Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Trang ChủThư việnVăn họcBản chất của quyền con người - The essence of human rights

Bản chất của quyền con người – The essence of human rights

-

BẢN CHẤT CỦA QUYỀN CON NGƯỜI

VƯƠNG TẤN VIỆT

DÀN Ý

  • Quyền và các điều kiện
  • Quyền và sự công bằng
  • Quyền con người và tính nhân đạo
  • Quyền của người này và Nghĩa vụ của người kia
  • Quyền con người và đạo đức của con người
  • Quyền con người và công sức đóng góp của người đó
  • Quyền con người của trẻ em
  • Quyền con người, của một người và của nhiều người
  • Quyền con người của người cầm quyền
  • Quyền con người cũng chính là Nghĩa vụ của con người

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ ĐƯỢC CÁC QUYỀN

Ta có thể định nghĩa Quyền là có thể được làm cái mình muốn và không cần phải làm cái mình không muốn.

Ví dụ hai người cùng bước vào một tòa nhà, cùng bị bảo vệ chặn lại hỏi giấy tờ. Một người đưa ra được cái giấy phù hợp và được quyền bước vào. Người còn lại không xuất trình được tờ giấy phù hợp nên không được quyền đi vào.

Hoặc, một người trẻ tuổi bước vào hiệu bán thuốc lá hỏi mua thuốc lá. Người bán hàng yêu cầu xuất trình ID để chứng minh đã đến tuổi được quyền hút thuốc chưa. Nếu người khách chứng minh được mình đã đủ tuổi thì sẽ được quyền mua thuốc lá.

Hoặc một cô gái có quyền không đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu cô không thích đi lính.

Ví dụ thứ nhất, người kia có quyền đi vào tòa nhà, vì thỏa mãn điều kiện giấy tờ phù hợp. Ví dụ thứ hai, người trẻ tuổi có quyền mua thuốc là khi thỏa mãn điều kiện tuổi tác. Ví dụ thứ ba, cô gái có quyền không đăng ký nghĩa vụ quân sự vì thỏa mãn điều kiện giới tính nữ.

Vậy tính chất thứ nhất của Quyền là có một điều kiện gì đó đi kèm theo. Ta đáp ứng được cái điều kiện kia thì ta được cái quyền này.

Tính chất thứ hai của Quyền nữa là ta chẳng thể thực hiện cái quyền đó bởi chính một mình mình được.

Ví dụ, một người trình giấy phép câu cá rồi một mình chèo xuồng men theo đầm lầy để câu cá. Thấy làm một mình chứ đằng sau anh ta là rất đông người đang thực hiện bổn phận. Điều kiện để anh được quyền câu cá là tờ giấy phép. Nhưng để cho anh ta thực hiện cái quyền câu cá đó thì cả một ban quản lý khu đầm lầy đó phải hoạt động hiệu quả, không cho côn đồ tràn vào giành giật, giữ gìn môi trường trong lành, bảo vệ nguồn cá không bị sụt giảm…

Ví dụ, cô gái từ chối không bước ra khiêu vũ với người đàn ông khi được anh ta mời. Điều kiện để cô ta có quyền không đáp ứng lời mời đó là nguyên tắc không được cưỡng ép khiêu vũ. Nhưng để cho cô ta có thể thực hiện cái quyền khước từ đó là cả một hệ thống văn minh xã hội, quy tắc của cộng đồng, bao nhiêu người cùng mặc nhiên tuân thủ các giao ước xã hội bất thành văn.

Ví dụ, một người dừng xe ở ven bờ hồ và dựng lều nghỉ qua đêm. Một viên chức địa phương đến hỏi giấy tờ ID cá nhân. Du khách xuất trình giấy tờ xong và hỏi “Tôi có quyền cắm lều ngủ qua đêm ở đây không ạ?”. Viên chức mỉm cười nói “Tự do cư trú là quyền của công dân mà, anh cứ việc lưu lại qua đêm, đâu có sao”. Như vậy, để cho anh du khách ngủ qua đêm ven bờ hồ thì điều kiện cần thiết là ID chứng nhận công dân để được tự do cư trú. Nhưng để cho anh ta có thể thực hiện được cái quyền ngủ qua đêm đó là cả một hệ thống luật pháp hoạt động hiệu quả, hệ thống trị an địa phương rất tốt.

Quyền cần có hai yếu tố, một là điều kiện thỏa đáng, hai là một lực lượng nào đó hỗ trợ việc thực thi cho cái quyền đó.

SỰ CÔNG BẰNG

Bây giờ ta nói qua Quyền con người.

Quyền con người cũng phải có hai yếu tố tương tự, một là điều kiện để có được Quyền con người, hai là các sự hỗ trợ để Quyền con người đó được thực thi.

Ta có thể cho rằng, hễ là con người thì đủ điều kiện để có Quyền con người. Nhưng con người là gì ạ?

Quyền công dân sẽ bị mất nếu công dân đó bị kết án hình sự, vì đã gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy Quyền con người có bị mất khi gây nguy hiểm cho xã hội không? Hay là Quyền con người bất chấp tình trạng phạm pháp của người đó?

Quyền công dân sẽ không đầy đủ nếu người đó không đủ năng lực hành vi dân sự như tình trạng tâm thần có bệnh, sức khỏe yếu kém, đang trong thời gian thi hành án… Vậy Quyền con người có vượt lên khỏi những điều kiện đó để cho phép người đó thực thi các quyền của mình mà chính bản thân họ cũng không làm nổi?

Khi ta nói về Quyền con người, ta hay hình dung ra một con người bình thường không có lỗi lầm, không có khuyết tật. Khi ta nói về quyền trẻ em, ta cũng hình dung ra những đứa trẻ ngoan ngoãn không lỗi lầm. Nhưng thực tế không phải như vậy. Con người vốn nhiều lỗi lầm.

Người hoàn toàn không có lỗi lầm thì đã là thánh rồi. Liệu có công bằng không khi một tên giết người hàng loạt cũng có các quyền con người bằng với người lương thiện. Hắn có phải là một con người đúng nghĩa không để được hưởng quyền con người? Hay là ta trả lời rằng nếu hắn giết người hàng loạt thì hắn sẽ mất quyền công dân chứ không mất quyền con người.

Quyền công dân là quyền trong phạm vi của một quốc gia, đặt tên nền tảng của sự công bằng giữa Quyền lợi và Nghĩa vụ. Quyền con người là quyền rộng trên phạm vi toàn thế giới, nhưng không đặt trên sự công bằng giữa Quyền lợi và Nghĩa vụ hay sao?

Quyền nào cũng phải đặt trên sự công bằng giữa Quyền lợi và Nghĩa vụ cả. Không có quyền nào được phép thoát ra khỏi sự công bằng cả.

Bây giờ ta nhìn một người đói khổ nằm lăn lóc bên đường, ta nói người đó có Quyền được sống và quyền được mưu cầu hạnh phúc, vì đó là Quyền con người. Vì họ có quyền sống nên ta không có quyền giết họ. Vì họ có quyền mưu cầu hạnh phúc nên họ cứ lê lết xin ăn. Rõ ràng ở đây, quyền được sống không bảo đảm cho người đó được sống đàng hoàng như một con người. Họ sống khốn khổ không khác gì con vật. Ta bèn nói, Quyền con người bao gồm cả quyền kinh tế – xã hội – văn hóa. Ta buộc nhà cầm quyền phải làm cái gì đó để họ có ăn có mặc có nhà ở.

Nhưng rất nhiều quốc gia giàu có phát triển vẫn không đủ khả năng chăm sóc lo liệu hết mọi thứ cho dân của họ, đành phải để cho ngân hàng đoạt nhà của họ và đẩy họ ra đường sống vật vờ cho đến khi chết gục ở xó xỉnh nào đó. Quyền con người ở đây chỉ là lý thuyết, không có điều kiện để thực hiện.

Khoảng cách giữa “lý thuyết về Quyền con người” và “thực hiện Quyền con người” là rất lớn. Ta phải lý giải cho được vì sao có khoảng cách này, nếu cần, phải bổ sung lý luận về lý thuyết của Quyền con người sao cho đủ sức lý giải mọi thứ liên quan đến Quyền con người trong thực tế.

QUYỀN CON NGƯỜI THỰC CHẤT LÀ LÒNG NHÂN ĐẠO

Từ xưa chẳng ai nói đến Quyền con người cả. Mãi đến khi xã hội tiến bộ thì khái niệm về Quyền con người mới được đề cập đến, đầu tiên là tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Sau đó là tuyên ngôn dân quyền của Pháp. Rồi đến Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, và các công ước về các quyền của con người.

Ta nhắc lại, mãi đến khi xã hội loài người tiến bộ thì Quyền con người mới được nhắc đến. Xã hội loài người tiến bộ nghĩa là đời sống vật chất khá lên, hệ thống luật pháp chặt chẽ hơn, sự liên hệ qua lại trong cộng đồng thế giới thuận tiện hơn, và đạo đức loài người phát triển hơn.

Ngày xưa khi ta chứng kiến một ngôi làng bị giết hại, ta xót xa thương cảm và nguyền rủa bọn ác độc đã giết đi những người dân vô tội. Cái xót xa thương cảm người dân vô tội đó là tâm lý đạo đức. Cái tức giận đối với những kẻ ác độc đó là tâm lý đòi hỏi sự công bằng. Chỉ vậy thôi. Bao nhiêu triết thuyết chỉ dừng ở đó mà thôi.

Nhưng đến khi xã hội loài người kết nối rộng hơn, văn minh tiến bộ hơn, luật pháp được chặt chẽ hơn, ta không dừng lại khái niệm đạo đức nữa, mà đã hùng hồn tuyên bố đây là Quyền con người, quyền được sống. Vậy, chữ Quyền ở đây có ý nghĩa mạnh hơn khái niệm đạo đức, mặc dù ban đầu nó vốn là đạo đức. Chữ Quyền ở đây có nghĩa Luật pháp chứ không còn chỉ là đạo đức tự nguyện nữa. Anh không được giết người, vì họ có quyền được sống. Tôi không kêu gọi lòng thương xót của anh để anh đừng giết họ, mà tôi cấm anh giết họ vì họ có Quyền được sống.

Chẳng biết nói vậy rồi kẻ kia có giết tiếp hay không, nhưng trên lý luận, chữ Quyền đã mang ý nghĩa của Luật pháp, chứ không có ý nghĩa năn nỉ nữa.

Ta trở lại cái ví dụ, khi ta chứng kiến dân làng bị giết hại, hoặc là ta năn nỉ những tên cực đoan đừng giết hại vì lý do nhân đạo, hoặc là ta lớn tiếng không cho bọn chúng giết hại vì lý do nhân quyền.  Hai cách ngăn cản sự giết hại này nằm ở hai giai đoạn khác nhau của loài người. Giai đoạn xã hội loài người chưa có luật pháp nghiêm minh thì ta phải năn nỉ bọn khủng bố cực đoan vì lý do nhân đạo. Ở giai đoạn cộng đồng thế giới đoàn kết giám sát chặt chẽ mọi hành vi độc ác áp bức thì ta có thể lớn tiếng không cho bọn xấu hành động vì lý do nhân quyền. Vậy rõ ràng chỉ khi thế giới tiến bộ hơn, có khả năng cưỡng chế kẻ sai, ta mới có điều kiện đặt vấn đề Quyền con người. Còn trước đó, nếu muốn làm điều tốt, ta chỉ có thể nói bằng lòng nhân đạo. Như vậy, Quyền con người có nguồn gốc từ lòng nhân đạo, đều muốn sự yên lành hạnh phúc cho con người, nhưng điều kiện để thực thi là khác nhau theo hoàn cảnh xã hội từng lúc.

QUYỀN CỦA NGƯỜI NÀY VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KIA

Theo lý luận của luật pháp, Quyền và Nghĩa vụ luôn đi kèm với nhau. Nếu có hai đối tác với nhau, thì quyền của người này sẽ là nghĩa vụ của người kia, và ngược lại. Ví dụ trong một căn nhà, có hai người là A và B. Nếu A có quyền được ở không mà vẫn có ăn uống đầy đủ, thì lập tức ta hiểu rằng B có nghĩa vụ phải cung phụng hầu hạ cho A. A càng có có nhiều Quyền thì B càng phải có nhiều Nghĩa vụ. A càng được hưởng thụ thì B càng phải phục vụ nhiều hơn. Giống như một miếng đất bằng phẳng, bây giờ ta muốn có một gò cao thì buộc phải móc đất bên này thành cái hố sâu để lấy đất đắp cho cái gò kia. Đất chẳng từ đâu đến và cũng chẳng mất đi đâu, chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Chỗ này có quyền thì chỗ khác phải có nghĩa vụ.

Quyền con người cũng vậy, nếu người này có quyền thì phải có ai đó vất vả phục vụ. Ngay cả quyền dân sự-chính trị mà ta gọi là quyền thụ động, chẳng cần ai làm gì, thực ra cũng không đơn giản. Để cho mọi người sống, không bị tra tấn hay ngược đãi, ta cần cả một hệ thống tư pháp hùng mạnh đủ sức trấn áp bất kỳ kẻ tội phạm nào. Nếu ta nói, quyền được sống là ám chỉ cho nhà cầm quyền đừng bức hại dân chúng, thì cũng phải có cả một hệ thống công pháp quốc tế hùng mạnh đủ để bảo vệ nhân dân của nước sở tại. Rốt cục lại, chẳng có quyền nào tự nhiên mà có cả. Nói là quyền, chứ thực ra là ý thức nhân đạo đã đạt đến đỉnh cao mà thôi. Vì lòng nhân đạo khi thấy nhân dân xứ kia bị bức hại nên cộng đồng quốc tế ra tay bênh vực, thực chất cũng chỉ là hành động nhân đạo được gắn cho ý nghĩa Quyền, quyền con người.

Để có thể thực thi Quyền con người cho hiệu quả, ta buộc phải có nhiều nguồn lực nào đó, nghĩa là ta buộc phải đặt nhiều nghĩa vụ lên vai của những ai khác. Ta càng nói nhiều về Quyền con người, thì tức là ta đang gây áp lực lên ai đó. Ai đó phải vất vả phục vụ để cho bên phía kia được hưởng Quyền con người.

Ta đã nói, Quyền tức là được làm điều mình muốn làm, và không cần phải làm điều mình không muốn làm. Bây giờ Quyền con người bao gồm quyền được tự do cư trú, muốn ở đâu cũng được.

QUYỀN VÀ ĐẠO ĐỨC

Nếu ta quan sát chỉ một cá nhân mà thôi, một cá nhân lương thiện, đi nơi này nơi kia, khi thì làm việc chỗ này, khi thì làm việc chỗ kia, khi thì thuê nhà chỗ này, khi thì mua nhà chỗ kia. Rõ ràng việc này là vô hại với toàn xã hội. Ta cảm thấy rõ ràng là khi tự do như vậy, anh chàng đó thoải mái hạnh phúc, xã hội này cũng chẳng có gì ảnh hưởng. Do đó, ta kết luận, tự do cư trú là một trong các Quyền con người.

Nhưng lần này không phải một anh, lần này là 100,000 anh, trong đó có rất nhiều anh có tiền án tiền sự, tiện đâu là ăn cắp đấy, nhậu nhẹt chưởi bới ồn ào, gây gỗ đánh nhau, không có nghề nghiệp ổn định, đến đâu là gây tệ nạn đến đấy. Lúc đó, nếu cho rằng vì là được tự do cư trú nên 100,000 anh kia cứ tự do mà di chuyển đến đâu cũng được, thuê nhà ở đâu cũng được, nằm lăn lóc vỉa hè cũng được, nằm đầy công viên cũng được, phơi quần áo trên lan can thành cầu cũng được… thì ta có cái gì sai sai rồi. Lần này, sự tự do cư trú của 100,000 đối tượng không phải hoàn toàn lương thiện đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xã hội, làm thiệt hại đến sự yên bình của những người lương thiện khác.

So sánh hai trường hợp này, ta thấy có hai yếu tố khác nhau. Một là yếu tố đạo đức, hai là yếu tố số lượng. Trường hợp thứ nhất, anh chàng kia là người lương thiện, đi tìm công ăn việc làm, không gây phiền phức cho ai. Trường hợp thứ hai, con số quá đông, 100,000 người, trà trộn những kẻ bất hảo có mặt ở đâu là gây bất ổn ở đấy. Trong trường hợp thứ hai này, ta khó dựa vào lý do Quyền con người để cho họ tự do cư trú. Quyền của họ phải tương xứng với đạo đức của họ. Quyền của nhiều người lại phải tính toán đến ảnh hưởng nặng nhẹ vào cộng đồng nơi họ cư trú nữa.

Ở trên ta đã nói Quyền của người này tức là Nghĩa vụ của người kia. Ở đây ta nói, Quyền của một người lệ thuộc vào Đạo đức của người đó. Lương tâm chung của loài người là ta sẽ dành nhiều tự do (quyền) cho người nào có nhiều đạo đức. Thậm chí ai quá đạo đức thì sẽ được mọi người giao cho cầm quyền định đoạt thân phận của nhiều người khác nữa, mà ta gọi là Lãnh đạo.

Nếu ta đánh giá rằng một người đủ lương thiện, không tham lam trộm cắp, ta sẽ cho người đó có quyền vào nhà ta khi ta vắng mặt. Nếu ta đánh giá một người đủ lương thiện, không tà dâm xằng bậy, ta sẽ cho người đó có quyền tiếp xúc thoải mái với các em gái nữ khi cần thiết. Nếu ta đánh giá một người đủ lương thiện, không lừa đảo gian dối, ta sẽ cho người đó có quyền giữ tiền quỹ của tập thể. Như vậy, Quyền của một người tỉ lệ thuận với mức độ đạo đức của người đó (do ta đánh giá).

Nếu ta cảm thấy người đó có tài, xử lý nhiều việc khéo léo, lại có thêm đạo đức vị tha, biết lo cho mọi người hơn là lo cho mình, thì ta có khuynh hướng giao cho người đó quyền lãnh đạo tập thể, tức là giao cho người đó quyền định đoạt thân phận của nhiều người khác. Như vậy, nếu mức độ đạo đức của một người lớn hơn lợi ích của người đó, thường thì người đó sẽ được giao quyền lớn hơn tự do của riêng mình. Họ không chỉ có quyền định đoạt số phận của họ, mà họ còn được quyền định đoạt số phận của những người khác nữa.

Ngược lại, khi ta đánh giá đạo đức của một người là kém, ta không muốn giao cho họ nhiều quyền. Nếu họ đã phạm tội, họ sẽ bị kết án, bị tống giam, mất hẳn quyền tự do của công dân. Trong tù thì họ chỉ còn được một ít quyền như được sống với thức ăn đạm bạc, được quyền giao tiếp hạn chế, được quyền thực hành một ít nghi lễ tôn giáo… Hoặc khi họ chưa phạm tội, nhưng họ có những biểu hiện như gian tham, lừa dối, ác độc, dâm dục… thì ta sẽ để ý ngăn chận khi họ muốn làm việc này việc kia. Ta sẽ không cho họ tự ý vào nhà ta, không cho họ tiếp xúc với con cái ta, không cho họ giữ tiền quỹ của tập thể, không cho họ cầm dao súng trong người…

QUYỀN VÀ CÔNG LAO ĐÓNG GÓP

Ông Thái lập một khu vườn trái cây để kinh doanh du lịch. Đến mùa trái cây bán vé cho khách vào tham quan và tự do hái trái cây ăn tại chỗ, không cho đem về. Nhưng chỉ có thằng Hải là tự do ra vào giờ nào cũng được, chỉ là vì lúc ông bắt đầu dọn đất trồng cây thì nó cứ chạy qua phụ làm với các người thợ, làm cho vui, chẳng lấy tiền công gì. Khi khu vườn du lịch làm xong mọi thứ thì nó được ông Thái cho quyền tự do ra vào. Cái quyền này là do công lao nó góp vào từ buổi đầu vất vả. Có công thì có quyền.

Một quốc gia có chính sách hưu trí đặc biệt, tiền lương hưu và sự chăm sóc dành cho người về hưu là ưu việt. Thật ra chỉ bởi vì lúc còn đi làm, người dân đã đóng thuế nhiều quá, vậy thôi. Họ được quyền hưởng một chính sách hưu trí đặc biệt chỉ bởi vì họ đã đóng góp rất nhiều trước đó. Quốc gia cho người hưu trí quyền xã hội kinh tế văn hóa tương xứng với công lao họ đã góp vào đất nước từ trước.

Trong một bộ tộc, Hesem cứ đi săn về là chia thịt cho dân làng. Hesen lại siêng đẵn gỗ về làm các cây cầu cho dân làng đi qua suối. Nhà ai có cần xây cất gì thì Hesen cũng đến phụ giúp. Đến khi già làng mất thì mọi người bầu Hesen lên nắm quyền lãnh đạo cả bộ tộc. Công nhiều thì quyền lớn vậy thôi. Trường hợp này công của Hesen phủ trùm đời sống dân làng nên cuối cùng dân làng cho Hesen quyền định đoạt số phận của họ luôn.

Ngược lại, người nào lười nhác, không chịu đóng góp cho cộng đồng thì mất quyền từ từ. Thằng Tư ban đầu còn được chen lên ngồi gần các cụ khi có lễ cúng đình. Nhưng sau này có việc gì nặng nhọc của làng thì không thấy mặt nó đâu cả. Riết rồi mọi người không xem nó là quan trọng nữa, khi cúng đình, nó cố tình chen lên thì bị quát đuổi xuống. Không đóng góp gì thì mất quyền.

Quyền con người cũng vậy, chẳng phải tự nhiên mà từ trên trời rơi xuống. Con người phải vất vả đóng góp cho xã hội thì xã hội mới hình thành quyền cho con người. Ví dụ có người bị tra tấn bức hại, ai cũng biết, nhưng chẳng ai làm gì để cứu giúp được, chỉ bởi vì xã hội lúc đó loạn lạc, pháp luật không có, đời sống nghèo khổ, thế lực bọn xấu thì quá mạnh. Sự ức hiếp hiện ra đành chịu.

Chỉ khi nào mọi người chung tay xây dựng xã hội giàu mạnh, xây dựng luật pháp nghiêm minh, thì nếu có kẻ ức hiếp kẻ yếu đuối thì sẽ có một hệ thống kỷ cương phép tắc lực lượng nhảy vào xử lý ngay.

Hiểu điều này, mỗi người phải từng ngày chung tay xây dựng xã hội văn minh giàu mạnh, chính là để tự bảo vệ các quyền của mình. Còn nếu chúng ta thờ ơ chỉ biết hưởng thụ riêng mình thì đến khi sự bất công xuất hiện, sự ngược đãi ập tới, sẽ chẳng có ai có mặt để nói về quyền con người giùm chúng ta đâu. Khi bị bức hại, chúng ta chỉ còn cách năn nỉ kêu gọi lòng trắc ẩn của kẻ xấu. Hoặc ai muốn giúp ta thì chỉ biết kêu gọi sự nhân đạo tự nguyện của kẻ xấu. Còn nếu lúc đó chung quanh ta là một hệ thống xã hội giàu mạnh với luật pháp nghiêm minh, ta sẽ cất giọng to lên rằng tôi có Quyền con người, quyền được sống đàng hoàng có phẩm giá, quyền không bị ngược đãi tra tấn… Kẻ xấu chẳng sợ ta đâu, nhưng sẽ sợ xã hội giàu mạnh chung quanh ta.

QUYỀN TRẺ EM

Bây giờ ta ví dụ một tình huống, có một đứa trẻ nhất quyết không chịu đi học. Cha mẹ dỗ dành gì cũng không chịu đi học, dùng bất cứ phương pháp gì bé cũng không chịu đi học. Chỉ khi bắt nằm xuống đánh mấy roi lên mông đau điếng thì mới chịu đi học.

Vậy ta sẽ áp dụng quyền trẻ em, không ngược đãi đánh đập trẻ, và chấp nhận cháu không đi học, hay là ta đành “vi phạm” quyền trẻ em để cho trẻ được học hành tử tế có tương lai?

Hầu hết trẻ chưa đủ suy nghĩ để hiểu việc gì có lợi cho bản thân lâu dài hay không. Lời nói không có kết quả thuyết phục giải thích. Trẻ chỉ làm theo phản xạ có điều kiện. Cảm giác đau khi bị đòn là một loại phản xạ có điều kiện khiến trẻ vâng lời bố mẹ, mà ta hiểu bố mẹ là những người khôn ngoan hơn bé và yêu thương bé nhất trên đời. Vâng lời bố mẹ chỉ có lợi cho bé mà thôi.

Tại sao ta không cho người chưa trưởng thành được thực hiện quyền công dân của mình, ví dụ như bỏ phiếu bầu cử? Chỉ vì ta cho rằng người chưa đủ trưởng thành thì chưa đủ nhận thức để có thể tham gia quyết định số phận của đất nước thông qua lá phiếu. Vậy khi đứa bé chưa đủ hiểu biết để chọn lựa điều tốt cho mình, đứa bé cần phải vâng lời cha mẹ để cha mẹ chọn lựa cho bé điều tốt đẹp nhất.

Nếu ta đặt vấn đề, nhỡ như cha mẹ gây tổn hại cho bé thì sao. Câu trả lời là tỉ lệ đó rất thấp. Ta không thể vì tỉ lệ thấp đó mà ngăn cản quyền giáo dục và định đoạt của cha mẹ đối với cuộc đời của bé. Quyền nào cũng có ý nghĩa định đoạt và chọn lựa. Nhưng sự định đoạt và chọn lựa đó phải khôn ngoan. Người chưa trưởng thành được cho là chưa đủ khôn ngoan, theo pháp luật. Nước nào cũng đều khẳng định điều này trong Hiến Pháp. Vì chưa đủ khôn ngoan nên Pháp luật đã ngăn chận quyền định đoạt và chọn lựa của người chưa trưởng thành. Bây giờ Quyền của trẻ em có thể nói khác với Hiến pháp của các quốc gia được không ạ? Có thể nào cứ gán cho trẻ em quyền được định đoạt và chọn lựa dù biết rằng trẻ em chưa đủ khôn ngoan không ạ?

Ta có nói rằng quyền con người bao gồm cả quyền được sống đàng hoàng. Vậy cuộc sống đàng hoàng đó do chính người đó tự chọn lựa hay có khi phải do người khác chọn lựa giùm khi bản thân người đó không đủ khả năng để chọn lựa?

Rồi người khuyết tật, tâm thần, không đủ khả năng định đoạt chọn lựa gì nữa, nhưng vẫn có quyền được sống, và được sống một cuộc sống đàng hoàng. Vậy ai sẽ là người tạo ra cuộc sống đàng hoàng đó cho họ được hưởng?

Rõ ràng trong những trường hợp này, để có thể sống an toàn, sống đàng hoàng, người không đủ năng lực đó đành phải nương tựa vào người khác, có nghĩa là phải nghe lời người khác.

Người khác đây là cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Không thể sống nương tựa vào sự giúp đỡ vào người ta mà không chịu nghe lời người ta được. Ta muốn nói rằng họ có quyền được chăm sóc, hay hạ thấp hơn, ta nói rằng họ nên được đối xử nhân đạo để được chăm sóc tử tế. Cả hai đều phải có sự lệ thuộc vào người khác. Lệ thuộc thì phải có sự vâng lời.

Trong những trường hợp như trên, quyền con người đã phải đi chung với thái độ vâng lời. Quyền không còn có nghĩa là chỉ biết làm theo ý mình nữa.  Thế nên, khi trẻ em phải ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, có vẻ như chúng đang thực thi quyền của mình. Còn ai kêu gọi trẻ em đừng vâng lời bố mẹ, kẻ đó đang chống lại quyền trẻ em.

QUYỀN CON NGƯỜI, CỦA MỘT NGƯỜI VÀ CỦA NHIỀU NGƯỜI

Ta đã nói, Quyền nghĩa là có thể làm điều mình muốn và không cần phải làm điều mình không muốn.

Nhưng trong thực tế cuộc sống, con người có những cái muốn xung đột lẫn nhau. Trong thực tế, có những điều con người không làm lại gây nguy hiểm cho xã hội (không hành động mà phạm tội, Bộ Luật Hình Sự 2015 VN).

Nhà bên muốn hát karaoke ầm ĩ cho vui. Tôi muốn được yên tĩnh để học hành và dưỡng bệnh. Nhà bên không chịu hát trong phòng kín vì không vui, cả xóm nghe mới vui. Tôi sẽ điên nếu nghe tiếp các âm thanh mà tôi đang không thích đó. Hai cái muốn này trái ngược nhau. Tôi và nhà bên không thỏa thuận với nhau được. Vậy trong trường hợp này, chúng tôi cần chính quyền làm trung gian đứng ra phân xử. Nếu chính quyền xử theo ý tôi thì làm mất quyền con người của nhà bên; nếu chính quyền xử theo ý nhà bên thì làm mất quyền con người của tôi. Hoặc chính quyền ra luật Môi trường trong phạm vi quốc gia cho phép âm thanh trong giới hạn mấy decibel thì không sao. Đối với tôi, 01 decibel cũng gây khó chịu, tôi cần yên tĩnh hoàn toàn.

Không phải cái gì con người-cá nhân muốn cũng đúng. Con người vẫn thường muốn làm điều sai trái. Con người vẫn chưa phải là thánh nên có nhiều ý muốn sai trái. Nếu cho rằng vì có quyền con người nên ai muốn cái gì phải cho họ làm cái đó, thì chỉ trong ba ngày, con người sẽ đốt cháy hết Địa cầu.

Bây giờ ta sẽ bổ sung quan điểm rằng, Quyền tự do của con người cần được giới hạn trong những điều chính đáng, không gây tổn hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Quan điểm này chính là sự tiến bộ trong Luật pháp của nhân loại. Rõ ràng, quyền tự do của con người không phải là vô hạn. Ai cũng có quyền tự do vô hạn hết thì sự xung đột va chạm là cực kỳ khốc liệt. Quyền tự do của con người cần phải được hạn chế trong một phạm vi thích hợp.

Phạm vi thích hợp cho quyền tự do của một con người là đến đâu?

Đây là một bài toán khó.

Ta có thể trả lời rằng, phạm vi quyền tự do của một con người nằm ở ranh giới vừa sắp chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác. Nếu quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nằm ở cái hàng rào thì quyền tự do của tôi là vừa sắp chạm đến cái hàng rào. Tôi đừng đụng đến cái hàng rào. Ngoài ra tôi muốn làm gì cũng được.

Nhưng khổ nỗi, quyền và lợi ích hợp pháp của người kia không phải ổn định như cái hàng rào. Nó bao gồm nhiều thứ và rất uyển chuyển linh động. Họ lên mạng xã hội nói bum thiên, đụng chạm đến cả tôi. Họ nói chuyện to tiếng bên nhà họ nhưng âm thanh bay qua tra tấn tôi. Họ đến kỳ sửa nhà thì thời gian đó tôi sống trong địa ngục ồn náo. Hình như hàng rào “quyền và lợi ích hợp pháp” của họ tràn hết vào cuộc đời tôi. Tôi không biết tìm chỗ nào để không chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Ở đây luật pháp quốc gia là thiết thực trong việc điều hòa lợi ích chung của mọi người trong xã hội. Luật pháp quốc gia mà tiêu biểu là Hiến Pháp, quy định về Quyền và Nghĩa vụ của con người rất cụ thể. Nhờ có sự thăng bằng về Quyền và Nghĩa vụ mà xã hội bớt xung đột. Còn quyền con người mà quốc tế đề cao lại không thực tế vì không đặt quyền đó vào hoàn cảnh con người trong cộng đồng vốn luôn dễ xung đột với nhau. Quyền con người, nói cho một người thì rất dễ, ta cứ đòi đủ thứ chuyện. Nhưng khi đặt quyền con người vào cộng đồng xã hội thì tình hình khác hẳn, vì ai cũng có quyền giống nhau, và những mong muốn của họ thường xung đột với nhau.

QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI CẦM QUYỀN

Những người làm viên chức nhà nước cũng là con người. Có khi họ chỉ là anh làm văn thư ở văn phòng, hoặc có khi họ làm đến thủ tướng. Nhưng họ cũng là con người và cũng cần có những quyền con người của họ. Khi nói đến quyền con người, ta hay tưởng tượng người dân thường bị áp bức bởi nhà cầm quyền nên đòi hỏi đủ thứ quyền lợi cho họ, với ngụ ý chống lại nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền, vì có quyền nên đã áp bức dân thường vô tội. Bây giờ nhờ những nhà hoạt động nhân quyền nên có những tiếng nói cất lên bênh vực dân lành vô tội.

Nhưng nếu ta làm người cầm quyền, đặc biệt là trong thời đại hội nhập quốc tế và dân chủ này, ta bị áp lực công việc rất nặng. Người cầm quyền phải lo đủ điều cho đời sống của nhân dân. Nhân dân đóng thuế không đủ để chi cho ngân sách quốc gia, người cầm quyền không được trách móc, phải tự xoay sở làm sao đó thì làm, miễn là vẫn bảo đảm đời sống no đủ và phát triển lên cao dần dần.

Nếu có ai đó tham nhũng thì ta hãy đợi sự kết tội của tòa án, nên ta vui lòng đừng gán tội vội vã. Còn bây giờ thì người cầm quyền phải đủ khả năng giải quyết hàng triệu công việc để giữ cho nhịp sống đất nước bình yên đi tới. Vài quốc gia chịu không nổi đã phải tan vỡ khủng hoảng. Việc dân việc nước vừa nhiều vừa khó, chẳng phải chính quyền nào cũng đủ sức xử lý tốt đẹp hết tất cả.

Ta xem báo và thấy một điều rằng khi xảy ra bất cứ sự cố nào, việc đầu tiên của người dân và dư luận là tìm cách đổ lỗi lên nhà cầm quyền cái đã.

Mãi sau đó rất lâu, khi điều tra chán chê để thấy lỗi của thiên nhiên, lỗi của vài kẻ khùng điên, thì người ta mới tảng lờ không nói đến lỗi của nhà cầm quyền nữa, và dĩ nhiên chẳng đính chính xin lỗi trước đây đã vội trách nhà cầm quyền. Trong thời đại dân chủ và hội nhập này, dường như nhà cầm quyền là bị vi phạm quyền con người nhiều nhất, ai cũng mắng chửi được, mà nhà cầm quyền vẫn phải vui vẻ như không nghe thấy gì.

Cũng thật sự có những quan chức biến chất lợi dụng chức quyền để làm điều sai trái, nhận hối lội, tạo phe nhóm riêng để khuynh loát chính trường, thiên vị thân nhân gia đình, trù dập người tài vì sợ họ vượt hơn mình… Nhưng người ta hay quy chụp tội của vài cá nhân đó lên cả hệ thống chính trị, rồi nặng lời thóa mạ với những ngôn từ hết sức bẩn thỉu. Kẻ thóa mạ chính quyền bằng những ngôn từ bẩn thỉu đó có ý đồ tạo ra sự bất mãn lây lan trong lòng mọi người.

Ý đồ đó cũng thường được điều khiển bởi một thế lực bí mật phía sau, mà thế lực đó có mục đích chống đối chính quyền đương nhiệm. Việc chống đối chính quyền, muốn lật đổ chính quyền, bắt đầu bằng việc gây dư luận xấu trong cộng đồng dân chúng, bằng việc kết tội nhà cầm quyền, rõ ràng là vi phạm quyền con người nặng nề. Nó không quang minh chính đại, không theo quy định của pháp luật, chỉ là lén lút, mưu mô, thủ đoạn, kém văn hóa, xúc phạm danh dự cá nhân và cả hệ thống.

Đã đến lúc những nhà hoạt động nhân quyền phải nhìn lại, đừng cho rằng bảo vệ nhân quyền là đứng về phía dân chúng để chống lại chính quyền của họ, mà có khi phải bảo vệ những nhà lãnh đạo quốc gia để giúp họ điều hành quốc gia được ổn định phát triển nhằm góp vào sự thịnh vượng chung của thế giới.

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TƯƠNG QUAN VỚI QUYỀN CỦA THÚ VẬT

Chưa ai nêu ra vấn đề Quyền của thú vật cả, vì trên tổng quan, con người vẫn còn ăn thịt thú vật. Một vài quốc gia có nền văn minh tiến bộ thì đã bắt đầu “dòm ngó” đến nỗi khổ của thú vật rồi, còn lại đa phần thế giới vẫn xem thú vật là loài hạ đẳng so với con người, vẫn là món đồ cho con người sử dụng, vẫn là thực phẩm của con người, và việc giết hại thú vật chưa được xem là tội hình sự.

Thú vật thua kém con người trên những phương diện sau đây:

  • Trí thông minh. Chính vì thua kém con người về trí thông minh nên thú vật dần dần trở thành sở hữu của con người, bị con người định đoạt số phận.
  • Rất nhiều loài thú vật có kích thước cơ thể nhỏ hơn con người nên lại càng thuận lợi cho con người khống chế thân phận của chúng.
  • Thú vật không được pháp luật công nhận về lãnh thổ, tài sản, gia đình, bầy đàn… nên con người cứ ngang nhiên tàn phá rừng là chỗ ở của thú hoang, ngang nhiên săn bắn giết hại các thành viên trong bầy đàn của chúng.
  • Giá trị của thú vật cực kỳ rẻ trong con mắt của loài người. Cả một cuộc đời của con thú chỉ đáng giá bằng một bữa ăn ngắn ngủi của con người.

Thú vật cũng có những điều chẳng khác gì con người như:

  • Con thú cũng biết đau đớn khi cơ thể bị tổn thương. Hệ thống thần kinh của chúng cũng đầy đủ các chức năng để bày tỏ sự đau đớn cơ thể.
  • Con thú cũng có tình cảm thương ghét giống hệt con người. Chúng cũng biết yêu thương thân quyến của mình, và chống lại kẻ xâm nhập. Một số loài còn thân thiện với con người hơn cả con người với nhau như chó, chim, thậm chí có người còn kết thân được với cả hổ, sư tử, rắn độc nữa.
  • Con thú cũng có các bản năng giống con người như ham sống sợ chết, thèm khát sự yêu thương…

Nhiều điều nữa mà chúng ta cũng không tiện nêu ra ở đây.

Sự hiện diện của thú vật nằm trong chuỗi đa dạng sinh học của hành tinh này, đóng góp vào lợi ích của hành tinh này, nhưng bị xem là kém giá trị nên ai muốn giết cũng được. Vài quốc gia tham gia công ước bảo vệ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng thì ra sức bảo vệ một số loài quý hiếm. Còn lại vẫn không được pháp luật bảo vệ.

Hiện nay, nền văn minh của thế giới chưa đủ để nâng quyền của thú vật lên như quyền của con người được, dù cho vài quốc gia có quan tâm. Ta còn phải chờ đợi một sự tiến bộ mạnh mẽ khác nữa. Tuy nhiên, ai có con mắt nhìn trước tương lai thì hãy từ bây giờ, dành cho thú vật một sự đối xử tử tế dần là vừa.

QUYỀN CỦA CON NGƯỜI CŨNG CHÍNH LÀ NGHĨA VỤ CỦA CON NGƯỜI

Như ta đã nói, quyền của con người không phải tự nhiên mà có, bằng cớ là suốt từ thời tạo thiên lập địa đến nay chẳng ai nói đến quyền con người cả, mà mãi đến sau này khi xã hội loài người tiến bộ, điều kiện chính trị luật pháp kinh tế tiến bộ, đạo đức con người tiến bộ, người ta mới đẩy khái niệm nhân đạo lên thành nhân quyền. Lúc trước vì lòng nhân đạo, ta kêu gọi người này đừng áp bức người kia. Sau này xã hội tiến bộ, ta ra lệnh người này không được áp bức người kia. Cái khác nhau là ở chỗ “kêu gọi” và “ra lệnh”. Để có được sự khác biệt đó, thế giới loài người phải tiến bộ, phải đủ điều kiện trên nhiều phương diện.

Muốn cho kẻ kia vâng lệnh không dám bức hại kẻ khác, ta phải có cả một hệ thống luật pháp hùng mạnh trong một xã hội chính trị kinh tế hùng mạnh. Nếu hệ thống pháp luật yếu kém, xã hội có nền chính trị kinh tế yếu kém, ta chỉ còn cách năn nỉ người này đừng ăn hiếp người kia, vì lòng nhân đạo. Nhưng ở đâu ra một hệ thống xã hội hùng mạnh về luật pháp – chính trị – kinh tế, nếu không phải là công lao đóng góp dựng xây của tất cả mọi người? Nhà cầm quyền cũng chỉ là thực hiện các chính sách trên tiền thuế của dân, và trên chính sách của quốc hội. Nếu không có tiền thuế, chẳng nhà cầm quyền nào xây dựng được một xã hội hùng mạnh để thực thi quyền con người cho ai cả.

Vậy, nếu con người muốn có quyền của con người thì phải chung sức đóng góp dựng xây xã hội trước đã. Tất cả chúng ta phải cố gắng cùng nhau đóng góp dựng xây xã hội tiến bộ trên nhiều phương diện từ văn hóa, luật pháp, kinh tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, y tế sức khỏe, giao thông liên lạc… Xã hội có tiến bộ rồi, ta có thể dõng dạc tuyên bố về Nhân quyền (human rights). Còn nếu xã hội chưa tiến bộ, ta chỉ có thể nói về Nhân đạo (humanity) mà thôi.

Nếu ta cho rằng con người được quyền sống đàng hoàng có phẩm giá, thì ta hãy xây dựng nền kinh tế sung túc. Nếu ta cho rằng con người có quyền được sống khỏe mạnh, thì ta hãy xây dựng nền y tế lỗi lạc. Nếu ta cho rằng con người có quyền được tự do cư trú, thì ta hãy xây dựng hệ thống an ninh trật tự vững chắc mọi nơi. Nếu ta cho rằng con người có quyền tự do bày tỏ chính kiến, thì ta hãy xây dựng văn hóa đối thoại chuẩn mực không vu khống hay dùng ngôn ngữ bẩn thỉu. Nếu ta cho rằng con người có quyền được sống an toàn không bị giết hại hay ngược đãi hành hạ, thì ta hãy xây dựng hệ thống tư pháp an ninh vũ lực hùng mạnh. Nếu ta cho rằng con người được quyền tự do lập hội, thì ta hãy xây dựng hệ thống hội đoàn minh bạch có văn hóa đạo đức không làm điều mờ ám phi pháp.

Tóm lại, ta muốn có quyền gì thì ta phải xây dựng các điều kiện đó cho xã hội trước đã. Các quyền đó, nghĩa là các ưu đãi đó, không thể tự nhiên mà có, không thể ép người khác đưa đến cho mình free được. Ta có quyền đó bởi vì ta xứng đáng được có nó. Giống như ví dụ ở đầu bài, chỉ người xuất trình được giấy tờ phù hợp mới được đi vào tòa nhà mà thôi. Ta phải xuất trình được Nghĩa vụ của mình đã hoàn thành thì ta mới được hưởng các ưu đãi của xã hội.

Thế thì các em bé, người già, người khuyết tật không thể đóng góp xây dựng xã hội thì không có quyền con người à?

Câu trả lời là, em bé sẽ vay mượn công lao của người lớn trước, sau này lớn lên em sẽ đóng góp lại sau. Người già xem như đã đóng góp dư dả lúc còn làm việc nên bây giờ được hưởng quyền ưu đãi của giá trị con người. Người khuyết tật thì cũng có người vẫn làm việc đóng góp được chứ chẳng phải hoàn toàn không. Còn những người khuyết tật đến nỗi không thể đóng góp gì được cho xã hội thì xem như họ mắc nợ xã hội về cuộc sống của mình, ta chỉ có thể nói về lòng nhân đạo cho họ mà thôi.

KẾT LUẬN

Bản chất của quyền con người là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Nguồn gốc của quyền con người chính là lòng nhân đạo, lòng trắc ẩn khi con người chứng kiến những cảnh ngược đãi quá đáng giữa con người với nhau. Đến khi có điều kiện để nói, con người, với vài nhà tư tưởng tiên phong, đã đẩy sự trắc ẩn đó lên thành Quyền được bảo đảm bởi luật pháp. Để có thể được pháp luật bảo đảm vững chắc thì con người cần có một xã hội có nền tư pháp hùng mạnh. Để có thể có một nền tư pháp hùng mạnh, xã hội đó cần phải có nền chính trị – kinh tế – văn hóa cũng rất hùng mạnh. Những cái nền hùng mạnh đó lại chính là sản phẩm của con người chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Cuối cùng, mọi trách nhiệm lại đặt lên vai của con người trở lại. Nguồn gốc của Quyền chính là Nghĩa vụ. Càng thực thi đầy đủ nghĩa vụ với xã hội chừng nào, con người càng sẽ có cơ hội được hưởng những quyền ưu đãi của mình trong xã hội đó.

SÁCH THAM KHẢO:

  • Tuyên ngôn quốc thế giới về quyền con người, 1948 ( the Universal Declaration of Human Rights).
  • Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, 1966 (the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR).
  • Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, 1776 (The unanimous Declaration of the thirteen United States of America).
  • Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp, 1789 (Declaration of the Rights of Man and of the Citizen).
  • Hiến chương Liên hợp quốc, 1945 (Charter of the United Nations).
  • Công ước quốc tế về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965 (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination, ICERD).
  • Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 (the International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR).
  • Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 (Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment, CAT).
  • Công ước về quyền trẻ em, 1989 (Convention on the Rights of the Child, CRC).
  • Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới. Tập 1 và 2. NXB Thống Kê.

 


THE ESSENCE OF HUMAN RIGHTS

VUONG TAN VIET

OUTLINES

  • Rights and its conditions
  • Rights and fairness
  • Human rights and Humanity
  • The rights of this person and the Obligations of the other
  • Human rights and human ethics
  • Human rights and a person’s contribution
  • Human rights of children
  • Human rights, of one person and of many people
  • Human rights of the leaders
  • Human rights are also very human Obligations

Rights and its conditions

We can define that Rights are that we can do what we want and have no need to do what we do not want to do.

Here is an example. Two people walked into a building and were stopped by a guard who asked for their papers. One person presented the right paper and was  allowed to pass. The other could not, and was not allowed to enter.

Another example. A young person stepped into a store to buy cigarettes. The seller asked for his ID to make sure that he had reached the age of being allowed to smoke. If the young customer could prove that he had reached the age, he could buy cigarettes.

Or, a girl has the rights of not registering for military service if she does not want to.

In the first example, the person might walk into the building because he satisfied the condition of having available papers. The second example, the young boy might buy cigarettes when he satisfied the condition of the required age. The third example, the girl did not need to register for military service because she satisfied the condition of being female.

Thus, the first factor of Rights is to satisfy a certain condition. If we can satisfy that condition, we can get this Right.

Another factor of Rights is that we cannot implement those Rights by ourselves. Rights always need other elements supporting them.

For example, a man presented the permit of fishing, then alone rowed the boat into the swamp to fish. We saw him do everything alone, but that is not true. Behind him, many other people are doing their duties. The first condition for him to be able to fish is the permit. The second factor for him to exercise his rights is an administrative department of the swamp. This administrative department protects the swamp from poachers, from pollution, and  maintains the fisheries resource.

For example, a girl refused to dance when she was asked by a man. The condition in which her rights of refusing is the principle (rule) of not being forced to dance. But there are many other factors that are keeping the rights for her. Those are the civilized social system, the rules of the community, and abiding by the unwritten social codes.

In another example, a man stopped by the lake, set a tent to stay overnight. A local official came and asked for his ID. The traveler presented his ID and asked: “May I camp and stay here overnight?”. The official replied: “Of course you can. To reside freely is the right of a citizen”. So, the condition for the traveler to stay overnight beside the lake is his ID that proved he was a citizen having the rights of residing freely. But, behind that condition, a law system was running effectively, and the local security worked well.

A right needs two factors, an available condition, and some force that supports the implementation of that right.

         

Rights and fairness

Now we talk about the human rights.

A human right also needs two factors to be carried out (implemented), first, the condition to get that human right,  second, is the support for implementing that human right.

We always say that, if you are human, you have human rights. But what is human?

Let’s take a look at the rights of a citizen first. The citizen’s rights will be lost if that person is a convicted criminal. He or she has done something dangerous for society. So, can human rights of a person be lost after endangering society? Or can his or her human rights always be kept no matter how he or she has violated criminal law?

A civil rights will not be enough if a person is not capable of civil acts, such as having mental health issues, physical health issues, at the time of execution (court’s sentence). So, can human rights pass such elements to implement his or her rights even when he or she cannot carry it out?

When we talk about human rights, we often imagine a person without any mistakes or defects, or without any disability. When we talk about the rights of children, we also think of the good children without any faults. But it is not true. Everyone has faults. He who does not have any fault is a saint already. Is it fair for a serial killer to have equal rights as an innocent person? Is he really human to have human rights? Or should we say that even he is a serial killer, he will lose his citizen rights, but not human rights?

The citizen rights are within the scope of a nation, based on the equality of Interests and Obligations. Human rights have a worldwide scale, but do they have fairness between  Rights and Obligations.

Any rights must be based on the fairness of Interests and Obligations. No rights can be outside of this fairness.

Now we look at a poor person who is lying about the street, we say that that person has the rights of living and the rights of pursuing his own happiness, because these are human rights. Because he has the right to live so we cannot kill him. Because he has the rights to earn his own living so we let him beg continually. Obviously, the right to live does not guarantee him a good life. Then we say that human rights include economic – social – culture rights. We force the authorities to do something to give the poor a chance for housing and food. But even the developed nations cannot have enough ability to take care of everything for their people, and let the banks seize their houses, push them out, and let them die in unknown places.  The human rights here are theoretical, and not  carried out.

The gap between “the theory of human rights” and “the implementation of human rights” is really big. We must figure out why this gap exists. If necessary, we have to supplement the theory of human rights, until we can explain everything related to the human rights in reality.

 

The human rights are in fact humanity

Long ago nobody said about the human rights. It was not until the society had progressed, that the concept of human rights was mentioned, firstly in the Declaration of Independence of the United States (1776). Later, it was stated in the Declaration of the Civil Rights of France (1789). Then the Charter of the United Nations (1945), the Charter of Human Rights (1948), and many other Conventions about human rights were signed subsequently. We repeat, once society can progress, then human rights can be talked about. The progressive human society means a better material life, a better legal system, easier international relationships, and higher human ethics.

In ancient times, when we witnessed a village eliminated, we pitied the people there and damned the cruel men who had killed many innocent people. The feeling of pity is a moral psyche. The anger to the cruelty is the psyche which wants to have fairness. That is all. How many philosophies just stop here?

However, when society is more connected, civilization is more progressive, laws are more connected, we do not stop at the concept of ethics anymore. We forceful declare Human Rights, the right to live. So, the word Rights has a stronger meaning than the concept of ethics, although at the beginning the word Rights came from the ethics. Word Rights here means the law, no longer just voluntary ethics. You must not kill people, because they have the right to live. I do not call for you to be merciful, I prohibit you to kill them because of their right to live.

It is not certain, after we said this, whether that person would kill or not, but according to the theory, word Rights carries the meaning of the law, not an implication.

We come back to the earlier example, when we witnessed the villagers getting killed. Maybe we implored the killers to stop killing because of humanity, or we raised our voices prohibiting them from killing because of human rights. The two different ways to stop the killers came from two different stages of humanity. In the stage when human society was less lawful, we had to implore the terrorists to stop killing for humane reasons. In the stage when the international community unites to monitor all oppressive or cruel acts of a dictator or terrorists, we can raise our voice to prevent these cruel men through human rights. So, it is clear when the world is more advanced, we can coerce immoral men because we will be able to question human rights. Before, if we wanted to do anything good, we would only be able to do it by humanity. So, human rights are rooted in humanity, also want to make people happy, but the conditions for implementation are different according to the social situation at any given time..

The rights of this person are really the obligation of the other one

According to the theory of law, Rights and Obligations always come together. If there are two partners, the rights of this one will be the obligation of the other, and vice versa. For example, there are two people A and B in a house. If A has the rights to stay there and have enough food and drink, so, we must understand immediately that B has the obligation to serve A everything. The more rights A has, the more obligations B has . The more A enjoys, the more B serves. It is like a flat piece of land, now we want to have a mound here, we must dig a hole over there and get the soil to the bank here. The soil did not go anywhere, did not come from anywhere, it was just moved from there to here. Rights are here, and obligations are there.

The same is true for human rights. If someone has human rights, the others must serve to provide them. Even with civil-political rights, which we called passive rights and do not need anyone to do anything, are actually not that simple. In order to let our people live safely, without being tortured or persecuted, we need a strong judicial system that has enough power to suppress criminals. If we want to say, the rights to life implicate the authorities not to persecute their people, so we must have a strong international law to protect the people there.  After all, there is not any right that can exist by itself. Although we said it is rights, but actually it is the humanitarian consciousness which has reached its peak. Because of the humanitarian spirit, when the international community saw the people of a nation being oppressed, they gave a hand to help and called it the Rights, human rights.

In order to enforce human rights effectively, we must have some big resources, as well as putting many obligations onto the shoulders of others. The more we talk about human rights, the more we put pressure on somebody else. Someone must serve very hard for the others to enjoy human rights.

We said Rights means that we can do what we want, and no need to do what we do not want to. Now, human rights include the right to freedom of residence, and we can reside wherever we want.

Rights and Ethics

We may observe a single man, a good man, who moves everywhere. Sometimes he works here, sometimes there; sometimes he rents a house here, another time he buys a house there. Obviously, he causes no harm to society. We also see that when enjoying such freedom, he is happy, and this society has no influence. Thus, we conclude, freedom of residence is one of the human rights.

But the next example is not about one single good man. This time it is one hundred thousand thugs. Many of them have former convictions. They steal where they can; they get drunk and make noise; they fight each other; they have no stable occupation; they do evil everywhere. In this case, if we say that because of the rights of free residence, those 100,000 ruffians can move everywhere, can rent houses anywhere, can sleep on the pavements, can sleep in all the parks, can dry their clothes on the bridge’s railings… we seem to have something wrong. In this case, the free residence of 100,000 louts is not entirely good and could impact a lot on the social environment, and change the peace and safety of other good people.

We have two factors when we compare these two examples. First is the factor of ethics, second is the factor of quantity. In the first case, only one young and good man went everywhere to earn his living without making any problem for others. In the second case, a large amount of people, a 100,000 mixture of good and bad people, caused instability everywhere. In the second case, it is hard for us to give them the rights of free residency, based on human rights. Their rights must be proportional to their morality, because their morality will have an impact on their community.

We said above, the rights of this person will be the obligations of the other. We say here, the rights of a person will be dependent on his or her virtue. According to the human conscience, we want to give many rights to him who has a very good virtue. We even give special rights for him who has a great virtue that he can run the life of other people, and we call him our leader.

If we think that a person who is good enough, not greedy nor a thief, we will give him the rights to enter our house when we are absent. If we think a person is good enough, not lustful nor lascivious, we will give him the right to have contact with the small girls. If we think a person is good enough, not roguish nor a cheat, we can give him the rights to be a cashier. So, one’s rights are proportional to one’s virtue.

If we feel that someone is talented, altruistic, can treat everything well, want to take care of the others more than himself, we will make him a leader so that he can have the rights to determine other’s fates. Thus, if a person’s moral level is bigger than himself, he or she will often receive rights greater than his own freedom. He not only has the right to determine his own fate, but also has the right to determine the fate of others.

On the contrary, when we consider one’s  morality to be poor, we will not give him many rights. If he was convicted, sentenced, imprisoned, he would lose his civil rights. In prison, he could have a few rights such as to live with meagrer meals, to have limited communication, to practice a few religious ceremonies. Even when he has not violated the law, he has some manifestations such as greed, deceit, cruelty, lust… we will try to stop him doing many things he wants. We will not let him go into our house, have contact with our children, look after the collective budget, handle a knife or gun…

Rights and Merit

Mr. Thái made an orchard to do a tourism business. At the harvest season, this orchard would sell tickets to welcome the tourists for visiting and eating fruit on the premises. Only young Hai could come and go freely without any ticket, just because when Mr. Thái began to make the land for planting trees, the kid Hải came to give a hand with the workers for no salary, just for fun. When the orchard was finished, the kid was granted a right to come and go freely. This right came from his hard work at the beginning. Where there is merit there are rights.

A nation has a special policy of retirement. It provides a good pension and services for the pensioners. It is actually coming from the very high taxes which the people had paid when they worked, that’s all. They can enjoy a special policy of retirement because they have contributed very much before. The nation grants the pensioners the rights of society, economics, culture which are proportional to their previous contributions to the country.

After a hunt, Hesem always shared the meat with the villagers. He also diligently cut wood to build many bridges across the streams around there. He often gave a hand to build houses for his neighbors. When the old chieftain died, everyone nominated Hesem for that position. The more work, the more rights. In this case, Hesem’s contributions covered the life of the whole village so they handed over to him the rights to determine their lives.

On the contrary, he who is lazy and does not contribute to his community, will lose his rights gradually. At the early years, the youth Tư could jostle to sit close to the seniors whenever the village celebrated an annual ritual. But later, no one could see him when the village needed a hand to do some heavy work. Then people didn’t consider him important anymore In the ceremony, he was shouted away when he tried to jostle up to a high rank seating. Without contributing anything you lose your rights.

So, human rights do not drop out of the sky. Everybody must work hard to contribute to society so that the society can establish the human rights. For example, a person was tortured, persecuted, and everyone knew it but could do nothing to help him, because at that time the society was in trouble, lawless, and poor. The bad gangs were so strong. No one could do anything for the oppressed. When everyone gives a hand together to build a strong society and a strict law system, then the facts will be different. If someone bullies another,  there will be a legal force that appears to handle him immediately.

Understanding this, we have to join hands to build a rich and civilized society for the sake of our rights. If we ignore everything, just enjoy ourselves, let the society be unfair, then one day the persecution comes to us, and no one will come to speak about human rights for us. In a bad society, if we are bullied, we can only implore the bad guys for their mercy. If someone wants to help us, they can only call for humanity with the bad guys, they cannot speak about human rights. On the other hand, when the society is rich, civilized, and lawful, we can raise our voice to speak about human rights, that we have the rights to live, the rights to be safe, the rights to have our own dignity, the rights not to be tortured… The bad guys are not afraid of us, but will afraid of the strong society around us.

Rights of children

An instance now, a child firmly does not want to go to school. It’s no use when his parents soothe, or console or do everything. He refuses to go to school. Only when his father forces him to lie down and whips his bottom, does he accept going to school?

So, will we apply the rights of children, not whipping the children and accepting them not going school, or will we accept violating the rights of children to let them go to school for the sake of their future?

Most children do not have enough wisdom to know what is useful for them for long term. Words do not have convincing results. The children only follow conditioned reflexes. The sense of pain in whipping is a condition to make the children obey their parents. We all understand that the parents are the ones who love them the most, and are more intelligent than them. The children get benefits only when they obey their parents.

Why do we not let immature people exercise their civil rights, for instance to vote? Because we consider that a person who is of minor age will not have enough awareness to participate in decisions regarding the fate of the country via their vote. So, when they do not have enough wisdom to make their own choice, they must obey their parents to have the best choice made for them.

If we ask the question, what if the parents do something harmful  to the children? The answer is that the rate is very low. We cannot base on such a very low rate to stop the parents from the rights to educate and to determine their children’s life. All rights have a meaning of determination and choice. We require all the determinations and choices must be wise and useful for the children. Immature people (juveniles) are considered to be not wise enough, according to the law. All nations have affirmed this in their constitutions. Because of being not wise enough, the law has prevented decision-making and choice by immature people. Now, can we say that the rights of the children can be different fromthe constitutions of every nation on earth?  Can we apply the rights to determine and to choose for their own life although we know that they are not wise enough?

We say that the human rights include the rights to live a good life. So, that good life would be chosen by oneself or by another when that person does not have enough ability to make a good choice?

Then, the disabled and the mentally ill people who cannot decide anything good for themselves, although they also have the rights to live a good life. So, who will make that good life for them?

Obviously, in these cases, in order to live safely and fully, the disabled and mentally ill people have to rely on the others. To rely means to obey, too.

The “others” here mean the parents or a legal guardian. It is not logical if they rely on help but do not obey. We want to say that the disabled and mentally ill people have the rights to be taken care of, and we say that they should be treated humanely. Both concepts include the dependence on the others. Dependence requires obedience.

In those cases, the human rights are accompanying the attitude of obedience. Rights are no more just doing what one wants. So, when the children obey their parents, they seem to exercise their rights. So, he who calls for the children not to obey their parents is opposing the rights of children.

Human rights, of one person and of many people

We said that Rights means to be able to do what someone wants and no need to do what he or she does not want to.

But in real life, humans always have conflicts with each other over what they want. In reality, there are many things which people do not do which endanger society. (Criminality of no action, The Codes of Criminal 2015 Vietnam).

The people next door want to sing karaoke noisily for fun. I want to be quiet to study and convalesce. The people next door do not want to sing in an unhappy closed room, and all the neighbors listen to it happily. I will get mad if I continue to hear the sounds that I dislike. These two ‘wants’ are opposite. I and the next door cannot negotiate. So, in this case, we need the authorities to be an intermediary. If the authorities give me what I want, then the people next door will lose their human rights. If the authorities judge as they want, I will lose my human rights. Or the authorities will issue an environment law  that allows the noise within certain decibels. For me, a few decibels are also annoying. I need to be completely quiet.

Not everything that a person wants is good. Humans often want to do wrong things. Humans are not saints, so they also have many wrong wishes. If we assert that because of human rights then everyone can do what they want, then it needs only three days for them to burn all the Earth.

Now we modify that, the rights of human freedom need to be limited to legitimate things, and not cause harm to others’ legal interests and rights. This point of view is a progression in human law. Obviously, the rights of human freedom are not limitless. If everyone can have their own limitless freedom, the conflict between them will be extremely fierce. The rights of human freedom must be limited in an appropriate range.

What is an appropriate range for a person?

This is a difficult problem.

We can answer that, the range of the rights of a person’s freedom stops at the border of other’s legal benefits and rights. If the legal interests and rights of the other end at the fence, so my freedom will stop at the fence too. It is not for me to touch the fence. Apart from that, I can do what I want.

But it is very difficult because the legal interests and rights of other people are not as stable as the fence. They include many other things that are very flexible. The others chat on social networks about everything on earth, and touch my life. They talk loudly in their house but the sound reaches my ears and bothers me. When they repair their house, I live in hell. It seems that the fence of their rights has spread over my life. I cannot find a place to get away from their rights.

Here, the national law is practical and adjusts to the common benefits of everybody in a society. The national law, represented by the Constitution, has assigned Rights and Obligations of people in detail. Thanks to the balance of Rights and Obligations, the society can reduce its conflicts. To the contrary, the international human rights are not that practical because they are not put in the real circumstances of conflicted society. Human rights for only a person are very easy, we can ask for anything. But when we put human rights in a community, it will be different, because everyone has the same rights, and their desires are often in opposition to each other.

Human rights of the authorities

The officials who work in the apparatus of government are humans too. They might be clerks in an office, they might be the prime minister. But they are humans and they need their human rights also. Whenever we talk about human rights, we often imagine the people are oppressed by the government, so we ask for many benefits for the people, implicitly opposing their government. Now, thanks to the human rights activists, many voices have been raised for the innocent citizens. However, if we are the leaders in this democratic and internationally integrated time, we will confront a very big burden of the responsibility. The leaders must take care of everything for the people. If the people do not pay enough tax for the national budget, the leaders cannot  be blamed, but they must contrive to keep the country safe and developed.

If someone is alleged to be corrupt, we have to wait for the judgement from the court, and not hurry to conclude him guilty. Now the leaders must be able to solve millions of things to keep the nation going on safely. Some countries could not bear the crisis and collapse. The problems of a country are not only various but also difficult. Not all governments can handle them well.

We read newspapers and recognize that when something wrong happens, the first thing the people do is to blame their government. Subsequently, after many investigations, it is discovered that the wrong things came from the mistake of some crazy people. In this time of democracy and integration, it seems that the leaders are violating human rights the most. Everyone can scold them, but they seem to keep calm as well as hearing nothing.

There really are some backward officials who take advantage of their positions to do wrong things, to receive bribes, to create their own factions, to be partial towards their family, to bully good talented people…However, the sins of some bad officials are labeled on the whole political system with many foul invectives. The insulters who slander the whole government want to spread the psyche of discontent all over the country.

This is really a secret plot controlled by a subversive group which aims to oppose the present government. It is also a violation of human rights when a secret group wants to rouse the masses to defame and overthrow a government. It is illegal, fallacious, anti-culture, sneaky, cunning, and insulting to personal honor and the whole system.

It is time for the human rights activists to take a second look, and not assume that to protect the human rights is to stand on the people’s side and oppose their government. It is fairer if we can protect the leaders to do their work in taking care of their people, developing their nation, and contributing to the common prosperity of the world.

Human rights in relation to Animal rights

No one mentions Animal rights, for in general, human beings keep eating animals. Some very civilized nations have begun to look at the misery of animals. The rest of the world keeps thinking animals are inferior to humans, are the possession of humans, and are food for humans. So, killing animals is not a criminal offense.

Animals are inferior to humans in the following aspects:

  • Because of being less intelligent than humans, animals gradually become human possessions, and their fates are determined by humans.
  • Many kinds of animals have a body size smaller than humans, so it is very convenient for humans to dominate them.
  • Animals are not recognized by the laws about territories, possessions, family, herds, and so on. Thus, man keeps brazenly destroying the forests which are the animals’ places, keeps brazenly hunting to kill the members of their herds and flocks.
  • The value of animals is extremely cheap in human eyes. The whole life of an animal is just equal to a meal of man.

There are many other things that we do not analyze today.

Animals have many things resembling to humans, such as:

  • Animals can feel pain when their body gets hurt. Their nervous system has sufficient functions to feel and express their physical pain.
  • Animals have their own sentiments the same as humankind. They love their family and resist intruders. Some kinds of animals are friendlier to humans than humans are to each other, such as dogs, cats, birds…  Some people even make friends with snakes, tigers, lions…
  • Animals have the basic instinct like humans such as clinging to life and fearing death, and desire for love…

There are many more things that we are not going to talk about now.

The presence of animals belongs to the biodiversity chain of this planet, contributes benefits for this planet, but are considered to be of lower value to be killed easily. Some nations joined the convention of protecting endangered species, so they try to protect those kinds only. The rest of the animals are still not protected by law.

Currently, the civilization of the world is not enough to elevate the rights of animals up to be equal to humans, although some nations do care. We have to wait for another stronger development in civilization. However, he who can foresee the future can be pleased to give animals kind treatment now.

Human rights are also human obligations

As we have said, human rights cannot come from the air. Since ancient times in history, no one spoke about human rights until the society progressed in law, politics, economics, and ethics. Then, society is pushed towards human rights, and unbidden is pushed to being compelled. The difference is to request and to order. In order to have such a difference, the world must be progressive, and must be qualified in many ways.

If we want to make the people not bully others, we must have a strong system of law, politics, economics, and social ethics. If these things are weak, we must implore the bad people not to bully the others, for humanity’s sake. However, where do the strong systems of law, politics, economics, and social ethics come from? They must come from the contributions of everyone in the nation. The leaders are only the ones who carry out the policies by the people paying taxes, and by congressional approval. Without tax paying, no government can establish a strong society to implement human rights.

Thus, if the humans want to have their human rights, they must together give their hands to build the society first. All of us must together give our hands to build the society to be progressive in many aspects such as culture, law, economics, education, environment, security, medicals, transportation, communication… When the society is progressive, we declare about human rights. If not, we will just be able to say about humanity.

If we assert that humans have the rights to live fully, we must make a rich economy. If we claim that humans have the rights to be healthy, we must set a brilliant medical system. If we declare that humans have the rights to go everywhere they want, we must establish a powerful system of security everywhere too. If we reckon that humans have the rights to show their political opinions, we must create a good culture system that people can say beautiful words in communication, no any dirty words used. If we think that humans have the rights to live safely, we must build a strong judicial system. If we say that humans have the rights to form associations, we must make sure that there will be no any black societies to do illegal and secret things.

Generally, if we want to have any rights, we must build the condition for that rights first. Those rights, those advantages, cannot come freely, cannot get by forcing the others. We have those rights because we deserve to have them. As the example at the beginning of this article, only the person who presents appropriate paper can enter the building. We must present our finished obligations first to receive social advantages. What will be in the case of the juveniles, the old people, the disables who cannot contribute for the society? They cannot have their human rights?

The answer is, the children will borrow from the adults, then they will contribute later. The old people are considered having contributed before so now they can enjoy the advantages of human value. The disables can also contribute  something for the community although not much. In cases the disables who cannot contribute anything, we can only say about humanity for them.

Conclusion

The essence of human rights is the synthesis of many factors. The origin of human rights is the humanity and the compassion when people saw many unreasonable persecutions between the people. Until getting enough conditions, some pioneering thinkers have pushed that compassion into the Rights ensured by Law. In order to have a strong system of Law, we need a strong system of the judiciary. In order to have a strong system of judiciary, we need a strong system of politics – economics – culture too. Those strong systems are really human products not falling down from the sky. Eventually, all responsibilities are put on the shoulder of human again. The origin of Rights is really Obligations. The more people implement their obligations in the society, the more they enjoy their advantages in that society.

REFERENCES:

  • The Universal Declaration of Human Rights, 1948.
  • The International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR, 1966.
  • The unanimous Declaration of the thirteen United States of America, 1776.
  • Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, 1789.
  • Charter of the United Nations,1945.
  • International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination, ICERD, 1965.
  • The International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR, 1966.
  • Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment, CAT, 1984.
  • Convention on the Rights of the Child, CRC, 1989.

 VƯƠNG TẤN VIỆT

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất