Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại...

TP Hồ Chí Minh: “Hãy đến với nhau” – bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá Lợi

-

Nhân mùa Vu lan Báo hiếu, chiều ngày 18/07/năm Giáp Ngọ, tại Giảng đường chùa Phật Học Xá Lợi (89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP.HCM ) đã diễn ra buổi thuyết Pháp do TT Thích Chân Quang   – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đảm trách, cùng với sự tham dự rất đông đảo của những cư sĩ trí thức Phật giáo, Phật tử thành phố HCM và các vùng lân cận.

Được biết, chùa Phật Học Xá Lợi có truyền thống Phật học. Đây là nơi sinh hoạt giáo lý hàng tuần của tín đồ và những người muốn tìm hiều đạo Phật. Mỗi sáng ngày chủ nhật, Giảng đường luôn mở cửa để mọi người đến nghe thuyết Pháp. Đặc biệt trong mùa Vu lan Báo hiếu, nhiều hoạt động, sinh hoạt tôn giáo truyền thống đã diễn ra tại chùa nhằm nhắc nhở mọi người về hạnh hiếu, trong đó mỗi ngày đều có chương trình thuyết Pháp. Mỗi bài pháp đều có tính ưu việt riêng do các vị Giảng sư có uy tín hay nhiều vị cư sĩ học giả uyên thâm Phật học giảng dạy giáo lý. Qua đó cho thấy sức sống của ngôi chùa Xá Lợi trải qua bao năm tháng thăng trầm vẫn luôn sinh động phát triển theo thời gian.

Với đề tài HÃY ĐẾN VỚI NHAU, Thượng tọa Giảng sư đã lý giải đào sâu về một trong những phẩm chất căn bản của xã hội loài người, đó là lòng hiếu kính, mà cũng thể hiện nếp sống tốt đẹp của người học Phật. Đây là dịp làm ấm lại ân nghĩa sâu đậm của cha mẹ, để rồi trong mỗi thời khắc của cuộc sống, chúng ta không bao giờ quên ơn cha mẹ dù còn sống hay đã khuất. Đây chính là cái neo giữ gìn lại vốn đạo đức cho nhân loại khi mà ngày nay con người ta sống xô bồ phóng túng, bừa bãi mất nghĩa tình và lúc có nhạt nhẽo. Và không phải đợi đến ngày rằm tháng bảy chúng ta mới cảm thấy thương nhớ cha mẹ, mà phải tâm niệm rằng ngày nào, giờ nào, phút nào, tình yêu thương cha mẹ vẫn luôn chứa chan trong lòng mỗi người con hiếu hạnh.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Thượng tọa, nếu chúng ta không thể kính trọng được ai đáng kính thì tâm hồn ta sẽ rất cạn cợt, tầm thường. Cho nên để xây dựng một tâm hồn hoàn hảo, có những tình cảm cao đẹp thì trong lòng mình phải  có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn của sự kính trọng. Nhưng Đấng mà ta tôn kính tột độ nhất là Đức Phật. Trước hết, chúng ta phải tu tập được lòng tôn kính tuyệt đối với Đức Phật, hơn vạn lần cha mẹ. Cha mẹ thì thay đổi trong mỗi kiếp con người nhưng muôn đời muôn kiếp chỉ có một Đức Phật mà thôi – Người soi sáng, dẫn đường cho ta vượt qua muôn ngàn nổi khổ, sự lầm lỗi tối tăm để ta đi đến ánh sáng. Thế mà mấy ai có được lòng tôn kính tuyệt đối dành cho Đức Phật.

Để biết mức độ căn cơ, cái phước, trí tuệ, đạo đức của một người trong đạo Phật tới đâu thì hãy đánh giá sự kính trọng của người đó đối với Đức Phật. Từ quả Thánh Tu Đà Hoàn trở đi thì lòng tôn kính Phật đối với người này là tuyệt đối, còn nếu ta có lòng tôn kính Phật chưa tuyệt đối thì ta vẫn đang tu. Do đó, cái tình cảm đầu tiên làm cho tâm hồn bắt đầu vĩ đại là lòng tôn kính đối với Đức Phật. Và Thượng tọa đã khẳng định “Nếu ai đến với đạo Phật tu hành mà chưa xây dựng được cái niềm tôn kính đối với Đức Phật thì người này chưa biết tu”. Thậm chí cả giới Tu sĩ, nếu chưa xây dựng cho mình đủ cái niềm tôn kính đối với Đức Phật thì căn lành hay phước duyên đều không đủ làm thành sức mạnh để tiếp tục đi và vượt qua đoạn đường dài với biết bao trở ngại, cám dỗ mà hướng về giải thoát. Mọi người hãy nhìn lại mình điều này và nhắc nhau điều này trước. Đây là điều căn bản nhất trong sự tu tập và cũng là điều căn bản nhất thể hiện tâm hồn của mình.

Kế nữa, chúng ta trở lại những điều rất bình thường trong cuộc sống, là ta phải có lòng hiếu kính đối với bố mẹ – người đã sinh ra, đã yêu thương và nuôi dưỡng mình. Tuy rằng chúng ta vẫn mang cái ơn nghĩa của bố mẹ đi mãi trong cuộc đời,  nhưng đừng sống vì cha mẹ, mà hãy tiếp tục sống cho tương lai của xã hội, của đất nước, của nhân loại. Và nếu ai trong tâm hồn của mình hiểu được điều này thì đó là một tâm hồn đẹp, mà đạo Phật cũng dạy ta như vậy. Và Thượng tọa mượn hình tượng “Một bức tranh đẹp” có đỉnh núi cao nhưng phải có dòng nước êm đềm chảy qua. Cũng vậy, tâm hồn ta có lòng tôn kính Phật tuyệt đối nhưng vẫn phải có lòng hiếu kính bố mẹ, như thế thì tâm hồn mình mới thật sự hoàn hảo. Đây là một phần của ý nghĩa ngày Vu Lan.

Còn cái toàn diện ý nghĩa mà Vu Lan muốn nói với chúng ta nhiều hơn thế, tức Vu Lan không phải chỉ là ngày hiếu đối với cha mẹ, đó là ngày cho cái nền tảng về cuộc sống nghĩa tình của một con người trong cuộc đời này. Nói đến “Nghĩa tình” thì đa dạng nhiều mặt; nhiều vấn đề; nhiều đối tượng nhưng mà cái gốc của cuộc sống nghĩa tình đó chính là  “Lòng hiếu”. Nên lòng hiếu chỉ là nền tảng, là cánh cửa mở thôi, chứ lòng hiếu không phải là tất cả đạo đức của con người. Mà phải qua được cánh cửa này rồi, ta mới bước vào cả một thế giới đạo đức mênh mông của con người, tức là Đạo làm người. Cho nên, tất cả đạo đức của con người phải hiều rằng, đó là cuộc sống đầy ấp nghĩa tình với cả cuộc đời này. Đây mới là đạo đức mà Vu Lan muốn nhắc ta. Và ý nghĩa bài Pháp thoại HÃY ĐẾN VỚI NHAU  là trên tinh thần của đạo làm người đó. Đây mới là cái đạo đức mà ta phải hoàn thiện cho tâm hồn của mình. Vậy sống nghĩa tình là sống như thế nào? Để làm sáng tỏ, sâu sắc thêm về vấn đề này, Thươrng tọa đã dùng nhiều câu chuyện kể trong đạo Phật cũng như trong đời thường mà chứng minh cho quan điểm “Chính người sống cẩn thận – tình nghĩa – mới là người đi đúng con đường của đạo Phật”. Bằng không thì từ từ hết phước và hết duyên với chúng sinh. Đồng thời Thượng tọa đưa ra tiêu chuẩn cái thước đo để phân biệt giữa Thánh và Phàm là thế nào. Qua đó, nhắc nhở “Trong cái luân hồi này, không phải chúng ta sửa một điều sai của mình trong vài năm mà một cái nghiệp đã gây ra, ta sửa mất vài chục kiếp, cực như vậy.

Nhân đây, Thượng tọa liệt kê một số đặc tính nhận biết một người sống có nghĩa tình là thế nào để mọi người tự soi rọi lại lòng mình mà sống tốt hơn, cũng như tránh bị bệnh đãng trí khi tuổi già. Ngoài ra, Thượng tọa còn phân tích cho thấy: Người đi trên con đường Thánh đạo giải thoát là phải đi cân đối cả hai bên, tức vừa giữ được tâm hồn bình thản trong chánh niệm thiền định mà vẫn sống đầy ắp nghĩa tình.

Tuy nhiên, ý nghĩa của bài Pháp thoại HÃY ĐẾN VỚI NHAU không phải ngừng ngang chổ tình nghĩa theo kiểu phàm tình thông thường mà đến với nhau thứ nhất vì nghĩa tình, thứ hai là tìm cơ hội để chia sẻ đạo lý với người chưa biết. Và như vậy phước chồng lên phước. Đành rằng đạo lí thì phải chia sẻ, phải nói cho nhau nghe nhưng phước làm Thầy chưa đủ do đó ta phải khéo léo. Để có thể chia sẻ đạo lí với người khác thì chúng ta phải được cảm tình của mọi người. Tức là ta phải sống tử tế, nhân ái, quan tâm, chăm sóc nghĩa tình và nói mà như không nói thì mới thu hút được người nghe.

Thường có hai dạng đến với nhau: Đến với nhau vì nghiệp lực và đến với nhau vì nguyện lực. Hai phạm trù này khác nhau rất xa, và Thượng tọa đã phân tích, dẫn giảibằng những ví dụrất đời thường, dễ hiểu, khiến cho các Phật tử ngộ ra nhiều điều thật thú vịvà phấn khích, giống như bóng tối bị xóa tan khi mặt trời ló dạng. 

Một điều đáng lưu ý khác mà Thượng tọa đã cảnh báo “Mới ban đầu vì nguyện lực chúng ta đem tình yêu thương và đạo lí đến cho chúng sinh. Nhưng nếu không khéo, sau đó ta bị cuốn hút bởi những điều dục vọng thì lại mất mình”. Vì vậy, trên con đường thực nghiệm tâm linh, để có thể sống nghĩa tình, để có thể đến được với nhau, yêu thương nhau, chia sẻ đạo lí cho nhau thì chúng ta phải tu tập Thiền định để tâm mình được thanh thản, tự tại, thanh tịnh trước những khen chê, hơn ghét của đời thì ta mới đi xa trên con đường Bồ Tát Đạo.

Tóm lại, qua bài Pháp thoại này, Thượng tọa đã nâng bước trên sự tu tập cho người Phật tử, khiến họ nhận biết tu như thế nào để thể có thể thành tựu con đường tâm linh của mình./. 

Tuệ Đăng

Những hình ảnh của buổi Pháp thoại:

TP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá LợiTP Hồ Chí Minh: "Hãy đến với nhau" - bài Pháp thoại của TT. Thích Chân Quang tại chùa Xá Lợi

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất