Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa...

Thanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh Hà

-

Tối ngày 19/07/2014, nhận lời mời của TT Thích Tâm Đức – Trưởng BTS PG tỉnh Thanh Hóa, TT Thích Chân Quang đã viếng chùa Thanh Hà (Trụ sở BTS PG tỉnh Thanh Hóa) tại số 34 – Bến Ngự – Trường Thi – TP Thanh Hóa, tham dự buổi Lễ trao quà cho các gia đình thương binh liệt sĩ, các em học sinh giỏi năm 2014, và chia sẻ đạo lý với các Phật tử trong và ngoài thành phố về tham dự. 
Đến chứng minh và tham dự Lễ trao quà có: TT Thích Tâm Đức – UV HĐTS – Trưởng BTS PG tỉnh Thanh Hóa; TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN; cùng Chư tôn đức Tăng Ni trong tỉnh.
Về phía chính quyền có: Ông Bùi Hải Vinh – Phó Giám đốc Sở Nội Vụ – Trưởng Ban Tôn Giáo tỉnh Thanh Hóa cùng Lãnh đạo các Ban, Ngành, Đoàn thể. 
Được biết, buổi chiều hôm ấy dù Thanh Hóa mưa như trút nước nhưng Phật tử vẫn vượt đường mưa đến với Pháp hội đông nghẹt. Họ ngồi ép sát vào nhau để tránh mưa, có người ngồi ngoài Giảng đường phải che dù, mặc áo mưa nhưng không khí buổi thuyết Pháp diễn ra thật trang nghiêm, ai cũng lắng tâm để được nghe rõ hơn và nghe hết thời Pháp, không vì sợ ướt, sợ lạnh mà nhúc nhích hay di chuyển dù chỉ một chút.
Tại buổi Lễ, ĐĐ Thích Tuệ Minh dẫn chương trình.
Lời mở đầu, TT Thích Tâm Đức giới thiệu TT Thích Chân Quang với các thính chúng trong Pháp hội rằng “Thật là một sự hoan hỷ trước thịnh tình ưu ái thân lâm của TT Thích Chân Quang. Chúng ta được đón Thượng tọa về thuyết giảng cho các em thanh thiếu niên ở khóa tu Phật Giáo với tuổi trẻ lần IV tại Chùa Giáng (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa) và Ban Trị Sự cũng đã thỉnh Thượng tọa quang lâm về chùa Thanh Hà thuyết giảng trong buổi tối này. 
TT Thích Chân Quang đối với Phật tử ở Thanh Hóa thì ai ai cũng biết vì Ngài đã đến đây từ rất lâu. Hơn 10 năm nay, Thượng tọa đã lưu giảng ở chùa Thanh Hà rất nhiều lần và các chùa khác trong tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời băng đĩa của Thượng tọa đã được lưu truyền trong Tăng Ni Phật tử tỉnh Thanh Hóa, và còn len lõi qua các hang cùng ngõ hẹp, thậm chí Phật tử miền núi cũng đã biết đến Ngài. Những bài thuyết Pháp của Thượng tọa đã thực sự ấm lòng người Phật tử, đã đưa người Phật tử từ không biết đạo trở thành người biết đạo, từ người đã quy y trở thành Phật tử thuần thành tín tâm kiên cố. 
Những đóng góp của Thượng tọa rất lớn lao đối với sự phát triển của Phật giáo Thanh Hóa. Chính vì vậy, nhân dịp Thượng tọa về thuyết giảng ở Tổ đình chùa Thanh Hà, chúng tôi mời Thượng tọa tham dự Lễ Trao Quà cho các gia đình Chính sách TB – LS và trao quà cho các em học giỏi của chùa Thanh Hà. 
Lần này, BTS PG Thanh Hóa đã trao tặng gần 1000 suất quà với tổng số tiền trên 70 triệu đồng. Tuy giá trị món quà rất nhỏ, nhưng qua đó muốn gửi lời tri ân chân thành của Tăng Ni Phật tử tỉnh Thanh Hóa đến các gia đình TB – LS trên tinh thần ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đồng thời với truyền thống hiếu học của người dân Thanh Hóa, chúng tôi mong các em học sinh luôn học giỏi chăm ngoan để sau này trở thành trụ cột của nước nhà. Trong mỗi quyển vở tặng các em đều có ghi câu thơ:
“ Bến vinh quang đang chờ người hiếu học
Bờ vực thẳm đang đợi kẻ ham chơi”. 
Chúng tôi muốn nhắc nhở các em không được tự mãn với những gì mình đang có, đang biết, thì có thể sẽ có thêm, biết thêm nhiều hơn nữa. Các em phải cố gắng thật nhiều để xứng đáng vùng đất địa linh nhân kiệt của chúng ta. 
Kế đến, mở đầu buổi chia sẻ đạo lý, TT Thích Chân Quang tản mạn về giá trị hiện thực của yếu tố tâm linh trong cuộc sống, rằng: Khi sinh ra trên cuộc đời này, tự nhiên chúng ta được đặt vào một con đường mà mình phải đi tới. Giống như một con ngựa đua vậy, được đặt vào đường đua và bắt nó chạy tới không lui lại được nữa. Cũng vậy, hốt nhiên chúng ta đầu thai giữa cuộc đời này, mở mắt ra làm người. Thế rồi, tự nhiên được đặt trên con đường đời và ta phải đi tới. Tuy nhiên, đường đời đó không có lộ trình rõ để ta đi cho đúng hướng.
Ta cứ lớn lên và được sự dẫn dắt của bố mẹ; của thầy cô giáo; của xã hội; luật pháp, v.v…Và có người may mắn đã chọn được đúng con đường để đi cho đến cuối đời, được nhiều phúc lành. Mà nếu từ bỏ cuộc đời này, họ lại sinh về nơi cao quý hơn. Thế nhưng có nhiều người không may mắn vì họ chọn nhầm đường, bị dẫn dắt bởi một sự sai lầm, và họ đã tạo nhiều nghiệp ác trên cuộc đời. Vì thế, cuộc đời họ gặp nhiều bất hạnh đau khổ, rồi khi chết lại đọa vào nơi tăm tối khổ đau. Mà trên con đường đời vô hình đó, ta có nhiều con đường phải đi một lúc chứ không phải chỉ có một con đường, và Thượng tọa dùng các ví dụ để lý giải câu nói này.
Theo Thượng tọa, có một con đường mà nó không bao giờ rõ ràng nhưng ta không bao giờ rời khỏi nó được, đó là con đường tâm linh. Con đường tâm linh là con đường không rõ ràng vì không ai thấy cả. Cho nên đôi lúc ta hoài nghi, nhưng thẩm sâu trong mỗi con người, ai cũng có một con đường tâm linh, ai cũng có một điểm sáng tâm linh, ai cũng tin rằng chết không phải là hết và nghĩ rằng trên cuộc đời này có một sự công bình bí mật. 
Vì sao ta tin rằng có một con đường tâm linh chi phối chính cuộc sống của chúng ta, bởi vì thực sự chính chúng ta là tâm linh, chính tâm hồn của chúng ta là tâm linh, tâm ta là tâm linh. Một khi ta suy nghĩ thì đó chỉ là suy nghĩ nhưng có những lúc tâm thanh tịnh, ta phát hiện ra nhiều điều rất là lạ lùng. Chẳng hạn có những chuyện trong giấc mơ ta thấy, ta đã gặp được người đó, ta đã đoán ra được người đó hoặc linh tính sắp có điều gì đó xãy đến với mình.
Thật ra, có những điều không bao giờ lý giải được và ai cũng mơ hồ hiểu rằng cõi tâm hồn của ta là một cái gì đó cao siêu, bí ẩn mênh mông lạ lùng và chưa bao giờ là con đường nhỏ cả. Cũng chính vì vậy mà từ đông sang tây, từ cổ chí kim ai cũng loay hoay đi tìm cõi tâm linh đó. Và chính vì nó mơ hồ nên là mảnh đất màu mỡ cho người ta vẽ vời mê tín.
Rồi có những người rất có ảnh hưởng tới thế giới, họ đã dựng lên những hệ thống tâm linh, ta gọi là những tôn giáo lớn trên thế giới này. Trong nhiều tôn giáo vạch ra con đường cho con người đi như thế, chúng ta không dám nói hơn, nói kém, chỉ nói rằng nhân duyên của cuộc đời ta, may mắn của cuộc đời ta đã chọn con đường của Đức Phật. Ban đầu ta không đủ sức biết rằng con đường Đức Phật là đúng hay sai, chỉ biết rằng may mắn nhờ gia đình nhiều đời đã theo Phật nên ta cứ yên tâm đi theo như vậy. Tức ta theo Phật không phải vì ta đã hiểu được Đạo Phât cao siêu hay đúng sai cỡ nào mà chỉ là sự may mắn tình cờ, nhân duyên nào đó. 
Nhưng mà thực sự may mắn, khi ta đi theo Phật rồi, ta học giáo lý và đối chiếu nhiều nguồn tâm linh mới phát hiện ra một điều là ta đã chọn đúng con đường để đi tới. Đức Phật thực sự là một bậc giác ngộ cao siêu, Ngài đã nhìn thấy tất cả chân lý của vũ trụ và để lại một con đường không thể thay thế được. Dù khoa học càng lúc càng tiến bộ, càng văn minh, họ đem tất cả Kinh Phật ra mổ xẻ từng câu một và không bao giờ tìm thấy một câu gì bất hợp lý cả. Kinh Phật mênh mông rất khó hiểu vì văn xưa, đồng thời ý tứ trong đó cao vời, chỉ nhờ những bậc Thầy sống trong thời đại của chúng ta có tu tập, có hiểu Pháp thì các Ngài mới trình bày lại lời Phật dạy bằng ngôn ngữ ngày hôm nay để chúng ta hiểu Phật, để chúng ta thấy rằng mình đã may mắn chọn đúng con đường tâm linh trong kiếp này mà không phải đổi đường nữa. 
Nói ngày hôm nay ta chọn đúng đường thì không phải chỉ mới kiếp này mà ta đã chọn đúng từ rất nhiều kiếp trước rồi. Khi chúng ta sinh ra trong kiếp này, dù ta đã đi trên rất nhiều con đường đời nhưng may mắn ta đã chọn được một con đường tâm linh và đi đúng trên con đường tâm linh của Phật pháp.
Con đường tâm linh của Phật pháp có những điều cơ bản như giáo lý Tứ Diệu Đế; Luật Nhân Quả – Nghiệp Báo; Bát Chánh Đạo; Từ Bi; Vô ngã… hoặc như Thượng tọa Tâm Đức vừa nói về lòng yêu nước, tình yêu biển Đông… nghĩa là Phật Pháp là tất cả. Phật pháp cũng là quê hương, Phật pháp đồng hành cùng dân tộc. Phật pháp đi đến đâu trở thành tài sản cho dân tộc đó, Phật pháp đem đến niềm vui hạnh phúc của dân tộc đó. 
Nhân đây, Thượng tọa đã nhắc lại các nội dung cốt lõi của đạo Phật và sau đó dành thời gian kiểm tra giáo lý để xem mọi người bao lâu nay theo Phật mà đã nắm được những yếu chỉ căn bản nào về Phật giáo. Quan trọng là có nỗ lực thực hành hay không.
Đêm bắt đầu khuya, thời tiết bắt đầu lạnh dần, rả rích ngoài trời mưa vẫn rơi. Ai nấy vội vả ra về nhưng cảm thấy ấm lòng vì 90 phút trôi qua không phí uổng, họ đã cảm nhận được phép màu trong cuộc sống qua những dòng Pháp âm mà Thượng tọa trao truyền. Và họ như được liên kết chặt chẽ, cùng nhau dâng hướng về một niềm tin vững mạnh./.

Tuệ Đăng

Một số hình ảnh về buổi thính Pháp tại chùa Thanh Hà, Thanh Hóa:

Thanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh HàThanh Hóa: Phật tử Thanh Hóa đội mưa thính Pháp tại chùa Thanh Hà

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất