Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang ChủThư việnVăn họcLuật Trí Tuệ Nhân Tạo - AI Law

Luật Trí Tuệ Nhân Tạo – AI Law

-

LUẬT TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Vương Tấn Việt

Trí tuệ nhân tạo là bước tiến rất lớn trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài lề của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Tuy nhiên, để phòng ngừa những hiểm họa không đáng có, Nhà nước cần có một hệ thống luật pháp quy định về các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Đứng trước tình hình này, chúng tôi cũng xin đề xuất “Luật trí tuệ nhân tạo để góp phần trong việc định hướng và phát triển trí tuệ nhân tạo trong tương lai.

  1. Đặt vấn đề

Từ thuở còn sơ khai, loài người vốn có một cuộc sống đơn sơ, hoang dã. Tại thời điểm đó, đời sống của con người phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và phải cạnh tranh với nhiều loài sinh vật khác. Tuy nhiên, bằng trí thông minh vượt trội của mình, con người từ giống loài nhỏ bé, yếu ớt đã dần chinh phục thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình. Đồng thời, con người cũng đã tạo nên một nền văn minh ngày càng hiện đại và tiến bộ.

Sự thông minh của con người biểu hiện qua việc biết dùng các công cụ để thay thế cho sức mạnh của cơ bắp. Công cụ ban đầu của con người chỉ là những dụng cụ bằng đá thô sơ, nhưng chúng phát triển trở nên phức tạp lên dần. Công cụ trở nên phức tạp thì đời sống con người cũng phát triển theo.

Có được điều này là nhờ não bộ của loài người chứa đựng sẵn sự thông minh để thế hệ sau có thể kế thừa công cụ của thế hệ đi trước và tạo nên những công cụ phức tạp hơn mà những động vật khác không có được. Trong khi đó, đối với loài vật, bộ não của chúng không đủ sức để kế thừa, phát triển những công cụ của thế hệ trước để tạo nên những công cụ phức tạp hơn. Đó là lý do mà dù trải qua bao nhiêu thế hệ, chúng vẫn không thể sử dụng công cụ hoặc mãi mãi chỉ sử dụng được những công cụ đơn giản mà thôi.

Từ thuở ban đầu khi mới chỉ biết cầm hòn đá để cắt, để đập cho đến ngày tạo ra những hệ thống máy móc tinh vi, hiện đại thay thế cho cả sức mạnh cơ bắp và trí não của mình, con người đã bước những bước rất dài trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Trong đó, có thể kể đến bốn cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống loài người. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sẽ khiến con người phải đối diện với nguy cơ đánh mất đi nền văn minh mà chính mình đã tạo nên.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu khi James Watt phát minh ra động cơ hơi nước vào năm 1794. Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại: kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Trước đó con người đã trải qua thời đại nông nghiệp kéo dài 17 thế kỷ với những công cụ lao động chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp, sức nước, sức gió và sức kéo động vật.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã tạo ra các công cụ lao động mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế lúc bấy giờ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ khoảng năm 1870 khi con người phát minh ra điện. Điện đem năng lượng đến mọi ngõ ngách của cuộc sống. Nguồn năng lượng này  có thể được sử dụng cho những vật rất nhỏ như bóng đèn, radio,… cho tới những dây chuyền sản xuất với quy mô rất lớn. Năng lượng điện đã làm thay đổi tất cả mọi loại công cụ của loài người, khiến chúng trở nên ngày càng tinh tế dần. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các công cụ lao động thay thế cho trí óc con người về sau.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào những năm 70 của thế kỷ XX với sự ra đời của dây chuyền sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối. Cuộc cách mạng này được diễn ra dựa theo tiền đề của giai đoạn điện khí hóa từ cuộc cách mạng công nghiệp trước. Khởi đầu là sự ra đời của những chiếc máy tính đầu tiên thay thế cho sự tính toán đơn giản của bộ não con người. Sau đó là sự xuất hiện của các thiết bị điện tử transistor, tụ điện, tạo thành nhịp sóng của điện từ. Nhịp sóng điện từ được ứng dụng để trở thành công cụ tính toán cho con người.

Một bước tiến trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của máy tính (computer). Từ đây, các phần mềm máy tính xuất hiện để hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực như: phần mềm Word giúp con người soạn thảo văn bản, phần mềm Excel giúp tính toán, phần mềm Corel, Photoshop giúp con người thiết kế,… Tiến bộ hơn là các phần mềm AutoCAD, Sketchup, 3Ds Max, Revit,… được tạo ra nhằm giúp con người thiết kế các công trình kiến trúc, các dụng cụ cơ khí phức tạp với độ chính xác cực cao.

Kế đến, máy tính có thể thiết kế một sản phẩm và in ra một mô hình thực tế qua máy in 3D bằng các vật liệu chuyên dụng. Máy in 3D có thể chạy tự động mà không cần người kiểm soát. Nó có thể biến những thiết kế tưởng chừng quá phức tạp trở nên đơn giản và dễ xử lý cho các nhà máy truyền thống.

Cấu trúc của máy tính

Để đạt được những bước tiến như vậy, đòi hỏi ở một chiếc máy tính phải có hai phần tương ứng khác nhau: một là phần cứng (hardware) và hai là phần mềm (software).

Phần cứng gồm những con chip, cuộn dây, tụ điện, transistor,… Điểm đặc biệt trong phần cứng là những con chip chứa hàng tỷ transistor, cho phép thực hiện hơn mười tỷ phép tính trong một giây. Điều này vượt xa bộ óc của con người. Từ những con chip này, các kỹ sư tạo ra những mã lệnh dựa theo sự sắp xếp, tính toán của con người. Khi con người MUỐN thực hiện một công việc hay một phép tính toán trên máy tính, con người VẠCH RA cách để tính toán và máy LÀM THEO cái mà con người đã VẠCH RA để thực hiện cái mà con người MUỐN.

Trong giai đoạn này, tuy máy tính rất thông minh với khả năng xử lý nhanh nhạy, nhưng chỉ tính toán giúp con người trong một số tình huống, điều kiện nhất định. Mỗi khi thay đổi tình huống hay điều kiện thì con người lại tự vạch ra một hướng đi khác.

Virus máy tính

Ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, những phần mềm máy tính được tạo ra để hỗ trợ con người theo hướng mà con người muốn. Tuy nhiên, con người đã bắt đầu tạo ra những phần mềm có tính độc lập. Khởi đầu là những con virus máy tính.

Virus máy tính là một phần mềm mang theo ý muốn của người tạo ra nó. Từ nơi virus máy tính, khái niệm về công cụ mềm không cần sự điều khiển bắt đầu xuất hiện. Khi virus xâm nhập vào các máy tính khác, nó tự thoát khỏi sự điều khiển trực tiếp của con người. Lúc này virus sẽ tự nhân bản, tự xoay sở, tự điều khiển nhưng vẫn thực hiện theo ý muốn ban đầu của người tạo ra. Ý muốn này có thể là ý muốn tốt như các phần mềm anti-virus hoặc là những ý muốn xấu là phá hoại, ăn cắp dữ liệu của người khác,… Virus được coi là bước đầu tiên trong sự độc lập của máy móc.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới bằng cách kết hợp các công nghệ lại với nhau. Cuộc cách mạng này làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số, sinh học và một trong những bước đột phá quan trọng nhất chính là “trí tuệ nhân tạo”. Nó có mối liên quan mật thiết đến thành quả của cuộc cách mạng trước.

Sự ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào robot được coi là một bước tiến quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ban đầu, robot được hiểu là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Đặc tính của robot giống virus dù nó thực hiện được nhiều thao tác hơn, không chỉ những thông tin mềm mà ra được hoạt động cứng bên ngoài như: nhìn, nghe, tiếp nhận dữ liệu, chuyển động, đi, bò, bắn súng, thậm chí có thể bay, lặn,… Nhiều thế hệ robot cao cấp hơn còn có thể khám, chữa bệnh, giải phẫu.

Robot hoạt động được nhờ việc kết nối từ lệnh mềm được gắn ở trong thiết bị ra điều khiển hệ thống cơ khí máy móc bên ngoài, và robot này chính là một con virus, vẫn mang theo ý muốn của người tạo ra nó mà không cần được điều khiển trực tiếp. Nó sẽ tự tính toán, tự xoay sở, tự điều khiển để thực hiện ý muốn của người chủ nhân. Đây là manh nha bước đầu của trí tuệ nhân tạo gồm những đặc tính:

  • Không cần điều khiển trực tiếp;
  • Tự xoay sở trong các tình huống biến đổi bất ngờ không lường trước;
  • Vẫn thực hiện ý muốn ban đầu của người chủ, người tạo ra nó hoặc người tiếp nhận mua lại nó.

Thế hệ trí tuệ nhân tạo tiếp theo gồm những đặc tính:

  • Tự tìm và nạp năng lượng;
  • Tự khắc phục những hư hỏng;
  • Tự sao chép, tạo ra một robot mới giống như mình;
  • Có thể sáng tạo nghiên cứu ra một robot giỏi hơn mình.

Thế hệ robot tiếp theo không còn lệ thuộc vào ý muốn con người nữa. Khi con người gửi một ý muốn vào robot, nó bắt đầu xét lại và cân nhắc cần làm hay không.

Khi robot bắt đầu biết xét lại những ý muốn của chủ nhân để xem có nên thực hiện hay không thì lúc đó con người đã bước vào một kỷ nguyên mà con người trở thành nô lệ của máy móc do chính mình tạo ra. Lúc đó con người không thể lường trước được những tính toán của robot là giúp đỡ làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn hay muốn tiêu diệt loài người và làm chủ Trái Đất này.

Con người vốn tự hào vì mình là giống loài thông minh nhất, chính nhờ điều đó mà con người trở thành chủ nhân của thế giới. Nếu nhường lại vị trí thông minh nhất trên hành tinh này cho trí tuệ nhân tạo, liệu con người có phải nhường lại luôn quyền kiểm soát của mình?

Trí tuệ nhân tạo là bước tiến rất lớn trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài lề của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Tuy nhiên, để phòng ngừa những hiểm họa không đáng có, Nhà nước cần có một hệ thống luật pháp quy định về các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Đứng trước tình hình này, chúng tôi cũng xin đề xuất “Luật trí tuệ nhân tạo để góp phần trong việc định hướng và phát triển trí tuệ nhân tạo trong tương lai.

Xem tiếp trang 2 >

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 3 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 3 năm 2024 (update 26/3/2024): 1. Thứ 7 ngày 9/3/2024 (29/1 AL): 19h00 chia sẻ đạo lý tại...

Tin mới nhất