Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn...

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại “Tâm lý tôn thờ thần thánh”

-

Tối ngày 25/11/2014, TT Thích Chân Quang – Phó Ban kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã đến thăm và nói chuyện với các phật tử tại chùa Phúc Long (Thôn Ích Vịnh – xã Vĩnh Quỳnh – huyện Thanh Trì – Hà Nội) theo lời thỉnh cầu của Sư thầy Trụ trì – Thích Đàm Hoài. Với chủ đề TÂM LÝ TÔN THỜ THẦN THÁNH, Thượng tọa đã nói trên nhiều phương diện của nhiều tôn giáo từ xưa cho tới nay. Qua đó, mọi người hiểu mình, hiểu bạn và biết rằng cái lõi cuối cùng của việc hướng về tôn thờ thần thánh chính là tu dưỡng đạo đức, tin được điều tội phúc. Còn đỉnh cao của việc tôn thờ thần thánh là như đức Phật đã nói, chính là đi tìm sợ giác ngộ giải thoát vô ngã.

Mở đầu, Thượng tọa đưa ra hai quan điểm được nhìn theo hai góc độ khác nhau để lý giải nguồn gốc xuất hiện của tôn giáo tín ngưỡng:

– Một là theo cách nhìn của các nhà xã hội học. Có những hiện tượng con người không thể lý giải một cách khoa học nên họ nghĩ là có thần thánh. Thế là khái niệm thần thánh cao siêu, âm thầm chi phối cuộc sống con người, và dần được nâng lên thành một hệ thống có lý luận về thượng đế, thần linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Ví dụ có những cái rủi không biết từ đâu tới, hay cái may không hiểu do đâu mà có, và người ta đặt hết vào cho thần thánh. Đó là nguyên nhân đầu tiên để tôn giáo xuất hiện.

– Hai là lý giải theo tâm linh. Việc nhiều người trên thế giới nhìn thấy các hiện tượng siêu linh có thật trong cuộc sống, chẳng hạn, hiện tượng thấy người chết trở về, thấy có bóng ma, khiến chúng ta phải công nhận là có thế giới siêu hình. Và người ta nâng cao mãi lý luận siêu hình đó, hình thành hệ thống tôn giáo.

Khi tôn giáo, tín ngưỡng xuất hiện thì thần thánh cũng xuất hiện. Con người tin rằng thần thánh là những bậc rất cao, có nhiều quyền lực, có thể thưởng phạt, tác động đến cuộc sống con người, nên họ chú ý giữ thái độ và hành động tôn thờ đúng mực của mình với thần thánh để không bị quở phạt. Rồi, theo thời gian, con người mê mẩn với tín ngưỡng tôn giáo đó. Lúc này, bắt đầu xuất hiện tín đồ và có người nhận là đại diện của thần thánh để quản lí tín đồ. Nói về sự tương quan trong tôn giáo thì tôn giáo nào cũng giống nhau cả về mặt công thức, tức là có thần thánh thì có tín đồ tôn thờ những thần thánh đó.

Có những thần thánh vô hình không ai thấy, chỉ biết bằng niềm tin. Có những giáo sĩ như con người và những giáo sĩ đó tự nhận là đại diện cho thần thánh để cai quản tín đồ. Đạo Phật cũng vậy, nhưng đạo Phật hơi khác một chút, chỉ vì Đức Phật là đấng tối cao, là có thật trong lịch sử, nhưng mà ngày hôm nay Đức Phật đã nhập Niết Bàn, thì có một lớp Tu sĩ, Tăng Ni cũng được coi là đại diện của Đức Phật để cai quản phật tử. Nói chung, các tôn giáo đều giông giống nhau như thế cả. Sau này, có những bậc đạo sư tự nhận mình cao siêu, sống giữa loài người để đón nhận sự tôn kính, tôn thờ, đó cũng là cách thức để họ lập một tôn giáo mới.

Theo định nghĩa của Thượng tọa, thần thánh là những bậc cao siêu hơn người phàm nên chúng ta mới tôn thờ. Nói về sự cao siêu của thần thánh, Thượng tọa chỉ ra ba đặc điểm:

– Thứ nhất về năng lực: Thần thánh có phép lạ, có năng lực siêu phàm.

– Thứ hai, về đạo đức: Thần thánh là những bậc rất mực đạo đức.

– Thứ ba về trí tuệ: Thần thánh cực kì trí tuệ.

Chính ba điều đó mà thần thánh vượt rất xa con người và khiến chúng ta phát sinh ba tâm lý là sợ, nể phục và cảm động. 

Việc con người sợ thần thánh là có thật. Chúng ta không có năng lực cao siêu nên chúng ta sợ, cái sợ này là bản chất tự nhiên, là bản năng của con người giống như ta sợ những người có sức mạnh hơn mình, có thể chèn ép mình, có thể giết mình. Thần thánh cũng là một trong ba đối tượng mà chúng ta thường sợ. Và Thượng tọa đã phân tích, lý giải ba loại “Sợ”, đó là một loại sợ mà ủng hộ; một loại sợ mà ghét và một loại sợ mà tôn kính.  

Theo Thượng tọa, thực sự, khi chúng ta tu đến một mức độ nào đó thì nổi sợ hãi biến mất, người này không cho phép tâm hồn mình còn sự sợ hãi nào nữa, chỉ bắt mình sống theo đạo lý thôi. Nếu nói sợ thì cái điều duy nhất ta sợ là sợ đạo lý, nhưng nói sợ thì cũng không phải mà là ta tự ép mình phải theo đạo lý. Và cái tự ép đó nó cao tới nổi hơn cả sự sợ chết, tức là nếu bắt ta làm sai đạo lý thì thà chết chứ không làm. Người mà tu tới mức đó rồi thì tất cả mọi sợ hãi biến mất, chỉ còn lẽ phải, sự yêu thương, kính trọng, can đảm, gan dạ, khiêm tốn, v.v…

Tiếp theo, để phân tích yếu tố của niềm tin, Thượng tọa đã chỉ ra hai loại thần thánh mà tôn giáo nào cũng có, đó là: Loại thần thánh chưa bao giờ xuất hiện giữa loài người mà hoàn toàn là tin đồn, là huyền thoại và loại thần thánh đó là có thật. Thường các vị thần, vị thánh tối cao hầu hết chỉ là huyền thoại, riêng trong đạo Phật, vị thánh tối cao là Phật Thích Ca thì đã từng xuất hiện thật sự. Cái tín ngưỡng của đạo Phật như vậy, nên các đạo khác họ hơi lạ về điều này, vì nghĩ rằng vị mà cao siêu tột cùng làm sao có thể mang thân hình của một con người đến với trần gian này. Thật ra, không riêng gì Đức Phật mà bất cứ người nào nếu đạt được trạng thái vô ngã tuyệt đối thì sẽ trở thành vị thánh tối cao.

Nói về tác dụng của việc tôn thờ thần thánh, Thượng tọa chỉ ra năm tác dụng chính: Chúng ta tôn thờ thần thánh vì cái lợi của mình, vì sợ uy quyền thưởng phạt, vì mơ tưởng đến một cảnh giới cao siêu, khác với cõi giới của con người, vì tin vào điều tội phúc, và ta tôn thờ thần thánh để diệt trừ tâm đố kị, diệt trừ bản ngã. Sau đó, Người giải thích cặn kẽ sâu sắc từng tác dụng một, đi kèm với nhiều ví dụ  để mọi người dễ hiểu. Trong đó, Thượng tọa cho biết tình cảm tôn thờ thần thánh rất mạnh. Mạnh đến nổi bất chấp lý lẽ, có những tôn giáo khi họ đã mê, đã tin rồi thì họ liều chết. Do vậy, buộc lòng thế giới phải đưa ra luật tự do tín ngưỡng. Và đó không hề là sự tiến bộ của loài người mà là sự thua cuộc của lý trí đối với tình cảm tín ngưỡng, dù trong tình cảm với thần thánh có rất nhiều điều vô lí.

Để tránh tư tưởng cực đoan, Thượng tọa lý giải: Chúng ta là đệ tử Phật thì chúng ta phải tôn kính Phật đến tuyệt đối. Mà tôn kính Phật tuyệt đối là để trong lòng, làm theo lời Phật dạy để sống yêu thương được mọi người, làm đầy đủ bổn phận với cuộc đời, với gia đình, với xã hội. Ngay cả một người tu sĩ xuất gia, tuy không còn bị ràng buộc bởi trách nhiệm của trần gian nữa, nhưng vẫn phải tự gánh lên vai mình trách nhiệm xây dựng đạo đức cho cuộc đời này.

Cho nên, chúng ta phải hiểu rằng, dù tình cảm của ta dành cho Đức Phật là tột độ (tuyệt đối) nhưng ta vẫn sống bình thường trong cuộc đời này. Trong cuộc sống bình thường đó, ta có những điều cao thượng âm thầm từ từ xuất hiện nảy nở (sự tế nhị, cẩn thận, khiêm hạ, bao dung …) mà mọi người xung quanh được rất nhiều ích lợi từ nơi cuộc sống tử tế của ta. Trong đó, Thượng tọa nhấn mạnh “Cuộc sống tử tế của ta, chính từ cái lõi là tôn kính Phật tuyệt đối”. Như vậy, với cái tình cảm tôn kính Phật tuyệt đối mãnh liệt này, lại tạo thành một sự đẹp đẽ chừng mực trong cuộc sống, khiến mọi người dễ chịu.

Thánh cao siêu là vậy, quan trọng là vậy nhưng xét cho cùng thì bản chất của thánh chính là bản chất của con người, vì theo thực tế khách quan, chính con người tạo ra thần thánh. Chúng ta tự vẽ, tự tạc nên những bức tranh, bức tượng về thần thánh rồi tưởng tượng, rồi tin vào đó. Không chỉ tạo ra hình dáng, mà con người còn tạo ra cả tâm hồn cho thần thánh. Vậy nên, bản chất của con người quyết định bản chất của thánh mà họ tạo ra. Nên chính thần thánh đã phản ánh tâm lý của con người.

Khi con người đã tạo ra thần thánh để tôn thờ, sự thật con người đã tôn thờ phẩm chất, sự tưởng tượng của chính mình chứ không phải thần thánh thật. Riêng chỉ có Đức Phật và những lời dạy của Người trong kinh điển là hoàn toàn có thật. Đồng thời những lời dạy đó vượt khỏi trí tuệ của con người, chúng ta học cả đời mới hiểu được từng chút, từng chút lời Phật dạy.

Và những điều con người chế tạc đó trở thành lẽ sống, thành huyền thoại và ảnh hưởng vào thế giới thật. Một lẽ sống đẹp là khi chúng ta nguyện lòng mình từng giây, từng phút sống vì mọi người, vì chúng sinh ở khắp mọi nơi chứ không sống vì bản thân mình.

Tuy nhiên, Thượng tọa cũng tỏ ra lo lắng khi một số người dựng lên những huyền thoại, những lẽ sống xấu khiến mọi người sống ngày càng xa rời nhau. Nếu thần thánh trở thành lẽ sống tốt thì được vinh danh, nhưng nếu trở thành lẽ sống không tốt thì bị bôi nhọ bởi chính những tín đồ của mình.

Ngoài ra, đôi khi thần thánh là nơi để con người đổ thừa cho mọi hành vi và hoản cảnh của họ. Cho nên thần thánh oan hơn nhiều tất cả những tội nhân trên đời này.

Nói về tính chất của thần thánh, Thượng tọa khẳng định thần thánh có 2 tính chất đẹp nhất mà ai cũng thích, đó là: Thần thánh là đấng cứu giúp, và là đấng dạy bảo. Đây vừa là hai tính chất đẹp, vừa là trách nhiệm nặng nề của thần thánh.

Nói về thần thánh là đấng cứu giúp. Chúng ta biết cuộc đời là bể khổ. Trong bể khổ ấy, có những nỗi khổ mà con người không thể can thiệp được, chỉ còn biêt trông cậy vào thần thánh. Vì vậy, thần thánh cứu giúp con người là có thật và giúp rất nhiều nhưng vì chủ yếu là gián tiếp nên chúng ta không nhận ra.

Thần thánh là đấng dạy bảo vì trí tuệ của các Ngài rất cao siêu. Các Ngài biết hết mọi thứ trong vũ trụ này từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai mà con người chúng ta không có khả năng để tự biết, tự tìm hiểu được. Sự dạy bảo của các Ngài rất tinh vi và sâu xa. Các Ngài chỉ gợi mở cho chúng sinh thấy vấn đề và hướng giải quyết chứ ít khi dạy bảo trực tiếp.

Để giảm bớt trách nhiệm cho thần thánh, trong đạo Phật có Luật Nhân Quả. Nhờ có Luật Nhân Quả khách quan, mà vai trò và trách nhiệm của thần thánh bỗng nhẹ đi, tức nó vừa xa, vừa gần, vừa cần lại vừa không cần lắm. Đây cũng là một điểm để ta hướng đến tôn thờ nhưng cũng là một sự gợi ý để ta quay lại sống với mọi người.

Có Luật Nhân Quả nhưng thần thánh vẫn can thiệp vào dòng nghiệp của con người. Khi ta mắc tội, ta sám hối và cầu nguyện thì các Ngài dùng lực của mình để uốn nắn dòng nghiệp của ta, giúp cái nghiệp nhẹ bớt đi. Tuy nhiên, cầu nguyện chỉ là phụ, quan trọng là sám hối và làm phúc. Vì vậy, ta cầu nguyện, ta dành thời gian cho Phật có chừng mực, để dành thời gian đi làm phúc. Chúng ta phải sống thực tế với cuộc đời, với mọi người.

Tôn thờ thần thánh tạo ra 2 hiệu ứng tâm lí tốt. Thứ nhất, khi gặp khó khăn ta tuyệt vọng nhưng nghĩ thần thánh có năng lực cao siêu, vượt khỏi thế gian, ta lại có hy vọng. Thứ hai, ta dựa vào thần thánh để hướng thượng và tu hành, đây là cái hay, cái đẹp nhất, vì đỉnh cao của việc tôn thờ thần thánh là tu dưỡng nội tâm.

Tuy nhiên, tôn thờ thần thánh cũng tạo ra 2 hiệu ứng tâm lí xấu. Một là ta dựa vào thần thánh để cầu xin những điều tư lợi. Hai là ta dựa vào thần thánh để biện minh cho tội lỗi của mình, đây là tâm lý xấu nhất. Để các phật tử tránh được hai hiệu ứng tâm lí xấu đó, Thượng tọa nhắc lại mục tiêu tu tập để các phật tử nhớ. Đó là đạt được niết bàn, chứng được vô ngã tuyệt đối như Đức Phật đã từng đạt được. Theo Thượng tọa, niết bàn là một điều rất khó giải thích, khó diễn tả, là một điểm khó, một điểm mờ trong đạo Phật nhưng là điểm mờ cực kì đáng yêu để ta hướng về đó tu hành. Ta nguyện đem hết cả cuộc đời, từ kiếp này sang kiếp khác, tu hành vời cả trái tim để đi đến mục tiêu mà ta không hiểu nhưng cực kì đáng quý đó.

Với mỗi đặc điểm trên, Thượng tọa đã giúp cho mọi người đều có khả năng nhìn nhận nhiều khía cạnh của vấn đề tôn thờ thần thánh, thông qua những gợi ý hàm chứa nhiều điểu đáng suy gẫm. Từ đó, mọi người hiểu thần thánh một cách khoa học, văn minh, tránh sự mê muội, mù quáng.

Tóm lại, trong một thời gian ngắn, Thượng tọa đã đưa ra rất nhiều khái niệm, nhiều vấn đề liên quan về triết lý thần thánh để phật tử hiểu hơn bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng. Từ những điều lợi và không lợi có thể gặp phải nếu không hiểu đúng về thần thánh, từ đó giúp các phật tử thận trọng hơn khi theo một tôn giáo, tín ngưỡng. Đồng thời, định hướng những hành động đúng đắn, phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc.

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng được đề cao trên khắp thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết quyền lợi và nghĩa vụ của sự tự do này. Bài Pháp thoại của Thượng tọa chỉ nói đến thần thánh và tôn giáo, nhưng cũng khéo léo nhắc nhở mọi người về quyền và nghĩa vụ của mình, để không đi ngược lại với những điều tốt đẹp trong kinh Phật, cũng như sự quan tâm của nhà nước đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Từ đó, có thái độ xây dựng nền văn hóa lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Tuệ Đăng

Những hình ảnh thu nhận được tại buổi Pháp thoại chùa Phúc Long, Hà Nội:

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"Hà Nội: TT. Thích Chân Quang và Pháp thoại "Tâm lý tôn thờ thần thánh"

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Cảnh báo: Các trang và group Facebook giả mạo

0
Kính thông báo đến toàn thể quý Phật tử! Hiện nay, trên Facebook đang xuất hiện các trang và group Facebook giả mạo Thượng tọa...

Tin mới nhất