QUẢN LÝ TỰ VIỆN. Môn này gồm 12 bài. Bài đầu tiên là KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ TỰ VIỆN, tức nói về tổng quát giá trị của một ngôi chùa trong cộng đồng xã hội đối với tôn giáo.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Song song đó các phật tử xa gần cũng đến dự thính các buổi học với Tăng Ni sinh do Thượng tọa giảng dạy, nhờ vậy phật tử cũng được chuyển hóa về tâm thức trong việc tu học và hộ trì Phật pháp tại địa phương.

Trên tinh thần học tập, Thượng toạ bắt buộc Tăng Ni sinh sau mỗi bài học phải viết bài kiểm tra khoảng 12 trang, vì theo kinh nghiệm của Thượng toạ có viết giỏi (làm tăng khả năng tư duy) mới giảng giỏi, đó là nguyên tắc. Tăng Ni là những người mô phạm trong lĩnh vực hoằng pháp ở tương lai, vì vậy Thượng toạ muốn đào tạo Tăng tài để cống hiến cho Giáo hội, đảm tránh nhiệm vụ kế thừa của những người đi trước. Được biết, nhiều Tăng Ni sinh ở những khóa trước có nhiều vị khi học ở lớp cao hơn luôn nhớ ơn Thượng toạ, vì khi còn ngồi ở ghế nhà trường khoá TCPH đã được Người rèn luyện cách viết, khả năng nói nên sau này nhiều vị trở thành người thuyết pháp giỏi.

Đi vào nội dung chính của bài học, theo quan niệm của Thượng toạ, một người Trụ trì hay Phó trụ trì hay Tri sự, hoặc Giáo thọ, Chúng trưởng, Chúng phó, thậm chí chỉ là một người chúng bình thường trong Chùa thì đều phải biết quản lý tự viện, làm sao cho Chùa mình sáng lên. “Tự viện” là từ chuyên môn, còn thường chúng ta hay dùng từ: Chùa, tu viện, tịnh viện, thiền viện, tổ đình, tịnh thất, v.v…

 Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Ý nghĩa của môn học QUẢN LÝ TỰ VIỆN là để chúng ta sử dụng chùa cho cực kì hợp lý, chính xác và khai thác cho hết năng suất của một ngôi Chùa. Nghĩa là lúc nào Chùa cũng đang có một sự kiện, một việc tu hành, một sự hoằng pháp, lễ hội, chương trình gì đó. Nói chung, Chùa lúc nào cũng đang trong hoạt động. Tu cũng là một hoạt động. Nếu để Chùa đìu hiu vắng ngắt, không có việc gì làm thì Vị trụ trì đó sẽ mang tội.

Giá trị của ngôi chùa trong đạo Phật là gì. Ta nhớ một điều: Vật chất coi vậy lại là kết quả của giá trị tinh thần. Thường ta hay nghĩ vật chất ảnh hưởng lên tinh thần nhưng sự thật tinh thần cũng tạo ra vật chất. Một giá trị tinh thần tốt đẹp cuối cùng phải xuất hiện thành một kết quả vật chất tốt đẹp. Thế nên trong Nhân tướng học có nguyên tắc: Tướng tùy tâm sinh; hễ tâm tốt thì gương mặt sẽ đẹp. Cũng vậy, lời Phật dạy là những điều thiêng liêng cao đẹp thì dần dần phải hiện ra một cơ sở vật chất là ngôi chùa. Chùa là hiện thân của điều cao siêu vô hình ẩn trong đạo lý của Phật dạy, ẩn trong phẩm hạnh, nội tâm của Tăng chúng. Do vậy, nếu ta truyền bá, tu hành theo Phật Pháp, mà làm hoài không có ngôi chùa nào hết thì phải hiểu rằng việc truyền đạo, sự tu hành của chúng ta không có kết quả nên không có ngôi chùa hiện ra.

 Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Ngôi chùa là biểu tượng cho sự tồn tại của Phật giáo trong xã hội. Tại vùng nào có ngôi Chùa hiện lên thì giá trị của đạo Phật tại khu vực đó, trong cộng đồng đó được khẳng định. Ngược lại, nơi nào không có chùa chứng tỏ đạo Phật tại vùng đó chưa mạnh. Đừng nghĩ rằng: Người xuất gia đạo Phật là người tứ đại giai không nên không cần tới ngôi chùa – quan niệm này hết sức sai lầm. Nếu chúng ta tu đúng rồi, giáo hóa tốt rồi thì một ngày nào đó ngôi chùa phải hiện ra, và nhìn vào kết quả này thì ta hiểu đạo Phật đã bắt đầu xuất hiện trên quê hương đó. Đó là lý do tại sao công đức cúng dường xây chùa có phước nhiều là vậy, vì Chùa đem đến bao điều tâm linh, đạo đức lợi lạc cho chúng sinh. Có những giai đoạn thăng trầm chiến tranh loạn lạc, ngôi chùa bị hoang phế. Nhưng ngày nào đó, Phật pháp xuất hiện trở lại thì người ta đi tìm những ngôi chùa cổ đó dựng lại liền, vì là ngôi chùa, đã từng có linh khí Phật pháp ở đó, nên giá trị của ngôi chùa là như vậy.

Hiểu vai trò quan trọng của ngôi Chùa, mỗi người xuất gia phải có hai mục tiêu trong đời tu của mình: Thứ nhất phải tôn tạo một ngôi Chùa nào đó; thứ hai là sử dụng một ngôi Chùa cho hết năng suất, để cho người cúng dường vào ngôi Chùa được phước. Tôn tạo nghĩa là xây, phát triển, làm mới lại một ngôi Chùa mà người xưa đã để lại. Có thể ta chỉ xây được nhà bếp, sửa lại nhà vệ sinh… Đó đều là tôn tạo, trùng tu. Hoặc là xây hẳn một ngôi Chùa mới.

 Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Còn việc sử dụng hết năng suất của ngôi Chùa đó, ví dụ đối với Tăng chúng phải thu hút bao nhiêu người ở đó về với Chùa. Đối với cư sĩ phải thu hút bao nhiêu người cư sĩ về quy y, rồi tổ chức những khóa tu, khóa học đối với cư sĩ. Riêng các em nhỏ trong làng trong xóm thì mở lớp dạy đạo đức; đối với những em thanh niên lớn thì đào tạo thành những lớp người biết rèn luyện, biết phấn đấu, sống có lý tưởng, sống có đạo tâm. Và những người lớn tuổi muốn tu hành, ta nên có những khóa tu dành cho những người lớn tuổi tu như thế nào v.v… Ngoài ra, nhiều hoạt động từ thiện xã hội, hay những hoạt động khác, chúng ta phải sáng tạo, làm sao khai thác cho hết năng suất của ngôi Chùa đó.

Trường hợp ta có cái am nhỏ thì nhỏ làm theo nhỏ cũng với bao nhiêu công việc phật sự như vậy. Trong điều kiện khó khăn, chật vật, nhưng lòng ta lúc nào cũng lo tu hành – giáo hoá thì tự nó nở ra. Từ cái am, cái cốc có ngày tiến lên thành cái Chùa. Chúng ta bắt đầu bằng điều kiện hết sức cơ cực, thiếu thốn là một điều phước, là một hạnh phúc. Còn ai được thầy Tổ để lại ngôi Chùa to, rồi mình muốn giáo hóa tu hành gì đó tự làm thì người này không được coi là may mắn. Nên nhớ tất cả mọi thứ mà bắt đầu từ khó khăn thiếu thốn để đi tới thành công, đó mới là công đức.

Nói về vai trò của ngôi Chùa đối với Giáo hội thì Giáo hội quản lý đạo Phật, quản lý tín đồ, quản lý cư sĩ thông qua ngôi Chùa. Ngôi Chùa là đơn vị căn bản của GHPG. Nếu không có Chùa thì Giáo hội là vô nghĩa. Ví dụ Chính quyền cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến tỉnh đó lập Ban Trị Sự Phật giáo mới đầu tiên. Nhưng toàn tỉnh không có ngôi Chùa nào thì Ban Trị Sự đó là vô nghĩa, chỉ có trên giấy tờ thôi. Hoặc những vị chức sắc cao, mà nếu không có Chùa thì những chức này chức kia là vô nghĩa. Chỉ khi nào mà trong tỉnh đó mọc lên nhiều ngôi Chùa thì giá trị của BTS đó mới tăng lên từ từ.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Cũng vậy, Giáo hội quản lý mọi điều của đạo Phật, mọi điều của tu sĩ, mọi điều của tín đồ cũng thông qua ngôi Chùa. Và bất kỳ việc gì được thành lập cũng đều  gắn vào ngôi Chùa để Giáo hội và Chính quyền quản lý cho dễ. Có những nhóm, những tổ chức Phật tử họ tự tổ chức, tự quản với nhau, không thông qua ngôi Chùa, điều này làm cho Giáo hội và Chính quyền rất là phiền vì rất khó kiểm soát họ. Trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có câu rất hay “Giáo hội Phật giáo VN là tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam”,hễ ta nhận ta là đạo Phật thì phải dính tới Giáo hội, mà dính tới Giáo hội thì phải dính tới một ngôi Chùa và một ông thầy. Phải có ông thầy quản lý, dạy dỗ, trách, phạt, khi nhóm đó tu sai hay làm sai và chịu trách nhiệm trước Giáo hội…thì đó là một tổ chức, một hội chúng phật tử ổn định, hợp pháp làm cho Giáo hội yên tâm.

Hiện nay còn tồn tại những nhóm hoạt động riêng lẻ, đây là điều đáng trách đáng phiền. Nên ta mong rằng những người cư sĩ khi tập hợp với nhau để tu hành, làm phật sự, từ thiện mà lấy danh nghĩa là đạo Phật thì hãy gắn vào một ngôi Chùa, có ông thầy hay sư cô nào đó chịu trách nhiệm trước Giáo hội. Và một phật tử tốt cũng vậy, khi ta muốn hoạt động phật sự hay tu tập cũng phải gắn vô một ngôi Chùa nào đó để được quản lý, chứ đừng để mình được tự do. Tự do không phải là một điều tốt. Lúc nào ta cũng phải có người nào đó để tôn thờ, ta tôn kính, vâng lời thì mới tu được. Vì sự vâng lời, sự tôn kính là điều kiện để ta diệt trừ bản ngã, đó là tu. Sống trên đời này, trừ những bậc Thánh siêu phàm thì các Ngài được tự do tự tại, vì các Ngài không bao giờ làm sai, các Ngài làm thầy của mọi người, chứ không cần mọi người quản lý. Còn không phải những vị đó thì ta nên khiêm tốn mà nép mình vào một sự quản lý nào đó. Đây gọi là đạo đức.

 Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Dịp này, Thượng toạ vừa phân tích, vừa chứng minh cho thấy mọi hoạt động của Giáo hội điều phản ánh trong ngôi Chùa, tức bao nhiêu ban bệ gì (chức năng gì) trên Giáo hội có thì trong Chùa có hết, ví dụ như Ban Hoằng Pháp; Ban Giáo Dục Tăng Ni; Ban Kinh Tế Tài Chánh, v.v…nhưng trong Chùa phải làm sao cho nó hoạt động được ra từng điều như vậy. Đây thuộc về bản lĩnh của người quản lý ngôi Chùa gồm cả Trụ trì lẫn Tăng chúng. Do đó, Chùa là nơi phản ánh của toàn bộ Giáo hội lớn, và cả một Giáo hội lớn này quy chiếu lại trong một ngôi Chùa là vậy. Một vị Tu sĩ có thể không nắm giữ vị trí quan trọng trong Chùa, nhưng nếu trong tim vị đó có ý thức quản lý, biết phát huy làm sao cho ngôi Chùa sáng lên thì đó là một công đức rất lớn.

Lại nữa, Thượng toạ cho biết, Chùa là chỗ nương tựa cho quần chúng. Theo nguyên tắc khi nhìn thấy cơ sở vật chất cụ thể, quần chúng phật tử mới yên tâm, dù là ngôi Chùa quê nhỏ bé, nhưng có ngôi Chùa là có chỗ cho quần chúng đặt niềm tin. Từ đó, Chùa thực hiện chức năng hoằng pháp của mình, trong đó Chùa tiếp độ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Có thể từ những em thiếu nhi cho đến người già, từ người đã biết đạo cho đến người chưa biết gì về đạo Phật… Chùa đều có phương cách tiếp độ, tổ chức tu học cho họ. Đừng đợi đến khi có Chùa lớn, có Giảng đường nguy nga rồi mới hoằng pháp. Chính sự bắt đầu trong thiếu thốn khốn khó mới nói lên tấm lòng của người tu. Tấm lòng đó mới cảm được Chư Thiên Hộ Pháp, các Ngài sẽ gia hộ để Chùa dần phát triển mở mang rộng hơn.

 Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Ngoài ra, Thượng toạ còn nói về vai trò của Chùa đối với Chính quyền, đối với tôn giáo bạn và đối với thế giới bằng những lập luận vừa chặt chẽ, khoa học, vừa giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giúp cho mọi người thông đạt cái giá trị tổng quát của một ngôi Chùa trong lòng dân tộc, trong lòng Giáo hội với những tính năng như trên. Trong đó, Thượng toạ luôn nhắc nhở: Ngay bây giờ chúng ta phải chuẩn bị ngôi Chùa để đón chào một thời đại mới. Một thời đại mà cả thế giới hướng vọng về đạo Phật. Và chùa ta bị đặt theo trào lưu của thế giới. Nên mỗi ngôi Chùa phải là một ngôi Chùa tiến bộ, văn minh, chất lượng, tu hành tâm linh sâu xa, để có điều gì đó đóng góp cho thế giới. Phải làm sao cho bất cứ du khách nào ghé vào Chùa, khi gặp vị Thầy trong đó họ hoàn toàn bị thuyết phục. Có thể ta không giỏi, không có bằng tiến sĩ, nhưng rõ ràng có tu, có cái gì đó đàng hoàng, mẫu mực, thân ái, nên bước ra khỏi Chùa rồi họ có thêm một chút niềm tin yêu đối với đạo Phật.

Trong Chùa có thể có nhiều chức: Trụ trì – Phó trụ trì – Chúng phó, Chúng trưởng, v.v… nhưng dù ở vị trí nào tất cả chúng ta chỉ là một, và dù không ở vị trí gì thì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm phát huy, xây dựng tự viện của mình cho sáng lên, khai thác cho hết công suất của ngôi Chùa. Như vậy, nội chúng thì được môi trường tu hành tinh tấn và quần chúng phật tử bên ngoài lại có một chỗ nương tựa tâm linh vững chắc.

 Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Bài Pháp thoại đến đây kết thúc. Mặc dù buổi trưa thời tiết nắng nóng nhưng thính chúng vẫn chăm chú lắng nghe trang nghiêm. Bằng lối diễn giải đầy sáng tạo, mang sức thuyết phục, Thượng tọa đã truyền trao một số quan điểm mới trong việc quản lý một ngôi Chùa. Đây là bài học đầu tiên, Người giới thiệu tổng quát về vai trò của một ngôi Chùa, và giá trị ngôi Chùa đối với cộng đồng, đối với xã hội trong bối cảnh đạo Phật trong thời đại mới. Qua đó  nhằm khuyến khích các Chùa nên phát huy hết các chức năng của một ngôi Chùa để Chùa mình vững vàng, có chất lượng cao mà đóng góp cho việc phát triển tâm linh của thế giới sau này. Dù là ngôi Chùa quê nhưng đều trở thành ngôi Chùa quốc tế trong tương lai. Chúng ta mơ ước về điều này.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Thế giới hiện đại ngày nay phát triển là nhờ vào không ít những ước mơ của các nhà phát minh, sáng chế, biến những điều tưởng chừng như không thể trở nên có thể. Cũng vậy, ước mơ sẽ giúp ta nuôi dưỡng niềm tin và tạo sức mạnh để ta vượt qua khó khăn, trở ngại trước mắt và đạt được mục tiêu đã đề ra. Vậy chúng ta hãy tạo nên những trải nghiệm cho chính mình bằng sức mạnh của niềm tin để biến ước mơ này trở thành hiện thực ./.

Tuệ Đăng

Những hình ảnh tại buổi giảng:

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng môn học "Quản lý tự viện"

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất