Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang ChủThư việnChia sẻThiền 23: Ai cũng thở - Meditation 23: Everyone is breathing

Thiền 23: Ai cũng thở – Meditation 23: Everyone is breathing

-

THIỀN 23: AI CŨNG THỞ
(Các Đạo tràng và Chúng Thanh niên học thuộc bài tiếng Anh để rèn luyện tiếng Anh, vừa có thêm từ vựng để hướng dẫn khách tập thiền. Huynh đệ học và kiểm tra nghiêm khắc ạ).

 

Ai cũng đang thở, nhưng mỗi người sẽ thở khác nhau.

Người lo lắng bất an sẽ thở một cách mệt mõi, nặng nề.

Người vui sướng hào hứng sẽ thở một cách dồn dập.

Người suy tính mưu toan sẽ thở một cách trì trệ.

Người khỏe mạnh thở thong dong, người yếu ớt thở đứt quãng.

Người có phước thở hào sảng, người kém phước thở vất vả.

Người có đạo đức thở vững vàng, người ích kỷ độc ác thở mong manh.

 

Muốn vào thiền thì phải có 3 loại hơi thở thong dong của người khỏe mạnh, hơi thở hào sảng của người có phước, và hơi thở vững vàng của người có đạo đức. Sau đó hành giả sẽ bước vào hơi thở của thiền, thở có ý thức.

Vì thế người tu thiền trước phải tập khí công cho khỏe mạnh, phải làm phước dồi dào, phải tu dưỡng đạo đức thẳm sâu. Khí công phải tập mãi không có giới hạn mức độ hay thời gian, phước phải làm mãi không có giới hạn số lượng hay thể loại, đạo đức phải hoàn thiện hướng về vô ngã. Ba yếu tố Khí lực, Công đức, Đạo đức phải tích lũy đến vô hạn, không bao giờ tự cho là đã đủ.

Hơi thở của thiền là hơi thở có ý thức, thở mà biết rõ.

Hơi thở của thiền cũng không cho phép ta điều khiển hơi thở, nhất là rất cấm kỵ thở cho nhiều, thở cho dài. Ta phải đủ thông minh để biết hơi thở vào như thế nào là được rồi, để không cố gắng thở thêm chút nữa. Đa phần người tu tập phép hơi thở bị sai ở chỗ gắng thở nhiều, tưởng rằng thở nhiều là sẽ mau đắc đạo hơn, đâu ngờ, thở nhiều sẽ bế tắc.

Bài học về hơi thở không nhiều này cho ta cái nhìn về nhiều điều khác trong cuộc sống. Ai muốn nhiều, muốn vội, muốn nhanh, hầu như đều thất bại. Ta muốn học mau giỏi, muốn rèn luyện mau thành tài, muốn làm ăn mau giàu, muốn được nhiều người kính phục, muốn danh tiếng lan xa… đều là dấu hiệu của sự tan vỡ.

Hơi thở có ý thức cũng đòi hỏi ta phải cảm giác toàn thân… Nếu ta không cảm giác toàn thân, khi tâm yên lắng, ta sẽ bị để ý lên phần trên nhiều, nhất là để ý trên đầu nhiều. Khi tâm hơi yên, để ý trên đầu sẽ tạo ra cảm giác hỷ lạc khoan khoái mạnh hơn, gần giống như dùng thuốc gây nghiện vậy. Cảm giác sảng khoái này sẽ khiến ta tự tin mình đã đi đúng đường nên có kết quả tốt đẹp như thế, nên an lạc như thế. Nhưng để ý trên đầu khiến cho chân âm bốc lên cạn dần, tuyến yên hư dần, cuối cùng chấm dứt bằng một trong hai tình trạng như sau: một là rơi vào bệnh tâm thần mà người xưa hay gọi là tẩu hỏa nhập ma, hai là không bị tâm thần nhưng mất hết thiền định.

 Dù tâm yên dần, cái biết muốn chuyển dần lên đầu, ta vẫn cố gắng biết nhiều ở dưới. Nhờ vậy mà ta không bị mất chân âm, giữ được nguyên khí ở dưới làm cân bằng nội khí của cơ thể.

Mới ban đầu khi ta thở có ý thức như thế, thở mà biết rõ hơi thở ra vào, thở mà không cho thở nhiều, không cho thở dài, và thường thì hơi thở vào sẽ ngắn hơn hơi thở ra. Tuy hít vào ngắn nhưng lượng không khí vẫn đủ, nên khi thở ra sẽ dài hơn mấy lần mà vẫn ổn định. Sai lầm nhất là cố gắng hít vào cho nhiều, vì sẽ gây rối loạn cơ thể.

Ta sẽ vẫn bị vọng tưởng dù thở đúng, nhưng không sao, chẳng bao lâu ta sẽ cảm nghe vọng tưởng yên dần, nội tâm tỉnh sáng dần. Nhớ là đừng sốt ruột rồi loay hoay đổi qua đổi lại hư hết.

Nếu tập hơi thở như thế, có khi ta sẽ được định tĩnh chẳng bao lâu, nhưng, chỗ này chưa là gì cả, thẳm sâu bên trong ta vẫn còn rất nhiều lỗi lầm cố chấp. Đó là lý do ta phải có thời gian tư duy quán chiếu về sự vô thường của cơ thể, về ý nghĩa vô ngã của thân và tâm. Tâm có định thì có, nhưng thật ra ta vẫn còn lầm chấp đủ thứ, nhưng ta cứ tưởng mình cao siêu rồi nên kiêu mạn khởi dần lên, rất nguy hiểm.

Khi ta có được sự định tĩnh rồi thì nhiều trạng thái lạ hiện ra. Ánh sáng, toàn thân bao phủ khí lực, thấy bên trong cơ thể, người nhẹ như ở trên mây… Tất cả các trạng thái đó đều “dụ” ta lìa khỏi hơi thở và toàn thân.

Hành giả phải khôn ngoan đừng quan tâm đến các trạng thái đó, mà phải giữ kỹ hơi thở, nghĩa là phải biết rõ hơi thở ra vào. 

Khi tập thở có ý thức như vậy, ta sẽ có được một nguồn sức mạnh mới, êm nhẹ, lưu chuyển trong cơ thể để cải tạo tạng phủ cơ thể lại. Những bệnh tiềm ẩn mạn tính tự nhiên hết dần hồi nào không hay. Nếu có duyên, ta cũng sẽ thành tựu nội lực kỳ lạ phi thường.

Ai tập quen hơi thở có ý thức đó rồi sẽ tự tin và thích thú, bất cứ thời gian nào trong ngày, hễ áp dụng được là thực hành liền, vì làm cho thân và tâm dễ chịu. Dần dần khi làm việc bận rộn, nhưng ta cứ cố gắng nhớ toàn thân, rồi hơi thở hiện ra, và ta bám theo hơi thở luôn.

Nhưng đây là điều quan trọng, khi có tỉnh giác như thế, ta phải âm thầm nhắc chính mình, chẳng có gì là ta, thân chẳng phải là ta, tâm chẳng phải là ta. Thở vào, hiểu rõ chẳng có gì là ta; thở ra, hiểu rõ chẳng có gì là ta. Phải tác ý gắn hơi thở vào để đừng lìa hơi thở. Nếu không gắn hơi thở vào, ta sẽ thích thú với tác ý quán chiếu đó mà ít để ý đến hơi thở. Thở vào, nhớ thân này vô thường; thở ra, nhớ thân này vô thường.

Thở vào, hiểu ta còn nhiều lỗi lầm; thở ra, hiểu ta còn nhiều lỗi lầm.

Thở vào, cảm giác biết rõ toàn thân; thở ra, cảm giác biết rõ toàn thân.

Thở vào, nguyện lòng tôn kính Phật tuyệt đối; thở ra, nguyện lòng tôn kính Phật tuyệt đối.

Thở vào, nguyện yêu thương tất cả chúng sinh; thở ra, nguyện yêu thương tất cả chúng sinh.

Tuy nhiên, nếu ai trước khi vào thiền đã tác ý ba tâm hạnh Tôn kính Phật, Từ bi và Khiêm hạ rồi thì khỏi, chỉ cần tác ý “chẳng có gì là ta” là được.

Ta nhắc lại, hơi thở của thiền là thở có ý thức là thở mà biết rõ từng hơi thở ra từng hơi thở vào. Nhưng tuyệt nhiên không phải là thở cho nhiều, hay thở cho sâu gì cả. Hơi thở tự nhiên có ý thức đó sẽ có hiện tượng là hơi vào lấy rất ít thời gian, mà hơi ra mới dài.

Hơi thở có ý thức sẽ tạo ra trạng thái tỉnh giác. Khi có tỉnh giác rồi, hành giả lại dễ bị khuynh hướng bám lấy cái tỉnh giác, bớt biết rõ hơi thở. Tỉnh giác là quả, hơi thở có ý thức là nhân. Bỏ nhân để cầu quả thì quả đó sẽ hết. Khi chạy theo trạng thái tỉnh giác mà ít để ý kỹ hơi thở thì chẳng bao lâu cái trạng thái tỉnh giác đó cũng mất, hành giả bị lui sụt công phu lại giống như ban đầu.

Vì thế, dù cho có những kết quả thú vị nào hiện ra, hành giả vẫn phải khôn ngoan biết rõ hơi thở để giữ cái gốc, để giữ cái nhân, thì cái kết quả kia sẽ bền vững hơn.

Thiền có kết quả là do phước quá khứ. Hết phước thì thiền cũng lui sụt. Vì vậy hành giả tu thiền phải siêng làm phước đến vô tận để thành tựu thiền đến vô tận. Phước là gốc của thiền là thế.

 

MEDITATION 23: EVERYONE IS BREATHING

Everyone is breathing, but everyone has his or her own breath which is different from each other.

Those who are worrying will breathe tired and heavily.

Those who are excited will breathe rapidly.

Those who are planning an evil plot will breathe stagnantly.

Those who are healthy will breathe leisurely, while the weak ones will breathe interruptedly.

Those who have many blessings will breathe generously, while the unblessed ones will breathe hardly.

Those who are moral will breathe stably, while the evil ones will breathe faintly.

Those who want to meditate to reach a peaceful mind must get the three breaths: leisure breath of the healthy ones; generous breath of the blessed ones; and, stable breath of the ethical ones. Then the practitioner can enter the breath of meditation, and breathe consciously.

Thus, the practitioner must first do inner exercise for a better health, create good karma, and improve morality. Inner exercise must be done forever without limits of time or level. Good karma must be achieved forever without limit of quantity or category. Morality must be improved forever until no-self. The three factors of Inner strength, Good karma, and Ethics must be accumulated unlimitedly, and never think they are enough.

The breath of meditation is conscious breath, experiencing the breath in, experiencing the breath out clearly.

The breath of meditation does not allow us to control it, especially not allowing us to try to breathe long or breathe much. We must be intelligent to know how much is enough for an inhalation, and do not try to get more air. Almost all the practitioners were wrong when they try to breath much, because they thought the more they breathe, the faster they get the result. But, unexpectedly, a plentiful breathing will lead to obstruction.

The lesson of little breath also gives us many things in life. Those who want plenty, want to hurry, want to be quick, will almost fail. We want to study well soon, to finish training soon, to get rich soon, to be respected by lots of people, to be famous imposingly…those are the signs of being broken.

The breath of meditation also requires the feeling of the whole body. We must always be aware of the whole body… If we do not know the whole body, when our mind is calmer, we will attend to the part above, especially to the head. When the mind is calmer, the attention on the head will cause a pleasure feeling, similar to a drug. This pleasurable feeling gives us a self confidence that we have moved in the right way, so the result is feeling good and happy. But the attention only on the head causes an extremely bad consequence. Our deep power from the bottom will move upward, attacks the brain, ruins the pituitary gland, then ends up in one of two cases: insanity, or back to the state of the day before meditation.

Although our mind is getting calmer and calmer, we must also try to know and attend the lower part of the body to keep the inner strength down, so our inner power structure can keep stable.

At the beginning of the conscious breath, we breath and know every turn in or out clearly. We do not breathe long or plentifully, but the exhaling will always be longer than inhaling. Although the inhaling is shorter, but the amount of the air is also enough for the longer exhaling. It is extremely wrong if we try to inhale long or plentifully, because it will damage our body.

No matter that we breathe the right way, we are also attacked by the thoughts. But do not worry. Then we will feel the thoughts are scant, and the mind calmer and brighter. Do not be impatient and change the method, it will be worse.

If we can practice such breathing, it will not take much time for us to get a calmer mind, but this level is nothing. Deeply inside we still have many mistakes, still keep our wrong concepts. That is why we must firstly have a long while to realize about the short existence of the body, about the no-self of both mind and body. Perhaps our mind is calmer, but we still have many wrong concepts inside. We think we are very sublime now, we become arrogant gradually. This is extremely dangerous.

When we get a mind calmer and brighter, we will see many strange visions. Light in front of our head, a soft power covering our whole body, seeing our own vital organs, body as light as a cloud… all those states are seducing us to leave the breath and the feeling of the whole body.

The practitioners must be wise, and not pay attention to such states, just keep the breath cautiously, just know the inhaling and exhaling clearly.

When we practice that conscious breath, we will get a new soft power which moves around the body to improve everything. Many hidden and chronic diseases will be eradicated gradually. If we have some blessings, we can get a special strength too.

Those who can practice very often this conscious breath will be confident and pleased. They always try to practice all day because that task makes their mind and body easy. Gradually, even in busy working, we also try to remember our whole body, then the breath will appear, and we follow that breath.

However, this is a crucial thing. When the mind become calmer and brighter, we must remind ourselves that there is nothing ME, the body is not ME, the mind is not ME. Inhaling, knowing that there is nothing ME; Exhaling, knowing that there is nothing ME. All reminders must be attached to the breath, in and out. If we remind ourselves without attaching to the breath, we will be interested by those reminders and pay a little attention to the breath, which is not good. Inhale, remember that this body is short-lived; exhale, remember that this body is short-lived.

Inhale, understanding that we still have many mistakes; exhale, understanding that we still have many mistakes.

Inhale, knowing the whole body; exhale, knowing the whole body.

Inhale, devote our absolute homage to Buddha; exhale, devote our absolute homage to Buddha.

Inhale, spread our love to all beings; exhale, spread our love to all beings.

However, if those who can remind themselves the three virtues:  Homage to Buddha, Compassion, and Modesty, at the beginning of the meditation session, that’s all. They just need reminding nothing is ME while meditating.

We repeat, the breath of meditation is conscious, is aware of inhaling and exhaling clearly. However, it does not require long or deep or plentiful air. It is natural and conscious. The inhaling will be always shorter than the exhaling.

The conscious breath will cause a calmer and brighter mind. But when the mind become calmer and brighter, the practitioners are tempted to pay more attention to that calmness and brightness, and less attention to the breath. That is not good. The conscious breath is the cause, the bright mind is the result. If we leave the cause to follow the result, the result will disappear soon. If we follow the bright mind and leave the breath, the bright mind will disappear soon. Then the practitioners will go backward to the beginning.

So, no matter what results appear, the practitioners must be wise to be aware of the breath clearly to keep the root, to keep the cause, so the result will be stable.

Anyway, the result of meditation is rooted from the good karma in the past. When the good karma is exhausted, meditation will be extinguished. So the practitioners must make good karma forever, unlimitedly, to make the result of meditation unlimited too. Good karma is the root of meditation.

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất