Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangKhóa hè đạo đứcBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

-

Sáng ngày 04/07/2015, TT. Thích Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang (BRVT) đã có buổi nói chuyện với các em khóa sinh Khóa sinh hoạt hè 2015. Với một chút gợi mở, Thượng tọa đã truyền lửa cho lớp trẻ, giúp các em hiểu thế nào là cuộc sống có ý nghĩa, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức mà con người cần phải tu dưỡng, rèn luyện suốt đời.

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Mặc dù Người bận rộn với nhiều công tác phật sự, nhưng biết bao tình cảm, bao sự lo lắng, Thượng tọa Trụ trì luôn dành cho các em học sinh tham gia Khóa sinh hoạt hè này. Thiền Tôn Phật Quang không chỉ là nơi tu học trong một tháng hè mà các em còn cảm nhận nơi đây là tổ ấm thiêng liêng. Nơi đó có một vị Thầy, một người cha, và hơn thế nữa có một bậc minh sư khả kính mà các em luôn muốn gọi “Sư Phụ là Người chắp cánh cho con những ước mơ đẹp”.

Đi vào nội dung bài nói chuyện, Thượng tọa đã đặt câu hỏi và lý giải để các em phân biệt hai hạng người: Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp cho đời niềm vui, lợi ích.

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Đa phần các em đều nhận thức và phân biệt rõ thế nào là người sống có ích và hạng người nào là gánh nặng cho xã hội, cho những người xung quanh, trong đó “Đạo đức và phước đức” là hai yếu tố căn bản để hình thành cái kết quả tốt đẹp, làm nên giá trị của một con người.

Qua đó, Thượng tọa khuyến khích các em phải nuôi dưỡng trong lòng lý tưởng mạnh mẽ rằng “Lớn lên, các em quyết tâm trở thành những người đem niềm vui, đem lợi ích cho cuộc đời này”.

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Thượng tọa cũng đã chia sẻ với các em về những hoài bão, ước mơ cùng lý tưởng của mình khi còn nhỏ cho đến lúc đi tu Người vẫn ước mơ, trong đó có cái ước mơ cháy bỏng là “Muốn xây dựng đạo đức cho mọi người” và Thượng tọa đã làm được điều này. Từ đó mỗi lời nói của Thượng tọa như có uy lực có thể làm thay đổi tâm hồn của con người từ xấu trở thành tốt lên từng ngày.

Và như một sự đồng cảm, khi các em được Thượng tọa hỏi: Các con hãy nói thật lòng xem sau này lớn lên, mình sẽ làm gì để đóp góp niềm vui cho mọi người?

Rất nhiều em nói lên ước mơ của mình: Có em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo; có em thích làm giáo viên để dạy cho học sinh những bài học hay về đạo đức, có em muốn đi hốt rác làm sạch con đường, giữ gìn vệ sinh môi trường; có em muốn làm nhà nghiên cứu khoa học, v.v…

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Sau đó, Thượng tọa nhận xét: Các con – mỗi người một ước mơ. Ước mơ nào cũng đẹp, cũng đáng trân trọng, nhưng phải nhớ cái gốc vẫn là đạo đức. Trong Khóa hè này, quý thầy, quý sư cô vất vả dạy các con cũng là dạy đạo đức. Các con phải trau dồi đạo đức suốt cuộc đời và là tấm gương đạo đức cho những người xung quanh mình. Đó là lối sống đẹp, nếu có duyên các con nói đạo đức cho nhiều, nhiều  người nghe nữa thì cuộc đời mình là một cuộc đời tuyệt vời hoàn hảo, khi chết sẽ lên cõi trời, đó là nhân quả.

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Khi con người chưa có đạo đức thì chưa có hạnh phúc. Cho nên chúng ta phải ước mơ làm sao để xây dựng đạo đức cho con người. Đây là cái đóng góp nền tảng nhất, khi có đạo đức rồi người ta sẽ trở thành người có ích cho cuộc đời, không còn là gánh nặng nữa. Dù người đó tàn tật hay bệnh hoạn nhưng hễ có đạo đức họ vẫn cố gắng hết mình để không đòi hỏi người xung quanh, mà vẫn đóng góp dù là ít nhất.

Tuy nhiên, một vấn đề Thượng tọa đặt ra cho các em rằng: Dù các con có ước mơ đem đạo đức nói cho những người xung quanh, nhưng liệu mình nói đạo đức người ta có tin không?

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Muốn nói chuyện đạo đức cho mọi người nghe thì các con phải có phước. Cái phước đó là kết quả của một đời khi sống các con luôn cống hiến, đóng góp những điều lợi ích cho mọi người, cho cuộc đời. Khi có phước rồi ta nói đạo đức mọi người mới nghe. Để cho dễ nhớ, Thượng tọa đưa ra cái công thức: Bắt đầu là đạo đức mà kết thúc cũng là đạo đức, còn khoảng giữa là việc cống hiến cho cuộc đời.

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Nhưng muốn đóng góp, muốn cống hiến cho cuộc đời thì ngay bây giờ mỗi con phải chuẩn bị để có đầy trong tâm, trong tay, trong trí mình 4 điều:

Thứ nhất là Sức khoẻ: Phải luyện tập thể lực để có sức khoẻ.

Thứ hai là đạo đức: đây là cái ta phải tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Đạo Phật cho ta cả một hệ thống đạo đức mênh mông. Đó là lòng từ bi yêu thương vạn loài, hướng về vô ngã, làm gì cũng không chấp công, luôn kín đáo nhẫn nhục…

Thứ ba là Kiến thức: ai học gì thì giỏi về lĩnh vực đó. Cố gắng học cho giỏi, cho đến đỉnh cao. Tuy nhiên, loài người không bình đẳng về trí tuệ, có người rất thông minh, có người không thông minh, nhưng miễn sao ở vị trí của mình mà mình tinh tế, sâu sắc thìac vẫn được gọi là người thông minh.

Ví dụ có hai người chênh lệch về bằng cấp, một người là y tá, một người là bác sĩ. Nếu đứng trên địa vị xã hội thì người bác sĩ hơn người y tá. Nhưng nếu trong công việc, người y tá điều dưỡng tinh tế, khi bệnh nhân đến, họ hiểu tâm lý bệnh nhân, hiểu hoàn cảnh gia đình bệnh nhân, hiểu cơ địa riêng,… thì coi chừng bác sĩ thua người y tá này.

Hoặc người nghèo, nếu đi lượm rác mà họ tận tuỵ thì cũng coi như là người giỏi trong công việc.

Cái tận tuỵ này bình đẳng giữa mọi người, có thể bằng cấp khác nhau, giàu nghèo khác nhau, nhưng có một cái ta phải bằng nhau đó là sự tận tuỵ.

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Thứ tư là tâm linh: thế giới ngày nay chỉ chú ý ba điều: Đạo đức, sức khoẻ, kiến thức và cứ quanh quẩn ở thân phận con người. Sự tiến hoá tương lai của con người phải thêm yếu tố nữa là tâm linh.

Tâm linh là cái gì đó vượt ra khỏi sự suy nghĩ bình thường của con người, nó là một cái trường mới, một năng lực mới để con người bước lên làm một người mới. Trong tương lai bước tiến hoá sắp tới của loài người là tâm linh, ngày hôm nay chúng ta phải thấy trước, mà đi tới để nâng loài người lên một tầm cao mới và cũng để cho Việt Nam ta tiến trước thế giới, dẫn đầu thế giới này. Nếu ta không chuẩn bị tâm linh thì sau này ta lại thua thế giới một lần nữa. Chính những người Việt Nam mà những người trẻ như các con phải hiểu về vấn đề tâm linh cho thật kỹ để không bị rơi vào mê tín, phải hiểu tâm linh là một loại khoa học – khoa học tâm linh. Và Phật pháp là khoa học tâm linh có đóng góp lớn cho nhân loại.

Các con phải trau dồi bốn điều này đến suốt cuộc đời đừng để cho gián đoạn. Khi giỏi cả bốn điều rồi thì sẽ là một con người hoàn hảo, lớn lên các con có mặt ở đâu niềm vui sẽ lan toả đến đó.

BRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơBRVT: Khóa hè TT. Phật Quang: Người chắp cánh ước mơ

Buổi nói chuyện của Thượng tọa chứa đựng bao ấm áp thương yêu và gửi gắm. Đó là hành trang vô giá thiêng liêng mà các em phải trân trọng, gìn giữ suốt đời. Sau khi nghe buổi nói chuyện này, nhiều em đã định hướng rõ hơn ước mơ của mình và quan trọng là các em có được tinh thần, có nguồn động lực, có niềm tin sắt đá để bước tới trên con đường phụng sự trong tinh thần vô ngã vị tha và hướng đời sống mình đến sự giác ngộ. Chúng ta phải có niềm tin chắc thật như thế./.

Tuệ Đăng

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 8/5/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất