Thứ Bảy, Tháng Năm 11, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần...

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

-

Cứ mỗi dịp Đại lễ Phật Giáo lớn trong năm, các bạn thanh niên sinh viên trong cả nước lại đăng ký về Thiền Tôn Phật Quang để công quả, vừa phụ lễ và cũng là dịp được tham gia lễ. Năm nay tại Đại lễ Phật Thành Đạo đã có gần 2000 bạn thanh niên sinh viên từ các tỉnh thành trong cả nước từ Bắc đến Nam quy tụ về Chùa. Nhân dịp này, Thượng tọa Thích Chân Quang – trụ trì chùa Phật Quang đã có bài nói chuyện với sinh viên như một món quà đạo lý sống để dành tặng các bạn.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Mở đầu bài nói chuyện, Thượng tọa đã đặt vấn đề về ước mơ đi tìm hạnh phúc.

Thông thường tất cả chúng ta đều mong ước đi tìm hạnh phúc trong cuộc sống này mà hạnh phúc đó là gì thì đó là cả một sự định nghĩa dài lâu, rắc rối, phức tạp.

Đơn giản nhất, chúng ta cứ nghĩ có tiền là hạnh phúc, rồi cũng vì tiền mà chúng ta đau khổ, tiền rắc rối đủ thứ.

Khi chúng ta mới lớn, chúng ta mang theo biết bao nhiêu hy vọng của cha mẹ, của họ hàng bước vào cuộc sống. Và chúng ta đi tìm sự thành công là hạnh phúc trong cuộc đời này. Chúng ta cho rằng thành công này vừa là hạnh phúc của cá nhân mình cũng vừa thỏa mãn niềm tự hào hy vọng của cha mẹ và gia đình mình. Nên chúng ta cứ cố gắng phấn đấu để thành công, để có tiền vì ta nghĩ có thành công và có tiền thì ta sẽ hạnh phúc. Tất cả những suy nghĩ đó vây quanh bản ngã của mình. Do đó, mọi tính toán, mọi phấn đấu của ta vây quanh bản ngã cho nên ta đi trật hướng. Đó là lý do mà chúng ta hay gặp đổ vỡ, thất bại, kéo theo gia đình ta khốn khổ đồng thời cũng làm suy thoái kinh tế của đất nước. Nếu chúng ta biết đi đúng hướng lại thì ta có cơ hội để thành công.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Trong đạo Phật có nói tới Luật Nhân Quả là chuyện kiếp trước kiếp sau. Nếu kiếp trước ta làm nhiều điều phúc thì kiếp này ta có nhiều cơ hội để thành công. Nếu kiếp trước ta làm ít phước quá, thì kiếp này ta sẽ bị khổ sở . Đó là căn bản.

Thượng tọa tiếp tục chia sẻ câu chuyện của một Phật tử trong Đạo tràng, anh Hồ Tá Thịnh kể về câu chuyện anh sinh ra đời với bao nhiêu điều may mắn, anh hưởng bao nhiêu điều phúc. Cứ vậy mà anh vui sống và hưởng thụ. Mãi cho đến khi phúc giảm anh mới bắt đầu gặp thất bại. Còn ở đây các bạn thanh niên sinh viên đang còn tuổi trẻ, đang bắt đầu bước vào đời thì cái đằng sau chúng ta mang theo có 2 trường hợp. 1 là có khi mình đã tạo phúc ở kiếp trước rồi. 2 là có khi phúc kiếp trước còn ít quá. Trong 2 trường hợp này, mỗi trường hợp lại sinh ra 2 trường hợp khác nhau. Ví dụ như chúng ta đã mang theo phước từ kiếp trước, thì có 2 trường hợp ta bước vào đời gặp được thành công, nếu ta không biết đạo thì từ từ phước hết, thất bại sẽ đến. 2 là ta mang theo phước từ kiếp trước nhưng may mà ta có đạo lý nên ta khắc phục, phấn đấu, bồi đắp, tu dưỡng thì phước đó lại lớn lên thêm. Không những ở kiếp này thành công mà ta còn mang theo phước lớn qua những kiếp sau nữa. Đó là trường hợp thứ 2. Còn người không có phước đem theo cũng có 2 trường hợp, ta không có phước đem theo mà ta cũng không có đạo lý, nên ta quậy quạng, xoay xở, oán trách, đôi khi làm bậy cho nên nghiệp chồng lên nghiệp. Và nơi chấm dứt của ta là ở trong tù. Trường hợp thứ 2 là ta không mang theo được phước từ kiếp trước nhưng bắt đầu bây giờ ta hiểu đạo lý, ta tu dưỡng lại, bắt đầu bây giờ ta làm phước lại thì từ một cuộc đời lận đận, khổ sở, khó khăn bỗng nhiên chúng ta có hướng đi, có điểm tựa, có chuyển biến từ từ để vượt qua những khó khăn và may mắn lên dần dần.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Thượng tọa nói về trường hợp thứ 4 này. Khi các bạn thanh niên không mang theo phước từ kiếp trước, bước vào đời với đôi bàn tay trắng, chẳng có gì cả. Nhưng bắt đầu từ con số 0 này các bạn biết đạo lý biết làm phước, từng chút một nhỏ nhỏ. Khi đó chúng ta mới cảm nhận được sự thay đổi của nghiệp lực trong cuộc đời mình. Từ chỗ mình không có gì hết, nhưng khi biết làm phước rồi thì cuộc đời ta nhích từng chút từng chút. Khi đó nụ cười người ta dành cho mình nhiều hơn.

Tới đây, Thượng tọa chỉ cho các bạn một cách để “kiểm tra Phước của mình”. Đó là đếm số nụ cười của người khác dành cho mình. Có nhiều cách để kiểm tra phước mình nhiều hay ít nhưng đây là một cách đơn giản không tốn tiền. Ví dụ trong 1 ngày, trong 1 tháng đó người ta gặp mình họ dễ nở nụ cười, không biết là nụ cười xã giao, hay nụ cười vui vẻ, nụ cười lấy lòng, nụ cười mời mua hàng… có nhiều loại nhưng hễ có nụ cười dành cho mình thì biết rằng phước mình có nhúc nhích. Còn nếu phước ít, thì chúng ta đố mà kiếm ra được người nào dành nụ cười cho mình. Cả nụ cười xã giao người ta cũng không thèm cười với mình. Còn khi mình có phước, có một điều rất là lạ, mình có thể kích thích người khác nở nụ cười với mình. Mọi người hãy làm thử, rất là có hiệu quả.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Từ một người không có phước, đi qua cuộc đời, ta thấy ít ai nở nụ cười với mình cho tới một ngày chúng ta thấy số nụ cười tăng dần tăng dần thì biết rằng mình đã có tu tập, có làm phước, có tu dưỡng, mình bắt đầu đi đúng hướng và chuẩn bị rằng đời mình có chuyển biến, những khó khăn sẽ mất đi, lận đận bớt dần, những điều may mắn từ từ tới. Tới ngày chúng ta thành công, không bảo đảm thành công lớn hay không, nhưng bắt đầu thành công từ những nụ cười mọi người dành cho mình.

Trong vấn đề Thượng tọa nói về việc chúng ta đi mưu tìm sự thành công, thì đối với các bạn sinh viên việc quan trọng nhất là có việc làm, đừng thất nghiệp. Đối với các bạn sinh viên đó là một cái gì đó ghê gớm lắm trong cuộc đời này. Từ thời xa xưa, khi xã hội chưa phát triển, mình không có việc làm thì đi về quê cắm câu, làm ruộng làm rẫy. Bây giờ điều đó cũng khó khăn, vì cắm câu vào hồ nào, hồ nào cũng có chủ, đi làm rẫy đất nào cũng có người dành hết rồi. Với một người không có tài sản thì rất khó để tự mình lập nghiệp. Đều buộc phải dựa vào một chủ nào đó.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Ở thời đại mà mức độ tổ chức cao rồi, chúng ta cần một công việc để sống thì hầu như đều phải đi làm công. Trong thời đại công nghiệp này, không còn một con đường nào khác kể cả nông nghiệp cũng phải đi làm thuê cho ai đó chứ không phải nói mình có đất mình tự làm nông nghiệp, điều đó không dễ dàng. Khi chúng ta mưu sinh, đi tìm một công ăn việc làm thì chúng ta mơ ước nhiều. Nhưng mơ ước của các bạn sinh viên ra trường đa phần là đi tìm chỗ nào có công việc khá, có lương cao. Vâỵ mục tiêu cuối cùng là gì? Lúc đầu chúng ta nói mục tiêu là đi tìm hạnh phúc, hơi cao siêu, bớt đi một chút các bạn ước được thành công, vẫn còn mơ hồ, xuống chút nữa, tìm được tiền, xuống chút nữa là kiếm được một công việc làm. Nếu kiếm được việc chúng ta lại đặt một mục tiêu lương hơi khá một chút. Tức là từ mục tiêu rất cao là hạnh phúc, cực kỳ trừu tượng, cuối cùng cho đến thực tế đắng chát của cuộc đời là tìm được chỗ nào làm được lương khá khá là mừng lắm rồi. Và cuối cùng tâm lý của ta chỉ nghĩ tới lương, cuộc đời ta chấm dứt ở chỗ “lương”.

Thượng tọa nhấn mạnh: “Cho tới khi ta không còn mơ ước tới một điều gì được nữa, không còn nghĩ ra một điều gì cao đẹp được nữa, chỉ nghĩ tới lương thì hiểu rằng cuộc đời mình chỉ chấm dứt ngang chữ lương rồi bế tắc và ta sống nhờ phước của quá khứ. Phước nhiều lương khá, phước ít lương ít. Và kiếp người cứ thế đẩy ta đi giống như một phiến gỗ nổi lều bều trên dòng sông, đẩy vào bờ vào bụi rồi trôi tạt cho đến khi ra được đại dương thì khúc gỗ đó cũng mục rã. Vì sao? Vì trong đầu ta chỉ nghĩ được một điều duy nhất – lương.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Do đó, hôm nay trong lễ Thành Đạo các bạn sinh viên đến đây, Thượng tọa mong muốn các bạn sinh viên thanh niên nghĩ thêm được điều này ngoài lương. Và đừng nghĩ tới lương nữa thì càng tốt vì lương là nhân quả đem tới mình, chứ không phải cái mình tính. Chúng ta hiểu ra rằng, chúng ta cứ tưởng đi tìm một công việc làm là đi chọn chỗ làm cho mình cái lương mà mình vừa ý. Tới khi đi phỏng vấn người ta hỏi anh cần đồng lương bao nhiêu? Chúng ta trả lời: “Thưa xếp nếu như với tính chất công việc như thế này. Lương phải năm triệu rưỡi mới làm được”, tức là luôn có sự thỏa thuận, rồi bảo anh về đến khi nào được thì công ty gọi lại. Nhưng không có hồi âm nào, vì sao? Vì đồng lương là nhân quả cho mình chứ không phải do mình chọn được. Có người nói: “Với tính chất công việc nãy giờ anh bàn với em phải bảy triệu mới làm được” và người ta đồng ý cho mình. Vậy là đồng lương mà mình chọn được người ta đồng ý thì không phải là do mình chọn mà do nhân quả chọn cho mình, cái phước chọn cho mình. Cho nên đừng bận tâm cái lương nữa vì cái lương là do nhân quả. Mình bận tâm chuyện khác, bận tâm chuyện gì? Mình bận tâm: “NGƯỜI TA CẦN GÌ VÀ MÌNH LÀM ĐƯỢC GÌ?”. Chìa khóa nằm ở chỗ này.

 BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Cái người ta cần và mình làm được gì, có hai phạm vi nhỏ và phạm vi lớn. Phạm vi nhỏ là khi mình lọt vào một xí nghiệp, một công ty mình nghĩ xí nghiệp này cần gì, ông chủ này cần gì? Mọi người cần gì, mình làm được gì? Mình xin cống hiến hết mình. Ông chủ thành công thì ông sẽ giàu, có người hỏi: “Nếu con cống hiến hết mình có phải con bị ông bóc lột không? Có phải con làm giàu cho ông rồi ông dư tiền và sống hưởng thụ không?” Câu trả lời là “có” nhưng có một điều bên cạnh của ông, khi thành công của một doanh nghiệp, kích thích sự phát triển của nền kinh tế của toàn xã hội chứ không phải của mình ông chủ mà ông chủ là một mắt xích. Thượng tọa chia sẻ một câu chuyện khi Thầy nói chuyện với một vị Chủ tịch của một tập đoàn kinh doanh Bất động sản. Mới thấy người đại gia đáng thương đến như vậy. Để làm được việc lớn, họ mang gánh nặng quá sức, mình ít tiền mình ít lo giống như đại gia. Họ nhiều tiền, cái lo của họ rất lớn. Khi họ phá sản là làm sạt một góc của nền kinh tế quốc dân vì sự dính líu của họ trong đời sống kinh tế quốc dân rất lớn. Nên Thầy cũng cầu mong cho họ thành công­ vì mỗi một đại gia thành công đều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia chứ không phải chỉ một mình họ. Chính vì hiểu điều này chúng ta mở lòng ra.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Quay trở lại câu hỏi: Xí nghiệp cần gì? Ông chủ cần gì? Công ty cần gì? Ta đóng góp được gì? Nên ta hãy cố gắng cống hiến tối đa trong sự thành công của ông chủ. Ông giàu thì sẽ đóng thuế nhiều hơn, ông trả nợ ngân hàng nhanh hơn, đóng góp một chút vào sự phát triển kinh tế thế giới, chẳng sao cả. Đó là chúng ta nói ở phạm vi nhỏ. Ở phạm vi lớn, những người có tiền có vốn, theo thói thường khi mở ra kinh doanh đa số doanh nhân tự đặt ra câu hỏi: “Tôi làm gì để tôi thành công nhất, tôi giàu nhất, tôi làm gì để sinh lợi nhiều nhất?” Đó là câu hỏi tầm bậy nhất. Lẽ ra người doanh nhân hỏi câu hỏi như thế này: “Xã hội cần gì, con người cần gì, và với số vốn tôi có này tôi sẽ đầu tư cái gì để giúp cho cái cần đó?” Nếu người doanh nhân hỏi được câu này thì người doanh nhân này đã tạo ra một cái phước lớn cho cuộc sống của mình, cho kinh doanh của mình. Giống như khi ta bước vào làm nhân viên cho một công ty cũng vậy, ta đặt ra câu hỏi: “Ông chủ cần gì, xí nghiêp công ty cần gì và ta công hiến được gì?” Ta mở ra con đường khác cho nghiệp của chúng ta, ta bắt đầu tạo phước. Câu hỏi đúng giúp cuộc đời ta thay đổi, còn đa phần ta đặt câu hỏi sai. Câu hỏi sai dắt cuộc đời ta đi sai, đi vào chỗ không còn phước nữa. Nên câu hỏi của một doanh nhân: “Xí nghiệp cần gì và ta làm gì để mà đống góp cho xã hội?”.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Thượng tọa tiếp tục chia sẻ câu chuyện khi Thầy nói chuyện với một ông chủ chuyên về xây nhà. Ông mua khu đất và xây những tòa nhà cao để bán và ông có đam mê về nghệ thuật, có máu lãng tử nghệ sĩ, nên ông muốn những căn hộ xây phải cực sang cực đẹp, để người Việt Nam mua những căn hộ đó với những tiêu chuẩn không thua gì nước ngoài. Ông không muốn xây những căn hộ giá rẻ vì người ta bước vào cứ thấy căn hộ người Việt mình bèo, vừa có máu lãng tử nghệ sĩ, nên ông xây nhà vừa đắt, vừa sang để phục vụ cuộc sống tiện nghi hưởng thụ của con người. Ông nghĩ người Hà Nội chắc là có tiền, có thể mua những căn hộ sang trọng đó. Cái đánh giá của ông như vậy. Lúc nói chuyện thầy lại quay ra nói chuyện với con trai của ông: “Đời bố các con cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm để họ sử dụng hưởng thụ, đời các con phải phát triển thêm một bước nữa, tức là các con cung cấp một sản phẩm mà người ta mua và sử dụng sản phẩm đó người ta lại làm được ra tiền mưu sinh, người ta sống được. Chứ không phải mua sản phẩm đó rồi chỉ sử dụng và hưởng thụ. Các con phải phát triển thêm một bước nữa.” Khi Thầy nói câu này chính ông bố giật mình.

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Chúng ta vừa đặt câu hỏi xã hội này cần gì, mọi người cần gì? Thì ta hỏi Công ty cần gì, ông chủ cần gì để ta cống hiến. Một người doanh nhân có vố, hỏi xã hội cần gì để đầu tư kinh doanh. Còn ở đây ta cũng hỏi câu hỏi đó: “Con người cần gì? Xã hội cần gì?” thì có một câu trả lời không bao giờ sai: “Mọi người cần một phương tiện để mưu sinh”. Cho nên khi ta kinh doanh một sản phẩm mà người ta nhận được sản phẩm đó rồi kiếm tiền được tiếp, thì đây là kinh doanh siêu đẳng nhất. Đây là kinh doanh vua của mọi sự kinh doanh. Mà hôm nay Thầy muốn tặng cho thanh niên sinh viên ý tưởng, suy nghĩ này, câu hỏi và câu trả lời này. Để trong quãng đời còn lại, các bạn thanh niên sinh viên còn ngồi trong ghế nhà trường, hay chuẩn bị ra trường hoặc đã ra trường rồi cũng phải suy nghĩ câu trả lời này: “Ai cũng cần một phương tiện để mưu sinh” Và chúng ta phải đặt câu hỏi trở lại: “Chúng ta sẽ cung cấp loại sản phẩm gì đó cho mọi người để khi mọi người có được thì người ta sẽ làm tiếp ra tiền một lần nữa?”. Đó sẽ là một thay đổi lớn trong cuộc đời chúng ta. Đó là cái kinh doanh đỉnh của mọi sự kinh doanh, vua của mọi sự kinh doanh. Người Việt Nam chúng ta, lớp trẻ thanh niên phải suy nghĩ điều này để mở ra một hướng mới cho cả đất nước mình!

BRVT: Buổi nói chuyện của Thượng tọa Thích Chân Quang với gần 2000 thanh niên sinh viên về tham gia Đại lễ Phật Thành Đạo PL. 2559

Bài nói chuyện vừa gần gũi vừa thiết thực, đánh động vào tâm lý thực tế của các bạn sinh viên, mở ra một sự suy nghĩ trăn trở cho các bạn, những con người của tương lai, cho sự phát triển kinh tế và đời sống. Hơn 2000 sinh viên đã rất hoan hỷ và vui mừng khi được đón nhận một bài nói chuyện để lại nhiều sự suy ngẫm về sự cống hiến, phụng sự và nhân quả của sự cống hiến phụng sự đó. Hy vọng rằng, món quà đạo lý đẹp này sẽ góp thêm một hành trang cho các bạn thanh niên bước vào đời.

Kính ghi

Phúc Tín Giác

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 8/5/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất