Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangLễ hội - Nghi lễMùng 4 Tết TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề...

Mùng 4 Tết TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về chủ đề gìn giữ đạo tâm

-

Trong không khí vui xuân đang tràn ngập thì nơi Thiền Tôn Phật Quang hòa cùng đất trời, những lời giảng dạy của Thượng tọa Trụ trì trong mấy ngày tết như kéo tâm hồn mọi người rời khỏi những cuộc vui, những lo toan, mưu cầu của cuộc sống, để mọi người tuy vui xuân nhưng không quên tu tập cho tinh tấn, không quên nhiệm vụ của mình với đạo Pháp, với đất nước và những người xung quanh. Cứ mỗi ngày tết trôi qua, Người vẫn âm thầm khuyến tấn, nhắc nhở, giúp mọi người hồn nhiên, vô tư đón nhận những niềm vui mà cuộc sống đem lại nhưng không lầm mê, lạc lối.

c6_07-02-2017

Sáng ngày mùng 4 tết Đinh Dậu (nhằm ngày 31/01/2017), TT Thích Chân Quang- Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã có buổi thuyết Pháp cho gần 15.000 phật tử từ các tỉnh quy tựu về với chủ đề “GÌN GIỮ ĐẠO TÂM” tại khuôn viên Thiền tôn Phật Quang (Bà Rịa – Vũng Tàu). Bài Pháp đã chỉ ra tầm quan trọng của đạo tâm đối với cuộc sống cũng như sự tu tập của mỗi cá nhân. Đồng thời cảnh báo nguy cơ đánh mất đạo tâm bởi các thế lực xấu. Nhờ vậy, mọi người biết nâng cao cảnh giác, gìn giữ đạo tâm cho mình và cho những người xung quanh.

c0_07-02-2017

Mở đầu, Thượng tọa tản mạn về cái thiện và cái ác. Theo đó, một trong những hành động đầu năm của mọi người khi gặp ai khác là gửi những lời chúc tốt đẹp đến họ. Tuy nhiên, lời chúc có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào hai yếu tố. Đầu tiên là đức độ của người chúc. Nếu người chúc có đức độ lớn, luôn được Chư thiên, quỷ thần theo hộ trì thì một khi họ đã chú nguyện cho ai, lời chúc đó rất dễ thành hiện thực. Thương người có đức độ, Chư thiên sẽ tác thành luôn cho người được chúc.

Thứ hai, phụ thuộc vào nhân quả thiện ác của người được chúc trong năm vừa qua. Nhân quả công bằng, gieo nhân nào thì gặt quả đó. Nghĩa là gieo cái thiện thì gặt quả báo tốt, gieo cái ác thì gặt quả báo xấu. Nhưng cái gì là thiện, cái gì là ác? Để trả lời câu hỏi đó, Thượng tọa hỏi tiếp rằng điều gì là ác nhất trên đời? Người đã đưa ra một số ví dụ về cái ác mà con người đã thực hiện. Dù cái ác đó là cố ý hay vô ý thì nó cũng đã gây ra rất nhiều sự đau khổ cho những chúng sinh khác. Nhiều khi chúng ta rùng mình, không hiểu tại con người có thể ác đến vậy.

Đi vào bài Pháp, Người khẳng định cái ác có thể đầy rẫy trên cuộc đời, dù là rất ác nhưng cũng không phải là siêu ác. Vì sao? Vì cái ác chỉ có thể làm cho con người đau khổ trong một lúc, sau đó họ lại có thể đứng lên làm lại cuộc đời. Cái siêu ác là cướp đi đạo tâm của người khác. Mất đạo tâm, con người chỉ xuống địa ngục, không bao giờ có đường đi lên.

c31_07-02-2017

Chúng ta biết rằng đạo tâm chính là lí tưởng sống, là niềm tin vào điều thiện, tin vào luật nhân quả, tin vào những bậc Thánh cao siêu. Nhờ có niềm tin này mà ta vượt qua bao gian khó, bao lỗi lầm để xây dựng những điều thiện, tốt đẹp cho bản thân và mọi người xung quanh. Từ đó, tích lũy cái phước ngày một lớn, và dần dần thoát khỏi thân phận loài người, bước lên thân phận của một bậc Thánh.

Thử tưởng tượng ta bị mất tiền bạc, bị bạo hành, bị oan ức,… nhưng ta vẫn có thể đứng lên làm lại cuộc đời từ hai bàn tay trắng. Ngược lại, khi bị mất đạo tâm, không còn niềm tin với những điều thiện trong cuộc đời thì ta sẽ sống buông thả, làm nhiều điều xấu dẫn đến mất hết phước, ác nghiệp đầy ngập, chết đọa súc sinh luôn.

