Ngày 24/09/Giáp Ngọ (16/11/2014) tại Quan Âm tu viện (Q.Phú Nhuận) đã diễn ra khóa tu Gieo Hạt Từ Tâm kì 32 dành cho lứa tuổi từ 13 – 25, với chủ đề “Người Lái Đò”
![]() |
Chủ đề Người Lái Đò do Thượng tọa Thích Viên Giác giảng giải nói về vai trò và trách nhiệm của người lái đò. Hình ảnh người lái đò không xa lạ gì với các sĩ tử nói riêng và rất đỗi quen thuộc cũng như gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung.
“Đò ơi – đò!” – tiếng gọi của khách qua sông luôn cần người lái đò cho dù là ngày hay đêm, dẫu rằng trời nắng gắt – mưa giông gió bão hay sương khuya giá lạnh thì người lái đò luôn tận tụy không quản ngại gian khó, vì người lái đò biết rằng đó là tính chất của cuộc sống muôn thủa là thế.
![]() |
![]() |
Khi cha mẹ sinh ra chúng ta, điều đó cũng có nghĩa cha mẹ cho chúng ta hiện hữu một kiếp nhân sinh tại cõi sa bà này, thế nhưng ít ai nhận thức rõ thực tế là: Người lái đò đầu tiên dạy dỗ chúng ta chính là cha mẹ.
Hỏi rằng người Thầy hoặc Cô đầu tiên dậy bạn học là ai? Đa phần trả lời là Thầy Cô cấp I hoặc cô giáo mầm non, câu trả lời không sai, nhưng dường như sự nhìn nhận đơn giản từ góc nhìn cha mẹ cho con cuộc đời, Thầy Cô cho em kiến thức. Trước khi là một người lái đò vững tay chèo thì ắt hẳn người lái đò đã – đang từng là học trò, bởi vì khi đặt vị trí của bạn vào vị trí của người khác thì bạn sẽ hiểu vì sao người lái đò lại như thế. Từ khi chào đời cho đến ngày hôm nay – chúng tôi học văn hóa cho đến nghành nghề đã lĩnh hội tri thức từ nhiều Thầy Cô và nhiều vùng miền khác nhau, qúa trình học giúp chúng tôi biết đâu là đúng sai, kia là phải trái, tại sao và vì sao v.v, để rồi chúng tôi mới hiểu rõ công lao to lớn của người lái đò, và những người lái đò cũng chỉ mong chúng tôi vận dụng tri thức đã học để đem lại lợi ích cho nhân sinh.
![]() |
Nếu như người lái đò ở thế gian chỉ cho bạn tri thức, thì người lái đò trong đạo thì vất vả muôn phần (Ơn giáo dưỡng một đời nên tuệ mạng – Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền), khi bạn cất tiếng gọi Sư phụ thì bạn nghĩ gì? Người lái đò trong đạo vừa là Thầy vừa là Cha, luôn gồng mình lo toan bao công việc. Khi ở cương vị là một người dạy học thì chúng tôi mới thấy thương và thấu hiểu rõ đức hy sinh lớn lao của tất cả Thầy Cô.
![]() |
![]() |
Nhất Tự Vi Sư – Bán Tự Vi Sư!
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, vì vậy trọng trách của người lái đò rất nặng gánh đối với cả non song gấm vóc – bởi vậy những người lái đò đều có sắc thái của riêng mình khi tần tảo sớm hôm miệt mài đưa lữ khách qua sông, có những lữ khách thông minh sáng dạ nên thụ nhận tri kiến rồi truyền trao hữu ích, thế nhưng có những lữ khách bảo thủ cố chấp và u mê thì người lái đò kiên trì uốn nắn cây cho thẳng, thế nhưng uốn tre không khéo đã bị tre bật trở ngược vào mặt rất đau đớn…
Người lái đò và khách qua sông cũng là nhân duyên. Không ai ở bên ai mãi mãi, đến một lúc nào đó – bạn trở về con sông cũ, nhưng không thấy người lái đò năm xưa đâu rồi? Lúc đó bạn mới cảnh tỉnh tri ân và báo ân đến người lái đò không bao giờ là muộn màng.
![]() |
![]() |
Đại diện tu sinh – tình nguyện viên tác bạch dâng lời tri ân đến chư tôn đức giảng sư. Góp phần văn nghệ ý nghĩa nhân ngày nhà giáo, ca sĩ Phương Thanh – Sĩ Luân đã hát bài Bụi Phấn – Tri ân Thầy Cô tạo nên không khí thiêng liêng khi lời bài hát như một điều nhắc nhở tất cả chúng ta luôn khắc ghi mãi về Người Lái Đò.
Tin: Hoa Sen Gió
Ảnh: Thường Tịnh Văn
phatgiao.org.vn