Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Trang ChủThư việnVăn họcTưởng nhớ vị lãnh tụ đáng kính của Dân tộc Việt

Tưởng nhớ vị lãnh tụ đáng kính của Dân tộc Việt

-

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
(Tố Hữu)
 

Tưởng nhớ vị lãnh tụ đáng kính của Dân tộc Việt
 Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác

 

Thế giới đã biết đến vị lãnh đạo đất Việt được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng. Tạp chí Times đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. 

Bác Hồ là một trong số ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống. Người được ghi nhớ không phải chỉ là Người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân khỏi ách bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại; Người là nguồn cảm hứng cho hàng triệu con người đã và đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng. 

Tưởng nhớ vị lãnh tụ đáng kính của Dân tộc Việt
 Bác Hồ ngồi thiền tại Ba Vì

Tưởng nhớ vị lãnh tụ đáng kính của Dân tộc Việt
 

Tưởng nhớ vị lãnh tụ đáng kính của Dân tộc Việt
 Căn phòng đơn sơ, mộc mạc tại Phủ Chủ tịch

 

Khóa họp Ðại Hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Pari, từ ngày 20/10 – 20/11/1987, đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và Nhà văn hóa kiệt xuất”, vào năm 1990. Nghị quyết đã khẳng định những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
 
Một bông lúa khi đã chín trĩu hạt thường khiêm nhường sẻ chia niềm vui bằng sự oằn mình chở che cho các hạt thóc. Sinh thời, Bác hy sinh vì nước vì dân nhiều không thể tính đếm, vậy mà Bác sống một cách giản dị, thanh nhàn trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, giữa một vườn cây xanh mát và yên bình, cùng ao cá trong veo có những chú cá chép vàng.
  
Đến nay, lớp lớp thế hệ con cháu vào viếng thăm Bác để được chiêm ngưỡng lại hình ảnh hiền từ, giản dị của một Người Cha lớn của dân tộc đang trong giấc ngủ ngàn thu. Chúng con chỉ cần được nhìn Bác thôi, cũng đủ lấy lại niềm tin và sức mạnh vượt qua khó khăn này. Bác đã hy sinh hết mình vì nước vì dân cả một đời, sinh thời Bác là một người có phong thái tao nhã, rất tinh tế với một cách xử sự nhẹ nhàng. 
 
Nhân cách vĩ đại của Bác có yếu tố của những người chịu ảnh hưởng giáo lý đạo Phật, Bác đã sống giản dị, khiêm nhường hòa hợp với thiên nhiên đó phải chăng là hình bóng của phong cách khất thực và tọa thiền?

Năm 19 tuổi, Bác Hồ đã từng xuất gia gieo duyên tại Thái Lan với bí danh “Thầu Chín”. 

Tưởng nhớ vị lãnh tụ đáng kính của Dân tộc Việt
 “Nhà sư Thầu Chín” đi khất thực tại Thái Lan

Tưởng nhớ vị lãnh tụ đáng kính của Dân tộc Việt
 Ao cá Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch

 

Cho đến khi trở thành vị lãnh tụ tối cao của Việt Nam, Bác Hồ vẫn sống khiêm nhường, giản dị, vào dịp sinh nhật mỗi năm, để tránh tổ chức, tiếp đón linh đình, dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đi thăm chùa, đi công tác hay làm thơ tự trào…

Ngày 19/05/1958, Bác đi thăm chùa Hương; dịp sinh nhật năm 1959, Bác đi thăm chùa Tây Phương, năm 1963, Bác đến thăm chùa Quán Sứ và đón tiếp Vua Lào sang thăm Việt Nam. 

 
Ngoài ra, trong cuốn sách “Hồ Chí Minh – Ngày này năm xưa”, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho biết cách ứng xử rất giản dị, đời thường, tránh hình thức linh đình của người đứng đầu đất nước.

Hôm nay, nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác, chúng con ghi lại vài cảm niệm kính dâng lên Bác Hồ kính yêu, với chúng con Bác là một vị Bồ Tát hiển sinh.

Diệu Hòa
phatgiao.org.vn

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Cảnh báo: Các trang và group Facebook giả mạo

0
Kính thông báo đến toàn thể quý Phật tử! Hiện nay, trên Facebook đang xuất hiện các trang và group Facebook giả mạo Thượng tọa...

Tin mới nhất