Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangThuyết phápPhan Thiết: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Liên Trì

Phan Thiết: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Liên Trì

-

Vừa qua, sáng ngày 12/11/2016, (nhằm ngày 13/10 năm Bính Thân), chùa Liên Trì (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Đức tổ khai sơn – Hiệp kỵ Chư lịch đại Tổ sư truyền thừa – kỷ niệm 277 năm thành lập chùa Liên Trì. Nhận lời mời của Thượng tọa Trụ trì Thích Quảng Tiến, TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã quang lâm Pháp tòa, và chia sẻ một thời pháp thoại có chủ đề là: VIỆC CỦA TƯƠNG LAI, đến toàn thể chư Tăng và phật tử tại Bổn tự cũng như các tỉnh thành lân cận, trong đó có cả các Đạo tràng phật tử đến từ TP.HCM; Tiền Giang; BR-VT trong không khí trang nghiêm đạo vị. Thật là một niềm vui chung cho tất cả phật tử trong và ngoài thành phố Phan thiết trong ngày Lễ tri ân này, nhằm tưởng nhớ đến công đức khai sơn tạo tự, hoằng truyền chánh pháp, tiếp nối tông phong, giữ gìn tổ ấn. 

a1_23-11-2016

Với lối diễn đạt giản dị, dí dỏm, gần gũi, Thượng tọa đã dẫn giải, chứng minh cho thấy tương lai là bất định, không thể biết trước. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết tin sâu nhân quả, biết gieo trồng công đức đúng mức thì ta có thể làm chủ được tương lai. Từ đây, mọi người biết chủ động nắm bắt tương lai mình.

Mở đầu, trước Pháp hội, TT Thích Quảng Tiến – Trụ trì chùa Liên Trì đã chia sẻ về con đường đến với Phật Pháp của mình. Thượng tọa cho biết: Người may mắn sớm bén duyên sớm với đạo Phật từ khi còn rất nhỏ (khoảng 4 – 5 tuổi). Do chùa ở gần nhà, hằng ngày được nhìn thấy quý thầy tụng kinh, mặc y hậu trang nghiêm quá nên đem lòng yêu mến, tôn kính rồi bắt chước.

Từ lúc hơn 4 tuổi, Thượng tọa đã mong muốn được mặc áo như quý thầy ở chùa để  tụng kinh, lễ Phật. Nhưng vì nhà quá nghèo, không có tiền mua áo tràng, cũng không dám nói với bố mẹ, nên Người đã quấn chăn giả làm áo, lấy hình Đức Phật ở vỏ thẻ nhang làm tượng, hằng ngày nhân lúc bố mẹ không có ở nhà, lại đốt hương, tụng kinh, lễ Phật.

Không chỉ vậy, Người còn dâng cơm cúng ngọ, tự in tiền giấy, tự hái hoa quả để cúng dường Đức Phật. Lúc rảnh rỗi, không phải đi học thì lên chùa nghe đọc kinh, làm công quả. Sau đó, cha mẹ của thầy phát hiện khi thấy khói nhang bay tỏa lên từ hốc kẹt trong nhà, tại đó có bàn thờ Phật. Thấy vậy, người nhà biết thầy có duyên với Phật pháp nên đã hết lòng ủng hộ. Sau khi học hết tú tài II, thầy đã xin cha mẹ được xuất gia.

a44_23-11-2016

Sau này, Người đã đến nương tựa và tu học tại chùa Minh Đạo do HT Thích Thiện Nhơn, khi đó là UV HĐTS T.Ư GHPGVN làm Trụ trì. Hiện nay, Hòa Thượng đã là Chủ tịch HĐTS T.Ư GHPGVN. Dịp này, thầy bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ, dạy bảo của Hòa thượng và các quý thầy trong chùa Minh Đạo. Nhờ có sự dạy bảo và giúp đỡ quý báu đó, thầy mới trưởng thành và có được thành công như ngày hôm nay. Thầy hứa rằng dù ở cương vị nào, người cũng cố gắng nỗ lực tu hành, không phụ công ơn giáo dưỡng của HT Thích Thiện Nhơn.

Được biết, vào năm 2002, được sự tín nhiệm của Giáo hội và các phật tử, thầy chính thức trụ trì chùa Liên Trì – một ngôi chùa cổ, được xây dựng cách đây gần 300 năm. Từ đó đến nay, bên cạnh việc dốc lòng tu hành, thầy cũng luôn cố gắng trùng tu, xây dựng để chùa được khang trang, giúp các phật tử có nơi tu học.

a43_23-11-2016

Thầy rất vui mừng khi TT Thích Chân Quang đã nhận lời mời, quan lâm đến đạo tràng chùa Liên Trì để thuyết Pháp trong ngày đại Lễ này. Thay mặt các phật tử, Người đã gửi đến Thượng tọa Giảng sư lời cảm ơn chân thành nhất. Đồng thời khẳng định, những lời Pháp nhũ quý báu mà Thượng tọa sắp ban bố sẽ là kim chỉ nam cho con đường tu học của các phật tử.

Nghe những lời chia sẻ của Thượng tọa Trụ trì, TT Thích Chân Quang cảm thấy rất xúc động. Người nói rằng chùa Liên Trì là một ngôi chùa cổ, giàu truyền thống lịch sử. Nơi đây đã chứng kiến biết bao nhiêu sự đổi thay của lịch sử đất nước, nhất là cuộc phân tranh của chúa Nguyễn, kết quả là lãnh thổ nước ta được mở rộng dần xuống phía Nam.

Khi lãnh thổ được mở rộng, dân ta cũng bắt đầu di tản. Dân đến đâu, nhà sư cũng theo đó để giáo hóa. Vì vậy, Chùa ra đời từ những ngày đầu lập quốc. Khi những người ở phương Nam tràn về vùng này, các vị tiền bối đã nhanh chóng lập ra vài ngôi chùa nhỏ ở Phan Thiết, Bình Thuận, trong đó có chùa Liên Trì để có chỗ cho Tăng Ni tu học, và làm nơi nương tựa tâm linh cho dân chúng. Trải qua mấy trăm năm như vậy, Phật giáo của Phan Thiết ngày càng phát triển. Đến nay, cả thành phố đã có khoảng 45 ngôi chùa.

a50_23-11-2016

Người khẳng định TT Thích Quảng Tiến là một bậc chân tu. Thượng tọa đã xuất gia từ lúc nhỏ chứ không phải đợi lúc học xong tú tài, đấy chỉ là cái duyên đời thôi. Vậy nên, tuổi đạo của Thượng tọa Trụ trì phải tính từ lúc thầy mới 5 tuổi.

Thật vậy, nhờ tuổi đạo lớn, đạo tâm vững chắc nên sau 15 năm Trụ trì, từ một ngôi chùa sơ sài, thầy đã xây dựng chùa Liên trì thành ngôi phạm vũ huy hoàng, khang trang. Nhìn vào sự đổi thay của Phật giáo nơi đây, mới thấy phước đức của Thượng tọa Trụ trì thật lớn. Vì lớn nên mới được Chư thiên ủng hộ, phật tử tin tưởng, cùng về đây tu học và chung tay xây dựng chùa. Thượng tọa cho rằng chùa Liên Trì xứng đáng là nơi nương tựa tâm linh của phật tử Phan Thiết.  

Đối với Thượng tọa Giảng sư, Người chia sẻ: Việc mình được mời về tham sự Lễ Hiệp kỵ Đức Tổ sư khai sơn – Ngài Thượng Đạo hạ Chơn – hiệu Quang Huy, đây là một vinh hạnh rất lớn. Đó không chỉ là ngày Hội quan trọng của chùa mà còn là Lễ cầu siêu cho rất nhiều vong linh. Thêm nữa, ở đây cũng tổ chức nhiều hoạt động từ thiện rất ý nghĩa. Theo quan điểm của Thượng tọa Giảng sư, “Chùa” là vậy, chùa phải gắn bó với dân tộc, với cộng đồng, và với xã hội. Điều đó cho thấy Phật giáo xưa và nay vẫn luôn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Vậy nên, chỉ cần có những bậc chân tu như thầy Trụ trì đây thì thành phố Phan Thiết sẽ trở thành vùng đất lành cho các phật tử yên tâm tu học.

a48_23-11-2016

Đi vào nội dung chính, nói về chủ đề bài Pháp thoại, Thượng tọa nhấn mạnh việc của tương lai là việc mà ta không biết. Với hạng phàm phu như chúng ta, ít ai lường trước được một cách chắn chắc rằng một chốc nữa, vào ngày mai, tháng tới… chuyện gì sẽ xảy đến với mình. Dù vậy, chuyện của tương lai vẫn luôn rất quan trọng với tất cả chúng ta. Vì sao vậy, bởi ai cũng sống vì tương lai, vì niềm hi vọng ở mai sau. Chẳng hạn, nếu biết rằng ngày mai là tận thế, hoặc ngày mai mình sẽ chết thì hôm nay rất nhiều người sẽ tiêu xài cho hết tiền, vì thấy rằng không cần phải phấn đấu, rèn luyện gì khác, có khi không cần tu nữa, chỉ muốn hưởng cho hết. Con người thường bị tâm lý này.

Nếu không có tương lai, hoặc ta mịt mờ hoang mang mất hướng đi thì cuộc sống bỗng vô nghĩa lạ kỳ, không còn động lực để làm bất cứ việc gì. Sở dĩ giờ đây chúng ta còn tu hành tinh tấn, còn cố học tập rèn luyện, còn làm lụng, dành dụm tiền bạc để đầu tư, để làm ăn,…vì ta còn có những kế hoạch dự định tốt đẹp ở mai sau.

Tương lai quan trọng như vậy, nhưng nó là gì thì không ai biết. Thế nên, chúng ta hay tò mò về tương lai của mình. Cái tâm tò mò này cứ âm ỉ mãi không thôi. Khi có cơ hội, nhất là lúc gặp thầy bói, nó lại bộc phát. Còn không, ta cứ nén lòng, cố gắng sống và hy vọng.

a56_23-11-2016Theo Thượng tọa, có rất nhiều thầy bói dù không có chút năng lực nào, nhưng họ vẫn tồn tại và giàu lên nhờ sự tò mò về tương lai của con người. Tuy nhiên, giữa lòng nhân loại thật sự đã từng xuất hiện những nhà tiên tri có năng lực tiên đoán trước những chuyện sẽ xảy ra vào mấy trăm năm sau, khiến ta phải khiếp sợ như nhà tiên tri mù Vanga. Ở Việt Nam, cũng có những nhà tiên tri rất vĩ đại như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cụ Nguyễn Công Trứ, v.v…

Và Thượng tọa đã chứng minh cho thấy: Những lời tiên tri được đưa ra ở nhiều lĩnh vực và thời điểm khác nhau. Có lời tiên tri khiến mọi người lo lắng, sợ hãi như ngày tận thế của trái đất. Nhưng cũng có những lời tiên tri khiến người ta vui mừng, chờ đợi.

Hiện tại, đất nước chúng ta cũng đang mong chờ sự ứng nghiệm trong lời tiên tri của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo như lời cụ tiên đoán, đất nước chúng ta sẽ trường tồn, vững mạnh sau 500 năm nữa. Vậy nên, trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước có nhiều khó khăn, vấp phải sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài, lại thêm tình hình biển Đông ngày càng phức tạp, nhưng lời tiên tri của cụ đã tiếp sức mạnh, niềm hy vọng cho chúng ta. Nhất định ngày nào đó, đất nước ta sẽ đi lên, vững mạnh về mọi lĩnh vực, nhất là đạo đức và tâm linh. Khi toàn dân có đạo đức thì mới cùng bắt tay xây dựng đất nước. Còn nếu mình chia rẽ, hơn thua, đấu tranh thì đất nước này suy yếu, nên đạo đức rất là quan trọng.

a58_23-11-2016Mà muốn đạo đức thì phải dựa vào nền tảng tâm linh nào đó. Ví dụ có những người họ tin rằng có Thượng đế thưởng phạt, vì tin vào Thượng đế mà họ luôn cố gắng sống thật đạo đức. Còn đạo Phật thì tin vào Luật Nhân Quả, nên họ tích cực gieo những nhân thiện để gặt quả báo tốt cho tương lai. Đồng thời ta tin vào sự gia hộ của Đức Phật, tin vào Chư thiên tử trên cõi trời sẽ quan sát, che chở phù hộ giữ gìn chúng ta. Ngoài ra, còn có tâm linh riêng của dân tộc “Ta là con của Rồng, cháu của Tiên”. Đây là cội nguồn, là đất nước của ta. Chính nhờ tâm linh đó mà dân tộc ta ráng xây dựng nền đạo đức cho mình. Có nền đạo đức này rồi thì ta mới cùng với việc xây dựng trên mọi phương diện của xã hội làm cho đất nước ta hưng thịnh lên. Vậy nên, tâm linh, đạo đức là hai vấn đề rất quan trọng.

Nếu được là từ nơi tâm linh ta đưa ra đạo đức; từ đạo đức ta đóng góp vào việc xây dựng đất nước để đất nước ta được hưng thịnh vững bền thì điều đó quả thực là ứng với lời tiên tri của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Để có được nền tảng đạo đức, tâm linh vững chắc đó thì trách nhiệm của chư Tăng Ni rất lớn. Trước hết, quý thầy, quý sư cô phải nỗ lực tu hành, bồi đắp đạo hạnh để trở thành mô phạm, là nơi nương tựa tinh thần cũng như tâm linh cho các phật tử. Đổi lại, các phật tử cũng phải biết cố gắng nương tựa vào quý thầy để tu tập, sửa đổi bản thân, đem đạo đức của Phật giáo để phổ biến, giáo hóa cho gia đình và những người xung quanh mình. Trách nhiệm của chúng ta là phải làm cho tất cả mọi người biết yêu thương, tử tế với nhau. Vậy mới tạo thành sức mạnh lớn cho toàn dân tộc.

a59_23-11-2016

Lại nữa, chúng ta phải biết giúp đỡ lẫn nhau, chủ động làm mọi công việc của cộng đồng chứ đừng ngồi chờ nhà nước. Nếu một mình không làm được thì kêu gọi sự chung tay từ những người khác. Như vậy, vừa tự cải thiện cuộc sống của mình, vừa giúp đỡ rất nhiều cho ngân sách của nhà nước. Mỗi người chỉ cần sống tử tế, yêu thương, trách nhiệm hơn một chút là đất nước ta có thể tự bay lên.

Có thể, khi làm những việc của cộng đồng sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng chính sự khó khăn đó lại giúp ta thêm mạnh mẽ, kéo sát mọi người thêm gần nhau. Công việc ta làm cũng không được đúng kĩ thuật nhưng ta cứ làm, còn hơn là không làm gì. Chỉ khi biết chủ động làm tất cả, biết đương đầu với mọi khó khăn, chúng ta mới thực sự đứng vững được trong xã hội.

Không biết được tương lai, vậy làm sao để ta chắc rằng mọi tính toán cho tương lai của ta đều thành tựu? Dù đã tính toán, định liệu trước sau, nhưng không thể chắc chắn mọi việc sẽ diễn ra đúng như ta nghĩ 100%, chỉ vì có yếu tố nhân quả bí mật chi phối phía sau. Cuộc đời luôn tồn tại những điều bất lợi. Vậy nên, tương lai là những điều bất định.

Có thể mọi việc xảy ra trong tương lai sẽ không như dự liệu của ta, nhưng ta vẫn phải nỗ lực, cố gắng đầu tư cho nó. Đồng thời, đề ra nhiều giả thiết có thể xảy ra để giữ thế chủ động trong mọi tình huống. Như vậy, ta mới làm chủ được tương lai.

a61_23-11-2016

Thực tế cho thấy nhiều người lo sợ tương lai không như ý mình nên đã tìm đến tâm linh để cúng cầu, xin được gia hộ. Đây là việc làm không xấu, nhưng phải hết sức cẩn trọng, vì hiện nay rất nhiều người đã lợi dụng tâm lí này của con người, bày ra những nghi thức hết sức lập dị, không hề có trong Phật giáo để trục lợi. Do đó, mọi người phải tìm đúng bậc chân tu để nương nhờ, tránh bị những kẻ xấu lợi dụng.

Ngoài việc nhờ các bậc chân tu làm lễ, cúng bái, ta cũng phải siêng năng đến chùa tụng kinh, sám hối, ngồi thiền; tham gia nhiều hoạt động công quả và từ thiện để có cái phước. Đây mới là điều ta định hình được. Cái phước mới là gốc, ta lấy phước mà che chở cho chính tương lai của cuộc đời mình, còn việc thần linh gia hộ chỉ là phụ mà thôi.

a65_23-11-2016

Càng nhiều phước thì tương lai của ta càng chắc chắn, tốt đẹp. Nhưng tạo bao nhiêu phước mới đủ thì ta không tính toán được. Hoặc phước quá khứ của ta không đủ để che chở cho tương lai của ta thì sao?

Để xử lí tình huống này, Thượng tọa đã chia sẻ một phương pháp, rằng: Khi ta cầu xin một điều gì đó thì hãy hứa trước Đức Phật về một việc công đức mình sẽ làm. Nếu công đức mà ta hứa làm đủ lớn, động lòng được Chư thiên thì việc ta cầu xin sẽ được. Nhưng khi ta có cái ta muốn rồi mà không giữ lời hứa thì sẽ phải trả một giá rất đắt, trước hết là mất tất cả những gì ta có.

Vậy mới thấy tương lai lệ thuộc vào nhân quả nghiệp báo. Và nhân quả này đến từ hai nguồn:

– Nghiệp nhân từ quá khứ

– Lời hứa về một công đức trong vị lai.

Nghĩa là quá khứ sinh ra nhân. Nhưng khi ta hứa làm một công đức lành nào đó thì tương lai cũng có thể được thay đổi phần nào. Đây là sự linh động của Luật Nhân Quả.

a63_23-11-2016

Cho nên, nếu muốn xây dựng tương lai tốt đẹp, theo đúng mong muốn của mình, mọi người phải tích cực gieo những nhân tốt. Đồng thời, đưa ra được những lời hứa công đức có trọng lượng và thực hiện được đúng lời hứa đó. Trọng tâm chính của bài Pháp thoại này là Thượng tọa muốn nhấn mạnh ở khía cạnh Làm sao để ta chắc rằng những việc ta tính toán trong tương lai đều thành tựu”.

Theo đó, Thượng tọa đã đưa ra nhiều ví dụ, những câu chuyện kể thực tế để minh chứng cho quan điểm này. Dù thời gian Thượng tọa trình bày khá dài, nhưng các phật tử vẫn thấy thoải mái, hiểu vấn đề rất nhanh, dù chủ đề này rất rộng và khó hiểu. Nhờ vậy, các phật tử không còn tò mò hay mơ hồ về tương lai của mình nữa. Đồng thời, biết bắt tay hành động ngay để xây dựng tương lai của chính mình.

Ngoài ra, bài Pháp cũng cảnh tỉnh những người đang ỉ lại, dựa dẫm, phó mặc tương lai của mình cho người khác. Không ai có thể xây dựng tương lai cho chúng ta ngoài bản thân mình. Tương lai là bất định, ta không biết sẽ xảy ra chuyện gì nhưng chỉ cần muốn, chúng ta vẫn có thể chủ động nắm bắt và xoay chuyển tương lai theo ý muốn.

a67_23-11-2016

Như vậy, tương lai là một sự lựa chọn. Chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội ở mai sau là do chúng ta lựa chọn cách sống của mình. Mong rằng trong tất cả chúng ta đều thành tựu những mục đích tâm linh, cũng như những mục đích trong cuộc sống đời thường để cuộc đời của ta thực sự sống có ý nghĩa.

Kế đến, sau thời thuyết Pháp là Lễ cúng dường Trai Tăng./.

Tuệ Đăng

Một số hình ảnh của buổi giảng:

a1_23-11-2016 a2_23-11-2016 a8_23-11-2016 a10_23-11-2016 a15_23-11-2016 a17_23-11-2016 a18_23-11-2016 a20_23-11-2016 a24_23-11-2016 a24a_23-11-2016 a25_23-11-2016 a26_23-11-2016 a28_23-11-2016 a30b_23-11-2016 a38_23-11-2016 a41_23-11-2016 a43_23-11-2016 a44_23-11-2016 a46_23-11-2016 a48_23-11-2016 a50_23-11-2016 a52_23-11-2016 a56_23-11-2016 a58_23-11-2016 a59_23-11-2016 a61_23-11-2016 a63_23-11-2016 a65_23-11-2016 a67_23-11-2016 a68_23-11-2016 a74_23-11-2016 a76_23-11-2016 a78_23-11-2016 a83_23-11-2016

 

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Cảnh báo: Các trang và group Facebook giả mạo

0
Kính thông báo đến toàn thể quý Phật tử! Hiện nay, trên Facebook đang xuất hiện các trang và group Facebook giả mạo Thượng tọa...

Tin mới nhất