Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

-

Chiều ngày 15/11/2015 (nhằm ngày mùng 04/10/Ất Mùi),TT. Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN nhận lời mời của Ni sư Trụ trì TN. Nguyên Xuân đã quang lâm thuyết giảng đề tài NGHIỆP CỨ TRẢ – PHƯỚC CỨ LÀM – ĐẠO CỨ TU tại chùa Vạn Phước (đường Ba Cu, P.4, TP.VũngTàu) với sự tham dự của đông đảo phật tử xa gần.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Mở đầu, Thượng toạ tản mạn về vấn đề tâm linh. Thực tế có nhiều hiện tượng lạ lùng không thể giải thích bằng khoa học được, nên cho rằng có thế giới tâm linh. Ví dụ: đã có rất nhiều những bức ảnh hay camera vô tình chụp được những bóng ma thực sự, khiến người xem không khỏi rợn tóc gáy. Tuy nhiên, có người không tin có ma vì cho rằng “Không có bằng chứng khoa học”. Theo quan điểm của Thượng toạ câu nói đó là câu kiêu ngạo và hẹp hòi. Bởi vì khoa học là không biết hết mọi điều trong vũ trụ mà chỉ đang biết lĩnh vực, nên có nhiều điều khoa học không thể giải thích được, rồi phủ nhận là không đúng.

Khi đến với Phật pháp, chúng ta bước vào một thế giới kì vĩ, lạ lùng mà khoa học vẫn chỉ là một phần ở trong đó. Trong cái đặc biệt của đạo Phật, vừa như gần gũi mà vừa như xa xôi, đó là Luật Nhân Quả Nghiệp Báo. Và Thượng toạ đã giải thích thế nào gọi là  gần gũi và kết luận:

Nhân quả tuy không chứng minh được nhưng dựa vào sự quan sát, sự cảm nhận bằng lương tâm đạo đức thì ông bà mình vẫn chấp nhận Luật Nhân Quả. Vì vậy, ta gọi Luật Nhân Quả rất gần gũi với tâm tình của ta, của con người. Nhưng nói xa là vì khoa học không chứng minh được, trừ cho tới ngày khoa học tìm ra được tới cái trường bản thể của vũ trụ.

Vũ trụ này là sự kết hợp của nhiều loại trường vũ trụ. Và Luật Nhân Quả nằm ở cấp độ rất cao của vũ trụ, nên khoa học còn rất lâu mới tìm thấy được cái quy luật của Luật Nhân Quả.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Cái gì thì có thể từ từ khoa học sẽ tìm ra dần, nhưng riêng Luật Nhân Quả Nghiệp Báo, tức là một người làm việc ác, gây khổ chúng sinh sau này sẽ phải trả quả báo tương xứng, thì cái quy luật đó còn lâu lắm khoa học mới tìm tới. Nên ta gọi Luật Nhân Quả là điều rất xa xôi với con người là vậy.

Thì nơi cái đạo lý Luật Nhân Quả vừa hết sức gần gũi mà cũng hết sức xa xôi đó, điều may mắn là người phật tử chúng ta, ta chấp nhận, tin tưởng, và ta tìm hiểu như một mệnh đề bắt buộc phải có, không cần chứng minh, cái hay của ta là vậy.

Như một định đề không cần chứng minh là sao? Trong toán học có một phạm trù gọi là định đề, mà đã là định đề thì chỉ có chấp nhận không chứng minh, biết nó đúng nhưng không chứng minh được, chỉ chấp nhận như ta tin mà thôi. Ở đây, ta đến với đạo Phật cũng vậy, cho tới ngày mà chứng minh được Luật Nhân Quả còn rất xa. Vì thế, ngày hôm nay đối với những người đệ tử Phật chúng ta thì Luật Nhân Quả vẫn là một định đề, một chân lý không thể chứng minh được, chỉ có chấp nhận mà thôi. Cái may cho ta là ta chấp nhận được định đề này, vì đó là chân lý của vũ trụ; cũng như cái may của các nhà khoa học là chấp nhận được định đề Ơ-cờ-lít (toán học) và từ đó dựng lên trong hệ thống khoa học mênh mông. Nếu ngay từ đầu người ta không chấp nhận định đề Ơ-cờ-lít thì ta không có hệ thống khoa học ngày hôm nay, cái gì cũng mờ mờ, nhưng để có thể chứng minh được họ phải bắt đầu từ một định đề không chứng minh được.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Thượng toạ đề cập đến vấn đề này hàm ý muốn các phật tử nghe, hiểu, nhớ cho kĩ cách lý luận để khi ta gặp những người bắt bẻ vấn đề tâm linh chưa chứng minh được, ta đủ sức trả lời để thuyết phục được người ta tin nhân quả, dù trước đây ta đã học hay chưa học nhiều, rằng:

Khoa học là những điều logic, hợp lý, chứng minh được trên lý thuyết và kinh nghiệm; tức là trong lý thuyết nói như vậy thì trong thực tế phải chứng minh cho ra. Ví dụ nói rằng: hai góc đối nhau trong hai đường thẳng cắt nhau thì phải bằng nhau (hai góc đối đỉnh), thì lý thuyết vậy rồi nhưng phải kẻ ra, đo đúng vậy; tức là lý thuyết đúng rồi nhưng thực nghiệm đúng, vì đó là những điều được chứng minh. Nhưng tất cả những điều được chứng minh của khoa học thì phải bắt đầu từ một định đề không chứng minh được, đó là định đề Ơ-cờ-lít.

Đạo Phật cũng như vậy, đạo Phật là tất cả mọi điều hết sức là đạo đức, nhân bản, hợp lý, logic, tất cả đều chặt chẽ chứng minh được hết và tất cả những điều hợp lý, điều logic, điều chứng minh được, điều đạo đức lương tâm đó cũng bắt đầu từ một định đề không chứng minh được, đó là Luật Nhân Quả.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Luật Nhân Quả là sao? Là gieo nhân gì gặt quả đó trong cái thiện ác, chứ không phải là cái nhân quả bình thường. Do trong vũ trụ, trong thế giới này có nhiều loại nhân quả, trong đó có một loại nhân quả dễ thấy nhất là loại nhân quả nông nghiệp. Ví dụ gieo hột me thì ra cây me, ra trái me – đó là nhân quả trong nông nghiệp. Rồi nhân quả trong vật lý, ví dụ khi ta đun nước tới 100oC thì nước sôi, khi ta hạ nhiệt độ xuống 0oC thì nước sẽ đóng đá; rồi khi vi rút xâm nhập ta thì ta sẽ ốm, v.v.. Đó là những cái nhân quả trong thế giới vật lý, trong nông nghiệp, trong y học, nhân quả trong luật pháp. Nhưng riêng nhân quả mà đạo Phật nói là nhân quả sự báo ứng của thiện ác, nó trùm hết tất cả mọi loại nhân quả. Trong đây nó liên quan tới nỗi khổ niềm vui, tới hạnh phúc và cay đắng của con người. Nghĩa là chúng sinh trong pháp giới vũ trụ này đều bị chi phối bởi 2 cái cảm thọ: khổ và vui. Ví dụ đói thì ta khổ, no thì ta vui; không có tiền thì ta khổ, có tiền thì ta vui. Cứ vậy… và cái cảm thọ khổ – vui này chi phối kiếp người, chi phối tâm tình, cuộc sống. Nói chung chi phối hết cái động cơ sống của con người, và con người ta lúc nào cũng tránh khổ tìm vui.

Khi ta đánh vào cái khổ vui của chúng sinh thì tạo ra nhân quả báo ứng, hễ ta làm cho chúng sinh khổ thì ta mắc tội mắc nghiệp; ta gây cho chúng sinh vui, hạnh phúc thì ta được phước, đó là nhân quả thiện ác báo ứng mà Đức Phật nói, đạo Phật nói.

Lẽ sống của một người đệ tử Phật đều dựa trên trí tuệ và hiểu biết về nhân quả. Tất cả chúng ta, không bao giờ chạy lạc ra khỏi điều này cả. Tức là mỗi một lời nói, mỗi một tính toán, chương trình kế hoạch của ta, không bao giờ rời khỏi cái suy tư về Luật Nhân Quả. Hễ làm gì, nói gì đều cân nhắc coi cái thiện cái ác của nó như thế nào. Nếu thấy rằng mình nói câu này nó thành tội thì ngưng ngay, sám hối liền. Còn nếu thấy mình nói hay làm – điều đó tạo thành phúc thì hãy làm ngay. Đó là người đệ tử  Phật quanh năm suốt tháng, từng giờ từng phút chỉ cân nhắc điều đó để sống, để làm, để nói, để suy nghĩ. Nên ai mà hiểu Luật Nhân Quả tới mức độ tinh tế, sâu xa thì cuộc sống của họ càng lúc càng chuẩn xác, đạo đức, mẫu mực, cẩn thận, chi li, tế nhị (trở thành một người giao tiếp giỏi, mặc dù họ không cố ý).

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Khi một người hiểu được nhân quả sâu xa rồi thì cuộc sống của người đó không thể ác – đó là cái thứ nhất; tiến xa hơn là tràn đầy điều thiện; tiến xa hơn là trở thành tử tế từng chút; tiến xa hơn là trở thành tinh tế như là một sự lịch sự, nhưng là lịch sự của bổn phận và cái lịch sự đó là thật lòng, xuất phát từ lòng từ bi, yêu thương như lời Phật dạy. Do đó, hiểu nhân quả sâu xa rồi thì ta thành tựu từ từ nhân cách của mình và trở thành người hoàn hảo dần.

Một bậc Thánh là gì? Là từng vi tế hạnh đều hợp với đạo đức. Mà hợp với đạo đức là tạo nên cái phúc trong Luật Nhân Quả. Tuy nhiên, các vị Thánh lại trí tuệ, tinh tế hơn ta gấp bội lần. Ta tu riết cũng sẽ tới đó.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Tiếp theo, đi vào đề tài chính gồm 3 vế: Nghiệp trả – phước thì làm thêm – đạo thì tu.

Thượng toạ cho biết “Nghiệp” cứ trả, tức là do trước khi biết Phật pháp, ta không biết được Luật Nhân Quả, không biết thế nào là chấp ngã, là vô ngã, không biết điều nào là điều thiện, điều nào là điều ác, không biết đúng không biết sai. Vì vậy ta tạo một mớ tội mà không biết đó là tội thì gọi là vô minh. Cho nên chư Phật, Thánh thần không trách ta vì biết rằng: “Tội nghiệp chúng sinh là vô minh tăm tối nên các Ngài thương”. Tuy Phật thương, nhưng còn điều sai ta đã làm thì vẫn phải trả quả báo, không tránh đâu được, cái đau là chỗ đó. Mà khi trả nghiệp thì không dễ chịu chút nào, vì ta đã gây khổ cho người khác.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Bây giờ biết đạo rồi, và cũng biết rằng trong quá khứ vì vô minh ta cũng đã lỡ tạo nghiệp thì quả báo sẽ phải đến. Và người đệ tử Phật của ta quan niệm rằng: Thôi! nghiệp cứ trả, có nghĩa là chấp nhận, chịu đựng, không nản lòng. Ở đây, Thượng toạ muốn nhấn mạnh đến quan niệm “cứ” trả của một người đệ tử Phật rất khác với một người không biết Phật pháp, họ trốn nghiệp không chịu trả là chỗ:

– Thứ nhất, khi đau khổ tới thì người không biết đạo họ xoay sở đủ cách để tránh (tránh bệnh, tránh tật, tránh nạn) và trong khi xoay sở đủ cách đó, có khi họ tạo nghiệp mới nữa mà còn ác hơn. Trong khi người biết đạo, nghiệp cứ trả, họ chấp nhận khổ đau, chấp nhận đối diện cả với cái chết, miễn đừng gây nghiệp mới. Do vậy, mỗi khi thấy tai hoạ tới mà ta xoay sở đủ cách để tránh, coi chừng mình rơi vào trạng thái của người không biết đạo. Nếu tránh được ta cũng tránh chứ không thụ động, không buông xuôi, nhưng bằng cách nào đó chứ không chấp nhận gây tội thêm nữa.

– Thứ hai, khi nghiệp tới, ví dụ như khi bị phá sản, cơ nghiệp suy sụp, gia đình tan nát, mắc bệnh không trị được, v.v… người không biết đạo thì quýnh quáng, bất an, khổ đau, buồn rầu; còn người biết đạo thì chấp nhận bình thản. Như vậy mới gọi là nghiệp “cứ” trả. Thế nhưng, người nào trong cái trả nghiệp đó mà bình thản được thì gọi là người có đạo lực tu hành. Biết nhau tu giỏi hay không là lúc trả nghiệp.

Vế thứ hai “Phước cứ làm”, tức là khi đã hiểu đạo, hiểu được nhân quả rồi thì không một người đệ tử Phật nào khờ dại làm biếng làm phước cả, ngược lại, ai cũng chỉ có một điều khát khao làm phước, làm phước và làm phước. Người chưa phải Thánh thì cái khát khao tạo phước rất ít, ngược lại, người có chất Thánh thì khát khao tạo phước thật mãnh liệt.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Nguyên nhân của những dằn vặt đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có. Không mong cầu, không mong giàu chính là đạo lý.

Tuy nhiên, không phải ai muốn làm phước là được toại nguyện. Phải có phước rồi mới làm phước được. Do tâm ta thiết tha làm phước mà phước đời trước không nhiều, vì vậy ta chỉ làm phước nho nhỏ mà thôi, nhưng dù làm nhỏ ta vẫn cứ làm. Không phải đợi có điều kiện mới làm phước lớn. Cứ làm phước nhỏ rồi mới có phước lớn, có phước lớn rồi mới làm phước lớn được.

Nhân đây, Thượng toạ nhắc nhở: Làm phước không dễ, bởi vì: thứ nhất là chưa có phước; thứ hai khó làm phước là vì lười. Làm phước phải mất công, mất thời gian, mà từ lâu ta bị cái tật lười nên không làm phước được. Muốn làm phước cũng phải thắng được cái lười này. Trong Tứ Chánh Cần Phật dạy: chữ “cần” tức là cần mẫn; siêng năng là ám chỉ cho việc làm phước, còn “tấn” tức là tinh tấn ám chỉ cho việc ngồi thiền. Làm phước khó do ta bị lười, cho nên phải tu tập cái hạnh tinh cần, siêng năng, chịu khó, chịu cực, còn không thì không làm được. Người quen lười  cứ ngồi nhìn hay sai người khác làm thì bản thân cũng không làm phước được.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Lại nữa, làm phước là giúp đời, giúp người, nếu ta không thương đời, không thương người thì không có sức mạnh để làm phước, nên muốn làm phước ta phải có tâm từ bi. Ngoài ra, làm phước không dễ vì bị cản trở bởi công việc, bởi hoàn cảnh gia đình. May mắn hơn, những ai đang có công ăn việc làm thì ta làm phước ngay trong công ăn việc làm của mình. Ví dụ: mình là người công chức thì ráng phục vụ dân cho tốt; còn người trong cơ quan, công xưởng thì ráng làm cho tăng công suất, để đóng góp vào sự thành công của cơ quan, đó cũng là việc làm phước. Cho nên, Thượng toạ thường khuyến khích các phật tử:

Mỗi người làm việc bằng ba

Chính mình có phước, nước nhà vinh quang.

Nước ta không giàu bởi vì dân mình làm việc ít năng suất quá, thua các nước trên thế giới gấp 3,4 lần. Bây giờ mỗi người Việt Nam mạnh hơn, làm nhiều hơn thì ta mới bắt đầu thoát nghèo được. Cho nên phải cố gắng tăng năng suất lên. Muốn làm phước thì ngay trong công việc mưu sinh ta cũng làm được, còn nếu không có công việc mưu sinh thì phải ráng tìm tòi bất cứ công việc gì đó mà bòn mót tạo phước. Sợ nhất là không có gì để làm.

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Vế thứ ba là đạo cứ tu. Đạo là bắt đầu bước vào thế giới tâm linh siêu việt đi về con đường giác ngộ, giải thoát, vô ngã. Còn cái ta làm phước thật sự chưa phải là đạo giác ngộ siêu nhiên mà Phật dạy, đó mới chỉ là đạo đức thôi. Sống trên đời, nghiệp ta biết trả; phước ta biết làm… đó là đạo đức; còn để bắt đầu bước vào đạo ta biết tu là một tầng bậc khác, một đẳng cấp mới của loài người rồi. Ví dụ nghiệp trả thì ta vẫn là đẳng cấp của con người, biết tạo thêm phước cũng chỉ là đẳng cấp của con người, nhưng nếu biết tu thì ta bắt đầu vượt khỏi thân phận của con người để bước lên làm Thánh. Mà tu theo đạo là hướng về tâm linh vô ngã, phải làm sao lắng được tâm yên tĩnh, vô niệm, nhất như để đi sâu dần và cuối cùng đạt được vô ngã tuyệt đối, đó là mục tiêu tu hành trong đạo Phật. Do vậy, việc tu hành khó gấp triệu lần, thời gian không thể tính kể được so với việc trả nghiệp hay làm phước.

Và Thượng toạ đã liệt kê ra nhiều cái khó của việc tìm con đường, tìm Thầy hướng dẫn cũng như việc thực hành tu tập. Qua đó, Người khuyến khích các phật tử phải hết sức nỗ lực tu tập, tu được giờ nào, phút nào tốt giờ đó, vì mỗi cái đều là nhân lành để ta đắc đạo sau này. Cho dù chưa đắc đạo viên mãn, dù vẫn còn trên con đường đi, nhưng với sự tu hành chân chính, mình vẫn giáo hóa người khác, vẫn làm lợi ích cho chúng sinh được rồi. Đó cũng là điều ta đền ơn Phật được.

Sau cùng, Thượng toạ nhắc nhở: Trong việc tu tập thì định tâm là chính, ta phải định được tâm để đi về vô ngã. Nhưng muốn định được tâm thì ta phải có ba điều hỗ trợ”: “Một là đạo đức, mới tu thiền được. Hai là phải có nhiều phước, mới tu thiền được. Ba là có khí công để rèn luyện nội lực bên trong, hỗ trợ cho việc tu hành.” 

Đến đây, bài Pháp thoại đã được kết thúc trong niềm hỷ lạc của toàn thể Hội chúng. Những đạo lý Thượng toạ giảng dạy, thực sự bám rễ trong hành động và cuộc sống của mỗi người phật tử. Để đền ơn, chúng ta hãy học, hãy làm và hãy tu như chính lời Người chỉ dạy, nhằm giúp cuộc hành trình trên con đường thoát khổ của chúng ta thẳng tắp và ít gập ghềnh hơn./. 

Tuệ Đăng

Những hình ảnh của buổi Pháp thoại:

Vũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn PhướcVũng Tàu: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Vạn Phước

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất