Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangThuyết phápTT. Thích Chân Quang nói chuyện với 1000 sinh viên về phụ...

TT. Thích Chân Quang nói chuyện với 1000 sinh viên về phụ lễ Phật Thành Đạo DL. 2017

-

Tối ngày mùng 07/12/năm Bính Thân, (nhằm ngày 04/01/2017, TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã có buổi nói chuyện thân mật với 1000 sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM và các tỉnh khác cùng Chúng Thanh niên Phật tử Phật Quang 3 miền, nhân dịp về chùa công quả phục vụ cho Đại lễ Phật Thành Đạo PL.2560 – DL.2017,  với chủ đề xoay quanh hai phạm trù ĐỘ LƯỢNG – NGHIÊM KHẮC.

4_11-01-2017

Bài Pháp thoại đã dạy cho các em cách xử thế đúng đắn. Đây còn là thái độ cần thiết trong việc rèn luyện đạo đức của mỗi người, vì khi ta  đối nhân xử thế tốt nhất sẽ hoàn thiện nhân cách cho bản thân và đem lại sự bình an cho cuộc sống. Điểm nhấn trong đề tài này, Thượng tọa muốn nhắc nhở cho giới trẻ cái khái niệm về tâm lý, chuẩn bị cho cái ngày mà ta có quyền đối với thân phận của người khác thì nên ứng xử thế nào cho đúng. Thiết nghĩ: Nên đối xử với cấp dưới của mình như thế nào là một đạo đức không hề đơn giản. Vì vậy bài học này vô cùng có giá trị đối với mọi người chúng ta.

Mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa định nghĩa:

Người độ lượng là người biết thông cảm, biết tử tế, quan tâm, lúc nào cũng muốn cho người khác được thoải mái trong quyền hạn, trong vòng tay yêu thương của mình. Ngược lại, người khắt khe là người có quyền với thân phận của người khác nhưng không thông cảm, không yêu thương, thường trách móc bắt bẻ. Khắc khe nếu tiến thêm một mức nữa thì thành khắc nghiệt, đẩy người ta vào đau khổ khốn đốn.

Thường do nghiệp gì đó, ta gặp người có quyền với thân phận, với cuộc đời mình và họ khắt khe làm mình hết sức khổ sở. Và cũng do cái phước gì đó, ta lọt vào hoàn cảnh mà những người họ có quyền đối với thân phận của mình lại rất độ lượng, thì xem như quãng thời gian đó là kỷ niệm đẹp trong cuộc đời mình.

9_11-01-2017

Trong phạm vi đề tài này Thượng tọa đặt vấn đề: Sống trên đời, ai cũng ao ước cả cuộc đời mình được sống trong sự độ lượng, sự yêu thương. Và khi tuổi lớn dần, công đức tu tập cũng lớn thêm mãi, đến giai đoạn nào đó chúng ta sẽ có quyền lực đối với một số người, chúng ta nghĩ mình sẽ trở thành người khắt khe hay độ lượng. Chúng ta đã chuẩn bị cho ngày đó chưa? Và ta nghĩ rằng thế giới này cần người khắt khe hay cần người độ lượng?

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm trong văn hóa ứng xử của người, Thượng tọa đã chia sẻ về cách nhìn của mình và của những người chung quanh như sau: Có những người chúng tôi rất khắt khe, không bao giờ cho điểm tuyệt đối dù bài làm của học trò rất tốt. Nhờ vậy mà người học trò tiến lên mãi vì không bị vướng cái tâm tự mãn, luôn thấy rằng mình cứ phải cố gắng thêm. Hoặc ở một số quốc gia, có những người học mười năm không lấy được bằng tiến sĩ, vì những vị Giáo sư hướng dẫn đề tài rất khắc khe, cứ buộc họ phải làm đi làm lại rất là vất vả. Và những người đó khi đã lấy được tấm bằng tiến sĩ rồi thì cực kì xứng đáng. Đây cũng là lý do vì sao các quốc gia đó có nhiều người tài.

Ngược lại, có những người chúng tôi dễ dàng chấm cho học trò mười điểm, nhưng đứa trẻ sẽ vĩnh viễn không bao giờ tiến bộ vượt bậc chỉ vì cái tâm tự mãn đã cản trở cái tài lại. Hoặc điện ảnh Việt Nam thường thất bại bởi trong những trường điện ảnh, khi sinh viên viết kịch bản người thầy chấm đạt quá dễ. Nếu người thầy khắc khe hơn thì ngày nay điện ảnh Việt Nam chắc đã không thua thế giới.

16_11-01-2017

Do đó, dù trong cuộc sống, với những người dưới quyền mình, sự độ lượng của chúng ta mang lại cho họ cảm giác bình yên hạnh phúc, nhưng trong giáo dục, dễ dãi một chút là ta đang giết cả đất nước này.

Trong số các em ngồi đây, nhiều em đã là nạn nhân của sự giáo dục dễ dãi. Các em có cảm giác mình đã đạt rồi, đã giỏi rồi nhưng đâu ngờ rằng mình sẽ trở thành công dân vô dụng của đất nước và thua sút hẳn khi bước ra so vai với thế giới. Nên trong việc cải cách giáo dục của đất nước, ta rất cần những người thầy khắt khe.

Nói về vấn đề này để các em nhận định được khi nào không được khắt khe và khi nào phải hết sức khắt khe. Có những lúc ta độ lượng, là chỗ tựa, làm mái ấm để người khác bước đi trên cuộc đời gian khó này. Cũng có khi ta nghiêm khắc buộc người khác đạt đến mức hoàn hảo, bởi như vậy họ sẽ đóng góp được nhiều cho đất nước, cho thế giới này.

Và khi các em đến đây, các em được Thầy căn dặn: “Khi về chùa, tụi con được quyền ăn nhiều hơn làm”. Đó là lòng độ lượng của Thầy, muốn các em xem mái chùa này như một mái ấm, các em được quyền về đây để tìm thấy sự yêu thương tử tế. Thầy mong các em sẽ ghi nhớ điều này đi suốt cuộc đời mình, để mà đối đãi với những người nằm dưới quyền lực của mình.

Còn khi ra khỏi chùa thì phải “Làm nhiều hơn ăn”, vì sao vậy? Vì cuộc đời nghiệt ngã đầy sự hiểm độc, ích kỷ hơn thua, các em phải cần phước thì mới vượt qua cái mưu mô thủ đoạn của người đời. Nếu không đủ phước, kẻ xấu chỉ cần lừa qua gạt lại một chút là các em sẽ bị đánh bật, bị hãm hại ngay. Mà để có thật nhiều phước để đi qua được cuộc đời gian khó này thì các em cần làm nhiều hơn ăn, cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, đó là công thức.

24_11-01-2017

Vì vậy, khi một sinh viên đặt vấn đề làm sao ra trường tìm được một công việc với mức lương tháng là 2000 dollar, chúng ta thấy ngay đây là câu hỏi sai và người đặt câu hỏi sẽ không thành công. Câu hỏi đúng là thế này: làm sao tìm được công việc nào đó mà em sẽ phụng sự nhiều gấp đôi so với tiền lương nhận được. Bởi người hiểu nhân quả rồi thì thích cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, để mình có phước dư ra, chính cái phước đó mới bảo vệ cuộc đời mình đi qua bao nhiêu sóng gió.  

Trở lại vấn đề giữa khắc khe và độ lượng, thường chúng ta rất khó nhận ra ranh giới khi nào cần độ lượng để mọi người được yên vui thoải mái, khi nào phải khắc khe để người khác được rèn luyện. Phải rất có trí tuệ, rất có đạo đức thì ta mới có thái độ chính xác được.

Ở đây các em hãy nhớ rằng tùy con người, tùy hoàn cảnh, tùy bối cảnh chung quanh mà ta quyết định nên độ lượng hay khắt khe. Ví dụ có những đứa trẻ được cha mẹ dắt đến chùa, dù chúng rất nghịch phá nhưng Thầy để cho trẻ chơi đùa, chỉ lưu ý cha mẹ bảo vệ cho trẻ đừng bị tai nạn thôi. Thầy lựa chọn sự độ lượng. Thầy cho bé thoải mái vì bé chưa hiểu điều gì, nếu ta ngăn cấm, bé chỉ hiểu một điều là ta không thương nó thôi. Hơn nữa, đứa trẻ cũng đang ở lứa tuổi cần sự vận động để lớn lên. Nhưng khi trẻ nghịch phá mà trong tâm có sự ương bướng, chống cãi thì chúng ta phải cầm roi buộc trẻ ngồi yên, lúc này buộc trẻ phải vâng lời, không cho cãi. Sự khắc nghe này lại có lợi cho đứa bé. Cũng đứa bé đó, cũng khung cảnh đó, nhưng khi thì khắt khe, khi thì độ lượng, không có câu trả lời dứt khoát là nên khắt khe hay nên độ lượng, mà cần tùy lúc, tùy tâm lý, tùy hoàn cảnh.

25_11-01-2017

Tóm lại, khi làm người có quyền, có thể chi phối, thao túng thân phận một số người nào đó trong bàn tay mình thì chúng ta phải đối diện với bài toán về sự khắt khe và độ lượng này, không hề dễ chút nào. Phải rất thông minh rất trí tuệ và rất đạo đức mới có thể giải được, mà khi giải đúng bài toán này thì các em sống được một cuộc đời rất lý tưởng, tạo rất nhiều công đức. Và khi đi hết cuộc đời này, có hai dấu hiện hiện ra, một là cái chết an lành, hai là mơ hồ đoán được sau khi chết mình sẽ đi về đâu.  Chúng ta thấy thoãi mái, an lạc, và linh tính có sau cái chết là sự chờ đón, là điều gì đó rất vui. Đó là dấu hiệu của người sẽ sinh về cõi trời.

Vì vậy, với những người xung quanh, nhất là với những người dưới mình, chúng ta hãy cẩn thận vì mỗi sự đối đãi của ta đều là thêm một sự đúng sai trong cuộc sống này, mà mỗi sự đúng sai đều sẽ trở thành cái tội hay cái phước cho chính mình.

Cuối cùng, cứ mỗi một năm đi qua lễ Phật thành đạo, chúng ta đang tích lũy phước để đắc đạo. Có người đi qua Đại lễ Phật thành đạo 100 lần là tâm linh bắt đầu khai mở, có người 50 lần, có người 20 lần… tùy duyên phước. Ta chưa biết duyên phước mình đến đâu, nhưng hãy nhớ rằng cứ mỗi lần về với lễ Phật thành đạo với tất cả lòng thành kính của mình, mỗi lần tưởng nhớ về ngày thành đạo thiêng liêng của Đức Phật là ta đang tích lũy thêm phước để đắc đạo.

Bài Pháp thoại đến đây kết thúc nhưng trong lòng người ai cũng lắng đọng về giá trị thực tế và độ tinh túy không phai tàn theo thời gian. Thật vậy,  bằng lối diễn giải đầy sáng tạo đi kèm với nhiều ví dụ minh họa thực tế, giúp cho người nghe hình dung được vấn đề, Thượng tọa đã chỉ dẫn chúng ta biết cân đối ứng xử, khi nào nên độ lượng, khi nào phải nghiêm khắc và điều này đòi hỏi ta phải thực sự nỗ lực tu tập để có trí tuệ mới minh chứng được khả năng lãnh đạo của mình.

21_11-01-2017

Ở đây, Thượng tọa không phải là nhà tiên tri, nhưng với trí tuệ đại diện cho thời đại mà nắm bắt những xu thế phát triển trong xã hội, để đào tạo thế hệ trẻ thành người làm chủ tương lai. Cho nên, chính lòng từ bi độ lượng của Người đã khiến cho biết bao tâm hồn trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Mà như chúng ta đã biết sự giàu có về vật chất không thể nào sánh được với sự giàu có của tâm hồn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: Sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Thượng tọa đã cho chúng ta sự giàu có ở tâm hồn, nên mọi người phải trang bị cho chính mình, nhất là giới trẻ. Và đó cũng là con đường dẫn đến sự bình yên, hạnh phúc./.

Tuệ Đăng

Một số hình ảnh khác:

3_11-01-2017 4_11-01-2017 5_11-01-2017 6_11-01-2017 6a_11-01-2017 7_11-01-2017 8_11-01-2017 9_11-01-2017 10_11-01-2017 11_11-01-2017 12_11-01-2017 13_11-01-2017 14_11-01-2017 15_11-01-2017 16_11-01-2017 17_11-01-2017 18_11-01-2017 19_11-01-2017 21_11-01-2017 22_11-01-2017 23_11-01-2017 24_11-01-2017 25_11-01-2017 26_11-01-2017 27_11-01-2017

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Cảnh báo: Các trang và group Facebook giả mạo

0
Kính thông báo đến toàn thể quý Phật tử! Hiện nay, trên Facebook đang xuất hiện các trang và group Facebook giả mạo Thượng tọa...

Tin mới nhất