Từ đó để thấy chúng ta có thể mất tất cả, nhưng không thể mất đạo tâm, vì mất đạo tâm là ta mất tất cả, không còn ánh sáng, không còn lẽ phải, không còn nhân cách cũng không còn con đường để đi. Vậy nên, cuộc đời này có rất nhiều điều độc ác nhưng cái ác nhất chính là cướp mất đạo tâm của người khác.

c23_07-02-2017

Nhân đây, Thượng tọa nhắc nhở rằng: Để không bị người khác cướp mất đạo tâm của mình thì chúng ta phải gìn giữ cẩn thận. Chúng ta không biết rằng xung quanh mình vẫn đang lẩn lút rất nhiều kẻ xấu, chúng chỉ chờ ta lơ là, mất cảnh giác là cướp đạo tâm của ta liền. Chúng làm vậy có thể vì lí do cá nhân, cũng có thể chúng nằm trong một tổ chức nào đó.

Để cướp đạo tâm của ta, trước hết chúng lân la làm quen rồi dùng những lời nói ngon ngọt để ta có tình cảm và tin chúng. Khi thấy ta tin rồi, chúng bắt đầu nói những điều làm ta mất niềm tin với luật nhân quả, với điều thiện và với bậc Thánh. Để đạt được điều này, chúng không từ bất kì thủ đoạn nào. Những thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, khó lường nên chúng ta phải hết sức tỉnh táo, cẩn thận.

Chúng ta giữ đạo tâm rất khó, nhưng để mất nó rất dễ, bởi bản ngã của ta quá lớn, tâm lí ham vui của chúng ta cũng quá cao. Chỉ cần vài lời nói dối tinh vi, nếu không đủ bản lĩnh thì ta có thể bị chúng đánh gục liền. Lúc đó, cánh cửa địa ngục tự nhiên mở ra trước mắt mà ta không biết.

c33_07-02-2017

Nói về lí do khiến ta mất đạo tâm, Thượng tọa chỉ ra 5 điều chính.

Thứ nhất, khi ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không còn đường nào để rút ra. Lúc đó, ta bắt đầu phẫn nộ, đổ tội rằng ông trời bất công mà không biết rằng đó là ta đang trả nợ cái cái nghiệp đã gây ra trong quá khứ. Tâm lí không chịu nhận lỗi khiến ta đổ thừa cho trời đất. Ngay lúc này, chưa cần bị ai tác động, ta tự đánh mất đạo tâm của mình.

Thứ hai, ta mất đạo tâm là do bị người khác tác động. Họ có thể tác động đến ta bằng lời nói hoặc hành động, khiến ta làm ra những chuyện sai trái, thậm chí là phản bội lại quê hương. Lúc đó, ta không chỉ mất đạo tâm mà mất cả tư cách của một con người luôn.

Người đệ tử nghe những lời hứa không tưởng rồi làm ra những chuyện diệt môn, hãm hại thầy mình thì cũng mất đạo tâm. Là một đệ tử Phật, đi trong Chánh pháp thì tuyệt đối đừng tin vào những lời hứa bóng bẩy, cao siêu vì hầu hết chúng đều là giả dối. Đã đến với đạo, ta chấp nhận giữ cái nghèo mà đi lên. Chúng ta không cần tiền, không cần danh vọng, chỉ cần giữ được đạo vì đạo mới là tất cả. Vật chất, địa vị chỉ là phù du, chết đi không mang theo được. Thứ duy nhất theo ta từ kiếp này qua kiếp khác là cái tội và cái phước.

c29_07-02-2017

Thứ ba, ta mất đạo tâm khi thấy người khác làm sai, ta không giữ được lòng, tự cho phép mình làm sai luôn. Đúng ra, người khác làm sai chừng nào, chúng ta càng phải sống đúng chừng đó để gìn giữ những điều tốt đẹp cho cuộc đời này. Đừng thấy cái sai rồi a dua theo nó để làm bậy.

Thượng tọa nhắc nhở rằng thấy người có lỗi mà mình chỉ trích gay gắt hay bỏ mặc họ thì chính mình sẽ mắc những cái lỗi giống y vậy; còn thấy người có lỗi mà mình có lỗi theo thì mình càng hư mau hơn nữa. Chỉ khi lặng lẽ dùng lời cầu cho người hết lỗi thì chúng ta mới giữ được đạo đức của mình.

Thứ tư là ta bị rỉ tai những thông tin sai sự thật. Ta tin một thông tin nhiễu, một lời giải thích sai sự thật thì sẽ mất đạo tâm ngay. Vậy nên phải biết chọn lọc một cách cẩn thận những thông tin xung quanh mình.

Thứ năm, ta chủ quan vào cái tài của mình. Có nhiều người từng tin vào nhân quả nhưng qua một vài lần thành công nhờ sự tính toán của mình thì không tin vào tội- phước, thiện- ác nữa. Họ bắt đầu nghĩ rằng thành công có được là nhờ sự khôn ngoan của mình. Suy nghĩ này khiến họ mất đạo tâm luôn vì họ không biết rằng cái khôn từ cái phước mà có. Hết phước thì cũng hết khôn.

c48_07-02-2017

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác. Vậy nên chúng ta càng phải cố gắng giữ gìn đạo tâm của mình. Cách bảo vệ tối ưu, hiệu quả nhất là lễ Phật, tôn kính Phật và cầu xin Ngài gia hộ.Người khẳng định, để vượt qua hết mọi trở ngại, giữ gìn được đạo tâm của mình thì hằng ngày chúng ta chỉ nên đọc bài chú nguyện:

“Dù có mất bất cứ điều gì, xin cho con không bao giờ mất đạo tâm.

Xin cho con mãi mãi không bao giờ mất niềm tin kính sâu xa đối với Đức Phật, dù con không còn gì trong cuộc đời mình nữa.

Xin cho con mãi mãi giữ vững niềm tin với lòng nhân quả nghiệp báo, dù cho con rơi vào cảnh cực kì khốn cùng.

Xin cho con giữ được niềm tin kính với những bậc chân sư trên cuộc đời này, mặc cho bao nhiêu lời dèm pha ác độc”.

c30_07-02-2017

Tuy nhiên, khi nghe những lời chú nguyện của ta, Phật sẽ thử thách. Ngài sẽ để chúng ta rơi vào cảnh khốn cùng, mất tất cả đúng như những gì đã nói để ta rèn luyện, gìn giữ đạo tâm. Sau đó, Ngài sẽ bù lại cho ta gấp 10 lân.

Nếu điều độc ác nhất là cướp mất đạo tâm của người khác thì ngược lại, điều thiện nhất chính là gìn giữ, xây dựng, làm tăng trưởng đạo tâm cho người khác. Dù chúng ta cho nhau rất nhiều của cải vật chất, tình cảm tốt đẹp nhưng đó chỉ là điều thiện, chưa phải thiện nhất. Vỉ vậy, Thượng tọa nhắn nhủ mọi người hãy cố gắng làm điều siêu thiện để đời sau được một cái phước muốn gì được nấy. Tức là người siêu thiện sẽ thành tựu được siêu quả báo.

Với cách nói đơn giản, ngắn gọn, Thượng tọa đã tóm lược đầy đủ nội dung bài Pháp. Cùng với những ví dụ minh họa hết sức gần gũi, đời thường khiến bài Pháp thoại trở nên cực kì dễ hiểu. Không phải mất quá nhiều thời gian, các phật tử có thể nắm được hết những ý mà Người muốn truyền đạt. Nhờ đó, buổi thuyết giảng trở nên rất nhẹ nhàng, thư thái.

c27_07-02-2017

Bài Pháp giúp các phật tử thấy được tầm quan trọng của đạo tâm đối với cuộc sống hằng ngày cũng như sự nghiệp tu hành của mình. Từ đó, mọi người có ý thức bảo vệ, gìn giữ đạo tâm cho mình cũng như cho những người xung quanh. Đồng thời, bài Pháp như một lời tuyên bố đanh thép đến các thế lực xấu, đang âm mưu chống phá nội tâm của người khác rằng hành động của họ là một tôi ác cao nhất, khó có thể tha thứ. Dù có dùng âm mưu, thủ đoạn gì đi chăng nữa thì cái ác cũng không thắng nổi cái thiện. Không bao giờ họ có thể đạp đổ bức tường đạo tâm của những phật tử thuần thành, bởi sau mỗi bức tường đó, luôn có sự gia hộ của Đức Phật, sự chống đỡ của toàn thể đạo tràng trên khắp cả nước./.

Tuệ Đăng

Những hình ảnh ngày mùng 4 Tết tại Thiền tôn Phật Quang:

 c1_07-02-2017 c2_07-02-2017 c3_07-02-2017 c4_07-02-2017 c5_07-02-2017 c6_07-02-2017 c8_07-02-2017 c9_07-02-2017 c10_07-02-2017 c11_07-02-2017 c12_07-02-2017 c13_07-02-2017 c14_07-02-2017 c16_07-02-2017 c18_07-02-2017 c19_07-02-2017 c21_07-02-2017 c22_07-02-2017 c23_07-02-2017 c24_07-02-2017 c26_07-02-2017 c27_07-02-2017 c28_07-02-2017 c29_07-02-2017 c30_07-02-2017 c31_07-02-2017 c32_07-02-2017 c33_07-02-2017 c35_07-02-2017 c36_07-02-2017 c37_07-02-2017 c38_07-02-2017 c39_07-02-2017 c40_07-02-2017 c42_07-02-2017 c44_07-02-2017 c45_07-02-2017 c46_07-02-2017 c47_07-02-2017 c48_07-02-2017 c49_07-02-2017

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất