Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangThuyết phápPhan Thiết: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Thiện Quang

Phan Thiết: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại chùa Thiện Quang

-

Vừa qua, vào ngày 19/04/2019 (nhằm ngày 15/03/năm Kỷ Hợi), nhận lời mời của Thượng tọa Trụ trì Thích Phước Trung, nhân khóa tĩnh tu lần đầu tiên tại chùa Thiện Quang (Hồ Quang Cảnh, Thiện Trung, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận), TT. Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã quang lâm và có buổi chia sẻ pháp thoại cho đông đảo Phật tử tham gia Khóa tu tại Bổn tự và Phật tử các tỉnh lân cận.

Bài Pháp thoại xoay quanh về vai trò của người Trụ trì trong việc giáo hóa hướng dẫn Phật tử tu tập, phát huy văn hóa Phật giáo, trau dồi đạo đức con người, xây dựng đất nước.

Tham dự buổi thuyết giảng có TT. Thích Quảng Tiến – Trụ trì chùa Liên Trì (Bình Thuận), TT. Thích Phước Trung – Trụ trì chùa Thiện Quang và Chư tôn đức Tăng Ni Thiền Tôn Phật Quang.

Mở đầu bài giảng, Thượng tọa có đôi lời cảm thán tấm lòng của TT. Thích Quảng Tiến đã lặn lội đến thăm và ân cần chỉ bảo cho Thượng tọa Trụ trì chùa Thiện Quang khi biết chùa Thiện Quang mở Khóa tu. Điều này thể hiện tình đạo thật ấm áp, đáng quý làm sao!

Đi vào nội dung bài giảng, Thượng tọa khẳng định một ngôi chùa hiện diện ở đâu thì lợi ích phải tỏa ra cho chúng sinh đến đó. Mà điều lợi ích nhất vẫn là giáo hóa cho mọi người được tu tập. Có nhiều hình thức giáo hóa, nhưng trong bài giảng này, Thượng tọa nhấn mạnh đến việc mở các khóa tĩnh tu cho người trưởng thành và các lớp đạo đức cho lớp trẻ.

Các khóa tĩnh tu là cơ hội để mọi người thực hành chuyên sâu và có sự chuyển biến về tâm linh. Đương nhiên, nội dung trong đó cũng phải đủ chiều sâu để đạo lý Phật dạy từ ngàn xưa được thấm vào tim Phật tử, để rồi sau khi rời chùa, họ mang đạo lý đó mà sống với cuộc đời. Đây còn là dịp cho tất cả quý Phật tử vừa được tu, vừa được mở rộng tâm từ khi thực tập sự chăm sóc, quan tâm tử tế với nhau. Nếu chùa mãi mãi thành nguồn đạo lý vô tận như thế thì từng đồng tiền Phật tử cúng dường vào mới thành công đức vô lượng.

Tiếp theo bài giảng, Thượng tọa phân tích sự khác nhau giữa bản năng khát khao hưởng thụ tầm thường của một phàm phu và tính chất cao thượng của một bậc Thánh là chỉ khát khao làm điều lợi ích cho chúng sinh mà thôi. Con đường từ phàm đến Thánh này thật là lâu xa khó khăn mà chỉ những người có được nguồn đạo lý chân chính mới bước đi nổi. Và chùa phải cho con người nguồn đạo lý chân chính mạnh mẽ như thế. Tức là một ngôi chùa tỏa bóng nơi đâu thì người Phật tử phải có đạo đức, có từ bi, và có phụng sự đến đó. Họ hiểu rằng, mình không được sống lay lắt, lười biếng và giải đãi nữa. Và cứ mang cái tâm vị tha đó đi trong vô lượng kiếp như vậy.

Dịp này, Thượng tọa còn nhắc nhở quý Tăng Ni về trách nhiệm nâng cao kiến thức, hiểu biết cho người Phật tử. Đặc biệt là khả năng ngoại ngữ để người Phật tử hòa nhập với thế giới, mang Phật pháp đi muôn nơi. Hãy nhớ rằng, khi gặp người ngoại quốc, ta bỗng nhiên trở thành đại diện cho cả đất nước mình. Ta không được quyền quê mùa và thiếu hiểu biết. Khi đó, thứ nhất mình phải biết nói tiếng Anh, thứ hai là từ nơi mình toát ra được phẩm chất đạo hạnh, tử tế, điềm đạm, yêu thương, khiến họ cảm mến mình và cảm mến luôn cả đất nước này.

Tóm lại, khi ta tu tập thuần thục rồi thì như một ly nước đầy rồi phải tràn, ai đến gần mình đều được hưởng lợi ích từ lòng từ bi và trí tuệ. Và đạo Phật là sự nỗ lực dấn thân vì lợi lạc quần sinh chứ không phải một tôn giáo thụ động chôn mình trong cô quạnh. Trong sự nỗ lực dấn thân đó, ta không quên từng cụ già, em bé và cả những người nước ngoài. Các ý nghĩa này đã được Thượng tọa đào sâu phân tích thật chi tiết và sống động qua bài giảng.

Thực sự, tuy bài Pháp thoại hàm ý giản dị nhưng rất sâu sắc. Chỉ bằng những ngôn từ, ví dụ gần gũi, Thượng tọa đã lần lượt chỉ ra vai trò của người Trụ trì, người Phật tử trong việc xây dựng Phật giáo, cũng như xây dựng đất nước. Nhờ đó, mọi người biết phấn đấu tu học, hoàn thiện bản thân; mang những giáo lí tốt đẹp vào cuộc sống để làm lợi cho đời, góp phần xây dựng cuộc sống tràn đầy yêu thương, tử tế.

Đặc biệt, bài Pháp chú trọng nhấn mạnh yếu tố con người. Xét cho cùng, nhà nước, Pháp luật, tôn giáo,… được hình thành cũng vì mục tiêu bảo vệ, đem lại lợi ích cho con người. Để xây dựng đất nước, xây dựng đạo Pháp thì yếu tố con người là quan trọng nhất, mang tính chất quyết định. Ngoài trí tuệ, con người cần có cả đạo đức bởi “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Nghĩa là bên cạnh việc trau dồi tri thức, chúng ta phải mở các khóa tĩnh tu cho người trưởng thành và các lớp đạo đức cho lớp trẻ như Thượng tọa đã phân tích, nhắc nhở.

Chỉ có thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn điều này, chúng ta mới có được những con người tài đức vẹn toàn, đất nước ta mới có thể hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước./.

Tuệ Đăng

Dưới đây là 1 số hình ảnh buổi thuyết giảng:

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất