Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangLễ hội - Nghi lễNhộn nhịp lễ chùa mùng 1 Tết tại thiền tôn Phật Quang

Nhộn nhịp lễ chùa mùng 1 Tết tại thiền tôn Phật Quang

-

Sáng mùng 1 tết tại Thiền Tôn Phật Quang (Núi Dinh, BR-VT), dòng người đổ về lễ Phật đầu năm hơn 12 nghìn người. Trên gương mặt ai nấy đều rạng rỡ, hy vọng những điều tốt lành sẽ thành hiện thực trong năm mới. 

a72_02-02-2017

Như thường lệ, ngay từ sáng sớm tinh mơ, khi núi rừng còn phủ một màn sương nhẹ trong khí trời se lạnh của ngày đầu năm mới thì toàn thể Tăng Ni chỉnh tề trong pháp phục, tập trung về “Cốc” mừng tuổi Sư phụ của mình. Theo đó, ĐĐ.Thích Tánh Khoan – đại diện cho Đại chúng đã dâng lời tác bạch mừng tuổi vị Thầy Bổn sư bằng những lời lẽ chân thành, bình dị, thể hiện tính cách của tình Thầy trò trong đạo luôn được mọi người coi trọng là tình cảm thiêng liêng nhất.  

Trong bài tác bạch, Đại đức đã thay mặt cho tất cả huynh đệ xuất gia bày tỏ lòng thương kính, sự cảm thông, sự hối hận… Qua đó, tự mình sám hối, và phát nguyện. Đại đức nhấn mạnh: Trong kinh điển có dạy rằng: Một con cá ẩn nấp dưới nước có thể được nhìn thấy thông qua sự chuyển động của những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước; cũng vậy, những phẩm chất bên trong của một vị Thầy qua thời gian chúng con cũng nhìn thấy được qua những hành vi của Người. Ngày hôm nay, chúng con được đứng trong hàng ngũ đệ tử xuất gia, được sống, được tu trong sự giáo dưỡng của Sư Phụ và phát triển được đời sống tâm linh, chính là nhờ vào thân giáo của Thầy mình. Do chúng con có thương, có kính Sư Phụ thì mới ráng tu, ráng xây dựng và giữ gìn Phật pháp này, thông qua sự quyết tâm của mình để vượt qua bao nhiêu khó khăn, kể cả lỗi lầm của bản thân hay âm mưu lôi kéo, chống phá từ bên ngoài.

a13_02-02-2017

Chúng con hiểu rằng, cả đời Sư Phụ giáo hóa luôn hướng đến những phần cốt lõi để chỉ dạy lại cho chúng con. Và những giáo pháp của Phật qua lời giảng của Sư Phụ đã trở nên gần gũi như thể đưa tay là chạm được. Sư Phụ làm cho không biết bao nhiêu trái tim trên đất nước này lay động, thổn thức nhịp đập trong từng lời Pháp nhũ vi diệu mà Người đã trao truyền. Bên cạnh đó chúng con cũng biết đã có những lúc bão tố, sóng gió đổ lên đôi vai của Sư Phụ mình, tuy Sư Phụ vẫn thản nhiên an ổn đi qua, nhưng chúng con cảm thấy chạnh lòng vì lòng kính thương Sư Phụ, và hiểu rằng mặc bao tai ương, hiểm họa, mặc kệ những nhận xét có ác ý hay không, tên tuổi và đẳng cấp của Sư Phụ vẫn mãi được khẳng định, ảnh hưởng của Sư Phụ lên các thế hệ tương lai sẽ còn lớn lao hơn hiện tại rất nhiều…

Qua lời bày tỏ chân tình đó, Thượng tọa rất xúc động vì sự trưởng thành của những người đệ tử mà mình vất vả dạy dỗ, đào tạo. Dịp này, Người cũng trải lòng về những trăn trở của mình với đệ tử, rằng: Sư Phụ rất mong các con có lòng kính thương Sư Phụ sâu đậm, không phải để Sư Phụ tô điểm cho bản ngã của mình mà chỉ khi nào các con kính thương Sư Phụ sâu sắc thì mới tạo thành sức mạnh truyền đời cho nhiều thế hệ về sau.

Theo nhân quả, sau này, đệ tử các con cũng thương các con như vậy, rồi cứ thế, đạo Phật mới có sức mạnh để tồn tại. Còn nếu tình Thầy trò hời hợt, người Thầy không thương đệ tử mình; ngược lại đệ tử cũng không thương Thầy thì đạo Phật sẽ nhàn nhạt, loãng loãng đi trong cuộc sống này, chỉ còn những câu kinh tiếng kệ, đôi khi chỉ là hình thức.

a39_02-02-2017

Ngày xưa, khi ở với Thầy của mình, Sư Phụ cũng một lòng kính thương sâu đậm dù không bao giờ nói, chỉ lặng lẽ làm những bài thơ – bài nhạc – biểu lộ cảm xúc của người đệ tử đối với Thầy. Nên ngoài những bài giảng Pháp, những Phật sự thì còn một điều bí mật làm cho đạo Phật tồn tại mãi đó là tình Thầy trò.

Tuy nhiên, có điều đáng lo. Một cái cây ta trồng chăm sóc rất cực khổ, nhưng chỉ cần nửa tiếng là kẻ xấu cưa xong mất. Cũng vậy, đạo tâm mà Sư Phụ đã xây đắp trong tâm hồn các con rất cực khổ, nhưng chỉ cần kẻ xấu nào đó đến nói hay quá, khéo quá thì các con lung lay ngay…Thế là bao nhiêu công sức của Sư Phụ bị mang đi đổ hết, mà chuyện này đã xảy ra rất nhiều rồi. Sư Phụ chỉ mong các con cố gắng vượt qua, đừng để những điều xấu ác xâm chiếm tâm hồn mình.

a24_02-02-2017

Các con hãy nhìn những phật tử đã rời nhà lên chùa đón giao thừa. Họ làm điều đó  chỉ vì có niềm tin nơi đạo đức, nơi đạo lý của đạo Phật. Mà các con là những người thực hiện, sống được, và bày tỏ được điều đó. Hiểu được vậy thì các con phải hết sức cố gắng tu tập để xứng đáng với niềm tin, với tấm lòng của mọi người. Và như vậy, Sư Phụ buộc các con phải tinh tế trong từng chút một của đời sống là  vậy.

Chính điều này làm thành đạo lực, thành công đức cho chính mình, và cũng khiến mình trở thành điểm tựa cho bao nhiêu người khác. Nên nhớ, có nói những điều cao siêu gì không biết, nhưng khi đụng chuyện thực tế, ta có thể hiện được đạo lý ra hay không, đó mới là vấn đề.

Thầy trò mình còn rất nhiều gian khó trên bước đường đi tới, mà khó khăn gì thì trước hết cũng nơi lòng mình trước đã, các con phải chiến thắng nội tâm mình (lỗi lầm), rồi từng bước đi trên con đường tu tập, còn những điều bên ngoài dù khó mấy cũng chỉ là phụ mà thôi.

Thật vậy, những lời răn dạy của Thượng tọa đối với đệ tử rất tình cảm, sâu sắc, hàm ý giáo dục, rèn luyện rất cao. Toàn thể Đại chúng theo đó y giáo phụng hành và đảnh lễ cúng dường tam bái.

a36_02-02-2017

Sau đó, Thượng tọa trao cho mỗi đệ tử xuất gia và tại gia một phong bì lì xì kèm theo những lời chúc tốt đẹp nhất. Rồi toàn thể tập trung vào Chánh điện lễ Phật, tụng kinh cầu an đầu năm.

Tiếp theo, đúng 9h00”, bài Pháp thoại đầu năm có tựa đề: HIỂU THÊM VỀ CÕI TRỜI, với những minh triết rất logic, phù hợp với nhân quả và sự tu hành của con người. Buổi chia sẻ Pháp thoại đầu năm có hơn một vạn lượt đồng bào phật tử trong cả nước tham dự.

a51_02-02-2017

Mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa nhận định: Đa số các tôn giáo nói về cõi trời cực kì đơn giản. Chỉ trong đạo Phật, Đức Phật đã nói rằng cõi trời rất phức tạp, gồm nhiều tầng lớp và nhiều cõi khác nhau. Tùy theo công đức và tùy theo mức độ tâm linh chứng ngộ mà một vị được về tầng trời tương ứng, không phải có một tầng trời chung cho tất cả những bậc cao siêu.

Nhiều người không tin có cõi trời bởi vì khoa học chưa chứng minh được. Tuy nhiên, so với sự tiến bộ của vũ trụ này thì khoa học chỉ là một hạt bụi, chưa là gì cả. Ngay cả những điều gần gũi với chúng ta, khoa học cũng chưa phải đã chứng minh được hết, ví dụ những nhà Sư vận nội công chạy băng băng trên mặt nước, hay sự xuất hiện của UFO… Vì vậy, đừng bao giờ nghĩ rằng khoa học chưa chứng minh điều gì thì điều đó không tồn tại. Sự tồn tại của các tầng trời là điều có thật, được nói ra bởi một Đấng Giác Ngộ phi thường thì ta đừng bài bác.

Cõi trời có nhiều tầng lớp. Trong phạm vi đề tài này Thượng tọa bàn về một vài tầng lớp thấp, chứ chưa nói đến những tầng trời quá cao, vì đó là cảnh giới của những vị Bồ tát, ta hiểu không nổi. 

a59_02-02-2017

Được biết, những Chư thiên sinh lên cõi trời đều được gọi là “Thiên tử”, tức con của Thiên chủ (Vua cõi trời). Dịp này, Thượng tọa giới thiệu một số đặc tính của cõi trời:

– Đặc tính thứ nhất của cõi trời là tình thân ái giữa Chư thiên tử và Vua cõi trời giống tình cha con ruột. Ở cõi người của chúng ta cũng có những vị Vua, nhưng cái tình giữa thần dân và ông Vua không bao giờ đầm ấm, đạt được mức độ thương dân như thương con giống như Vua trời với các Thiên tử.

Chúng ta ở cõi này không bằng các vị ở cõi trời cũng vì lý do đầu tiên này. Tình thương giữa chúng ta với nhau chưa đủ đậm sâu. Tiêu chuẩn đầu tiên để sinh về cõi trời là tình yêu thương, tức sống trong cuộc đời mà yêu thương được mọi người một cách đậm đà. Nếu nhìn vào đôi mắt của một người mà thấy trong đó đầy ắp tình thương yêu thì ta biết rằng người này có thể mới từ cõi trời xuống. Và sau khi chết, nhiều khả năng sẽ đi về cõi trời trở lại, vì tình yêu thương còn tràn ngập trong tâm hồn họ. Còn nếu sống trên đời mà lòng mình khô khan, ít có thương ai thì phải hiểu cõi trời với mình còn rất xa.

– Đặc tính thứ hai là minh bạch. Các Thiên tử trên cõi trời đều có thần thông và biết được tâm nhau cả. Vì vậy không ai dám nghĩ bậy, không ai giấu ai điều gì, không ai làm điều xấu ác. Còn nơi cõi người này mới thật rắc rối, vì con người còn che giấu điều xấu mình đã làm, còn suy nghĩ chuyện xấu nên cứ tha hồ nghĩ bậy, cho đến khi nào phát điên mới thôi.

a65_02-02-2017

Hãy nhớ rằng nhân quả của việc suy hao bộ não là do nghĩ bậy, chứ không phải do tuổi già. Nếu cả đời không suy nghĩ bậy, tâm lúc nào cũng hiền lành thì ta sẽ sáng suốt cho đến lúc chết. Đó là nhân quả. Và chưa cần đợi đến già, nếu ngay hiện tại mà ta thoáng thấy bộ não mình hư, phải hiểu rằng mình đã từng có những ý nghĩ xấu trong tâm hồn. Cho nên đừng khờ dại suy nghĩ bậy rồi tưởng không ai biết, đừng nói: “Tôi muốn nghĩ gì tôi nghĩ”, bởi nhân quả đều ghi dấu tất cả. Đó là chưa nói Chư thiên trên cõi trời nhìn thấy tâm ta từng giờ từng phút.

Cho nên, trong việc tu tập, từ cái ngày ta bắt đầu biết đạo cho đến ngày lòng mình cực kì thanh thản, không bao giờ có một ý nghĩ bậy, con đường đó phải đi mất khoảng vài chục năm tu hành tinh tấn. Còn bình thường, chúng ta nay chớp mai tắt, hôm nay xúc động ngời ngời lý tưởng tu hành, vài ngày sau tập khí cũ, thói quen cũ trỗi lên, ta bắt đầu nghĩ bậy lại ngay, thế là bị hao tổn công đức sẵn có của mình.

Còn ta cứ chiến đấu với chính mình cho đến ba, bốn chục năm sau, đến cái ngày mà lòng thanh thản không bao giờ còn một ý nghĩ sai nữa thì đời tu mới bắt đầu ổn định. Và người nào có thể sống minh bạch, không có gì phải che giấu, đó là người gieo nhân của cõi trời. 

a68_02-02-2017

– Tính chất thứ ba là tâm của Chư thiên an lạc, khung cảnh của cõi trời vui sướng, cho nên thời gian đi qua không hay. Mặc dù thời gian giữa các cõi giới khác biệt nhau, một ngày ở cõi trời có thể bằng bao nhiêu năm dưới cõi người?  Ở đây, ta đang nói về thời gian tâm lý, tức là Chư thiên trên cõi trời quá an lạc hạnh phúc nên thời gian có thể trôi qua nhiều mà các Ngài không hay.

–  Lại nữa, trên cõi trời không phải tất cả Chư thiên đều biết Phật pháp. Lúc còn ở cõi người, có những Chư thiên là đệ tử Phật, nhưng cũng có những vị thuộc tôn giáo khác, vì đã sống một đời tốt đẹp, họ cũng được sanh Thiên. Chư thiên cũng chia ra nhiều lớp, nhiều tầng là vậy. Những người biết Phật pháp thì khi lên cõi trời họ đi tìm các vị Bồ tát mà tu học. Còn nếu không biết Phật pháp, họ thường tận hưởng niềm vui ở cõi trời, chơi đùa một thời gian dài rồi mới tìm tiếp những đạo lý cao siêu.

Nhiều vị Hòa thượng tu hành chân chính, khi tịch rồi đã lên cõi trời, vừa tiếp tục tu và vừa dẫn dắt các Thiên tử khác. Trên cõi trời cũng có những Pháp hội giống cõi người, tuy nhiên Pháp hội đó rất lớn. Ở trên, chư vị Bồ tát thuyết giảng thì chung quanh những Thiên tử vân tập lại nghe Pháp phải đến tận chân trời. Pháp hội đó mênh mông như cả một chân trời xa xôi với gió mát, hào quang, hương thơm ngào ngạt, hoa trời rơi rơi, và gương mặt các Thiên tử cực kì khả ái đẹp đẽ.

a52_02-02-2017

Có khi chúng ta đã từng gặp nhau ở các Pháp hội đó, và giờ lại gặp nhau ở những Pháp hội dưới cõi người này. Vì sức mạnh của sinh tử quá khủng khiếp, mà công đức của ta không đủ bứt phá để bay lên, nên phải trở xuống để trả những nghiệp xưa còn sót lại. Đồng thời, chúng ta buộc phải mang thân phận con người lại để trả, để tu. Chỉ khi nào sức tu của ta đủ bứt phá thì ta bay luôn, không trở lại cõi người này nữa. Đó là người đạt được quả vị bất lai. Để hiểu rõ hơn, Thượng tọa đã dẫn giải bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra từ sơ quả Tu Đà Hoàn đến tứ quả A La Hán.

– Mặc khác, Chư thiên trên cõi trời khi đã ổn định rồi thì cực kì bận rộn, không có ở không. Mà trong số các nhiệm vụ được giao, các Ngài có nhiệm vụ quan sát, giáo hóa, dẫn dắt chúng sinh ở cõi người đông đúc này, nhất là những người phát tâm tu hành, có Quy y Tam bảo, có lòng kính Phật. Tuy ta không bao giờ biết đến để cảm ơn các vị cả, nhưng các vị đã che chở đỡ đần cho ta trong từng phút giây của cuộc sống. Dĩ nhiên các vị không bao giờ mang đến cho ta những may mắn liên tiếp, vì ta sẽ mau chóng hết phước. Các vị để ta theo nghiệp của mình, tức có khi khổ – khi vui – nhưng quan trọng là bí mật khéo léo sắp xếp qua lại để ta đi đúng vào con đường chánh pháp.

Tuy nhiên, có những vùng miền mà Chư thiên không độ nổi vì người tại đó không có thiện căn, không có đạo lý, không biết nhân quả. Vì vậy, chúng ta hãy nỗ lực truyền bá luật nhân quả cho mọi người để họ cũng lọt vào danh sách theo dõi của Chư thiên. Công đức này rất lớn. Và hãy nhớ rằng Thiên chủ không bao giờ ngưng công việc. Cũng vậy, Chư thiên tử lúc nào cũng bận rộn dẫn dắt, theo dõi, giáo hóa chúng sinh. Đó là tính chất của Thiên giới. Do đó, trên đời này, nếu ai từng giây phút đều khát khao làm phước thì tâm người đó tương ưng với cõi trời, lúc chết rất dễ được sanh về cõi trời.

a57_02-02-2017

– Một đặc tính nữa của Chư thiên là hiểu rất rõ về nhân quả. Từ trên Thiên giới nhìn xuống, các Ngài thấy rõ sự luân chuyển đầu thai của chúng sinh, thấy rõ vì sao người này đầu thai vào gia đình nghèo, người kia đầu thai vào gia đình giàu có, người nọ gặp nạn thế nào, v.v… Do vậy, ở cõi người này, nếu người nào tin hiểu nhân quả thì đó là người tương ưng với tâm của Chư thiên tử, và khi chết cũng dễ sinh lên cõi trời.

– Chư thiên ở cõi trời dục giới (một cõi rất thấp trong các cõi trời) vẫn còn ái dục.  Còn ở cõi trời cao hơn là cõi sắc giới thì Chư thiên đã ly dục, nhưng còn có sắc tướng trang nghiêm của thân và cảnh. Mà hình thức bên ngoài là giá trị của các Ngài. Các Ngài muốn tạo hình cho mình như thế nào thì ra thế đó.

– Tất cả những Chư thiên đều xuất phát từ cõi người mà lên, nên duyên nợ với cõi người là tràn đầy. Vì vậy, Chư thiên thường có trách nhiệm với cõi người. Với những người thân yêu, những người đã từng có duyên nợ, từng giúp đở, từng yêu mến mình thì đều nằm trong trách nhiệm hỗ trợ, gia hộ của Chư thiên tử. Cho nên, nếu may mắn có người thân sinh lên cõi trời, tự nhiên chúng ta sẽ được nhiều sự gia hộ bí mật mà mình không hiểu tại sao, vì lên đó rồi các vị vẫn nhìn xuống, vẫn âm thầm hỗ trợ chúng ta bằng cách nào đó, đây là tính chất của Chư thiên.

– Những hiện tượng thiên nhiên như: Mưa, nắng, giông bão, động đất, sóng thần, mùa màng tốt tươi, bệnh dịch, v.v… đều nằm trong sự quản lý của Chư thiên, không phải ngẫu nhiên mà thành và Thượng tọa đã đưa ra nhiều ví dụ minh chứng cho khẳng định này.

– Chư Thiên còn có bốn tính chất nữa là: Sạch sẽ, thơm tho, đẹp đẽ, thông tuệ. Đầu tiên là sạch sẽ. Nhìn vào sự sạch sẽ của một người, ta đánh giá được cái phước của họ. Người nào bừa bãi, dơ bẩn, lộn xộn thì ta biết cái phước của họ thấp, khoảng cách với Chư thiên còn rất xa.

a60_02-02-2017

Tương tự, Thượng tọa luận giải thêm ba tính chất còn lại của Chư thiên, trong đó nhấn mạnh đến tính chất thứ tư là thông tuệ, tức hiểu được chuyện của trời đất, hiểu được đạo lý, hiểu nhân quả, và hiểu được bản chất sâu xa của sự việc.

– Khi về già và đi gần đến cõi chết, nếu ai hốt hoảng lo sợ thì có 3 chỗ đợi họ: Súc sinh, địa ngục, ma đói. Người không có cảm giác này thì thường đầu thai vào cõi người. Còn người càng gần đến ngày chết chừng nào thì càng vui chừng ấy, nghe nói tới cái chết cứ tỉnh bơ, không sợ, tâm càng vui, đó là người sẽ sinh lên cõi trời. Do đó, hãy quan sát cảm giác của mình khi về già, nếu càng lúc ta càng hoảng sợ thì biết rằng mình đã sống có sai lầm gì đó. Bây giờ còn lại bao nhiêu thời gian thì cố gắng sám hối lại từ đầu, vì ý nghĩ, lời nói, việc làm của ta đã sai mất rồi.

– Hoặc người có duyên sinh lên cõi trời thì ngay khi còn ở cõi này, bỗng nhiên họ có cảm giác mình là con của Thiên chủ. Cảm giác này tràn ngập tâm hồn, không gỡ ra được, nhưng đó không phải là ảo giác hay tưởng tượng. Họ thật sự cảm nhận được tình yêu thương của Thiên chủ phủ ngập hết cuộc đời, tâm hồn của họ, nên họ sống tự tin và không sợ gì hết. Vì dù thế gian này có khổ đau, có oan trái, có đầy nghịch cảnh thì họ vẫn còn có cha mình ở trên trời chờ đón che chở, nên mọi chuyện ở thế gian trở thành nhạt nhòa như sương khói, không quan trọng nữa. Còn người không phải được Thiên chủ nhận làm con mà tự nhận mình là con thì cái ảo tưởng đó sẽ làm họ hết phước và đọa.

Thêm nữa, muốn sinh lên cõi trời thì ba nghiệp (thân – khẩu – ý) phải thuần thiện. Bên cạnh đó, một nghi vấn được đặt ra: Tại sao có người hiền lành nhưng không sinh lên cõi trời? Vì người đó tuy hiền mà không có một vị Thánh để tôn kính, hay họ đã lỡ đánh giá sai về một vị Thánh nào đó thì tất nhiên không đủ phước để lên cõi trời.

a59_02-02-2017

Đến đây, Thượng tọa đã mở ra cho mọi người biết cái tiêu chuẩn quan trọng nhất để được sinh lên cõi trời là gì. Bài Pháp thoại đã giúp chúng ta hiểu được những bí mật của cõi trời. Phải chăng, phước cho những ai đã nghe được bài Pháp này. Từ đó, ta ráng tu tập, cố gắng thúc liễm thân tâm, làm nhiều công đức để cuộc sống của mình bắt đầu giống Chư thiên dần dần. Và mọi người đều trở thành con của Thiên chủ cả./.

Tuệ Đăng

Những hình ảnh đẹp đầu xuân tại Thiền tôn Phật Quang:

a2_02-02-2017 a8_02-02-2017 a10_02-02-2017 a12_02-02-2017 a13_02-02-2017 a15_02-02-2017 a17_02-02-2017 a20_02-02-2017 a23_02-02-2017 a24_02-02-2017 a25_02-02-2017 a25a_02-02-2017 a26_02-02-2017 a26a_02-02-2017 a27_02-02-2017 a28_02-02-2017 a29_02-02-2017 a33_02-02-2017 a35_02-02-2017 a36_02-02-2017 a37_02-02-2017 a39_02-02-2017 a41_02-02-2017 a47_02-02-2017 a48_02-02-2017 a49_02-02-2017 a49b_02-02-2017 a49c_02-02-2017 a51_02-02-2017 a52_02-02-2017 a53_02-02-2017 a54_02-02-2017 a57_02-02-2017 a59_02-02-2017 a60_02-02-2017 a62_02-02-2017 a65_02-02-2017 a68_02-02-2017 a72_02-02-2017 a73_02-02-2017

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất