Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONG

HÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONG

-

Sáng ngày 10/11/2013, khoảng 800 Phật tử hội tựu về chùa Phúc Long (làng Ích Vịch, xã Vĩnh Quỳnh, h.Thanh Trì, Hà Nội) để nghe TT Thích Chân Quang (BRVT) thuyết giảng về Ý NGHĨA CỦA TỰ DO THEO LUẬT NHÂN QUẢ. Đề tài này dạy cho ta cái triết lý ứng dụng trong sự tu hành là: Để có được hạnh phúc, ta đừng bao giờ đòi hỏi, chọn lựa một điều gì quá cái phước của mình. Người nào ý thức được điều này thì sống trong hoàn cảnh nào cũng hạnh phúc

Buổi Pháp thoại diễn ra thật trang nghiêm, bởi vào đầu buổi giảng, toàn thể đại chúng theo lời dạy của Thượng tọa Giảng sư đã nhiếp tâm cầu siêu cho những nạn nhân trong cơn bão Hải Yến vừa quét qua miền trung Philippine với sức hủy diệt chưa từng có. Thật hãi hùng trước cảnh tượng đổ nát, lượm xác người sau bão y như vừa có một trận sóng thần tràn qua. Đồng thời, các Phật tử còn sám hối, cầu nguyện cho chính mình cũng như cho bá tánh nhân dân Việt Nam, được thoát khỏi sự nguy hiểm ở những nơi mà siêu bão Hải Yến đã – đang và sắp đi qua. Và sau cùng cầu nguyện cho thế giới này được thoát hết những tai ương, tật bệnh, mọi người biết tu hành, biết tạo những công đức, biết sám hối những lỗi lầm và biết yêu thương nhau.

Trước thiên tai của thiên nhiên, con người không đủ sức để chống đở, nên các Phật tử chỉ dùng tâm thành, hợp lực trì tụng bài Kinh cầu nguyện “Bão tan” do Thượng tọa biên soạn:

Nếu bão có đến thì đến dịu dàng

Đem những cơn mưa xanh tốt mùa màng

Cho người thương người sống đời tử tế

Để cõi đất này hạnh phúc bình an.

Xin đất nước này tươi sáng huy hoàng

Có Phật từ bi trên mọi nẽo đàn

Người người Quy y tin sâu nhân quả

Nguyện điều phúc thiện giăng khắp trần gian.

Ngoài ra, tạicác chùa khắp nơi, Chư tôn đức Tăng Ni và tất cả Phật tử cũng thiết tha góp phần cầu nguyện. 

Sáng ngày hôm ấy, bão đã đột ngột chuyển hướng ra Bắc, khiến Hà Nội có mưa và dông rải rác. Dù thời tiết ở mức báo động có bão lớn đang diễn biến phức tạp, nhưng các Phật tử không ngại khó, vẫn đến chùa nghe thuyết Pháp rất đông. Điều này cho thấy “Đạo Phật luôn trong trái tim của mọi người”.

Mở đầu đề tài, Thượng tọa tản mạn về ý nghĩa tự do. Xét về mặt tâm lý học, khi con người ta muốn làm gì và được làm theo ý thích của mình thì luôn luôn xuất hiện một cảm giác là dễ chịu, thoải mái và có thể là hạnh phúc. Nhưng để tạo được tâm lý cảm giác hạnh phúc đó thì dần dần người ta đã dùng yếu tố tâm lý đó đưa vào chính trị và xem như đó là một quy định, một tiêu chuẩn của chính trị trong thời đại sau này.

Riêng đối với đạo lý tâm linh lại khác, bởi vì như Phật đã dạy tất cả mọi điều đều là nhân duyên, đều là nhân quả, không cái gì tự nhiên có cả. Cho nên, trong đạo Phật, nếu nói con người sinh ra tự nhiên tôi phải có quyền tự do là không đúng, vì tự do có điều kiện của nó, không phải ta muốn làm gì là làm.

Nhân đây Thượng tọa nhắc nhở mọi người cần nhận thức đúng về tự do. Cái mà quy định rằng con người phải tự do muốn gì được nấy là không đúng. Nói theo Luật Nhân Quả, có vô số điều trên đời này ta không được làm, vì không có phước. Và bằng sự trải nghiệm, quan sát, so sánh, nhận xét Thượng tọa nhấn mạnh “Tự do con người lệ thuộc vào Phúc đức”. Hiểu điều này rồi, chúng ta mới thấy lời Phật dạy là đúng, tức vấn đề gì cũng do  nghiệp quả cộng với nhân duyên đã kiến tạo và hoàn tất, chứ không phải tự nhiên mà có. Nếu nhìn theo quan điểm của Luật Nhân Quả, của đạo học, TỰ DO được định nghĩa “Người tự do là người được nhiều quyền lựa chọn”. Người phước ít thì sự chọn lựa ít, trái lại người phước nhiều thì được nhiều chọn lựa. Và cái chọn lựa đó, nếu nó mở rộng ảnh hưởng luôn vào đời sống người khác thì tự do đó đã biến thành quyền lực. Còn người không có phước nên tính đâu trật đấy, làm gì cũng thất bại.  

Như vậy, chúng ta cần cân nhắc, ổn định lại cái tâm lý của mình, tức không bao giờ đòi hỏi được nhiểu chọn lựa khi biết rằng mình chưa đủ phước. Sở dĩ chúng ta khổ, chính là ta đòi một sự chọn lựa ngoài cái phước mình có. Do đó, khi thấy một điều gì đó không phù hợp với cái phước của mình thì ta không mong cầu, không chọn lựa. Ta tự hạn chế cái tự do của mình lại thì bỗng nhiên được an vui. Người biết tu tập tạo phúc cho nhiều, tức là nâng cái phúc mình lên và cái phúc lớn tới đâu tự nhiên cái sự chọn lựa của ta được nhiều tới đó. Đó là nguyên tắc, ý nghĩa của tự do theo cái nhìn của đạo học khác với cái nhìn của nhà chính trị học hoặc nhà xã hội học là như vậy. Nhiều người bị bệnh tâm thần, khủng hoảng tâm lý chỉ vì đòi hỏi cái điều vượt quá cái phước của mình.

Để hiểu rõ vấn đề này, Thượng tọa đặt 3 câu hỏi rất thực tế để mọi người phân tích tâm lý mình một cách chi tiết và dễ hiểu, tức là cái đòi hỏi, cái chọn lựa, và cái tự do của ta so với cái phước vừa đủ, dư phước và thiếu phước thì phát sinh những tâm lý gì? Câu hỏi vừa dứt thì có nhiều câu trả lời rất hay từ các Phật tử trẻ, xem như các em hiểu rất sâu ý nghĩa của tự do, mà hầu hết câu nào các em cũng trả lời rất tốt. Sau phần trắc nghiệm tâm lý từ sự liên hệ bản thân, chúng ta rút ra bài học nhận thức được là:

– Nếu đòi hỏi một điều mà nó vừa bằng với phước của mình thì áp lực tâm lý nhẹ nhưng sẽ không bền về sau.

– Nếu đòi hỏi mội điều bé hơn phước của mình thì áp lực tâm lý của ta rất thấp, rất thoải mái vì ta còn dư phước.

– Nếu đòi hỏi một điều lớn hơn phước của mình thì áp lực tâm lý của ta rất lớn, bị căng thẳng và có thể tạo thêm tội nếu ta quyết tâm làm điều đó.

Vì vậy, phải có những chọn lựa khôn ngoan trong cuộc sống tuỳ theo phước của mình. Có hai dấu hiệu nhận biết ta không đủ phước: một là lận đận. Hai là tâm ta bất an. Ngược lại, ta cũng dễ dàng đoán biết mình có đủ duyên phước để đi theo mục tiêu đó: một là mọi việc bỗng trở nên suôn sẻ, thuận lợi đáng ngạc nhiên.Hai là tâm lý ta thanh thản, an vui. Sống trên đời mà an vui tức ta đã thành công. Chúng ta có hai điều để phải suy nghĩ: một là lựa chọn hướng đi theo đúng phước duyên của mình. Hai là nơi cái điều kiện đó ta tạo phước thêm từng ngày.

Tất cả trẻ mới lớn lên đều có tâm lý giống nhau là thích được làm theo ý mình. Muốn làm điều gì được điều đó là hạnh phúc nhưng cái tôi tăng lên.  Hệ quả là đứa trẻ bướng bỉnh, ngang tàng, thường thất bại trong đời. Cái phước của quá khứ không bảo đảm cho một người trở thành tốt về sau trên phương diện đạo đức, mặc dù phước đó làm cho họ được quyền tự do chọn lựa, nhưng sẽ phá hỏng cuộc đời người đó, vì bản ngã lớn quá. Người có trí tuệ, thực sự họ không đòi tự do cho bản thân, mà buộc mình phải có trách nhiệm với cuộc sống của mọi người xung quanh. Người tuổi trẻ thường hay đứng lên hô hào tự do nhưng mà người già rồi lại hô hào tinh thần trách nhiệm, sống có bổn phận, sống biết lo cho đời. Để dạy con mình nên người, bậc làm cha mẹ phải hiểu: Thương gì thương nhưng phải hạn chế tự do, không phải muốn gì được nấy để rèn cho con mình hạ bản ngã xuống mà  sau này nó sống thành công ở đời. Đứa con nào được bố mẹ rèn như vậy thì thật là may mắn.

Tuy nhiên cha mẹ ép con, muốn gì cũng không được, đó không phải là giáo dục mà là khắc nghiệt lấy đi hạnh phúc của trẻ thơ, có những điều không hại gì thì cho nó tự do, cho nó hạnh phúc. Nhưng nếu cho tự do nhiều quá làm bản ngã tăng lên, là làm hỏng tâm hồn nó. Vì vậy, cha mẹ yêu thương con là phải cân đối giữa cho con được quyền tự do và bắt con phải vâng lời bố mẹ. Mấu chốt là sự sáng suốt của bố mẹ, cần tùy hoàn cảnh mà cân đối.

Nhân đây, Thượng tọa nhắc nhở giới trẻ “Ở tuổi trẻ, các con còn cái hiếu thắng, bồng bột, nông cạn. Vì vậy, thay vì bố mẹ la rầy, ép buộc mình thì các con phải tự ép buộc, tự rầy mình trước, tự điều chỉnh xét cái muốn của mình, sẽ đỡ vấp ngã để thành công. Nhà bác học lừng danh thế giới Einsteincó nói “Trong 100 điều mà tôi suy nghĩ tính toán thì hết 95 điều thất bại”. Hiểu điều này rồi, các con dè dặt với những mơ ước, đòi hỏi của mình, tự kiềm chế tự do của mình. Sống trên đời không phải muốn làm gì thì làm nữa mà là sống có trách nhiệm, cân nhắc đối với đạo lý, đối với tâm tình của mọi người, cân nhắc với xã hội, dè dặt trong từng bước đi thì mới có thể làm được việc trên đời.  

Trong cái thời đại mà người ta cứ kêu gọi lối sống tự do cá nhân, nên lớp trẻ cứ thích làm theo ý mình và cho rằng là phải sống như vậy mới là văn minh, hiện đại. Sự thât! Sống theo ý mình mà bất cần ý kiến của bố mẹ là đánh mất sự tôn trọng đối với bố mẹ, thành ra bất hiếu, mất đạo đức nhất trong cuộc đời này. Tôn trọng là món quà lớn nhất mà con cái có thể tặng cho bố mẹ lúc tuổi già. Nói về đạo đức làm người thì điều căn bản nhất vẫn là hiếu kính cha mẹ. Đó là điều thiêng liêng, con người tốt bằng trời mà không có hiếu thì vẫn là người xấu”.

Có những quốc gia, đạo hiếu bây giờ bị hạ thấp xuống đến nỗi nhà nước phải dùng luật pháp để ép buộc thái độ hiếu kính của con cái đối với bố mẹ, bắt buộc phải phụng dưỡng bố mẹ. Họ thấy rằng người mà không có hiếu thì lòng yêu nước cũng không còn. Dân tộc mà không có lòng yêu nước thì không ai đánh cũng tự tan. Muốn có tình yêu nước thì căn bản là ở gia đình con cái phải có hiếu với cha mẹ. Hôm nay ta nói vấn đề tự do, song ta không cần tự do, cái mà ta cần là trách nhiệm với mọi người xung quanh. Trong cái trách nhiệm đó thì sự hiếu kính cha mẹ là điều quan trọng nhất.

Tâm lý muốn làm gì thì làm cũng là một dạng của hạnh phúc, nhưng hạnh phúc trên đời này còn nhiều hơn nữa. Chính việc mà ta cống hiến cho đời, đem đến hạnh phúc cho người làm cho ta hạnh phúc. Người khước từ tự do để gánh lên vai trách nhiệm với cuộc đời thì rất hạnh phúc vì niềm vui đem đến cho người khác. Hạnh phúc này vĩ đại hơn và hợp với đạo lý nhân quả của Phật dạy. Khi đó Phước tăng lên và ta được chọn lựa nhiều điều trong cuộc sống! Tự do từ nơi phước mà có. Người khôn ngoan có trí tuệ, họ đòi hỏi tinh thần trách nhiệm nơi chính mình chứ không vội vàng đòi hỏi tự do.

Vì sao cái cảm giác muốn làm gì thì làm là ta hạnh phúc? Vì đó là sự thúc đẩy của bản ngã, tham lam, ích kỷ. Chính cái thúc đẩy bản năng bên trong ấy làm cho ta có cảm giác rằng, ta muốn làm cái gì phải được cái đó thì ta hạnh phúc. Vì vậy, ta hay thích làm theo ý mình nhưng mà Phật dạy “Đừng tin vào ý mình”. Câu này nghe dễ nhưng phải thật sự tinh tấn tu hành nhiều năm tháng mới ngộ được điều này.

Nền văn minh tương lai của nhân loại là sự cân đối giữa hai mặt. Một là sự tự do riêng tư của con người và hai là tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Hai điều này ngược nhau nhưng cả hai đều cần cho con người. Sống trên đời, chúng ta cân đối làm sao để đừng riêng tư, cá nhân, bản ngã quá lại trở thành ác độc và phá hoại. Vì thế giới này con người phải hòa hợp hỗ tương với nhau. Bên cạnh góc trời riêng tư mà ta được quyền có, ta phải cân đối lại là trách nhiệm đối với cộng đồng. Người nào cân đối được hai cuộc sống này là người sống hạnh phúc, ổn định, bền vững, lâu dài, không bị khủng hoảng về tâm lý, không bị khủng hoảng về cuộc đời. 

Sau cùng, thế nào là tự do đích thực? – Khi nào con người thoát khỏi chấp ngã, vô minh, phiền não, lỗi lầm thì người ta đạt được giải thoát tuyệt đối (Freedom). Đó là tự do giải thoát mà Phật dành cho tất cả chúng sinh. Trong cuộc sống này, đối với những quan niệm về tự do, đạo đức, ta phải cân đối rất nhiều mặt. Còn trong đạo lý, trong sự tu hành mà ta đi theo con đường của Phật thì ta nhắm đến một cái tự do tuyệt đối, đó là sự thoát khỏi vô minh,  chấp ngã, lỗi lầm, phiền não, v.v… Khi một người đã được giải thoát như vậy gọi là một bậc A La Hán.

Tự do tức là được chọn lựa. Tự do tuyệt đối là được chọn lựa tuyệt đối, nghĩa là bất cứ điều gì mà vị A-La-Hán chọn lựa thì là điều đúng, đẹp, thiện lành và lợi ích cho chúng sinh một cách tuyệt đối. Còn chúng ta nếu có chọn lựa thì phải cân nhắc, điều này hợp hay không hợp, điều này có phước hay không phước, đủ phước chưa, nhiều khi mình muốn nhưng mà sợ rồi rút lại ý định.

Con đường để đi đến tự do tuyệt đối của một bậc A La Hán là thiền định và gốc của nó vẫn là bồi tạo công đức cho đến vô hạn. Vì vậy, tuy nó đạo giải thoát là tâm linh sâu xa, nhưng lại bắt nguồn trong cuộc sống thực tế này, tức là ta phải sống với tinh thần trách nhiệm cùng cộng đồng để tạo ra phước rất là lớn; đồng thời tinh tấn tu tập thiền định. Đó chính là con đường đi đến bầu trời tự do, giải thoát mà Phật dạy cho ta.

Thời Pháp thoại đến đây kết thúc. Ngoài trời mưa đã tạnh, những tia nắng  dần ló dạng, mang lại cho con người một sức sống mới. Bằng lối diễn giải đầy sáng tạo, mang sức thuyết phục, Thượng tọa đã đem Phật pháp gần gũi hơn với đời sống và trình độ của con người. Sau bài Pháp này, người Phật tử mà nhất là giới trẻ, giới trí thức càng có niềm tin hơn với chánh Pháp. Con diều bay được lên không gian bao la rộng lớn là nhờ có sức gió và sợi dây. Sợi dây tuy nhỏ và có vẻ mong manh nhưng công dụng của nó thì rất lớn. Nhờ nó nắm giữ mà cánh diều kia không bị lạc hướng. Cuôc đời tu hành của mỗi con người cũng giống như vậy.

Dưới đây xin chia sẻ một số hình ảnh về toàn cảnh buổi thuyết Pháp của TT Thích Chân Quang tại chùa Phúc Long – Hà Nội:

HÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONGHÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONG

HÀ NỘI: TT THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHÚC LONG

TUỆ ĐĂNG

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất